Luận văn Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 3

1.1. Vai trò vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Các kênh tạo vốn trong đầu tư XDCB và vai trò của nó 4

1.1.3. Trình tự quản lý vốn trong đầu tư XDCB 5

1.1.4. Nguyên tắc và thẩm quyền quản lý vốn trong đầu tư 15

1.1.5. Thảnh tra kiểm tra và xử lý vi phạm 5

1.2. Các thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản 21

1.2.1. Khái niệm về thất thoát 21

1.2.2. Tiêu chí xác định thất thoát 23

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát 23

1.3. Kinh nghiệm chống thất thoát trên thế giới 24

1.3.1. Kinh nghiệm 24

1.3.2. Bài học đối với Việt Nam 25

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THẤT THOÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 27

2.1. Đặc điểm về đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam 27

2.1.1. Các kênh tạo vốn đầu tư và đối tượng quản lý 27

2.1.2. Phân cấp quản lý vốn trong đầu tư XDCB 28

2.2. Thực trạng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản 30

2.2.1. Thất thoát ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư 30

2.2.2. Thất thoát ở giai đoạn thực hiện đầu tư 32

2.2.3. Thất thoát ở giai đoạn quyết toán dự toán hoàn thành 45

2.3. Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra 46

2.3.1. Kết quả thanh tra 46

2.3.2. Kết quả kiểm toán 47

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại 48

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 54

3.1. Định hướng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 54

3.1.1. Xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực 54

3.1.2. Hoàn thiện cơ chế thị trường 55

3.1.3. Đổi mới cơ chế đầu tư 56

3.1.4. Tăng cường sự giám sát của xã hội dân sự 59

3.2. Giải pháp hạn chế thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản 63

3.2.1. Nhóm giải pháp về giai đoạn chuẩn bị đầu tư 63

3.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện đầu tư 67

3.2.3. Nhóm giải pháp về thanh quyết toán vốn đầu tư 72

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 76

3.3.1. Nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công chức 76

3.3.2. Nghiêm trị đối với những hành vi gây thất thoát 77

3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành hữu quan 79

3.4.1. Đối với Chính phủ 79

3.4.2. Đối với Bộ Xây dựng 80

3.4.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 81

3.4.4. Đối với Bộ Tài chính 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2003 khối địa phương 6,099 tỷ đồng, khối Trung ương 5.000 tỷ đồng" [7, tr. 5]. - Bố trí kế hoạch đầu tư khi dự án thiếu thủ tục quy định của Nhà nước, như: "khối Trung ương năm 2001 có 357 dự án; năm 2002 có 598 dự án; năm 2003 có 366 dự án; năm 2004 có 151 dự án, trong đó 19 dự án có quyết định đầu tư sau 31-10-2003, 126 dự án chưa có TKKT-TDT và 6 dự án bố trí vốn không đúng cơ cấu" [1, tr. 24]. - Bố trí kế hoạch còn dàn trải, thiếu tập trung, ít chú ý đến hiệu quả kinh tế, như: "năm 2003 có 10.600 dự án, năm 2004 có 12.355 dự án. Số lượng dự án năm sau nhiều hơn năm trước, nhưng kế hoạch hàng năm bố trí cho các dự án lại thấp. Ví dụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): kế hoạch năm 2004 Chính phủ giao là 1.579 tỷ đồng, nhưng Bộ chỉ bố trí cho các công trình đầu tư kéo dài là 178,11 tỷ đồng bằng 11,2% và chỉ bằng 10,43% so với nhu cầu vốn để hoàn thành công trình trong năm 2002. Bố trí vốn không đạt theo tỷ lệ quy định: dự án nhóm B vốn đầu tư hàng năm phải bố trí tối thiểu là 25%, nhưng