Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải – Chi nhánh Hà nội)

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta đang được khôi phục và phát triển. Nhìn chung "các ông chủ" của khu vực kinh tế này vừa thiếu kinh nghiệm, kiến thức trình độ quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém không đáp ứng được yêu cầu cạnh trnah trong cơ chế thị trường. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, công nghệ thì nghèo nàn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém giá thành sản phẩm cao nên không thể nào cạnh tranh được với hàng ngoại đang tràn ngập thị trường nước ta, từ mặt hàng đồ chơi đến mặt hàng cao cấp khác. Với thực trạng khách thể yếu kém, sản xuất kinh doanh rất rễ thua lỗ, phá sản. Điều đó đã làm cho các nhà kinh doanh ngân hàng phải đắn đo, suy nghĩ khi quyết định đầu tư đối với khu vực kinh tế này.

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải – Chi nhánh Hà nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; năm 2001 là 51,5% và năm 2002 là 53,7%. Như vậy Ngân hàng Hàng hải-Hà nội luôn thừa vốn bình quân lớn hơn 40%. Nhìn chung, phần vốn huy động thừa này không hề làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội(qua bảng sau) song nó chứng tỏ một điều là : khả năng mở rộng thị trưởng tín dụng của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội còn lớn. Bảng 6: Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội qua các năm (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nguồn huy động 430,488 553,576 627,817 Dư nợ bình quân 220,926 285,091 337,141 Hiệu suất sử dụng vốn % 51,32 51,5 53,7 (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Hàng hải-Hà nội) Ngân hàng đã thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhờ có phương pháp quản lý điều hành vững mạnh, thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả nên trong những năm gần đây Ngân hàng Hàng hải –Hà nội đã đạt được những thành quả đáng kể, lãi trong hoạt động Ngân hàng liên tục tăng qua các năm: Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 SThu nhập 57,04 66,70 75,12 SChi phí 32,5 35,88 39,40 Lợi nhuận ròng trước thuế 2,996 3,051 3,572 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội) Tóm lại, sử dụng vốn huy động sao cho có hiệu quả nhất luôn là mục tiêu vươn tới của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội. Tính “hiệu quả” ở đây đã bao hàm ý nghĩa vốn cho vay ra phải được thu hồi về cả gốc lẫn lãi đúng hạn, lãi cho vay phải bù đắp được lãi huy động cùng các chi phí khác và tạo ra thu nhập cho nhà Ngân hàng. Qua phân tích những nhóm chỉ tiêu chủ yếu là doanh số cho vay dư nợ theo các góc độ khác nhau. Doanh số cho vay tăng lên hàng năm hứa hẹn thu lãi từ lãi cho vay tăng tạo ra thu nhập ngày càng cao cho Ngân hàng, đặc biệt hứa hẹn từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng chỉ nhìn vào mức tăng này mà cho rằng tình hình tín dụng tốt thì rất không đúng và không trọn vẹn. Để đánh giá được chính xác công tác kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Hàng hải-Hà nôi đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trước hết phải xem xét khả năng thu hồi vốn vay. Tương tự như vậy, dư nợ cho vay đối với khu vực ngoài quôc doanh tăng đều qua các năm liệu có phải là một dấu hiệu tốt khi phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng không? Điều này còn phụ thuộc vào việc dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh này có bao gồm cả dư nợ của các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi…hay không? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Hàng hải-Hà nội: Trên cơ sở các đảm bảo tín dụng (như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính, giám sát hoạt động của doanh nghiệp và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư, Ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp với cam kết là doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng luôn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. Điều này không một Ngân hàng nào muốn nó xảy ra đối với Ngân hàng mình. Nhưng rủi ro mang tính tất yếu trong kinh doanh Ngân hàng là rủi ro tín dụng mà nợ quá hạn là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng khó tránh khỏi. Dù Ngân hàng đó mạnh hay yếu, to hay nhỏ thì cũng đều phải đối mặt với rủi ro tín dụng ở