Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Hoạt động chính của ngân hàng. 4

1.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại. 5

1.2.1. Phân loại theo thời gian cho vay. 5

1.2.2. Phân loại theo phương thức hoàn trả. 6

1.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. 7

1.2.4. Phân loại theo mục đích. 7

1.2.5. Phân loại theo hình thái giá trị của tín dụng. 8

1.2.6. Phân loại theo xuất sứ tín dụng. 8

1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. 8

1.3.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng. 8

1.3.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cho vay tiêu dùng. 10

1.3.2.1. Khái niệm. 10

1.3.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng: 10

1.3.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng. 12

1.3.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng. 17

1.3.4. Quy trình thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng. 18

1.3.5. Mô hình “ngân hàng bán lẻ” nhằm thực hiện cho vay tiêu dùng. 21

1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng. 23

1.3.6.1. Các nhân tố khách quan. 23

1.3.6.2. Nhân tố chủ quan. 25

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI. 29

2.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 29

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 29

2.1.2. Cơ cấu và mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 30

2.1.3. Các nghiệp vụ chính của NHNo Nam Hà Nội. 31

2.1.4. Hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong thời gian qua. 32

2.1.4.1. Nguồn vốn. 32

2.1.4.2. Dư nợ 35

2.1.4.3. Tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. 37

2.1.4.4. Những hoạt động khác hỗ trợ công tác kinh doanh. 38

2.1.4.5. Đánh giá kết quả tài chính 39

2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 41

2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 41

2.2.2. Hành lang pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. 42

2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 44

2.2.4. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội . 47

2.3. Những đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 53

2.3.1. Những kết quả về cho vay tiêu dùng mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua 53

2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. 56

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI. 59

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 59

3.1.1. Định hướng chung cho sự phát triển của ngân hàng NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 59

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng. 61

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội . 62

3.2.1. Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng nhằm thu hút khách hàng. 62

3.2.1.1. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý. 63

3.2.1.2. Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp. 64

3.2.1.3. Xúc tiến hoạt động quoảng cáo nhằm thay đổi nhận thức, tạo thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 65

