Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 3

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ 3

1. Quan niệm về làng nghề 3

2. Tiêu chuẩn làng nghề 4

3. Phân loại làng nghề 5

4. Sự cần thiết của việc phát triển các làng nghề 6

II. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ 8

1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 8

2. Quy trình tín dụng của ngân hàng 9

3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển làng nghề 10

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề 12

5. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các ngành nghề nhỏ của một số nước 18

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 22

I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 22

1. Quá trình xây dựng và trưởng thành 22

2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương Hà Tây 23

3. Những đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây 24

4. Các kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHCT Hà Tây 29

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 32

1. Đặc điểm của các làng nghề ở Hà Tây 32

2. Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây 36

3. Nợ quá hạn 44

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 45

1. Thành tựu và nguyên nhân 45

2. Những hạn chế và nguyên nhân 48

CHƯƠNG III 55

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ 55

TẠI NHCT HÀ TÂY 55

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH 55

II. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 56

1. Các giải pháp trực tiếp 56

2. Các giải pháp gián tiếp 65

III. KIẾN NGHỊ 68

1. Kiến nghị với Nhà nước 68

2. Kiến nghị với UBND tỉnh 71

3. Kiến nghị với NHCT Hà Tây 72

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

MỤC LỤC 75

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, Ngân hàng đã tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là công tác cho vay đối với các làng nghề với phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, thủ tục vay vốn đã được cải tiến gọn nhẹ đồng thời Ngân hàng cử các tổ nhóm tín dụng lưu động tiếp cận khách hàng tại các làng nghề. Do vậy, dư nợ cho vay tại các làng nghề truyền thống của tỉnh đạt trên 30 tỷ đồng, chủ yếu là ở các địa bàn Hoài Đức, Hà Đông, Đan Phượng với các ngành nghề chính là: sản xuất quần áo len, dệt vải, làm bánh kẹo, chế biến gỗ, chế biến nông sản, du lịch, vận tải, sản xuất mây tre đan, đồ nhựa dân dụng... II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 1. Đặc điểm của các làng nghề ở Hà Tây Hà Tây từ lâu đã được coi là “đất trăm nghề ”, làng nào trong tỉnh cũng có người làm nghề thủ công, có làng ít, có làng hầu hết các hộ đều tham gia. Những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp thì vô cùng đa dạng, từ những dụng cụ quen thuộc hàng ngày với bà con nông dân như chiêc nong, nia, cày, bừa, nón lá... cho đến những mặt hàng cao cấp như lụa tơ tằm, gỗ chạm khắc, khảm trai, hàng thêu ren... đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Từ khi tỉnh có chủ trương khôi phục phát triển nghề thủ công, nhân cấy nghề mới thì số lượng làng nghề trong tỉnh tăng lên khá mạnh. Toàn tỉnh có 972 làng có nghề, chiếm 66,6% tổng số làng trong cả tỉnh, trong đó có 120 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh. Có những huyện phát triển được khá nhiều làng nghề: Phú Xuyên (23 làng), Thường Tín (24 làng), Thanh Oai (20 làng), Hoài Đức (10 làng)... Các làng nghề phần lớn là những làng có nghề cổ truyền được khôi phục, duy trì. Một số làng nghề thủ công truyền thống trước đây do những khó khăn trở ngại của thời bao cấp đã mai một như: dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, cỏ tế... gắn với những dịa danh một thời nổi tiếng như: lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, tre đan Ninh Sở, nón Chuông, sơn mài Ngọ Hạ, rèn Đa Sỹ cùng hàng trăm làng nghề khác nay được phục hồi và