Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Mục lục

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các bảng biểu iii

Danh mục các từ viết tắt iv

Mục lục v

Lời mở đầu viii

Chương 1. Một số lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành xi măng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế i

1.1. Một số lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa x

1.1.1. Khái niệm nhập khẩu x

1.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế xi

1.1.3. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu xi

1.1.4. Nội dung của nhập khẩu xv

1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường đối tác xv

1.1.4.2. Lập phương án kinh doanh xv

1.1.4.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng xv

1.1.4.4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu xvi

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu xx

1.1.5.1. Văn hóa xx

1.1.5.2. Chính trị và luật pháp xx

1.1.5.3. Chính sách thương mại quốc tế xxi

1.1.5.4. Các nhân tố khác xxiii

1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu xxiv

1.1.6.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp xxiv

1.1.6.2. Nhóm chỉ tiêu hệ quả bộ phận xxvi

1.1.7. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế. xxvii

1.1.7.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith xxviii

1.1.7.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo xxx

1.1.7.3. Lý thuyết về lợi thế tương đối của Heckscher Ohlin xxxii

1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành xi măng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế xxxiv

1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam xxxiv

1.2.2. Công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành xi măng bị hạn chế xxxvi

Tóm tắt chương 1 xxxvii

Chương 2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng xxxviii

2.1. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu xi măng xxxviii

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển xxxviii

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty xli

2.1.2.1. Chức năng của công ty xli

2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty xli

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty xlii

2.1.4. Quy định của Công ty về nhập khẩu vật tư và thiết bị cho các đơn vị thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam xlvii

2.1.4.1. Đối với đơn hàng mua sắm trực tiếp xlvii

2.1.4.2. Ký hợp đồng uỷ thác và hợp đồng mua bán lii

2.1.4.3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu liii

2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng lvi

2.2.1. Thực trạng sản xuất vật tư và thiết bị nhập khẩu của Việt Nam lvi

2.2.2. Tình hình nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty trong những năm gần đây lviii

2.2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu lviii

2.2.2.2. Mặt hàng nhập khẩu lxi

2.2.2.3. Thị trường nhập khẩu lxiv

2.2.2.4. Về hình thức nhập khẩu lxviii

2.2.2.5. Các kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty đối với vật tư và thiết bị nhập khẩu lxx

2.2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng lxxii

2.2.3.1. Thành tựu lxxii

2.2.3.2. Những hạn chế lxxiv

2.2.3.3. Nguyên nhân lxxx

Tóm tắt Chương 2 lxxxvii

Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng của Công ty xuất nhập khẩu xi măng lxxxviii

3.1. Phương hướng hoạt động giai đoạn năm 2006 - 2010 của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng lxxxviii

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng xc

3.2.1. Giải pháp từ phía Công ty xc

3.2.1.1. Công ty cần hoàn thiện quá trình chuẩn bị giao dịch trước khi ký kết hợp đồng xc

3.2.1.2. Công ty cần phải tăng cường hoạt động huy động nguồn vốn xci

3.2.1.3. Công ty cần phải hoàn thiện các nghiệp vụ nhập khẩu vật tư và thiết bị xcii

3.2.1.4. Nâng cao hoạt động quảng bá về hình ảnh của Công ty xciv

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ của Công ty xcv

3.2.1.6. Ngoài ra còn có các biện pháp khác xcvi

3.2.2. Giải pháp từ phía bộ chủ quản và Nhà nước xcvii

3.2.2.1. Nhà nước cần phải thực hiện cảỉ cách hành chính theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực xcviii