3.2.2. Sử dụng mô hình “ngân hàng bán lẻ” để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng. 65

3.2.3. Xây dựng hệ thống tính điểm tự động trong khâu thẩm định của ngân hàng đối với khách hàng. 67

3.2.4. Nâng cao trình độ đào tạo cán bộ tín dụng. 67

3.2.5. Cho vay tiêu dùng thông qua người đại diện. 68

3.2.6. Mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. 70

3.2.7. Một số giải pháp khác. 71

3.3. Một số kiến nghị. 72

3.3.1. Đối với Ngân hàng Trung ương. 72

3.3.2. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam. 73

3.3.3. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 73

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 76

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế. - Chiết khấu giấy tờ có giá. - Cho vay tài trợ theo chương trình, dự án và kế hoạch của chính phủ. - Thực hiện bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh, đồng bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng. - Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống hơn 600 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới. - Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước thông qua mạng vi tính và mạng SWIFT. 2.1.4. Hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong thời gian qua. Năm 2005 là năm cuối cùng của KH 5 năm, cả nước thi đua lập thành tích chào mừng ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X. Kinh tế Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như: hạn hán, bão lụt, dịch cúm gia cầm, v.v… nhưng vẫn ổn định về chính trị và phát triển mạnh về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 8,4%. Trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương của NHNo & PTNT Việt Nam tận dụng những điểm mạnh hạn chế những khó khăn, chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã hoạt động có hiệu quả và từng bước phát triển. Đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2004, 2005. Trong năm 2005, chi nhánh đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch của NHTW giao, duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao, cụ thể ở các mặt sau: 2.1.4.1. Nguồn vốn. Năm 2005 là năm thay đổi về cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT, đồng thời đây cũng là năm huy động vốn khó khăn của các tổ chức kinh tế lớn. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh có nhiều biến động: 6 tháng đầu năm nguồn vốn chưa đạt mức chỉ tiêu, nhưng cho đến cuối năm tổng nguồn vốn đã tăng trưởng nhanh chóng đạt 4.439 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch là 339 tỷ đồng, vươn lên vị trí thứ 8 các NHNo có nguồn vốn cao nhất của hệ thống. Đặc biệt mức vốn huy động bình quân 1 cán bộ đã đạt gần 37 tỷ đồng/người, được xếp vào 1 trong 5 đơn vị NHNo có số bình quân trên đầu cán bộ hàng đầu của hệ thống. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 32% so với mức tăng chung của toàn ngành 20,2%. Nếu không tính 431 tỷ vốn huy động hộ TW được chuyển vào nguồn vốn địa phương thì tốc độ tăng trưởng cũng đạt hơn 17%. Đây là mức tăng trưởng cao vì chi nhánh cón giảm được 672 tỷ nguồn vốn của TCTD. So với kế hoạch giao, tổng nguồn vốn đã vượt 339 tỷ đồng, tăng 8,2 %. Đây là một cố gắng lớn của chi nhánh trong điều kiện nguồn vốn của các chi nhánh NHNo lớn trên địa bàn Hà Nội bị giảm sút hoặc tăng trưởng chậm lại. Cơ cấu nguồn vốn. *Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Cơ cấu (%) Tăng giảm % so với 2004 % so với KH Tổng nguồn vốn 3.784 4.439 100 655 NV nội tệ 3.062 3.600 81,10 538 17,6 7 NV ngoại tệ 722 839 18,9 117 16,2 15 ( Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2004, 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) So với thời điểm năm 2004 thì cả nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ đều tăng, trong đó nguồn vốn ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nội tệ là một sự cố gắng vượt bậc của chi nhánh trong những điều kiện khó khăn của năm 2005. * Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian huy động. (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Cơ cấu (%) Tăng giảm % so với 2004 % so với KH Tổng nguồn vốn 3.784 4.439 100 655 TG không kỳ hạn 720 906 20,40 186 26 TG kỳ hạn< 12t 1.445 1.891 42,60 446 31 TG kỳ hạn > 12t 1.619 1.642 37 23 1,5 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2004, 