phát triển. Bên cạnh việc khôi phục và duy trì làng nghề truyền thống, các huyện thị trong tỉnh còn chú trọng công tác truyền nghề, nhân cấy nghề mới, đặc biệt là đưa nghề vào các làng thuần nông và một số xã xa đô thị phát triển theo phương châm: ban đầu là làng có nghề, sau là làng nghề. Những nghề mới phát triển mạnh như: sản xuất đồ mộc cao cấp ở Vạn Điểm (Thường Tín), Chàng Sơn, Hữu Bằng (Thạch Thất), tăm hương (Ứng Hoà), may (Phúc Thọ)... và đặc biệt là nghề chế biến lương thực thực phẩm phát triển rất mạnh ở Hoài Đức. Cùng với sự tăng lên về số lượng, các làng nghề cũng mở rộng cả về quy mô sản xuất. Các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, tổ hợp sản xuất cùng với kinh tế hộ gia đình phát triển khá nhanh. Đến nay, trong tỉnh đã có hơn 80 công ty trách nhiệm hữu hạn, 35 doanh nghiệp tư nhân, 6 hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, 100 tổ sản xuất và hơn 150.000 hộ gia đình tham gia làm nghề. Nhờ đó, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa công nghệ sản xuất theo mẫu mã mới được đẩy mạnh, góp phần phát triển các làng nghề. Có thể nói phát triển các làng nghề là một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh Hà Tây. Năm 2000, giá trị sản xuất của 120 làng nghề đã đạt tới 1045 tỷ đồng, trong đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 653,6 tỷ đồng, chiếm 62,5%, gấp 2,5 lần sản xuất nông nghiệp. Những ngành hàng phát triển nhất phải kể đến như: thủ công - mỹ nghệ, mây - tre đan, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm. Thu nhập bình quân 1 lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2000 đạt 4 triệu đồng / năm, gấp 2,5 lần so với lao động làm nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm làng nghề là thị trường trong nước. Với vị trí thuận lợi liền kề với thủ đô nên Hà Nội trở thành thị trường lớn nhất cho các sản phẩm như đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ dân dụng, gỗ công trình, các sản phẩm dệt may, thêu ren, hàng thủ công mỹ nghệ... Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lạng Sơn và một số tỉnh, thành phố khác cũng là những thị trường tiêu thụ đáng kể các sản phẩm của làng nghề Hà Tây. Ngoài việc tiêu thụ ở thị trường trong nước, các sản phẩm làng nghề của tỉnh còn vươn ra được thị trường quốc tế. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các sản phẩm dệt may, giả da, sơn mài, mây tre đan... rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của làng nghề Hà Tây đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Âu và thị trường Bắc Mỹ. Năm 2000, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh (trong đó chủ yếu là các làng nghề) đạt 198 tỷ đồng. Các huyện có doanh số xuất khẩu lớn là Hoài Đức, Thường Tín, Chương Mỹ, Phú Xuyên. Riêng sản phẩm lụa Vạn Phúc chưa xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu là bán cho các thương nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó từ đây mới xuất khẩu đi các nước. Tuy nhiên hiện tại một số sản phẩm tiêu thụ còn chậm như hàng khảm trai, sơn mài, nha, tinh bột sắn... do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Nhìn chung các làng nghề hiện nay vẫm phải tự tìm lấy nơi tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ sản xuất phải qua trung gian mới bán được hàng đã làm giảm thu nhập và hạn chế tính chủ động về thị trường. Chính vì vậy mà các làng nghề cần tìm ra được các giải pháp để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh sự nỗ lực, các làng nghề còn cần có sự giúp đỡ của Nhà nước trong khâu xúc tiến thương mại và tổ chức thị trường tiêu thụ. Đơn vị sản xuất ở các làng nghề đa số là các hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ chủ yếu vẫn là thủ công, tình trạng phổ biến là các hộ sử dụng ngay diện tích ở để làm nơi sản xuất. Đa số các hộ sử dụng các loại công cụ truyền thống hoặc cải thiện một phần. Song hiện nay ở một số làng và một số ngành nghề, từng công đoạn đã được cơ khí hoá, có làng đã mua sắm nhiều máy móc chuyên dùng, đi vào chuyên môn hoá như: sản xuất nguyên liệu từ phế liệu ở Phùng Xá, sản xuất nha ở Minh Dương, mộc Chàng Sơn, công nghệ một số làng bước đầu đã có sự đổi mới. Các máy móc, công nghệ hiện đại đã làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này đã khẳng định việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc ở các làng nghề là rất cần thiết. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho các làng nghề hiện nay là tình trạng sử dụng hoá chất và một số nguyên liệu trong quá trình sản xuất đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ nhựa, vật liệu xây dựng: nhuộm vải ở Vạn Phúc, La Phù; chế biến lương thực, thực phẩm Dương Nội, Dương Liễu... Do đó, để có thể phát triển một cách ổn định và bền vững thì các làng nghề phải nhanh chóng khắc phục được tình trạng này. Nguyên liệu các làng nghề sử dụng chủ yếu được khai thác ngay tại địa phương và trong nước, hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên nhưng việc tổ chức, khai thác, cung ứng một số nguyên liệu chưa tốt (như gỗ, song mây) nên các hộ, cơ sở ngành nghề phải mua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí từ nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc sơ chế nguyên liệu thường do các hộ, cơ sở tự làm với kỹ thuật thủ công hoặc các loại máy móc thiết bị còn lạc hậu. Do đó, các làng nghề chưa thực hiện được việc tiêu chuẩn hoá chất lượng nguyên liệu, chưa chủ động được chất lượng sản phẩm. Các làng nghề phát triển đã thu hút một số lượng lao động lớn trong và ngoài tỉnh. Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề lên tới 161,2 ngàn người. Những làng nghề truyền thống lâu đời hiện có nhiều nghệ nhân, thợ cả, thợ tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm, có khả năng làm ra những sản phẩm tinh xảo, đặc sắc. Đây là điều hết sức quan trọng vì chính đội ngũ lao động này sẽ góp phần tạo nên nét độc đáo và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của làng nghề. Tuy nhiên, do trình độ học vấn còn thấp, đa số không qua đào tạo cơ bản lại thiếu kiến thức quản lý kinh doanh và thông tin thị trường nên nhiều chủ cơ sở, nhiều hộ chưa dám đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn thì nhiều nhưng chưa dám tiếp cận vay vốn ngân hàng. Vốn là yếu tố quan trọng cho các làng nghề hoạt động trong cơ chế thị trường. Năm 2000, vốn sản xuất của 120 làng nghề là 458 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 297 tỷ đồng, chiếm 65%, vốn lưu động 160,3 tỷ đồng, chiếm 35%. Các nghề khác nhau thì vốn đầu tư và nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Có những nghề quy mô vốn tối thiểu là 30 triệu đồng và để tạo được một chỗ làm việc cần mất tới 5 triệu đồng. Nhưng cũng có những làng nghề quy mô vốn tối thiểu cho một cơ sở sản xuất chỉ cần khoảng 1 triệu đồng, để tạo một chỗ làm việc mới chỉ cần 200 - 250 nghìn đồng. Đó là những nghề chủ yếu là lao động thủ công, nhu cầu vốn để mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu không nhiều, quy trình sản xuất chủ yếu là một cá nhân làm hầu hết các khâu, như nghề đan lát mây tre, nghề làm nón... Vốn sản xuất ở các làng nghề được hình thành từ hai nguồn là vốn tự có và vốn vay. Vốn vay bao gồm vốn vay của bạn bè, người thân, vốn vay ngân hàng, vay các quỹ tín dụng, vay từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức. Trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu nhưng quy mô lại nhỏ bé nên làng nghề gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Do đó nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đòi hỏi ngày càng lớn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để sản xuất, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hoặc dùng để mua nguyên vật liệu... Tuy nhiên trên thực tế, tỷ trọng vốn đi vay và được vay rất thấp trong cơ cấu vốn của các làng nghề. Trong thời gian tới, để các làng nghề phát triển được thì cần phải tăng lượng vốn cung ứng từ ngân hàng và các chương trình, nâng cao tỷ trọng hộ và cơ sở được vay trên tổng số hộ và cơ sở đi vay. 2. Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây Với nhận thức sâu sắc: Khôi phục, duy trì, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới là một trong các giải pháp quan trọng để khai thác và phát huy nhân tố nội lực tiềm ẩn ở nông thôn; trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, trong đó đặc biệt quan tâm đến phát triển các làng nghề. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới là một trong những nội dung của công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”. Nhận rõ những lợi thế của mình trong việc thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Tây đã nhanh chóng đưa chủ trương đó thành hiện thực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VIII đã đề ra một trong những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là: “Tích cực chỉ đạo, nhân rộng thêm làng nghề, tạo thêm nghề mới, hướng vào chế biến nông - lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng thủ công xuất khẩu...”. Nắm bắt được tình hình đó, NHCT Hà Tây đã dành những khoản tín dụng lớn cho đầu tư phát triển các làng nghề. Trong những năm qua, NHCT Hà Tây đã cho vay làng nghề hàng trăm tỷ đồng và là một trong những ngân hàng đi đầu về cung ứng vốn cho làng nghề ở Hà Tây. Tuy nhiên, do tiêu chí xác nhận làng nghề chưa được phổ biến, chuẩn mực và thống nhất nên tín dụng đối với làng nghề ở NHCT Hà Tây chưa được tách ra thành một khu vưc riêng biệt. Cho vay đối với các hộ ở làng nghề được xếp vào cho vay hộ sản xuất, cho vay các cơ sở được xếp vào cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng với các hộ và cơ sở sản xuất ở làng nghề chủ yếu là cho vay từng lần do đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề là quy mô nhỏ, số lượng hộ sản xuất kinh doanh chiếm đa số, nhu cầu tín dụng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nên mang tính thất thường. Theo đó mỗi lần vay vốn khách hàng làm thủ tục cần thiết và trình Ngân hàng. Ngoài ra còn có phương thức cho vay theo hạn mức nhưng số lượng các khoản vay này rất ít. Ngân hàng cũng chưa có một quy chế tín dụng hay một ưu đãi riêng cho khu vực này. Quy trình cho vay đối với các làng nghề là quy trình tín dụng được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng của Ngân hàng. Thêm vào đó là mạng lưới phòng giao dịch của ngân hàng chỉ tập trung ở một số huyện, thị xã, thị trấn tập trung dân cư nên nhiều hộ, cơ sở chưa tiếp cận được với ngân hàng. Do đó doanh số cho vay đối với làng nghề chiếm tỷ trọng chưa lớn trên tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên với những nỗ lực của Ngân hàng mà trực tiếp là các cán bộ tín dụng, doanh số và dư nợ cho vay làng nghề không ngừng tăng lên qua các năm, nợ quá hạn từng bước giảm xuống và hầu như không đáng kể. Tất cả những chỉ tiêu này thể hiện thực trạng cho vay làng nghề tại NHCT Hà Tây. 2.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay đối với các hộ và cơ sở ở làng nghề thời kỳ 2000 - 2002 không ngừng tăng, thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.3: Doanh số cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002 tại NHCT Hà Tây. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Hộ 41.547 39.708 1.866 50.137 47.111 3.026 54.855 50.005 4.580 Cơ sở 9.732 7.764 1.968 12.771 10.228 2.543 20.383 16.550 3.833 Cộng 51.306 47.472 3.834 62.908 57.339 5.569 75.238 66.555 8683 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng kinh doanh ) Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002 không ngừng tăng với mức tăng lớn dần qua các năm. Năm 2000, doanh số cho vay làng nghề là 51.306 triệu đồng; năm 2001, doanh số cho vay làng nghề đã đạt 62.908 triệu đồng, tăng 11.602 triệu đồng, tỷ lệ tăng 22,61% so với năm 2000. Bước sang năm 2002, con số này đã là 75.238 triệu đồng, tăng 12.330 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng 19,6% so với năm 2001. Có được điều này là do trong những năm vừa qua, mặc dù kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực kéo dài, đầu tư của nước ngoài và sức mua của thị trường trong nước giảm nhưng sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh vẫn tăng cả về số lượng làng nghề và quy mô sản xuất. Sự phát triển của một số khu công nghiệp ở Hà Tây làm nhu cầu về các sản phẩm của làng nghề tăng, đồng thời thị trường trong và ngoài nước cũng tỏ ra ưa thích các sản phẩm truyền thống và chấp nhận các sản phẩm của làng nghề làm tăng nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất của các làng nghề. Doanh số cho vay các hộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay đối với làng nghề. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà đơn vị sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình, do đặc trưng của các sản phẩm làng nghề là không đòi hỏi công nghệ phức tạp, sản xuất có thể tiến hành thủ công, lại tận dụng được lao động trong gia đình nên không đòi hỏi lượng vốn lớn. Vì vậy, hộ ngành nghề là hình thức sản xuất phát triển nhanh với số lượng đông đảo nhất. Điều đó dẫn đến doanh số cho vay đối với các hộ cũng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2000, tỷ lệ cho vay hộ - cơ sở là 81,03% - 18,97%; năm 2001, tỷ lệ này là 79,7% - 20,3%; năm 2002, tỷ lệ này là 72,9% - 27,1%. Doanh số cho vay các cơ sở chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng lại có mức tăng khá cao qua các năm. Năm 2001, doanh số cho vay các cơ sở đạt 12.771 triệu đồng, tăng 31,23% so với năm 2000; năm 2002, con số này tăng lên 20.383 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng 59,6% so với năm 2001. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, số cơ sở ở làng nghề ngày một tăng và phát triển tốt, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, tổ hợp sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở còn quá ít so với hộ sản xuất do trình độ tổ chức và nhận thức của các chủ hộ còn thấp, họ thường cho rằng nếu thành lập cơ sở sản xuất thì họ phải chịu trách nhiệm lớn hơn về những sản phẩm của mình và đặc biệt là phải đóng thuế cho Nhà nước nhiều hơn. Chính vì vậy, nhiều hộ tuy quy mô sản xuất khá lớn nhưng không thành lập các cơ sở sản xuất. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đa số, doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và không có các khoản vay dài hạn trong tổng doanh số cho vay. Sản xuất ở các làng nghề nhiều khi mang tính thời vụ và phụ thuộc khá nhiều vào thị trường tiêu thụ. Do đó thường xuất hiện các nhu cầu vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc hay dự trữ cho mùa sản xuất sau. Doanh số cho vay trung hạn thấp là do Ngân hàng còn nhiều hạn chế trong việc xác định thời hạn cho vay hợp lý đối với các làng nghề, đồng thời bản thân các dự án có tính khả thi ở làng nghề cũng khá ít. Khách hàng được vay trung hạn chủ yếu là các cơ sở hoặc hộ sản xuất kinh doanh hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng. Nhìn chung nhu cầu vay vốn ngày một lớn của các hộ và cơ sở ở làng nghề đã làm doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng lên. Qua đó, Ngân hàng đã thể hiện được vai trò ngày một quan trong của mình trong việc đầu tư vốn phát triển các làng nghề. 2.2. Doanh số thu nợ Chỉ tiêu doanh số thu nợ phản ánh số tiền cho vay mà ngân hàng rút từ lưu thông về, nó là số nợ gốc cho vay đã đến hạn phải trả mà ngân hàng đã thu được. Doanh số thu nợ đối với khu vực làng nghề ở NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 2002 thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4: Doanh số thu nợ đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 200 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Hộ 