3.2.2.2. Nhà nước cần phải có những chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý xcix

3.2.2.3. Nhà nước cần phải tăng cường hợp tác với các quốc gia và các tổ chức trên thế giới c

Tóm tắt nội dung chương 3 ci

Kết luận cii

Danh mục tài liệu tham khảo ciii

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Tổng giám đốc Công ty về giá cả, và xác nhận của đơn vị đặt hàng về số lượng, chủng loại, chỉ tiêu kỹ thuật, thời hạn giao hàng... Hợp đồng uỷ thác hoặc hợp đồng mua bán (dưới đây gọi tắt là Hợp đồng nội) trong đó quy định rõ giá cả, số lượng, chủng loại, quy cách phẩm chất, thời gian giao hàng... đã được Công ty ký với đơn vị đặt hàng. Đại diện có thẩm quyền của đơn vị đặt hàng cùng tham gia đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu và ký tắt để xác nhận các điều khoản của hợp đồng và các quy cách kỹ thuật, số lượng, chất lượng của vật tư hàng hoá cần nhập khẩu. Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, các phòng nhập khẩu báo cáo Phó giám đốc kiểm tra, thống nhất để trình Giám đốc ký. Quá trình từ khi lập đơn hàng đến khi ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải được tiến hành khẩn trương và nếu có thể một số bước nghiệp vụ phải được thực hiện song song để đáp ứng tiến độ giao hàng của đơn vị đặt hàng. Đối với những đơn hàng do yêu cầu sản xuất phải nhập khẩu khẩn cấp phải được ưu tiên giải quyết ngay. Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng ngoại: Giá hợp đồng phải bằng hoặc thấp hơn giá của phương án giá. Nếu đàm phán hết khả năng mà vẫn không đạt được mức giá đã duyệt, các phòng nhập khẩu phải làm báo cáo thông qua Hội đồng giá trình Giám đốc xem xét duyệt lại phương án giá. Nếu giá cao hơn giá uỷ thác của đơn vị đặt hàng thì phải thông báo cho đơn vị đặt hàng để xin xác nhận lại giá uỷ thác mới và phải được xác nhận bằng văn bản mới được ký hợp đồng. Giá trong hợp đồng ngoại phải ghi đầy đủ giá đơn vị, tổng giá trị hợp đồng cũng như các điều kiện để thể hiện đầy đủ các phí và trách nhiệm của các bên ký kết hợp đồng và theo INCOTERM 2000. Thời gian giao hàng phải được quy định cụ thể cho khối lượng/chủng loại vật tư thiết bị của mỗi chuyến hàng và phải phù hợp với yêu cầu của đơn vị đặt hàng. Đối với những mặt hàng có tính kế hoạch hoặc giá cả biến động nhiều, lịch giao hàng phải quy định thời gian giao hàng sớm nhất và muộn nhất để tránh rủi ro do biến động giá cả gây nên, tránh mất cân đối trong kế hoặch sản xuất cũng như giao nhận hàng với nội địa tại các cảng. Trong trường hợp này phải quy định rõ trong hợp đồng thời hạn mở L/C cũng như quy định rõ điều khoản thưởng phạt đối với giao hàng sớm hoặc muộn. Mọi trường hợp giao hàng sớm hoặc muộn so với lịch quy định trong hợp đồng trước khi xác nhận với Nhà cung cấp nước ngoài phải thông báo và có ý kiến xác nhận bằng văn bản của đơn vị đặt hàng. Đối với hợp đồng lớn, hợp đồng phải có điều kiện "Chỉ có hiệu lực khi được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt" như quy định tại nghị định 91 TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 04/TM - ĐT của bộ thương mại. Những hợp đồng không phải phê duyệt, sau khi phòng nhập khẩu sao gửi phòng Tổng hợp 01 bản và phòng Kế toán - Thống kê Tài chính 01 bản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến hợp đồng. 2.1.4.1.6. Phê duyệt hợp đồng Những hợp đồng lớn (từ 100.000 USD/đơn vị thiết bị lẻ hoặc 500.000 USD giá trị hợp đồng thiết bị phụ tùng) phải xin phê duyệt hợp đồng như quy định tại thông tư 04/TM - ĐT ngày 30/07/1993 của Bộ thương mại. Để giải trình các cơ quan cấp trên xin phê duyệt, các phòng nhập khẩu làm văn bản trình Giám đốc/Phó giám đốc Công ty ký để báo cáo Tổng Công ty/Hội đồng quản lý có văn bản trình Bộ xây dựng ra văn bản đề nghị Bộ thương mại phê duyệt. Sau