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn ở tất cả các kỳ hạn đều tăng, trong đó nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng nhanh hơn cả. * Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn huy động. (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Cơ cấu (%) Tăng giảm % so với 2004 % so với KH Tổng NV 3.784 4.439 100 655 TG dân cư 1.121 1.389 31,29 268 24 TG TCKT,TCXH 1.439 2.498 56,27 1.059 73 TG TCTD 1.224 552 12,44 (672) ( Nguồn: Báo cáo KQKD Năm 2004, 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Nhận xét: - TG dân cư: 1389 tỷ đồng, trong đó ngoại tệ qui đổi: 380 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% trong tổng nguồn vốn. So với năm 2004, nguồn vốn dân cư tăng 701 tỷ đồng. Thực chất nguồn vốn dân cư năm 2005 chỉ tăng 268 tỷ, do mục phát hành giấy tờ có giá huy động hộ TW là 433 tỷ chuyển đổi theo cơ chế điều hành mới. - TG Tổ chức kinh tế, Tổ chức xã hội đạt 2.498 tỷ, trong đó ngoại tệ quy đổi 240 tỷ. Đây là nguồn vốn tăng nhiều nhất trong năm (1.059 tỷ), tốc độ tăng 73%. Nguồn vốn này là kết quả việc tăng cường huy động vốn của các tổ chức, các đơn vị có nguồn vốn lớn như: Quỹ hỗ trợ, Bảo Hiểm XH Việt Nam, Khối Bưu chính Viễn Thông và các dự án đầu tư vốn nước ngoài. Nguồn vốn này tăng nhanh ở cuối năm và tương đối rẻ, tuy nhiên không ổn định. - Tiền gửi, tiền vay của các TCTD: 552 tỷ chiếm tỷ trọng 12,44% tổng nguồn vốn. So với năm 2004 nguồn vốn này đã giảm đi 672 tỷ. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn trong 5 năm của chi nhánh (Đơn vị: tỷ đồng) Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 - NV dân cư 88 436 886 689 1.389 + Tỷ trọng (%) 14 38 35 21 31 -Nguồn vốn TCKT, TCXH 100 536 1.112 1.440 2.497 + Tỷ trọng (%) 16 50 43 35 56 - Nguồn vốn TCTD 447 139 550 1.224 552 +Tỷ trọng (%) 70 12 22 54 13 Tổng NV tại địa phương 635 1.138 2.550 3.353 4.439 Trong đó: ngoại tệ quy đổi 73 288 445 686 838 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Nhận xét: - Mặc dù trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân một năm là 174%, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn của Đề án phát triển kinh doanh của NHNo & PTNT VN trên địa bàn đô thị loại I (2002 – 2005). - Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, TG TCTD giảm còn 13% , tiền gửi dân cư tăng lên đến 31%. 2.1.4.2. Dư nợ Công tác cho vay trong năm 2005 gặp nhiều khó khăn. Đầu năm nguồn vốn không tăng nên không có vốn để cho vay, nhất là nguồn vốn ngoại tệ, tiến độ thi công các dự án cho vay trung và dài hạn bị chậm, ngoài ra có sự thay đổi về cách thức phân loại nợ… Mặc dù vậy đến 31/12/2005 chi nhánh đã hoàn thành vượt mức KH giao ban đầu 6,6%, tăng 246 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 28%. Như vậy, so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành 13,3% thì mức tăng trưởng như trên là khá cao. Trong đó dư nợ ngoại tệ là 576 tỷ tăng 40 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 6,9%, như vậy dư nợ của Chi nhánh tăng chủ yếu trong năm qua là dư nợ nội tệ. Cơ cấu dư nợ theo như bảng sau: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Cơ cấu (%) Tăng giảm % so 2004 % so KH I. Tổng dư nợ 1.571 1.362 100 (209) 1.Dư nợ tại ĐF 874 1119 82,15 245 28 2. Dư nợ tại TW 697 243 17,85 (454) I.1. Phân theo thời gian 874 1119 100 - Ngắn hạn 581 805 72 224 38 - Trung, dài hạn 293 314 28 21 7 (44%) I.2 Phân theo TPKT 874 1119 100 - DNNN 672 876 78 204 30 - DN ngoài QD 152 182 16 30 20 - HTX, hộ GĐ 50 61 6 9 18 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2004, 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Nhận xét: * Phân tích dư nợ theo thời gian cho vay: - Dư nợ ngắn hạn là 805 tỷ, tăng 224 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 38%. Đến năm 2005, dư nợ ngắn hạn vẫn là dư nợ chủ yếu của chi nhánh chiếm tỷ trọng 72%. - Dư nợ trung và dài hạn: 314 tỷ tăng 21 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 7%. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh mới đạt 28% còn thấp hơn so với mức bình quân chung của toàn hệ thống và thấp hơn mức KH cho phép (44%). Trong năm tới khi các Dự án đầu tư trung và dài hạn giải ngân thì khả năng tỷ trọng loại cho vay này của chi nhánh sẽ tăng dần lên. * Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế.: - Doanh nghiệp Nhà nước: 876 tỷ tăng 204 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 30%, chiếm tỷ trọng 78% so với tổng dư nợ tại địa phương. - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 182 tỷ, tăng 30 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 20%. Tuy nhiên dư nợ thành phần này mới chiếm tỷ trọng 16% dư nợ tại địa phương. - HTX và hộ gia đình cá thể: 61 tỷ, chiếm tỷ trọng 6 % dư nợ tại địa phương. * Tình hình nợ xấu: + Trong năm 2004 đã phát sinh một số khoản nợ xấu của một số đơn vị lớn như: Công ty TNHH Tự Cường 4 tỷ, Công ty Điện tử Công nghiệp 11 tỷ, Công ty Cavico 9 tỷ,… nhưng đến 31/11/2005 đã giải quyết thu nợ xong các khoản trên. + Tổng nợ xấu cuối năm của chi nhánh là 535 triệu, chiếm tỷ lệ 0,05% dư nợ của địa phương và giảm được 0,01% so với năm 2004, còn 333 triệu đồng nợ nhóm 5. + Khả năng rủi ro tiềm tàng: cho đến nay chi nhánh cũng chưa phát hiện thêm khoản cho vay nào có khả năng xảy ra nợ xấu tiếp theo. * Tình hình tăng trưởng dư nợ qua 5 năm: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 - Dư nợ tại địa phương 160 473 610 873 1119 Trong đó dư nợ ngoại tệ 42 190 349 536 576 + Dư nợ ngắn hạn 157 267 398 581 805 Tỷ trọng (%) 98 56 65 67 72 + Dư nợ trung và dài hạn 3 212 212 293 314 Tỷ trọng (%) 2 44 35 33 28 - Nợ xấu 0 0 2,3 0,545 0,535 Tỷ lệ (%) 0 0 0,37 0,06 0,05 - Trích DPRR 0 0 0 1,485 7,256 (Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh Nam Hà Nội 5 năm vừa qua) Nhận xét: - Dư nợ tại địa phương năm 2005 của chi nhánh tăng 7 lần so với năm 2001, bình quân mỗi năm tăng 1,74 lần trong đó tốc độ tăng năm 2005 là 28% cao hơn mức tăng chung của hệ thống nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của nguồn vốn. - Nợ xấu luôn giữ ở mức thấp 0,05% so với tỷ lệ chung của hệ thống 2,3% (địa bàn Hà Nội 3,3%). 2.1.4.3. Tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. * Tình hình Thanh toán Quốc tế và kinh doanh ngoại hối: Tình hình tín dụng đầu năm 2005 không mở rộng được nên ảnh hưởng phần nào ảnh hưởng đến công tác TTQT, tuy nhiên doanh số hoạt động của bộ phận TTQT vẫn tiếp tục tăng trưởng, phục vụ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của chi nhánh, thu phí dịch vụ vẫn tiếp tục tăng lên. Chỉ tiêu 2004 2005 +/- % Doanh số TTQT (tr USD) 111 117 6 5,40 Doanh số mua bán ngoại tệ (tr USD) 168 199 31 18,45 Thu phí dịch vụ (nghìn USD) 144 187 43 29,86 (Nguồn: Báo cáo KQKD Năm 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) * Dịch vụ phát hành thẻ và máy ATM: Năm 2005 là năm đầu tiên chi nhánh có triển khai máy ATM, hiện nay chi nhánh đã có 8 máy, đã phát hành 8.043 thẻ với số dư hơn 7 tỷ đồng. * Chi nhánh đã tổ chức ký kết hợp đồng làm NH đầu mối thanh toán cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện – Tổng công ty bưu chính Viễn Thông, hợp đồng bắt đầu được triển khai không chỉ góp phần tăng nguồn vốn, thu phí dịch vụ cho chinh nhánh mà còn đem lại hiệu quả cho các chi nhánh NHNo trong toàn hệ thống. * Chi nhánh tiếp tục triển khai các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện, Kho bạc Thanh Xuân, giao dịch nhận chứng từ tại chỗ cho qũy hỗ trợ TW, kho bạc, Công ty cổ phần Phát triển nhà số 2,… Đây là các dịch vụ tuy chưa thu được phí dịch vụ cao nhưng đã hộ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là các công tác khơi tăng thêm nguồn vốn và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín thương hiệu của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1.4.4. Những hoạt động khác hỗ trợ công tác kinh doanh. * Hoạt động phát triển màng lưới: Năm 2005 Chi nhánh mở thêm được 3 phòng giao dịch mới (có 2 phòng trực thuộc Chi nhánh cấp 2). Các phòng giao dịch tuy mới được mở nhưng bước đầu đều kinh doanh có hiệu quả, phòng GD số 9 cho đến nay mới hoạt động được 5 tháng nhưng đã có nguồn vốn 35 tỷ đồng. * Công tác Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ. Năm 2005, ngoài việc thực hiện kiểm tra theo đề cương TW như đề cương số 4883 về kiểm tra công tác tín dụng và đề cương số 90 về kiểm tra công tác quyết toán, chi nhánh đã tự kiểm tra tất cả các mặt nghiệp vụ với tổng số cuộc kiểm tra là 41 cuộc trong đó có 1 cuộc kiểm tra về chỉ đạo điều hành, 31 cuộc kiểm tra tín dụng, 5 cuộc kiểm tra kế toán và 4 cuộc kiểm tra TTQT. * Công tác Tổ chức – Cán bộ và đào tạo. Trong năm 2005, chi nhánh vẫn tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ công nhiên viên