39.840 38.950 1.250 46.746 45.483 1.263 51.507 48.546 2.961 Cơ sở 9.206 6.998 2.208 11.949 9.080 2.869 18.524 16.635 1.889 Tổng 49.046 45.588 3.458 58.695 54.563 4.132 70.031 65.181 4.850 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng kinh doanh NHCT Hà Tây ) Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ đối với làng nghề của NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 2002 luôn tăng. Năm 2001, doanh số thu nợ là 58.695 triệu đồng, tăng 9.649 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng 19,67%. Năm 2002, doanh số thu nợ đạt 70.013 triệu đồng, tăng 11.336 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 19,31%. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ Ngân hàng đã thu hồi được nợ vay, đồng thời cũng cho thấy các khoản tín dụng đối với làng nghề có chất lượng tốt. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số thu nợ, tỷ lệ thu nợ ngắn hạn chiếm trên 90% trên tổng doanh số thu nợ qua các năm. Điều này là hợp lý do doanh số cho vay và dư nợ đối với làng nghề chủ yếu là ngắn hạn. Các món vay ngắn hạn được trả hầu hết trong năm, chỉ có một số khoản vay do rơi vào thời điểm cuối năm nên việc thu nợ lùi sang năm sau. Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ lệ không lớn nhưng vẫn tăng và ổn định. Doanh số thu nợ đối với cơ sở tăng mạnh vào năm 2002 ( tăng 55% so với năm 2001) là do doanh số cho vay đối với cơ sở năm 2002 có mức tăng trưởng cao ( tăng 59,6% so với năm 2001). Doanh số thu nợ đối với các hộ cũng tăng trưởng ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng phát triển, các hộ và cơ sở làm ăn hiệu quả và có lãi, đồng thời cũng chứng tỏ khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với làng nghề trong thời gian tới. 2.3. Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng đối với phát triển làng nghề. Nó được tính bằng doanh số cho vay năm nay cộng với dư nợ năm trước trừ đi doanh số thu nợ năm nay. Dư nợ cho vay cho biết lượng vốn ngân hàng đã cho vay mà chưa thu được nợ, do vậy nó phản ánh thực trạng tín dụng của ngân hàng với làng nghề và dự báo số lãi có thể thu được trong tương lai. Thực trạng dư nợ cho vay các làng nghề của NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 2002 thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.5: Dư nợ cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002 tại NHCT Hà Tây. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Hộ 16.498 14.914 1.584 19.889 16.542 3.347 23.237 18.001 5.236 Cơ sở 4.784 2.893 1.891 5.606 4.041 1.565 7.465 3.956 3.509 Cộng 21.282 17.807 3.475 25.495 20.583 4.912 30.702 21.957 8.745 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - NHCT Hà Tây ) Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay làng nghề liên tục tăng trong thời kỳ 2000 - 2002. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2001 là 25.495 triệu đồng, tăng 4.213 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng 19,8%. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2002 là 30.702 triệu đồng, tăng 5.207 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 20,42%; chiếm 3,23% tổng dư nợ. Trong đó dư nợ hộ là chủ yếu, tại thời điểm 31/12/2002, dư nợ đối với các hộ sản xuất là 24.104 triệu đồng, chiếm 71% tổng dư nợ, do đó dư nợ hộ tăng là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng dư nợ đối với làng nghề. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm đa số: thường chiếm trên 70% tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp. Mặc dù nhu cầu vay trung hạn của các đơn vị sản xuất ở làng nghề là tương đối lớn nhưng hầu hết chưa đáp ứng được điều kiện tín dụng trung hạn của Ngân hàng, tài sản đảm bảo thiếu tính pháp lý nên dư nợ cho vay trung hạn còn thấp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy con số này có xu hướng tăng dần: 31/12/2002, dư nợ cho vay trung hạn đạt 8.745 triệu đồng, tăng 3.833 triệu đồng, tỷ lệ tăng 78% so với năm 2001. Trong đó, dư nợ đối với hộ tăng 1.889 triệu đồng, tỷ lệ tăng 56,44%; dư nợ đối với cơ sở tăng 1.944 triệu đồng, đạt tỷ lệ 124,22%. Đây là tỷ lệ khá cao, phản ánh nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tăng tỷ trọng của các món vay trung hạn trong tổng dư nợ. Vốn tín dụng tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề như: dệt lụa, dệt kim, mây tre đan, chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, sản xuất bún, miến, bánh kẹo. Trong tổng số 120 làng nghề của tỉnh thì Ngân hàng mới chỉ có quan hệ tín dụng với 43 làng, chiếm 35,83% trong tổng số làng nghề của Hà Tây. Như vậy là một thị trường tín dụng khá lớn với 77 làng nghề còn bị bỏ ngỏ. Những làng nghề có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng và đang có xu hướng tăng mạnh cũng là những làng có vị trí gần với thị xã Hà Đông - nơi tập trung các phòng giao dịch của Ngân hàng, đó là các làng La Phù, Vạn Phúc, Dương Liễu, Dương Nội, Trường Yên, Phú Vinh, Bích Hoà với các ngành nghề chủ yếu là dệt lụa, dệt kim, chế biến nông sản, thực phẩm, mây tre đan... Trong số các làng nghề có quan hệ tín dụng với Ngân hàng thì nhóm các làng nghề mới (La Phù, Thanh Mai, Bích Hoà, Trường Yên...) có dư nợ cao hơn. Dư nợ đối với các làng nghề truyền thống chỉ chiếm 30 - 40% và tập trung ở các làng nghề mà sản phẩm truyền thống có sự thay đổi ít nhiều nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng như: Vạn Phúc, Chuyên Mỹ, Dương Liễu, Quất Động... Trong số 120 làng nghề của tỉnh thì Ngân hàng mới chỉ có quan hệ tín dụng với 43 làng, chiếm 35,83% tổng số làng nghề của tỉnh. Dư nợ bình quân đối với 1 làng nghề là 714 triệu đồng. Đây vẫn còn là một con số khiêm tốn. Dư nợ cho vay đối với từng ngành nghề được thể hiện trong bảng sau (Trong đó cột thứ 2 là các làng nghề có quan hệ tín dụng với Ngân hàng): Bảng 2.6: Dư nợ cho vay làng nghề phân theo ngành sản xuất tại NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 2002. Đơn vị: Triệu đồng Ngành nghề Số làng nghề 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn 1. Dệt may 8 9449 7082 2367 10986 8710 2276 11492 8367 3125 2. Mây tre đan 5 2400 2102 298 2435 1627 808 1943 1018 925 3. Sản xuất đồ gỗ 9 2009 1821 188 2814 2383 431 3199 2438 761 4. Chế biến nông sản – thực phẩm 8 3775 3435 340 5058 4095 963 7089 5249 1840 5. Vật liệu xây dựng 5 2007 1932 75 1430 1262 168 2886 2105 781 6. Khác 8 1642 1565 77 2772 2056 266 4093 2780 1313 Tổng 43 21282 17807 3475 25495 20583 4912 30702 21957 8745 (Nguồn: Sao kê dư nợ các năm 2000 - 2002, phòng kinh doanh - NHCT Hà Tây) Đa số máy móc và nguyên liệu ở các làng nghề là mua ở trong nước, ít nhập khẩu nên cho vay làng nghề chủ yếu là bằng nội tệ. Do đó muốn mở rộng tín dụng đối với làng nghề thì Ngân hàng cần có nguồn vốn nội tệ đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các hộ và cơ sở bất cứ lúc nào. Mặc dù doanh số cho vay đối với các làng nghề của Ngân hàng khá cao nhưng dư nợ lại chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ do dư nợ ngắn hạn chiếm đa số nên nhiều khoản nợ được thu hồi ngay trong năm, làm cho doanh số thu nợ cao và dư nợ nhỏ. Tóm lại, dư nợ làng nghề trong 3 năm 2000 - 2002 đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên dư nợ cho vay trung hạn còn thấp, hoạt động cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực hộ sản xuất kinh doanh và một số làng nghề nhất định, chưa có sự mở rộng tín dụng trên phạm vi lớn. 3. Nợ quá hạn Trong ba năm qua, nhờ thực hiện nghiêm ngặt các khâu trong quy trình tín dụng và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay nên nợ quá hạn đối với làng nghề của Ngân hàng đã giảm mạnh. Làng nghề trở thành khu vực có chất lượng tín dụng cao so với các khu vực kinh tế khác. Tình hình nợ quá hạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 58.doc
Tài liệu liên quan