khi có văn bản của Bộ xây dựng các phòng nhập khẩu hoàn tất hồ sơ theo quy định của thông tư 10/TM - ĐT chuyển phòng Tổng hợp xin phê duyệt của Bộ thương mại. Văn bản và hợp đồng đã được Bộ thương mại phê duyệt, phòng Tổng hợp lưu 01 bản sao, gửi phòng Kế toán - Thống kê Tài chính 01 bản sao và gửi lại các phòng nhập khẩu các bản chính để các phòng thực hiện các bước tiếp theo liên quan đến hợp đồng. 2.1.4.2. Ký hợp đồng uỷ thác và hợp đồng mua bán Hợp đồng uỷ thác/Hợp đồng mua bán (dưới đây gọi tắt là Hợp đồng nội) phải được ký kết trước khi hợp đồng ngoại nếu chưa có phê duyệt giá của Tổng Công ty, xác nhận giá của đơn vị đặt hàng hoặc nếu cán bộ có thẩm quyền của đơn vị đặt hàng không cùng ký hợp đồng ngoại. Nội dung của hợp đồng nội phải phù hợp với nội dung quy định trong hợp đồng ngoại mà không thoả thuận được với đơn vị đặt hàng thì phải yêu cầu Nhà cung cấp nước ngoài sửa đổi, bổ sung và phải xác nhận bằng văn bản mới ký hợp đồng nội. Các khoản phí và chi phí được áp dụng theo quy chế văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ xây dựng, của Tổng Công ty và được hai bên thoả thuận cụ thể trong hợp đồng nội. Hợp đồng nội phải quy định rõ trách nhiệm của các bên, theo đúng luật hợp đồng kinh tế và các quy chế, văn bản hướng dẫn của Nhà nước/Bộ xây dựng, Tổng Công ty cũng như quy định trong quy chế này. Phòng Tổng hợp có nhiệm vụ trao đổi với các phòng nhập khẩu, phòng Kế toán - Thống kê Tài chính (và với chi nhánh, trạm nếu cần) để soạn thảo hợp đồng nội (riêng hợp đồng vay nợ do phòng Kế toán - Thống kê Tài chính soạn thảo) sau đó thông qua các phòng nhập khẩu và phòng Kế toán - Thống kê Tài chính góp ý trình Giám đốc duyệt ký. Hợp đồng nội được phòng Tổng hợp gửi 01 bản chính cho phòng Kế toán - Thống kê Tài chính và cho các phòng nhập khẩu, chi nhánh, trạm mỗi nơi một bản sao để theo dõi và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các phòng nhập khẩu, phòng Tổng hợp, phòng Kế toán - Thống kê Tài chính và chi nhánh, trạm có nhiệm vụ tham mưu, để thuộc trách nhiệm của mình và các phòng phối hợp với nhau giúp Giám đốc, các phòng liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Giám đốc. Khi thực hiện xong hợp đồng này, phòng Kế toán - Thống kê Tài chính chủ trì có sự tham gia của phòng Tổng hợp và các phòng nhập khẩu tổ chức quyết toán dứt điểm và thanh lý hợp đồng với đơn vị đặt hàng. 2.1.4.3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.1.4.3.1. Mở thư tín dụng L/C L/C được mở nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ giao hàng đã quy định trong hợp đồng nội. Phòng kế toán chủ trì với sự phối hợp của phòng nhập khẩu yêu cầu đơn vị đặt hàng chuyển đủ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán. Phòng Tổng hợp căn cứ hợp đồng ngoại và hợp đồng nội lập kế hoạch mở L/C trình Giám đốc duyệt để chuyển phòng Kế toán - Thống kê Tài chính và các phòng nhập khẩu. Phòng Kế toán - Thống kê Tài chính căn cứ kế hoạch mở L/C để đôn đốc các đơn vị đặt hàng chuyển đủ tiền mở L/C theo quy định của các hợp đồng và ngân hàng. Đối với hợp đồng mua bán, phòng Kế toán - Thống kê Tài chính có nhiệm vụ thu xếp đủ nguồn vốn mở L/C như hợp đồng đã quy định. Các phòng nhập khẩu có nhiệm vụ làm đơn xin mở L/C chuyển phòng Tổng hợp để cân đối phù hợp kế hoạch hàng về và trình Giám đốc duyệt để L/C được mở theo đúng kế hoạch. Nội dung xin mở phải theo đúng nội dung các điều khoản liên quan các hợp đồng ngoại. Trong khi làm đơn xin mở L/C nếu phát hiện trong hợp đồng ngoại có những điểm bất hợp lý bất lợi cho người mua thì phòng nhập khẩu phải thông báo cho người bán yêu cầu xác nhận hoặc bổ sung, sửa đổi phù hợp. Nếu có những thay đổi ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng đã thoả thuận với đơn vị đặt hàng xác nhận hoặc