năm 2003 Bộ chỉ bố trí được 8,39% đối với công trình chuyển tiếp và 7,29% đối với công trình khởi công mới. Theo cách bố trí như trên thì dự án nhóm B phải 10 đến 12 năm mới hoàn thành. Thực tế năm 2003 có 40 dự án nhóm B quá từ 4 đến 21 năm, trong đó 2 dự án giáo dục đào tạo quá từ 6 đến 21 năm, như bảng 2.2 và bảng 2.3. Bảng 2.2: Các dự án nhóm C thi công kéo dài đến 31/12/2003 Thời gian thực hiện dự án Số dự án Tổng dự toán trđ Nhu cầu vốn năm 2004 trđ Kế hoạch năm 2004 trđ So sánh kế hoạch/nhu cầu 2 năm 28 357.140 235.240 54.680 23,24% 3 năm 20 258.208 152.828 39.203 25,65% 4 năm 8 116.653 52.271 9.550 18,27% 5 năm 1 18.858 9.300 3.000 32,25% 6 năm 1 20.397 1.930 1.930 100% Tổng cộng 58 771.256 451.569 108.363 23,99% Nguồn: Kiểm toán tại Bộ NN&PTNT. Bảng 2.3: Các dự án nhóm B thi công kéo dài đến 31/12/2003 Thời gian thực hiện dự án Số dự án Tổng dự toán trđ Nhu cầu vốn năm 2004 trđ Kế hoạch năm 2004 trđ So sanh kế hoạch/nhu cầu 4 năm 12 1.012.069 477.605 18.100 3,78% 5 năm 9 848.446 292.155 16.350 5,59% 6 năm 3 177.629 65.513 5.500 8,39% 7 năm 5 388.852 109.953 4.900 4,45% 8 năm 4 439.087 72.918 6.800 9,32% 9 năm 1 184.423 11.525 1.500 13,01% 10 năm 1 196.020 38.720 1.000 2,58% 11 năm 2 206.900 122.839 5.000 4,07% 12 năm 1 6.200 9.916 3.000 30,25% 15 năm 1 76.554 10.315 2.600 25,20% 21 năm 1 60.179 43.899 5.000 11,38% Tổng cộng 40 3.596.359 1.255.358 69.750 5,55% Nguồn: Kiểm toán tại Bộ NN&PTNT. Tồn tại trong công tác kế hoạch, dẫn đến chi phí quản lý và giá trị công trình tăng lên. Sản xuất, kinh doanh của nhà thầu gặp nhiều khó khăn do bị Nhà nước chiếm dụng vốn, trong khi phải trả lãi vay ngân hàng. Mặt khác công trình kém chất lượng, do thi công kéo dài bị thời tiết phá hoại nên tuổi thọ công trình giảm. Đây là sự lãng phí khá lớn cả về trực tiếp và gián tiếp của cả xã hội. 2.2.2.3. Công tác chọn thầu còn nhiều tiêu cực Đấu thầu xây dựng là hình thức lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Đây là phương thức giao thầu tiến bộ thay thế cho phương thức giao thầu theo chỉ tiêu kế hoạch của cơ chế cũ. Thực tế thời gian qua đấu thầu xây dựng còn bộc lộ không ít những hiện tượng tiêu cực, như: - Tình trạng không tuân thủ quy chế đấu thầu. Nhiều công trình phải đấu thầu, nhưng chủ đầu tư lại thực hiện chỉ định thầu, hoặc chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh, như bảng 2.4: Bảng 2.4: Số liệu minh họa về công tác đấu thầu Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu hạn chế Chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh Tổng số Năm 1998 - Số gói thầu - Tỷ lệ (%) 1.222 26.7% 1.536 33.5% 1.819 39.8% 4.557 100% Năm 1999 - Số gói thầu - Tỷ lệ (%) 1.887 19.6% 2.947 30.6% 4.789 49.8% 9.623 100% Năm 2000 - Số gói thầu - Tỷ lệ (%) 1.302 12.9% 2.600 25.5% 6.227 61.7% 10.179 100% Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2001. Qua bảng trên cho ta thấy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xem xét lại các quy định của cơ chế đấu thầu, chỉ định thầu và chế tài để xử lý những hành vi chỉ định thầu không đúng quy định, nhằm đưa quy chế đấu thầu đi vào đời sống thực tế. - Tình trạng bỏ thầu giá thấp để được trúng thầu: thực tế những năm qua có không ít hiện tượng nhiều nhà thầu đã bằng mọi cách hạ thấp giá thầu để được trúng thầu, sau đó trong quá trình thi công đã tìm mọi cách để tính phát sinh khối lượng, cắt xén vật tư, mua vật liệu không đúng tiêu chuẩn và quy phạm quy định để giảm giá, làm cho chất lượng công trình không đảm bảo. Giá trúng thầu thấp, nhiều