trong chi nhánh. Đến 31/12/2005, toàn chi nhánh có 130 cán bộ nhân viên. Bên cạnh những cán bộ nhân viên có kinh nghiệm là hàng loạt những cán bộ có trình độ được tuyển chọn về. Trong số 130 cán bộ có tới 94 người có bằng đại học, 9 người trên đại học, đây là nguồn lực quý cho hoạt động của ngân hàng. * Năm 2005 chi nhánh vẫn tiếp tục phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị để hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh. Phải đánh giá rằng công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên của chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào những thành tích trong năm qua. 2.1.4.5. Đánh giá kết quả tài chính Những chỉ tiêu chính về tài chính: (Đơn vị: Tr đồng) Chỉ tiêu 2004 KH TH 2005 +/- so 2004 % so KH + Tổng thu 208.150 332.929 124.779 - Thu lãi 201.775 324.481 122.706 - Thu dịch vụ 6.375 8.448 2.073 + Tổng chi 164.255 274.485 110.230 - Chi trả lãi 147.426 243.902 96.546 - Thu trả phí 1.016 859 157 - Chi khác 14.157 29.721 15.564 + Chênh lệch 43.895 44.918 58.444 14.549 122% + Hệ số tiền lương 2,48 1,35 2,41 (0,07) 178% + Chênh lệch lãi suất 0,307 0,40 0,354 0,047 0,89% (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Nhận xét: - Tổng thu đạt 333 tỷ đồng tăng thêm 125 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 60%. Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh vẫn là thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng 98% nguồn thu. Trong đó thu phí điều vốn từ trụ sở chính là 232 tỷ, chiếm tỷ trọng 70% tổng thu của chi nhánh. Đây là 1 yếu tố chính ảnh hưởng lãi suất bình quân đầu ra của chi nhánh khó có khả năng cao lên được. - Tổng chi năm 2005 (chưa có lương) là: 274 tỷ đồng, tăng 110 tỷ đồng so với năm trước, thấp hơn mức tăng thu 14 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 68%. Chi phí chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay vốn: 244 tỷ, chiếm tỷ trọng 89% tổng chi. - Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa lương) năm 2005 là 58 tỷ đồng tăng 14,5 tỷ so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 33%. Đây là mức tăng thu khá cao so với mức giao bình quân mỗi năm tăng trưởng thêm 10% của NHNo Việt Nam, đặc biệu trong điều kiện năm 2005 có nhiều khoản chi tăng theo chế độ mới. So KH giao ban đầu tăng 13,5 tỷ vượt 22%. Bình quân 1 cán bộ đã làm ra 487 triệu đồng quỹ thu nhập, tăng 61 triệu đồng so với mức bình quân năm 2004. - Về việc thực hiện chính sách lãi suất: + Lãi suất đầu vào: Chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạt và kịp thời các chế độ lãi suất trên nguyên tắc tôn trọng các kỳ hạn lãi suất quy định của Hiệp hội Ngân hàng từng thời kỳ và vận dụng linh hoạt các mức kỳ hạn lãi suất huy động khác tương tự như lãi suất của các Ngân hàng thương mại Quốc doanh. + Lãi suất đầu ra: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy định lãi suất đầu ra của TSC. Nói chung mặt bằng lãi suất năm 2005 của chi nhánh được giữ ở mức cao hơn năm 2004. + Tuy nhiên do hơn 2/3 nguồn vốn của chi nhánh là gửi tại TSC, năm 2005 lại phải tính thêm khoản dự trữ thanh toán, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh, cùng với cơ cấu dư nợ của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngoại tệ,… nên dù đã có nhiều giải pháp để phấn đấu đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào theo quy định, nhưng mức chênh lệch vẫn chưa đạt mức 0,4%. + Hệ số tiền lương năm 2005 đạt mức 2,41, tuy có giảm so với năm 2004 0,06 lần nhưng so với quy định chi nhánh vẫn vượt 1,06 lần, và đặc biệt năm 2005 là năm đầu tiên trong cả năm 5 năm qua chi nhánh đạt mức thưởng trên 3 tháng lương. - Tình hình tài chính 5 năm qua: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Quỹ thu nhập (946A) - 617 6.604 34.071 43.895 54.605 Hệ số tiền lương 0 1.43 2.24 2.48 2.41 Chi tiền ngoài giờ 0 180 509 774 1.100 Quỹ khen thưởng 0 24 104 122 197 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2005 NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Như vậy, chỉ mất thời gian gần 1 năm đầu thành lập, chi nhánh bị âm quỹ thu nhập. Từ năm 2002 đến nay tình hình tài chính của chi nhánh ngày một vững mạnh. 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Có thể nói, trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao trong khu vực Đông Nam á. Trong 5 năm qua, GDP đạt bình quân 7,4%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện mạnh mẽ. Dân số 82 triệu người là điều kiện vô cùng thuận lợi, là thị trường “khổng lồ” cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của tập đoàn AC Nielsen (thời báo Sài Gòn số 31 ngày 28/07/2005) thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng/1 tháng ở khu vực thành thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 lên 63% vào năm 2005, đồng thời mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo. Như vậy, có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thấy được thị trường khách hàng cá nhân là một thị trường đầy tiềm năng, thời gian vừa qua các ngân hàng thương mại đã tập trung nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của nhóm khách hàng này và đưa ra nhiều biện pháp để thu hút khách hàng đến với ngân hàng mình. Trước mắt, dựa vào nhu cầu hiện tại của người dân nên các ngân hàng thường tập trung vào các hình thức cho vay tiêu dùng như: cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở; cho vay qua thẻ; cho vay mua xe máy, ô tô; cho vay hỗ trợ du học. Trong đó, cho vay mua, sửa chữa nhà ở là hình thức phổ biến và được nhiều ngân hàng thực hiện như: NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (techcombank),v.v…Một hình thức cho vay tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên đó là cho vay mua ô tô và cũng được nhiều ngân hàng thương mại triển khai như: hình thức cho vay mua ô tô trả góp của ngân hàng Đông Nam á (Seabank), ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (eximbank), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),v.v…Ngoài ra, xét thấy nhu cầu cho con đi du học ở nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng nên các ngân hàng ngày mở rộng hình thức hỗ trợ du học để đa dạng hoá hình thức cho vay, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: ngân hàng eximbank có sản phẩm dịch vụ hỗ trợ du học trọn gói, ngân hàng Seabank cho vay du học,v.v… Như vậy, có thể thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chú trọng hơn tới việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức cho vay tiêu dùng. 2.2.2. Hành lang pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ và được công nhận như một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình vì cho rằng rủi ro rất cao. Tuy nhiên, sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải hướng tới đối tượng khách hàng là người tiêu dùng và coi đây như thị trường tiềm năng. Cho vay tiêu dùng đã được các Ngân hàng thương mại trên thế giới triển khai và phát triển từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam thì hình thức cho vay này mới được triển khai từ những năm 1993-1994 và tập trung nhiều vào hình thức cho vay trả góp. Trước đây, cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại là “thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng” (gọi tắt là thể lệ cho vay tiêu dùng) ban hành kèm theo Quyết định 18- QĐ/NH5 ngày 16/2/1994 của Thống đốc NHNN. Theo đó, một trong những điều kiện vay vốn là: “Cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức có cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho TCTD, nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi”. Tuy nhiên, kể từ khi Luật các TCTD bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 quy định “Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng thực hiện theo quy định của Chính phủ”, cũng như QĐ 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc NHNN ban hành “quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng” quy định các TCTD phải “thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của NHNN”, thì các ngân hàng bắt đầu “lúng túng” và đề nghị NHNN cho ý kiến về vấn đề này, bởi vì Quyết định 324 đã thay thế toàn bộ các Quyết định ban hành thể lệ cho vay trước đây (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản…) và tất nhiên là nó thay thế luôn thể lệ cho vay tiêu dùng. Trước tháng 12/1999, một số tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà Nước cho phép thực hiện cho vay đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ vay từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập thường xuyên khác. Đây là một hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Điều 52 của Luật các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm nói trên, Chính