sửa đổi bổ sung hợp đồng nội, đặc biệt là những mặt hàng nhập khẩu theo kế hoạch hoặc giá cả biến động nhiều. Các phòng cần lưu ý là nội dung L/C là cơ hội cuối cùng tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người mua và của đơn vị đặt hàng. L/C cũng phải có nội dung đầy đủ, rõ ràng nhưng ngắn gọn để tiết kiệm chi phí mở L/C. 2.1.4.3.2. Thanh toán tiền hàng Đối với phương thức thanh toán bằng L/C: Nếu chứng từ giao hàng không phù hợp với quy định của L/C mà ngân hàng yêu cầu xác nhận thanh toán, các phòng nhập khẩu báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc xin chấp nhận hoặc từ chối thanh toán, việc thanh toán sẽ được các phòng nhập khẩu báo cáo tiếp xin Giám đốc duyệt khi có biên bản giám định cuối cùng của cơ quan giám định. Đối với các phương thức thanh toán khác: Việc thanh toán tiền hàng chủ yếu áp dụng phương thức L/C. Tuy nhiên do yêu cầu đặc biệt phải áp dụng hình thức thanh toán khác, các phòng nhập khẩu phải báo cáo Giám đốc duyệt mới được thực hiện. Riêng phương thức thanh toán TTR việc thanh toán tiền hàng chỉ được thực hiện khi hàng đã được cơ quan Giám định/Bảo hiểm giám định trên cơ sở kết quả giám định hoặc đơn vị đặt hàng đã xác nhận đủ và đúng hàng hoá theo chứng từ đơn hàng (B/L, Packing list, Invoice). 2.1.4.3.3. Khiếu nại đòi bồi thường và tính thưởng/phạt giao hàng Việc khiếu nại đòi bồi thường tổn thất và tính thưởng phạt giao hàng thuộc trách nhiệm của các phòng nhập khẩu. Các chi nhánh và Đại diện xuất nhập khẩu các phòng nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc cung cấp đầy đủ, đúng và kịp thời hồ sơ chứng từ liên quan đến vụ khiếu nại hoặc hồ sơ làm hàng để tình thưởng/phạt cho mỗi chuyến tàu. Trường hợp hồ sơ bị chậm trễ, thiếu, sai sót hoặc mâu thuẫn dẫn tới không khiếu nại được đền bù tổn thất thì các cán bộ liên quan phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và tuỳ theo mức độ sai sót phải bồi thường hoặc kỷ luật như quy định đã ban hành của Công ty. Nếu chi nhánh và Đại diện xuất nhập khẩu đã làm đầy đủ mọi nghĩa vụ và trách nhiệm nhưng do lỗi của các phòng nhập khẩu dẫn tới thiệt hại không được bồi thường thì các phòng nhập khẩu phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình gây ra. 2.1.4.3.4. Giao nhận hàng Việc giao nhận hàng tại các Cảng khẩu được quy trình giao nhận của Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu đã được Công ty phê duyệt. Để đảm bảo phối hợp giữa các phòng của Công ty với Chi nhánh và Đại diện xuất nhập khẩu dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám đốc Công ty trong việc giao nhận hàng, các Phòng và Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu phải tuân theo những quy định sau: Chậm nhất 5 ngày trước khi tàu đến Cảng các phòng nhập khẩu có trách nhiệm hoàn tất giấy phép nhập khẩu và cung cấp chứng từ giao nhận hàng cho Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu để làm thủ tục nhận hàng. Tuyệt đối không được để xảy ra trường hợp tàu đến Cảng nhưng vẫn chưa hoàn tất giấy phép nhập khẩu hoặc không đủ chứng cứ giao nhận hàng. Khi nhận được chứng từ giao hàng, Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu phải kiểm tra lại ngay để phát hiện những thiếu sót cần phải sửa đổi/bổ sung để các phòng nhập khẩu kịp thời hoàn tất. Các phòng nhập khẩu có nhiệm vụ thông báo cho đơn vị đặt hàng và Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu ngày dự kiến đến Cảng Chi nhánh/Đại diện có nhiệm vụ thông báo cho đơn vị nhận hàng ngày chính thức giao hàng. Mọi thủ tục với Đại lý, Hải quan, Cảng... để giao nhận hàng Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu phải hoàn tất chậm nhất là 3 ngày kể từ khi lô hàng được dỡ lên Cảng và trước khi tàu sẵn sàng làm hàng đối với hàng giao sang mạn. Tất cả các lô hàng