công trình phải kéo dài thời gian thi công như: nhà lớp học Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Bộ Công nghiệp) tính đến tháng 6/2004 đã quá 24 tháng, nhưng công trình chỉ dừng lại ở phần xây thô; trụ sở nhà làm việc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn đến tháng 9/2004 quá 48 tháng công trình chưa hoàn thành… Chúng tôi xin minh họa giá trị trúng thầu thấp tại bảng 2.5: Bảng 2.5: Giá trị trúng thầu thấp hơn so với giá gói thầu ĐVT: tỷ đồng Tên gói thầu Giá gói thầu Giá trúng thầu Nhà thầu trúng thầu Giá trị giảm so với giá trúng thầu Tỷ lệ % giá trúng thầu/ giá gói thầu 4 gói DA WB2 38.1 30.6 VN+ĐL 7.5 80.3 Gói R1QL 10 7.5 3.5 VN 4 53.3 Gói R5 QL 10 19.2 11.7 VN 7.5 60.9 Gói 5 QL 18 27.1 13.2 TQ 13.9 48.7 Gói 2 QL 18 17 13.5 ĐL 3.5 70.4 Gói 1 QL 18 34.6 30.9 VN 3.7 89.3 Gói 1 hầm Hải Vân 114.6 73 ĐL 41.6 63.7 XD cảng Cái Lân 63 37.2 Nhật 25.8 50 Cầu Thanh Trì 19.3 17.1 Nhật 2.2 88.2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2001. - Xét chọn nhà thầu không chính xác và vi phạm Quy chế đấu thầu, như: Ban QLDA cảng Cái Lân xét chọn nhà thầu PENTA có giá dự thầu cao hơn các nhà thầu khác lại thắng thầu; gói thầu số 5 rà phá bom mìn, vật nổ dưới biển trị giá 6 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Chính phủ cho đấu thầu hạn chế. Chính phủ đã có công văn số 927/CP-KTN ngày 7-8-1998 không đồng ý với đề nghị của hai Bộ và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành. Thế nhưng Cục Hàng hải Việt Nam đã không tổ chức đấu thầu, mà chỉ định Trung tâm xử lý bom mìn với Lữ đoàn Công binh 513 (hai đơn vị liên doanh), được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý tại Quyết định 2716/QĐ-GTVT-CGĐ, là trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không bị xử lý. - Đấu thầu thiết bị: Một số chủ đầu tư không tham khảo giá thiết bị, mà lấy giá chào hàng của nhà cung cấp làm cơ sở để xem xét lựa chọn các nhà thầu tham dự đấu thầu. Đặc biệt là thiết bị nhập khẩu, có loại thiết bị nếu chủ đầu tư trực tiếp nhập khẩu thì giá nhập khẩu thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ bằng 1/2 so với giá chào hàng của đơn vị dự thầu. Tồn tại trong công tác đấu thầu, dẫn đến: Không chọn được nhà thầu có năng lực thực sự, nên chất lượng công trình không đảm bảo và giá trị trúng thầu không chính xác gây thất thoát NSNN. 2.2.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng luôn ách tắc Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng. Không giải phóng được thì dự án không thể triển khai thực hiện, cho dù vốn dự án chuẩn bị đầy đủ. Công tác này trong thời gian qua còn nhiều tồn tại như: - Hoặc nhà thầu hoặc chủ đầu tư bớt xén đơn giá đền bù cho dân vùng có dự án thi công theo quy định, dẫn đến dân không đồng tình, nên không di dời đi nơi khác; - Văn bản pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập, khó áp dụng gây thắc mắc, khiếu kiện của người bị thu hồi đất với các ban QLDA. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, đã tạo ra khung pháp lý thống nhất trong cả nước. Nhưng việc xác định đất ở của UBND các địa phương lại chưa thống nhất, như: xác định đất đã xây dựng nhà, khung giá đất ở, giá đất nông nghiệp trong cùng một khu vực còn chênh lệch quá lớn. Khung giá đã ban hành so với thời giá hiện nay có những nơi chưa điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. Việc thực hiện hệ số K của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (về hướng dẫn đền bù, thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất) còn