một mức độ nào đó. Ngân hàng TMCP Hàng hải- Hà nội cũng không phải là ngoại lệ: nó phát sinh chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tình trạng này xảy ra đối với nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi chuyển đổi nền kinh tế đưa đến gánh nặng cho Ngân hàng. Trên thực tế rủi ro là tất yếu nhưng nếu hạn chế được rủi ro thì hạo động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Xem xét thực trạng của Ngân hàng Hàng hải- Hà Nội nổi lên mấy vấn đề sau: Bảng 8: Nợ quá hạn trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % SNợ quá hạn 72,146 100 63,165 100 56,473 100 Quốc doanh 19,102 26,47 19,205 30,41 19,227 34,04 Ngoài quốc doanh 53,77 73,52 43,170 69,59 36,538 65,95 (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Hàng hải Hà nội) Qua số liệu trên ta thấy nợ quá hạn chủ yếu phát sinh ở khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2000 nợ quá hạn là 72,146 triệu đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 73,52% tổng nợ quá hạn. Năm 2001, tổng nợ quá hạn giảm so với năm 2001 là 8,98 triệu đồng trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm 69,59% với mức nợ quá hạn là 43,170 triệu đồng. Sang năm 2002 nợ quá hạn tại Ngân hàng tiếp tục giảm 6,92 triệu đồng trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 65,95% tổng nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn cho vay kinh tế ngoài quốc doanh giảm, để có kết quả này là do Ngân hàng Hàng hải –Hà nội đã đề ra biện pháp hạn chế và thu hồi nợ quá hạn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn ở con số đáng quan tâm điều này đòi hỏi Ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu hạn chế nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua khảo sát tình hình thực tế tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội, cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, 90% dư nợ đều cho vay theo từng món theo một hợp đồng kinh tế, một phi vụ kinh doanh…Chủ yếu Ngân hàng mới chỉ chạy theo nhu cầu của từng người vay chứ chưa chủ động khảo sát nghiên cứu, xây dựng các phương án đầu tư theo các luận chứng khoa học và thực tiễn. Do vậy mà nợ quá hạn tại Ngân hàng Hàng hải –Hà nội vẫn ở con số khá lớn so với các Ngân hàng khác đã nói lên một phần nào khó khăn trong thanh toán của khách hàng cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Hàng hải-Hà nội là vấn đề quan trọng cần được quan tâm, để thấy rõ hơn ta có thể phân tích nợ quá hạn theo thời gian. Ngân hàng Hàng hải –Hà nội phân chia nợ quá hạn thành ba loại: Nợ quá hạn có thời gian quá hạn dưới 6 tháng được coi là nợ quá hạn bình thường do định kỳ cho vay sai thực tế. Nợ quá hạn 6-12 tháng được coi là nợ khê đọng tiềm ẩn những rủi ro. Nợ quá hạn trên 12 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ được coi là nợ khó đòi có mức rủi ro cao. Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở ngân hàng Hàng hải- Hà Nội theo mức độ (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số tiền Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tuyệt đối Tỷ trọng % Tuyệt đối Tỷ trọng% SNợquá hạn 53,77 43,17 100 36,54 100 -10,6 -80,29 -6,63 -84,64 NQH<6Th 6,688 2,123 4,9 0 0 -4,565 -31,74 -2,123 0 NQH6-12Th 4,523 1,829 4,2 0,522 1,43 -2,694 -40,43 -1,307 -28,5 NQH>12th 42,559 39,22 90,85 36,016 99,57 -3,339 -92,15 -3,201 -91,83 (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Hàng hải – HàNội) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Hàng hải qua 3 năm gần đây đã có xu hướng giảm nhưng vẫn ở con số khá cao. Cụ thể là năm 2000 có số dư nợ quá hạn là 53,77 triệu sang năm 2001 đã giảm 10,6 triệu so với năm 2000 với số tuyệt đối là 80,29%. So sánh năm 2002 với năm 2001 nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm 6,63 triệu với số tuyệt đối là 84,64%, sự đe dọa đối với khả năng thanh toán sẽ giảm. Nợ quá hạn xét theo thời hạn ta thấy nổi bật ở Ngân hàng Hàng hải Hà nội là nợ khó đòi khá lớn. Cụ thể: năm 2000 là 42,559 triệu đồng; sang năm 2001 là 39,22 triệu đồng chiếm 90,85% tổng nợ quá hạn; năm 2002 là 36,016 triệu đồng chiếm tới 99,57% tổng nợ quá hạn. Khi so sánh các năm ta nhận thấy mặc dù nợ khó đòi qua các năm đã giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn so với tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do ở khâu thẩm định dự án và