nhập khẩu đều phải yêu cầu giám định và nếu phát hiện dấu hiệu hàng có tổn thất thì phải yêu cầu ngay cơ quan Bảo hiểm làm giám định. Chậm nhất 3 ngày (đối với biên bản giao nhận hàng) và chậm nhất 15 ngày (đối với toàn bộ hồ sơ chuyến hàng) Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu phải gửi về Công ty để các phòng của Công ty thực hiện các khâu tiếp theo. Trường hợp không giao được hàng cho đơn vị nhận hàng nêu rõ lý do không giao nhận được hàng hoặc giao nhận hàng bị chậm trễ. Các trạm đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của Phó giám đốc. Các phòng trong Công ty phải kết hợp chặt chẽ với Chi nhánh/Đại diện xuất nhập khẩu để thực hiện tốt việc giao nhận hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng 2.2.1. Thực trạng sản xuất vật tư và thiết bị phục vụ ngành xi măng của Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển cho nên vấn đề sản xuất vật tư và thiết bị còn gặp nhiều bất cập, nhất là vật tư và thiết bị phục vụ ngành công nghiệp nặng nói chung cũng như ngành xi măng nói riêng. Thứ nhất, trong việc sản xuất các nguyên liệu đầu vào để phục vụ quá trình sản xuất vỏ bao xi măng, chủ yếu là hai nguyên liệu chính là giấy Kraft và hạt nhựa PP. Việt Nam hầu như vẫn chưa sản xuất được, đa số nguồn hàng là phải nhập khẩu từ nước ngoài về như giấy Kraft, còn hạt nhựa PP thì Việt Nam hầu như phải nhập khẩu vì đây thực ra là dạng dầu thô, trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu sản xuất, năm 2004 Công ty mua hạt nhựa PP ở thị trường trong nước chiếm 1,2%(1) Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng - Tổng công ty xi măng Việt Nam so với tổng lượng hạt nhựa PP nhập khẩu. Thứ hai, về mặt hàng Clinker, đặc thù của clinker là xi măng bán thành phẩm. Do đó trong nước đều sản xuất được mặt hàng này nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa. Cho nên nhập khẩu clinker là cách thức giải quyết lượng xi măng thiếu hụt ở thị trường trong nước, mặt khác clinker lại là loại hàng có tuổi thọ cao hơn xi măng. Nếu để xi măng trong một thời gian dài, hoặc để nước ngấm vào thì xi măng dễ bị đông cứng, hiệu quả sử dụng của xi măng sẽ không cao, còn clinker thì khác, nó là xi măng bán thành phẩm có thể để ở ngoài trời, khi cần sản xuất xi măng thành phẩm chỉ việc đem clinker ra nghiền và đóng bao để thành xi măng thành phẩm. Thứ ba, về mặt hàng phụ tùng thiết bị cho sản xuất và thiết bị toàn bộ, đặc thù của các ngành công nghiệp nặng của Việt Nam nói chung và ngành xi măng nói riêng là công nghệ sản xuất chủ yếu là do nhập khẩu từ nước ngoài thông qua các hình thức mua bán trực tiếp hoặc chuyển giao công nghệ, cho nên nhập khẩu thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ ở các nước có nguồn công nghệ nguồn là tất yếu. Vì do tính hiện đại của công nghệ mà Việt Nam chưa đủ khả năng sản xuất và do tính đồng bộ trong quá trình vận hàng sản xuất. Đã có một số thiết bị lẻ Công ty đặt hàng trong nước sản xuất, như các thiết bị liên quan đến công nghiệp gang thép, lắp máy. Có một số Tổng công ty lắp máy đã sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu như LILAMA, gang thép Thái Nguyên. Tuy nhiên chất lượng các mặt hàng này còn chưa tốt, thời gian sử dụng ngắn, chỉ được khoảng 3 - 4 tháng, trong khi vật tư và thiết bị nhập khẩu có chất lượng cao hơn, thời gian sử dụng dài hơn, ít bị hỏng hóc hơn. Bên cạnh đó còn có mặt hàng nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa và gạch chịu lửa. Các mặt hàng này Việt Nam đã sản xuất được như Nhà máy Gốm sứ Hạ Long, nhưng nếu dùng cho ngành công nghiệp xi măng thì độ bền của các mặt hàng trong nước sản xuất không cao. Nhiệt độ nung của các lò nung xi măng thường là rất lớn, do đó thường xuyên phải thay thế gạch chịu lửa. Nếu dùng gạch chịu lửa trong