phức tạp đối với các địa phương khác nhau. - Một số hộ dân khi biết Nhà nước có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp và đền bù cho người đang canh tác trên đất, thì lập tức diễn ra việc trồng cây cối hoa màu mang tính chất đối phó để nhận tiền đền bù nhiều hơn, như: trồng cây với mật độ dày đặc, xen kẽ, cắt tỉa cành dâm xuống đất (quất, đào...). Tình trạng đó gây thiệt hại cho NSNN và người dân có những đòi hỏi bất hợp lý, làm chậm công tác giải phóng mặt bằng. Trong khi chính quyền địa phương còn né tránh không ra tay cùng giải quyết. Giá đền bù hiện nay còn bất hợp lý so với giá thị trường bất động sản, giá cả không ổn định, giá đền bù theo các thời điểm có khác nhau, trong khi đó tiền đền bù trả cho dân lại không kịp thời, gây tâm lý so sánh suy bì. Một số người dân đã nhận tiền đền bù nhưng không chịu di chuyển mà cứ sống vật vờ tại khu vực dự án, làm khó khăn trong công tác thi công. 2.2.2.5. Tiêu cực ở hợp đồng kinh tế và giám sát nghiệm thu khối lượng hoàn thành Công tác ký kết hợp đồng kinh tế đã được các ban QLDA tuân thủ theo Pháp lệnh Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước ban hành ngày 25-9-1989; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ. Công tác giám sát nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27-6-2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong thực tế công tác ký hợp đồng kinh tế và giám sát nghiệm thu còn tiêu cực: - Chủ đầu tư ký hợp đồng với cơ quan thiết kế không ràng buộc số lượng phương án thiết kế để chủ đầu tư lựa chọn. Lợi dụng sơ hở đó tư vấn thiết kế chỉ cung cấp 1 phương án. Quá trình thực hiện thấy một số chi tiết bất hợp lý cần phải thay đổi, lúc này NSNN lại phải chi ra một khoản tiền cho việc điều chỉnh thay đổi thiết kế; - Hợp đồng xây lắp, đặc biệt là công trình chỉ định thầu không cụ thể về khối lượng, đơn giá vật liệu công trình. Trong quá trình thi công A&B cùng đề nghị bổ sung khối lượng do thiết kế tính thiếu và điều chỉnh giá theo thời điểm thi công. Như vậy là không bình đẳng với công trình đấu thầu. Chủ đầu tư biết điều đó, nhưng vẫn cố tình thực hiện để được "hưởng lợi" vì quy chế quản lý đầu tư quy định không chặt chẽ. - Một số chủ đầu tư thiếu ý thức tiết kiệm, tạo kẽ hở gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của nhà nước ở các khâu, như: nâng giá, tăng khối lượng nghiệm thu thanh toán giữa A-B; giám sát thi công không chặt chẽ, để nhà thầu thi công không đúng chủng loại vật tư, ở "dự án đê Hà Nội đã dùng xi măng Bút Sơn thay cho măng Hoàng Thạch; sử dụng sắt thép không đúng tiêu chuẩn, như công trình xây dựng cống hộp tại phường 15 quận 10, công trình cầu chui Văn Thánh 2 (Thành phố Hồ Chí Minh), chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát đã vi phạm công tác giám sát, đưa khống giá trị vật tư 1.321 triệu đồng và đã rút được 846,946 triệu đồng, nên chất lượng công trình kém gây tổn thất, lãng phí nghiêm trọng" (trang 25 Báo cáo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ). - Giám sát thi công không đúng, dẫn đến công trình kém chất lượng, gây thiệt hại người và tài sản, như bảng 2.6: Bảng 2.6: Tình hình sự cố công trình xây dựng từ năm 1997-2000 Năm Tổng số sự cố Số người chết Số người bị thương Đánh giá 1997 18 12 Không tổng hợp Dự án có vốn NSNN cao nhất 1998 17 15 28 Thiệt hại sinh mạng nặng nhất 1999 24 7 12 Nhiều công trình cũ bị hư hỏng 2000 30 8 15 Hạng mục của một số dự án nhóm A,B Nguồn: Bộ Xây dựng năm 2001. 