phủ chưa có quy định cụ thể về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nên việc thực hiện theo Quy chế cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành thưo Quyết định số 217/QĐ - NH1 ngày 17/08/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vì vậy việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chưa có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Xét thấy nhu cầu vay vốn này là hợp lý và phù hợp với chủ trương kích cầu mở rộng cho vay tiêu dùng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã trao đổi ý kiến với một số cơ quan quản lý Nhà nước và Tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động, nhằm tạo sự nhất trí trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thực hiện. Ngày 03/12/1999 NHNN đã có công văn 938/CV-CSTT3 về việc “cho vay phục vụ đời sống bảo đảm an toàn vốn của tổ chức tín dụng bằng biện pháp thu nợ trừ lương, trợ cấp của cán bộ công nhân viên”, đề nghị các TCTD trước mắt chưa thực hiện việc cho vay đảm bảo bằng tiền lương hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nhưng có sự thỏa thuận với người lao động và đơn vị quản lý thu nhập của người lao động về việc khấu trừ từ tiền lương, trợ cấp để thu nợ. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của TCTD, cho phép TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo. Trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam có Quyết định 300/QĐ - HĐQT- TD ngày 24/09/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam quy định việc thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo & PTNT đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Như vậy, hành lang pháp lý về cho vay tiêu dùng đã được Ngân hàng Nhà nước ngày càng hoàn thiện và đã được thông thoáng hơn, tuy rằng vẫn còn một số hạn chế. 2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội, cho vay tiêu dùng đã được triển khai và ngày càng mở rộng thêm nhiều hình thức phong phú như: cho vay sửa chữa, mua nhà ở, mua đất xây nhà, mua ô tô, xe máy, cho vay khám chữa bệnh, du học, cho vay sinh viên, xuất khẩu lao động, cho vay nhu cầu đời sống khác. Tuy nhiên, do chi nhánh mới đi vào hoạt động được 5 năm nên mới chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay sửa chữa, mua sắm nhà ở, cho vay mua ô tô, xe máy, cho vay nhu cầu đời sống khác. Có thể chia ra làm hai loại cho vay tiêu dùng chính là: Cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp và cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp. * Cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp: Hình thức cho vay này chủ yếu áp dụng đối với những cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (thuộc sở hữu của Nhà Nước hoặc có cổ phần của Nhà Nước), tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, tại các đơn vị an ninh quốc phòng và các cán bộ thuộc các tổ chức khác do phòng tín dụng xem xét cho vay và tự chịu trách nhiệm. Hầu hết các khoản cho vay dành cho cá nhân được bắt đầu bằng việc khách hàng xin vay vốn. Họ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cấn thiết vào đơn xin vay. Nếu một khách hàng muốn vay từ ngân hàng, anh ta phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu. Cuộc trò chuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất quan trọng bởi vì qua đó cán bộ tín dụng có điều kiện để nhận biết được tính cách cà mục đích xin vay của khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra sự không trung thực của khách hàng đối với nhu cầu xin vay thì có nhiều khả năng đơn xin vay của khách hàng sẽ bị từ chối. Còn nếu như cán bộ tín dụng xét thấy mục đích vay vốn của khách hàng là hoàn toàn phù hợp và thiết yếu, khách hàng có nguồn thu nhập tương đối ổn định và có khả năng trả nợ thì cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng làm một bộ hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: - Giấy đề nghị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng trả góp. - Giấy tờ chứng minh mức thu nhập, việc làm. - Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay (bản chính). Thủ tục vay vốn bao gồm: - Tiếp nhận hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn từ cán bộ tín dụng, khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin và hoàn thiện các giấy tờ cần thiết. Sau đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29465.doc
Tài liệu liên quan