nước, tuổi thọ của nó chỉ được khoảng 3 tháng, trong khi gạch chịu lửa do nước ngoài sản xuất có tuổi thọ khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Chi phí cho mỗi lần thay gạch chịu lửa thường là rất lớn vì phải dừng quá trình sản xuất xi măng lại để thay thế. Do đó, các công ty xi măng thường sử dụng gạch chịu lửa nước ngoài hoặc nhập nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa về để sản xuất. Xét về yếu tố giá cả thì các mặt hàng phụ tùng thiết bị lẻ và vật tư Việt Nam sản xuất được có giá thành rẻ hơn so với giá nhập khẩu nhưng do không đáp ứng được về chất lượng nên các Công ty xi măng phải nhập khẩu từ nước ngoài. 2.2.2. Tình hình nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty trong những năm gần đây 2.2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm có sự biến động tuỳ thuộc vào nhu cầu cần nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và nhu cầu thay thế trang thiết bị phụ tùng của các công ty xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Mặt khác yếu tố về thị trường cung cấp sản phẩm và sự biến động của tình hình thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch nhập khẩu của Công ty (xem bảng 2.1 và biểu 2.1). Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm (Đơn vị: Triệu USD,%) Năm 2002 2003 2004 2005 KNNK Công ty 28 53 61 33 KNNK cả nước 3.790 5.409 5.249 5.254 Tỷ lệ % 0,71 0,98 1,16 0,63 (Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Xi măng - Tổng Công ty Xi măng Việt Nam Bảng số liệu cho thấy so với năm 2002, kim ngạch nhập khẩu của năm 2003 và 2004 có sự gia tăng đáng kể, nhưng năm 2005 lại thấp hơn so với năm 2003 và năm 2004. Sự suy giảm này ngoài các yếu tố về số lượng đơn đặt hàng của các công ty với công ty xuất nhập khẩu xi măng giảm do tìm kiếm được vật tư thay thế ở thị trường trong nước và nhu cầu thay thế thiết bị, phụ tùng của các công ty xi măng giảm, còn do yếu tố về sự biến động của tỷ giá của các đồng ngoại tệ mạnh so với đồng Việt Nam và sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới. Năm 2005 lãi suất USD luôn có xu hướng tăng và biến động phức tạp, gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Tỷ giá VND/USD trên thị trường không chính thức theo công bố của Tổng cục thống kê trong năm 2005 tăng 0,9%, thị trường giao dịch của ngân hàng thương mại với khách hàng cũng tăng tương ứng, hơn 0,73%. Tuy nhiên năm 2005, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ mạnh có sự biến động khác nhau, tăng so với Đôla Mỹ và giảm so với các đồng ngoại tệ mạnh khác. Các diễn biến phức tạp của tỷ giá có tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung cũng như của công ty nói riêng. Vì công ty thường nhập khẩu vật tư và thiết bị ở nhiều thị trường khác nhau, có thị trường thì dùng EUR, JPY để thanh toán, có thị trường thì dùng USD làm phương tiện thanh toán… Cho nên sự biến động của tỷ giá sẽ là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế, làm giảm lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trên thế giới trong những năm gần đây luôn có sự biến động theo diễn biến phức tạp, xu hướng thường là tăng lên, làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá thành trong nhập khẩu hạt nhựa PP (vì nguyên liệu chính sản xuất ra hạt nhựa PP là dầu thô). Giá hạt nhựa PP năm 2005 là 965,13 USD/1 tấn tăng 42,9% so với năm 2002 là 675,12 USD/1 tấn.