2.2.2.6. Tiêu cực trong quản lý giá xây dựng Do đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng, nên sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất trên thị trường toàn quốc hoặc khu vực, như các sản phẩm công nghiệp. Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng, được xác định bằng phương pháp lập dự toán, theo đơn giá và định mức vật tư của nhà nước. Gía cả trên thị trường không ổ định, thì khi lập dự toán được bù chênh lệch vật tư tại thời điểm lập dự toán so với thời điểm xây dựng đơn giá XDCB của tỉnh thành phố nơi có dự án. Nhưng trong thực tế công tác này còn bộc lộ một số tồn tại, như: - Nhiều nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá, như: khoan mồi, thiết bị phòng cháy, chữa cháy...; - Một số thành phần công việc có định mức nhưng đã cũ, không phù hợp với tình hình hiện nay, như một số định mức trong công tác nội, ngoại thất (gia công, chế tạo, đồ gỗ...), định mức chi phí khác trong công tác khảo sát, thiết kế (cắm cột mốc giải phóng mặt bằng, cắm cột tuyến...), định mức trong công tác duy tu đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt, đơn giá vật tư chuyên ngành, định mức đơn giá cho công tác quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh, thành phố, vùng, khu vực... Chất lượng của các định mức và đơn giá xây dựng chưa cao còn thiếu nhiều về chủng loại và chưa thiết thực về mặt định lượng, nhất là các cơ sở để xác định tổng mức vốn đầu tư được coi như giới hạn cực đại của chi phí đầu tư trong một dự án. - Quản lý giá vật liệu hàng tháng của các tỉnh, thành phố còn nhiều tồn tại, như: thông báo giá hàng tháng, hoặc quý chưa đầy đủ các danh mục vật liệu, chưa chi tiết phẩm cấp chất lượng. Lợi dụng sơ hở này chủ đầu tư và tư vấn thiết kế chọn những vật tư không có trong thông báo giá để lập dự toán. Những vật tư không có trong thông báo giá khi lập dự toán cao hơn nhiều so với giá thị trường. Đó là khoản tiền thất thoát được hình thành ngay từ khi lập dự toán. Công tác quản lý giá hàng tháng chưa chặt chẽ, như cơ quan tài chính của các tỉnh thành phố thiếu sự phối hợp trong quá trình thông báo giá hàng tháng, còn một số mặt hàng của các tỉnh thành bất hợp lý, ví dụ như cửa gỗ lim giá của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình xác nhận cho công trình trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có giá cao hơn rất nhiều so với giá Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sở Xây dựng Cần Thơ xác nhận giá cọc bê tông cho công trình Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao 1,5 lần so với giá Sở Tài chính tỉnh Cần Thơ thông báo. Hiện tượng khá phổ biến hiện nay là cơ chế xin cho trong quản lý giá thường xảy ra. ủy ban Vật giá Chính phủ thì xác nhận giá vật tư nhập khẩu. Sở Tài chính tỉnh thành phố thì xác nhận giá cho vật tư không có trong thông báo giá. Tình trạng trên dẫn đến ngân sách thất thoát lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán. 2.2.2.7. Tiêu cực trong thanh toán vốn đầu tư Do đặc điểm sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài, nên phải thanh toán theo tuần kỳ khi có khối lượng nghiệm thu. Về nguyên tắc vốn đầu tư thanh toán cho giá trị khối lượng hoàn thành được A-B nghiệm thu và chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. Giá trị khối lượng chủ đầu tư chấp nhận và đề nghị thanh toán phải đảm bảo các thủ tục, điều kiện theo Quy chế quản lý ĐT&XD quy định. Nghiệm thu khối lượng đóng vai trò quan trọng, nó là cơ sở tính toán, xác định số vốn đề nghị thanh toán. Nhưng thực tế thời gian qua việc thanh toán