giám sát vốn vay của Chi nhánh chưa tốt và việc quay vòng vốn của các doanh nghiệp khách hàng của Chi nhánh đang gặp nhiều khó khăn. Theo thời hạn dưới 6 tháng ta thấy Ngân hàng đã có những thành công đáng kể: Năm 2000 có nợ quá hạn là 6,688 triệu; sang năm 2001 là 2,123 triệu đồng và sang năm 2002 thì Ngân hàng Hàng hải Hà nội đã giải quyết được hết nợ quá hạn theo thời hạn này. Nợ quá hạn từ 6-12 tháng thì Chi nhánh cũng đã đạt được thành công nhất định từ 4,523 triệu đồng năm 2000 xuống chỉ còn 1,829 triệu đồng năm 2001 và sang năm 2002 là 0,522 triệu đồng. Nhưng mức độ rủi ro dư nợ quá hạn trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh còn khá cao. Tuy nhiên, nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh và có xu hướng giảm chứng tỏ nợ mới phát sinh ít mà chủ yếu là nợ quá hạn cũ chưa thu hồi đang chuyển dần thành nợ quá hạn có thể thu hồi hoặc khó đòi. Giải quyết nợ quá hạn là một trong những công việc quan trọng của Ngân hàng Hàng hải trong thời gian tới. Để đánh giá được rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Hàng hải-Hà nội, ta phải xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ như sau: Bảng 10: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ khu vực kinh tế ngoài quỗc doanh tại Ngân hàng Hàng hải –Hà nội (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nợ quá hạn 53,77 43,17 36,54 SDư nợ 134,425 112,919 105,213 Tỷ lệ Nợ quá hạn/SDư nợ 40,3 38,23 34,73 (Nguồn: phòng tín dụng tại Ngân hàng Hàng hải - Hà Nội) Nhìn vào bảng trên ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của Ngân hàng lệ khá cao. Cụ thể: năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của Ngân hàng Hàng hải Hà nội là 40,3%; năm 2001 là 38,23% và 34,73% năm 2002. Để đạt được thành công này Ngân hàng đã lỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng rõ ràng là có giảm nhưng tỷ lệ nay vẫn ở con số khá cao.Ngân hàng Hàng hải-Hà nội cần chú ý và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, Tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội, nợ khó đòi không chỉ là vấn đề cần giải quyết nữa mà đã trở thành vấn đề bức súc, việc xử lý được hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Trong đó nợ khó đòi ở khu vực ngoài quốc doanh đang là một vấn đề cần quan tâm: Bảng 11: Tình hình nợ khó đòi khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nợ khó đòi 42,559 39,22 36,016 SDư nợ 134,425 112,919 105,213 Tỷ lệ Nợ khó đòi/SDư nợ 31,66 34,73 34,23 (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Hàng hải- Hà nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn tới không có khả năng trả nợ Ngân hàng phát sinh nợ khó đòi chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ khó đòi. Nhìn chung tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ của Ngân hàng cũng có xu hướng giảm nhưng không đáng kể: năm 2001 là 34,73% sang năm 2002 là 34,23% đã giảm dược 0,5%. Trong đó Nợ khó đòi của Ngân hàng giảm qua các năm 2000, năm 2001, năm 2002 lần lượt là: 42,559 triệu đồng; 39,22 triệu đồng và 36,016 triệu đồng. Nguyên nhân chính gây nên các khoản nợ khó đòi tại Ngân hàng Hàng hải-Hà nội là những nguyên nhân khách quan từ phía người vay vốn Ngân hàng như rủi ro kinh doanh, năng lực kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, khách hàng cố ý chây ỳ không trả nợ, cố ý lừa đảo Ngân hàng chiếm dụng vốn ngoài ra còn một số nguyên nhân bất khả kháng khác: thiên tai, rủi ro bất ngờ ngoài dự tính.. Do đó, nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tìm hiểu, phân tích, đánh giá những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra tình trạng trên và đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời. 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội Để nghiên cứu thấu đáo tình hình rủi ro cần phải xác định được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Có những nguyên nhân thuộc về biến động của nền kinh tế như: khủng hoảng, lạm phát, sản xuất đình đốn, lưu thông ách tắc, sự tác động của hệ thống kinh tế chính trị thế giới. Có những nguyên nhân từ phía khách hàng do sự yếu kém trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Có những nguyên nhân thuộc về ngân hàng như: sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, sự thiếu đồng bộ trong cơ chế, chỉ đạo có nơi có lúc còn chồng chéo thiếu đồng nhất. Ta có thể chia các nguyên nhân trên thành ba loại: 2.3.1. Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn. 2.3.1.1. Năng lực vay nợ của khách hàng còn hạn chế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta đang được khôi phục và phát triển. Nhìn chung "các ông chủ" của khu vực kinh tế này vừa thiếu kinh nghiệm, kiến thức trình độ quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém không đáp ứng được yêu cầu cạnh trnah trong cơ chế thị trường. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, công nghệ thì nghèo nàn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém giá thành sản phẩm cao nên không thể nào cạnh tranh được với hàng ngoại đang tràn ngập thị trường nước ta, từ mặt hàng đồ chơi đến mặt hàng cao cấp khác. Với thực trạng khách thể yếu kém, sản xuất kinh doanh rất rễ thua lỗ, phá sản. Điều đó đã làm cho các nhà kinh doanh ngân hàng phải đắn đo, suy nghĩ khi quyết định đầu tư đối với khu vực kinh tế này. 2.3.1.2. Thiếu các điều kiện để thực hiện các nguyên tắc, quy định cho vay, thế chấp tài sản. Pháp luật kế toán thống kê trên thực tế không có hiệu lực đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó, việc cung cấp và thu thập thông tin, số liệu cho vay không thực hiện được chính xác, rất khó khăn trở ngiạ trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay, cũng như quản lý việc sử dụng tiền vay. 2.3.1.3. Rủi ro do tư cách của người vay kém hoặc cố ý lừa đảo. Không ít chủ doanh nghiệp, Công ty hoặc cá nhân vay vốn ngân hàng không chỉ kể về năng lực quản lý điều hành kinh doanh mà còn thiếu trách nhiệm trả nợ, cố ý vi phạm thể lệ tín dụng và cam kết trả nợ phổ biến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vậy tiền ngân hàng để dùng vào mục đích khác như kinh doanh trái chức năng, chốn thuế, chụp giựt mưa bán lòng vòng để kiếm lời, thậm chí một số trường hợp mang tính chất lừa đảo. Ví dụ khách hàng sử dụng một giấy tờ nhà nhưng có nhiều bản chính để đi vay ở nhiều ngân hàng khác nhau, có căn nhà làm bẩy giấy giả mạo đi vay bảy nơi. Hoặc ý đồ lừa đảo còn thể hiện trong việc lập phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn ngân hàngỏồi bỏ trốn. 2.3.2. Các nguyên nhân từ phía ngân hàng. 2.3.2.1. Hoạt động quản lý kinh doanh tín dụng của ngân hàng còn yếu, kém hiệu quả tín dụng. - Quy trình tín dụng được áp dụng còn lỏng lẻo, sơ hở. Ngân hàng chỉ xét mục đích cho vay, đơn thuần chứ cưha quan tâm đúng mức đến năng lực tạo ra khả năng trả nợ của khách hàng vay tiền. Như ta biết hầu hết các món ngoài quốc doanh hiện nay còn tồn tại chủ yếu là cho vay vào những năm 1995 - 1997 khi đó chế độ chính sachs cho vay còn lỏng lẻo, khi mà kinh tế ngoài quốc doanh còn đang phát triển nưhng để đảm bảo an toàn vốn trong cho vay các năm qua ngân hàng chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp nợ vay. Tuy nhiên, lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định tài sản thế chấp dẫn đến nhiều khoản vay bị ruỉ ro chờ xử lý. Thế chấp tài sản là loại đảm bảo thường được áp dụng ở ngân hàng, ở đây chủ yếu là thế chấp mà, đất, một số máy móc chuyên dùng, hàng hoá... Từ đó đặt ra ngân hàng phải có kiến thức sâu rộng am hiểu tính năng tác dụng và chất lượng các loại động sản về máy móc thiết bị nhất là hàng điện tử, cơ khí... để bảo toàn vốn tín dụng khi phỉa phát mại tài sản thế chấp, quy trình thế chấp đó phải được thực hiện chặt chẽ. Trong thực tế ngân hàng đã gặp phải khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp (nhà đất) do chưa đủ cơ sở pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp là bất động sản hoặc đánh giá không đúng thực chất giá trị tài sản thế chấp là động sản gây lên thất thoát vốn tín dụng. Ngân hàng chưa kiểm soát kỹ và chưa tuân thủ các quy định và nguyên tắc tín dụng dẫn đến có nhiều trường hợp một tài sản đem chế chấp một lúc nhiều ngân hàng để vay vốn. Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến điều kiện cho vay là kinh doanh phải có lãi. Trong khi việc mở rộng tín dụng ngân hàng thiếu biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, dẫn đến phát sinh thêm rủi ro tín dụng. Trong khi tín dụng chủ yếu cho vay theo món, theo hợp đồng nên không kịp thời xem xét khả năng sinh lời của khách hàng vay để có quyết định cho chính xác, giảm thấp rủi ro (90% dư nợ ngoài quốc doanh cho vay theo món hợp đồng...). 