(1) Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Với sự biến động giá cả không có lợi cho công tác nhập khẩu của Công ty sẽ là một trong các nguyên nhân gây khó khăn cho Công ty trong công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty hầu như đáp ứng được nhu cầu của các công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, giá cả áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu về là giá cả cạnh tranh, đôi khi phải chấp nhận lãi thấp để tránh làm cho nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất xi măng tăng dẫn tới giá xi măng thành phẩm tăng theo. Vì theo chỉ đạo của Tổng công ty xi măng cũng như chỉ đạo Chính phủ thì giá xi măng hiện nay vẫn phải bình ổn mặc dù giá cả đầu vào như xăng dầu liên tục biến động theo chiều hướng tăng lên. Đây là hạn chế của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay vì là Công ty độc quyền nên không được tăng giá thành hàng hoá nhập khẩu về dựa trên sự tăng giá của các yếu tố có liên quan như vật tư và thiết bị tăng, chi phí vận chuyển tăng…, Công ty phải chấp nhận lãi ít, giảm doanh thu. Công ty và các công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng đều là đơn vị thành viên chịu sự điều phối của Tổng công ty cho nên Tổng công ty có quyền can thiệp vào hoạt động của các đơn vị thành viên của mình, như: Tổng công ty sẽ tác động bắt buộc các Công ty xi măng thành viên phải mua vật tư và thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu xi măng cũng như tác động tiến độ nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty sao cho nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất của các Công ty xi măng. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng có sự hỗ trợ về vốn và kế hoạch cho Công ty xuất nhập khẩu xi măng, giúp Công ty hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ được giao. 2.2.2.2. Mặt hàng nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng phục vụ sản xuất, xây dựng, sửa chữa, thay thế và quản lý cho các đơn vị thuộc Tổng công ty xi măng (xem bảng 2.2 và biểu 2.2). Bảng 2.2: Các mặt hàng Công ty thường nhập khẩu (2002 - 2005) (Đơn vị: 1000 USD,%) Mặt hàng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng 1. Vật tư 8.174 29,2 15.057 28,5 21.294 34,8 18.137 55,4 Giấy Kraft 972 3,5 542 1,0 278 0,5 1.477 4,5 GCL 4.296 15,3 5.670 10,7 3.595 5,9 3.145 9,6 NLSX GCL 0 0 806 1,5 1.517 2,5 1.045 3,2 Hạt nhựa PP 185 0,7 401 0,8 1.474 2,4 195 0,6 Clinker 845 3,0 5.585 10,6 11.676 19,1 9.876 30,3 Thạch cao 1.876 6,7 2.053 3,9 2.754 4,5 2.354 7,2 2. Thiết bị 19.911 70,8 37.839 71,5 39.909 65,2 14.505 44,6 TBPT 5.138 18,3 7.412 14,0 6.349 10,4 7.307 22,4 TBTB 14.773 52,5 30.427 57,5 33.560 54,8 7.243 22,2 Tổng KNNK 28.085 100 52.896 100 61.203 100 32.642 100 (Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Xi măng - Tổng Công ty Xi măng Việt Nam) Ghi chú: GCL : gạch chịu lửa NLSX GCL : nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa TBPT : thiết bị phụ tùng TBTB : thiết bị toàn bộ Các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu về chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất Xi măng của các Công ty trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, cho nên xu hướng nhập khẩu của Công ty thường là các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Xi măng như clinker, thạch cao, hạt nhựa, gạch chịu lửa và thiết bị phụ tùng để thay thế… Qua bảng số liệu trên cho thấy các nguyên liệu như thạch cao, clinker và thiết bị phụ tùng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn của Công ty. Đó là những nguyên liệu đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất Xi măng. Nhóm hàng vật tư luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nhóm hàng thiết bị trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Ngoài nguyên nhân trị giá của nhóm hàng thiết bị thường cao hơn trị giá của nhóm hàng vật tư còn có nguyên nhân khác đó là nhu cầu sửa chữa và thay thế thiết bị lẻ, thiết bị toàn bộ của các Công ty xi măng là rất lớn. Xi măng là ngành công nghiệp nặng cho nên khấu hao đối với dây chuyền sản xuất xi măng thường là cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. Nếu