vốn đầu tư còn tiêu cực: - Chấp hành chế độ nghiệm thu chưa được nghiêm túc, nhiều khối lượng xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu, chậm hoàn tất thủ tục thanh toán. Khối lượng dở dang khá lớn, gây ứ đọng vốn, trong khi các nhà thầu vẫn phải vay ngân hàng để có vốn hoạt động, nên không phát huy được hiệu quả của đồng vốn. Theo số liệu thống kê đến hết quí II/2001 giá trị khối lượng XDCB hoàn thành được thanh toán là 995,2 tỷ đồng chiếm 38,6% tổng giá trị khối lượng hoàn thành. - Nhiều nội dung công việc chưa chấp hành đúng định mức, đơn giá, có khoản tính đúng đơn giá, nhưng sai định mức, dẫn đến khối lượng hoàn thành được nghiệm thu tăng lên đáng kể so với thiết kế ban đầu, như: hệ thống Kho bạc Nhà nước đã từ chối không thanh toán năm 2000 là 399 tỷ đồng, năm 2001 là 363 tỷ đồng. - Chủ đầu tư nghiệm thu và làm thủ tục thanh toán chậm. Nhiều năm qua, một số chủ đầu tư thiếu khẩn trương đôn đốc công tác nghiệm thu khối lượng giữa A&B, cá biệt vẫn có chủ đầu tư kéo dài thời gian nghiệm thu để sách nhiễu các đơn vị thi công, hoặc dồn khối lượng vào tháng cuối năm, đặc biệt là những ngày cuối năm quá lớn. Riêng trong tháng 12/2001 giá trị khối lượng hoàn thành của các dự án gửi Kho bạc Nhà nước khoảng 9.888 tỷ đồng, trong đó từ 25-12 đến hết ngày 31-12 mỗi ngày hệ thống Kho bạc Nhà nước nhận khoảng 700 tỷ đồng giá trị khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán. - Thiếu thủ tục, điều kiện thanh toán, như: quyết định đầu tư, thiết kế, tổng dự toán, dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch đầu tư, quyết định đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế, khối lượng thực hiện được A-B nghiệm thu và bên A chấp nhận đề nghị thanh toán. Thiếu một trong các điều kiện cơ bản nêu trên thì giá trị khối lượng thực hiện không được chấp nhận thanh toán, chủ đầu tư phải bổ sung hồ sơ để làm căn cứ thanh toán. Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã loại trừ khỏi số vốn đề nghị thanh toán hàng trăm tỷ đồng/ năm. 2.2.3. Quyết toán dự án hoàn thành còn chậm Theo chế độ quy định công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư. Qua đó xác định toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư, xác định được năng lực giá trị tài sản hình thành và bàn giao cho đơn vị quản lý, sử dụng. Nhưng trong thực tế công tác quyết toán dự án hoàn thành còn tồn tại: - Quyết toán dự án hoàn thành ở các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện còn chậm, như: "đến tháng 8-2003 cả nước có 13.973 dự án đầu tư hoàn thành chưa được phê duyệt quyết toán, vốn đầu tư là 31.840 tỷ đồng. Trong đó một số địa phương, Bộ, cơ quan trung ương có nhiều dự án chậm phê duyệt quyết toán, như: "Cà Mau 1.482 dự án với số vốn thanh toán 712 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải 503 dự án số vốn thanh toán 8.249 tỷ đồng; Bộ NN&PTNT 387 dự án số vốn thanh toán 2.892 tỷ đồng" (nguồn Kho bạc Nhà nước). Còn nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2000, nhưng vẫn chưa phê duyệt quyết toán, như: dự án luồng cảng Cửa Lò giá trị đầu tư 6,125 tỷ, trụ sở làm việc của Bộ NN&PTNT giá trị đầu tư 32,4 tỷ, tỉnh Kiên Giang có 12 dự án và tỉnh Quảng Ninh có 122 dự án" (nguồn Kiểm toán Nhà nước năm 2003). - Quyết toán dự án hoàn thành do nhà thầu và ban QLDA lập chưa chính xác về khối lượng so với bản vẽ hoàn công và thực tế thi công. Ví dụ năm 2000, tổng vốn đầu tư được quyết toán trên 10.000 tỷ đồng với 875 dự án. Qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã tiết kiệm cho NSNN 118 tỷ đồng tương đương khoảng 3,61% tổng vốn đầu tư (nguồn Bộ Tài chính năm 2000). - Công tác quyết toán vốn đầu tư chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn và bảo toàn vốn cố định, như: "dự án Cảng cá Vũng Tàu giá trị đầu tư thời điểm năm 1998 là 229 tỷ đồng, đến ngày 01-01-2000 đơn vị đã kiểm kê, đánh giá lại giá trị công trình và đề nghị giao vốn cho đơn vị 72 tỷ đồng bằng 1/3 vốn đầu tư" (nguồn Bộ Tài chính). Nếu cấp có thẩm quyền chấp nhận sẽ làm thất thoát vốn của nhà nước 157 tỷ đồng. - Công tác thẩm tra báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức, đơn giá không phù hợp với chế độ nhà nước quy định trong các thời kỳ cần phải thu hồi của các nhà thầu. Nếu không thực hiện công tác quyết toán, hoặc chất lượng quyết toán thấp sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn về vốn và tài sản của Nhà nước. 2.3. Kết quả thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.3.1. Kết quả thanh tra (nguồn của Thanh tra Chính phủ) Năm 2001, thanh tra 5 dự án nghiệm thu thanh toán không đúng 12,4 tỷ đồng chiếm 16,13% giá trị khối lượng nghiệm thu của A-B tư vấn giám sát. Từ chỗ nghiệm thu sai về khối lượng chất lượng công trình dẫn đến các sự cố công trình ngày càng tăng. Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng, khối lượng thực tế thi công không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư (thực tế chỉ là nghiệm thu trên giấy tờ, nghiệm thu theo khối lượng trong dự toán đã được duyệt). Việc làm này đã làm tăng giá trị công trình không đúng chế độ, thoát ly thực tế, gây thất thoát lãng phí vốn của Nhà nước như dự án Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam 449,9 triệu đồng, dự án Trung tâm sách Việt Nam 310,7 triệu đồng; dự án Nhà hát lớn Hà Nội 12.418 triệu đồng. Thanh tra Chính phủ kiểm tra 17 dự án đầu tư xây dựng trong năm 2002 đã kết luận với tổng giá trị đầu tư 9.385 tỷ đồng, giá trị vốn được thanh tra là 6.406 tỷ đồng. Quá trình thanh tra đã phát hiện sai phạm về tài chính là 870,7 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng giá trị vốn được kiểm tra) gồm các dạng: quyết định chọn thầu cao hơn giá bỏ thầu 5.531 triệu đồng; tính đơn giá, định mức vật tư sai để hưởng chênh lệch 31.220 triệu đồng; thi công chậm làm tăng chi phí và thiếu trách nhiệm trong thanh toán gây lãng phí 264.498 triệu đồng; sai phạm về các loại thuế 7.734 triệu đồng; khấu hao tài sản không đúng quy định 387.13 triệu đồng; sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai 56.299 triệu đồng. Một số dự án được thanh tra chất lượng còn hạn chế, tính thực tiễn và thuyết phục chưa cao. Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý 130.528 triệu đồng (chiếm 2% tổng giá trị vốn được thanh tra), trong đó thu NSNN 60.088 triệu đồng, loại khỏi quyết toán công trình 52.970 triệu đồng, thu hồi trả lại cho doanh nghiệp và ban QLDA 14.412 triệu đồng. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ ngành cơ quan thuộc Chính phủ và 8 tổng công ty 91 đã kiểm tra 978 dự án thuộc quyền quản lý với tổng giá trị vốn đầu tư 11.351,53 tỷ đồng, tổng giá trị vốn được kiểm tra 10.123,81 tỷ đồng, phát hiện sai phạm về sử dụng vốn đầu tư 281,12 tỷ đồng (chiếm 2,77% tổng giá trị vốn được kiểm tra). Các Bộ ngành đã xử lý yêu cầu giảm quyết toán các công trình 34,906 tỷ đồng. Các địa phương xử lý thu ngân sách, trả lại vốn cho dự án 73,86 tỷ đồng; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật 248 người, trong đó có 18 giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, 21 trưởng phó ban QLDA, 4 chủ đầu tư, 10 trưởng phó phòng và 194 cán bộ có liên quan; đề nghị xử lý hình sự 5 vụ. Báo cáo Thanh tra ngày 17-7-2003 cho biết con số lãng phí thất thoát: cầu Bình Triệu 25,23%; cầu Nguyễn Tri Phương kéo dài 28,6%; bệnh viện đa khoa Tuy Hòa 35,96%; cấp điện Diesel cho các thôn bản chưa có điện của tỉnh Bình Định 24%; công trình đường Thanh Yên - Công Sự tỉnh Kiên Giang 58,6%. 