2.3.2.2. Kỹ thuật tín dụng còn thô sơ, sản phẩm tín dụng còn đơn điệu. Kỹ thuật tính toán cho vay còn đơn giản, chưa phản ánh hết đặc điểm của mỗi đối tượng vay vốn. Xác định thời hạn cho vay còn dập khuôn, thiếu căn cứ khoa học gây khó khăn cho khách hàng khi vay vốn, doanh nghiệp các khoản vay của ngân hàng phần lớn thời hạn là 6 tháng nhưng thực tế có món 4 tháng đã trả được nợ do vậy món khác cần 7 tháng hưng chỉ có vay 6 tháng khách phải làm đơn xin gia hạn nợ hoặc phải chuyển nợ quá hạn tạm thời. Như vậy khi quyết định cho vay 6 tháng, mới vay đã chứa đựng rủi ro tín dụng. Sản phẩm tín dụng ngân hàng còn đơn điệu, chủ yếu là cho vay ứng trước. Đây là loại tín dụng được thế giới đánh giá là rủi ro rất cao. Các khoản ứng trước có độ rủi ro tín dụng cao, chỉ dựa vào sự tin tưởng của ngân hàng, của tài sản thế chấp, tín nhiệm của khách hàng vay. Vì vậy độ rủi ro tín dụng sẽ rất cao, chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa thể cải thiện được nếu không phân tán rủi ro theo chiều hướng đa dạng hoá sản phẩm ngân hàng. 2.3.2.3. Nguyên nhân thuộc về trình độ cán bộ. Trình độ một số cán bộ tín dụng chưa cao mặc dù cán bộ tín dụng ngoài quốc doanh đã được đào tạo 100% trình độ đại học và trên đại học nhưng đa số các cán bộ tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm nên việc tiếp cận với nền kinh tế thị trường còn lúng túng nên giải quyết cho vay còn vội vàng. Chưa tiếp nhận hết được kỹ thuật mới của ngân hàng, cũng như chưa hoà nhập với sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ khách hàng vay vốn ngân hàng, không hiểu đúng về người vay (do điều tra và thu thập thông tin chưa đầy đủ) không hiểu tình hình thị trường, thiếu kiến thức kinh tế về ngành mà mình đang cho vay. 2.3.2.4. Hệ thống thông tin rủi ro chưa đạt hiệu quả. Nguồn thông tin chủ yếu của các khoản vay là từ hồ sơ vay của khách hàng và trung tâm tín dụng (CIC). Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước hoạt động không hiệu quả nên việc hỗ trợ cho cán bộ ngân hàng rất hạn chế... Hiện tượng một khách hàng vay nhiều ngân hàng là phổ biến, nhưng các ngân hàng không có thông tin đầy đủ, nên nhiều trường hợp vỡ nợ mất khả năng thanh toán. Nguồn thông tin từ khách hàng thiếu cơ sở kiểm soát tính chính xác do tình hình hạch toán, thống kê (nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh). Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa tổ chức thu thập, lưu dữ và phân tích thông tin khách hàng một cách khoa học và hiệu quả nhất dẫn đến thông tin đã thiếu lại ít chính xác chắc chắn rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. 2.3.2.5. Thực hiện thế chấp thiếu chuẩn xác. Có nhiều khoản vay được thế chấp bởi những tài sản không đủ tiêu chuẩn. Thiếu tính hợp pháp hoặc khó tiêu thụ khi cần bán. Việc đánh giá về nhận định biến động về thị trường chưa kịp thời, nên khi phát mại số tiền thu được không đủ trang trải nợ và các khoản chi phí. Nhiều trường hợp thẩm định chưa chính xác dẫn đến rủi ro phát sinh thêm nhiều, người vay lừa đảo, bán tài sản thế chấp ngân hàng không biết, mang thế chấp vay nơi khác, hồ sơ tài sản thế chấp giả... 2.3.3. Nguyên nhân khác. 2.3.3.1. Môi trường kinh tế không ổn định. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắp với hàng lậu và hàng ngoại. Việc chuyển hướng sản xuất, kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Dẫn đến tồn kho ứ đọng hàng hoá, vật tư, thua lỗ mất khả năng thanh toán làm phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi. 2.3.3.2. Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ. ở nước ta hiện nay chưa có luật sở hữu và những văn bản dưới luật về lĩnh vực này. Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ và không phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Thực tế các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa thực sự rộng khắp việc cấp giấy sở hữu hoặc sử dụng tài sản. Do đó, thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay Ngân hàng có rất nhiều khó khăn phức tạp. Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc khách hàng thực hiện chế độ hạch toán chính xác kịp thời, việc thanh toán không kịp thời hầu như đối với kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty TNHH, Công ty tư nhân sổ sách chứng từ sơ sài, các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của khách hàng. Các nguyên nhân cơ bản trên đây tác động đan xen với nhau, không tách rời. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng đôí với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta, nợ quá hạn, nợ khó đòi liên tục tăng trong thời gian gần đây. 2.4. Những tồn tại trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội: 2.4.1. Vấn để thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng: Mặc dù cán bộ tín dụng đã rất cố gắng trong khâu này nhưng vẫn chưa khai thác và tận dụng triệt để biện pháp này. Điều đó là do: - Các khách hàng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hầu hết mới lao vào thương trường mấy năm gần đây, các khách hàng thuộc khu vực này thường kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, rất ít đơn vị tiến hành sản xuất. Do vậy, lợi nhuận cũng nhiều những rủi ro cũng rất cao. Hơn nữa để đạt được lợi nhuận, các đơn vị sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm. Điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Khi kiểm tra tình hình tài chính của các đơn vị, cán bộ tín dụng phải đối phó với hàng loạt vấn đề như: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường hạch toán không đúng chế độ kế toán hiện hành, một số lớn còn ghi chép không thực tế làm cán bộ tín dụng vừa mất thời gian vừa khó nhận biết tình hình tài chính của khách hàng nếu chỉ căn cứ vào sổ sách này. - Các cán bộ tín dụng khi thẩm định chưa quan tâm đến việc xem xét cơ cấu tổ chức của các đơn vị vay vốn một cách đúng mức. Đây là một vấn đề rất cần thiết vì doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn thì vai trò của người lãnh đạo cũng rất quan trọng. Có thể nói người lãnh đạo đóng một vai trò lớn trong sự thắng bại của doanh nghiệp. Chính vì thế khi đáh giá khách hàng, ngân hàng nhất thiết phải đánh giá về trình độ năng lực quản lý và điều hành của người lãnh đạo. Trên thực tế, các cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa đánh giá đầy đủ về cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp. Điều này cũng không dễ, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, phải có kinh nghiệm và cách nhìn người. 2.4.2. Vấn đề sử dụng các biện pháp phân tán rủi ro còn chưa phổ biến: Trong những năm qua, việc thực hiện các biện pháp nhằm phân tán rủi ro tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội thực sự chưa được áp dụng phổ biện. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp, các cá nhân có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Việc thực hiện các biện pháp đa dạng hoá các loại hình cho vay còn chưa phổ biến, việc liên kết đầu tư giữa ngân hàng với các ngân hàng khác chưa thực hiện được nhiều đặc biệt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng chưa áp dụng phổ biến việc thực hiện bảo hiểm tín dụng ... Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội cần thực hiện phổ biến các biện pháp nhằm phân tán rủi ro cho vay, với mục đích hạn chế rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đảm bảo tình hình kinh doanh của ngân hàng càng đạt hiệu quả cao hơn. 2.4.3. Những tồn tại trong việc thực hiện bảo đảm tín dụng: Việc đánh giá tài sản thế chấp Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các cán bộ tín dụng ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp nhất là bất động sản, nhà ở... Cán bộ tín dụng phải tự mình tham khảo, phân tích đánh giá. Việc xác định giá trị tài sản thế chấp đế tính mức cho vay mang tính ước đoán. Do hoàn toàn là do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng theo thời gian trên thị trường. Nhưng giá cả trên thị trường luôn biến động, để đề phòng trường hợp rủi ro khi phát mại tài sản cán bộ tín dụng thường đánh giá giá trị tài sản thâps hơn thực tế còn khách hàng lại muốn đánh giá cao hơn để có thể vay được những khoản tiền lớn hơn. Trong nhiều trường hợp cán bộ Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội đã cố gắng giải thích cho khách hàng nhưng không đủ sức thuyết phục, không tạo ra sự tin tưởng đối với khách hàng làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ tín dụng. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Hà Nội chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc định giá tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100706.doc
Tài liệu liên quan