như từ năm 2002 - 2004 tỷ trọng nhóm hàng vật tư thấp hơn so với tỷ trọng nhóm hàng thiết bị trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty thì năm 2005 lại có sự thay đổi. Đó là tỷ trọng nhóm hàng vật tư (55,4 %) cao hơn so với tỷ trọng nhóm hàng thiết bị (44,6 %). Điều đó cho thấy nhu cầu sửa chữa và thay thế thiết bị lẻ cũng như thiết bị toàn bộ của các Công ty xi măng giảm đi so với các năm trước. Để xem xét kỹ hơn kim ngạch nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong thời gian qua cần phải xem xét kim ngạch nhập khẩu của từng nhóm hàng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về nhập khẩu vật tư Các mặt hàng mà Công ty thường nhập khẩu là giấy Kraft, thạch cao, hạt nhựa PP, clinker, gạch chịu lửa và nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. Về cơ bản thì chất lượng và số lượng của các mặt hàng nhập khẩu về đều đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các công ty xi măng trong nước. Các mặt hàng vật tư nhập khẩu về có sự biến động qua các năm. Mặt hàng giấy Kraft năm 2002 chiếm tỷ trọng 3,5% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, nhưng năm 2003 và 2004 lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 1% và 0,5%. Tuy nhiên năm 2005 mặt hàng này lại chiếm tỷ trọng là 4,5%. Sự biến động này là do nhu cầu cần nguyên liệu của các công ty xi măng để sản xuất vỏ bao xi măng không ổn định. Công ty thường nhập khẩu về dựa trên nhu cầu sản xuất của các công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam. Cũng giống như giấy kraft, các mặt hàng gạch chịu lửa, nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, thạch cao và hạt nhựa PP mà Công ty nhập khẩu về có sự biến động không đồng đều qua các năm từ 2002 - 2005. Nguyên nhân là do sự phụ thuộc vào các hợp đồng đặt hàng nhập khẩu ủy thác của các công ty xi măng. Mặt hàng clinker lại tăng liên tục trong các năm gần đây, điều đó cho thấy sản xuất xi măng trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa, các Công ty phải nhập khẩu clinker về để đáp ứng phần thiếu hụt xi măng trong nước. Thứ hai, về nhập khẩu thiết bị phụ tùng, thiết bị lẻ Nhập khẩu thiết bị phụ tùng và thiết bị toàn bộ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Năm 2002, 2003 và 2004 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này luôn chiếm trên 50% tỷ trọng nhập khẩu của Công ty, nhưng năm 2005 lại có sự giảm sút hơn so với các năm trước đó. Tuy nhiên nếu so với các mặt hàng nhập khẩu khác thì kim ngạch nhập khẩu thiết bị phụ tùng và thiết bị toàn bộ vẫn cao hơn. Nguyên nhân là do trị giá của thiết bị phụ tùng và thiết bị toàn bộ thường cao, nhất là trị giá của thiết bị toàn bộ thường là rất cao so với trị giá của vật tư và thiết bị phụ tùng lẻ. 2.2.2.3. Thị trường nhập khẩu Công ty nhập khẩu rất nhiều loại mặt hàng, do đó thị trường của Công ty rất đa dạng. Tiêu chí lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty ngoài vấn đề giá cả và chất lượng còn là vấn đề sự phù hợp với máy móc sản xuất của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty, đó là sự đồng bộ trong quá trình sản xuất (xem bảng 2.3). Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu của Công ty qua các năm (2002 – 2005) (Đơn vị: 1000 USD) Mặt hàng Thị trường NK 2002 2003 2004 2005 Giấy Kraft Nga 873 411 278 1.107 Đài Loan 98 0 0 0 Hàn Quốc 0 130 0 369 Gạch chịu lửa Đức 2.419 3.725 3.595 3.145 Tây Ban Nha 1.046 1.264 0 0 Thụy Điển 143 46 0 0 Slovakia 148 294 0 0 Hạt nhựa PP Hàn Quốc 185 401 1.474 195 Clinker Inđônêxia 845 635 0 0 Thái Lan 0 4.950 8.084 9.876 Đài Loan 0 0 3.592 0 Thạch cao Lào 427 635 151 659 Thái Lan 1.449 1.417 2.603 1.695 Phụ tùng thiết bị EC 289 2.721 16.455

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 72.doc
Tài liệu liên quan