2.3.2. Kết quả kiểm toán (nguồn của KTNN) Năm 2002 kiểm toán báo cáo quyết toán năm 2001 của 22 tỉnh thành phố, 11 Bộ và 8 dự án đầu tư xây dựng, kết quả kiểm toán về chi đầu tư XDCB đã phát hiện: chi sai chế độ thu hồi nộp NSNN 28.023,46 tỷ, giảm cấp phát ngân sách 33.737,48 tỷ đồng, chuyển quyết toán năm sau 2.086 tỷ đồng. Tổng giá trị sai phạm là 63.847,54 tỷ đồng chiếm 3,5- 4% trên tổng giá trị kiểm toán. Năm 2003 kiểm toán báo cáo quyết toán năm 2002 của 17 tỉnh thành phố, 6 Bộ và 3 dự án đầu tư xây dựng, kết quả kiểm toán đã phát hiện: thu hồi nộp NSNN do chi sai chế độ 21.351,91 tỷ đồng, giảm cấp phát ngân sách 34.582,7 tỷ đồng, chuyển quyết toán năm sau 40.512,52 tỷ đồng và các khoản giảm chi khác 8.933,92 tỷ đồng. Tổng giá trị sai phạm là 105.381 tỷ đồng chiếm 4% - 5% trên tổng giá trị kiểm toán. Phương pháp kiểm toán hiện nay chỉ mới dừng lại ở kiểm tra hồ sơ các dự án, nên khó phát hiện những sai sót. Hồ sơ pháp lý thi công của dự án thường là đầy đủ, nhưng thực tế khối lượng thi công lại khác với hồ sơ pháp lý, mặt khác công trình xây dựng nhiều khối lượng che khuất. Để kiểm toán xác định chính xác giá trị thanh toán thì phải đối chiếu hóa đơn của những cơ sở cung cấp nguyên vật liệu và công tác hạch toán kế toán của các đơn vị thi công lắp đặt thiết bị. Nhưng thực tế KTNN chưa thực hiện, đó là những tồn tại. Nên kết quả kiểm toán chưa tương xứng với tỷ lệ thất thoát mà dư luận xã hội đặt vấn đề. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là các đơn vị được kiểm toán thực hiện chưa nghiêm kết luận KTNN, như không nộp NSNN khoản tiền phải thu hồi. Vì hiện nay chưa có chế tài xử lý những người làm thất thoát vốn đầu tư và kết quả kiểm toán chưa công bố công khai. Những tồn tại đó đang là trở ngại của hoạt động kiểm toán. 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong xây dựng cơ bản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB, nhưng có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản, sau: Thứ nhất: Văn bản pháp luật còn bất cập và tình trạng chấp hành pháp luật chưa nghiêm Trong những năm gần đây nhà nước đã thay đổi bổ sung Quy chế quản lý ĐT&XD, nhìn chung các văn bản đã tương đối đầy đủ. Nhưng Quy chế quy định chưa cụ thể mức độ vi phạm và hình thức xử lý khi vi phạm, như: - Quyết định đầu tư không đúng với quy hoạch, không đúng với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước - Thẩm tra phê duyệt TKKT-TDT không khách quan, không chính xác, có sự thông đồng móc ngoặc làm cho gía trị tổng dự toán không đúng với thực tế của dự án; - Bố trí kế hoạch không phù hợp khả năng ngân sách hiện có, dàn tải, dẫn đến công trình đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nợ đọng XDCB ngày càng tăng, làm cho doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản; - Đấu thầu, chọn thầu không đúng quy định; ký kết hợp đồng kinh tế không chặt chẽ, hoặc cố tình không chặt chẽ để điều chỉnh giá trị hợp đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia -ThS.doc
  • docLUAN VAN TOM TAT.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan