Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề trong trường đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết và lựa chọn đề tài . 1

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài. 3

3. Phương pháp nghiên cứu. 3

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 4

5. Cấu trúc của luận văn. 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ. 5

1.1. Tổng quan về chất lượng đào tạo nghề:. 5

1.1.1. Thực chất, đặc điểm của đào tạo nghề. 5

1.1.2. Chất lượng đào tạo nghề . 6

1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên nghề. . 16

1.2.1 Thực chất và vai trò chất lượng đội ngũ giáo viên nghề. 16

1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng GVDN . 20

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ GVDN. 21

1.3. Cơ sở lý luận về ứng dụng Modul trong dạy nghề. 23

1.3.1. Khái quát chung về đào tạo nghề theo Modun. 23

1.3.2. Yêu cầu đối với giáo viên trong đào tạo nghề theo năng lực thực

hiện . 30

1.4. Cơ sở lí luận về các tiêu chí ISO trong lĩnh vực dạy nghề. . 32

1.4.1. ISO là gì ? . 32

1.4.2. ISO 9000 hình thành như thế nào?. 32

1.4.3. ISO 9000 phiên bản 2000 . 33

1.4.4. Các nguyên tắc trong việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng

theo ISO 9000:2000 . 33

pdf129 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề trong trường đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoạt động chuyên môn, chất lượng giáo dục đào tạo và chiến lược phát triển của nhà trường. Vì vậy, trong quá trình quản lý phát triển ĐNGV phải quan tâm đến cơ cấu độ tuổi của đội ngũ. Nếu không quan tâm đến cơ cấu độ tuổi sẽ gây ra sự hụt hẫng giữa các thế hệ. Nếu coi trọng lớp có tuổi (tay nghề vững, nhiều kinh nghiệm giảng dạy) thì dễ xảy ra tình trạng sức ì; nếu coi trọng lớp trẻ thì dễ tạo ra trạng thái phát triển nóng. Do đó, phát triển phải cân đối hài hoà giữa lớp trẻ và lớp có độ tuổi cao. Cơ cấu độ tuổi ĐNGV của Trường được thống kê qua bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu GV theo độ tuổi hiện nay Tổng số GV < 30 tuổi 31- 40 tuổi 41-50 tuổi 51 - 60 tuổi Trên 60 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 210 72 34,28% 89 42,38% 24 11,43% 23 10,95% 2 0,95% [Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ] Qua số liệu thống kê về độ tuổi của ĐNGV Trường ĐHSPKT Nam Định cho thấy: Có 2 GV có độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 0.95%. Ở độ tuổi 51 đến 60 tuổi có 23 người chiếm tỷ lệ 10.95%. Đây là số GV có thâm niên nghề nghiệp cao, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở Trường và ở các khoa, tổ, là lực lượng GV chính của nhà trường. Tuy nhiên số GV này sắp đến tuổi về hưu nên cần phải có lực lượng kế cận kịp thời. Số GV độ tuổi từ 41 - 50 tuổi có 24 người chiếm tỷ lệ 11,43%. Đây là lực lượng nòng cốt vì phần lớn GV đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 50 được khẳng định, trong số đó có trình độ Thạc sĩ và vẫn còn khả năng tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phải phân loại ĐNGV này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, khả năng NCKH... để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phù hợp. Số GV có độ tuổi từ 31 - 40 tuổi có tới 89 người chiếm tỷ lệ khá lớn 42,38%. Phần lớn trong số này có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm giảng dạy, có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say công tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh tri thức hiện đại. Số GV dưới 30 tuổi có 72 người chiếm tỷ lệ 34,28%. Số GV này chiếm tỷ trọng khá lơn, nguyên nhân là do những năm gần đây nhà trường đã không ngừng tuyển dụng những GV trẻ để bổ sung cho ĐNGV. Số giảng là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trường. Với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trường trong tương lai. Phần lớn đội ngũ này được tuyển dụng trong vòng 7 năm trở lại đây, đó là những SV khá, giỏi được đào tạo từ các trường ĐH lớn trong nước như trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Quốc gia Hà Nội.... Số GV này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời ĐNGV đã trên 50 tuổi của nhà trường. Hạn chế lớn nhất của số GV dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, NCKH và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là ĐNGV đầu đàn, có trình độ chuyên môn cao quan tâm giúp đỡ để họ phát triển. Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 51 Cần phải tiếp tục tăng cường, bổ sung lực lượng GV trẻ để vừa đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nhất là việc bổ sung GV ở những ngành nhiều học sinh - SV, kịp thời thay thế số GV sắp đến tuổi về hưu, đồng thời góp phần trẻ hoá ĐNGV. Tuy nhiên việc tăng cường, bổ sung ĐNGV cần phải được tiến hành đúng quy chế, quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng. 2.2.2.2. Về thâm niên công tác Bảng 2.5: Thâm niên công tác của ĐNGV hiện nay Số GV Dưới 5 năm 5 – 10 năm 11 – 15 năm 16 – 20 năm 21 – 25 năm Trên 25 năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 210 67 31,90% 89 42,38% 13 6,19% 16 7,6% 12 5,7% 13 6,19% [Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ] Kết quả thống kê trên cho thấy: Số GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số đội ngũ GV của nhà trường: 67 chiếm 31,90%. Hầu hết số GV này mới được tuyển dụng trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật sự ổn định... Vì vậy trong quản lý, các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để ĐNGV trẻ phát huy được những mặt mạnh của mình. Số GV có thâm niên từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ khá lớn: 42,38%, đây là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cốt cán, GV đầu đàn trong tương lai của nhà trường. 2.2.2.3. Cơ cấu giới tính Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một tổ bộ máy, tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào. Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 52 Về giới tính, nhìn chung không có sự chênh lệch quá nhiều giữa GV nam và GV nữ, tỷ lệ GV nam /nữ ổn định qua các năm, cụ thể như biểu đồ sau đây: 107 80 109 83 115 88 119 91 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 Nam N Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính ĐNGV của trường qua các năm Theo biểu đồ này ta thấy hiện nay, xét về giới tính thì cơ cấu ĐNGV của Trường có tỷ lệ giữa nam và nữ là 119/91. Nam chiếm 56,67% trong khi đó nữ chiếm 43,33%. Tỷ lệ GV nam so với nữ chênh lệch không nhiều: số GV nam chiếm lệ cao hơn nữ. Đó cũng là kiện thuận lợi để GV của nhà trường học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên Trường còn một số điểm đặc trưng sau: - Đa số GV nam là cán bộ lãnh đạo Trường, Phòng, Khoa số tiết kiêm nghiệm nhiều, nên thực tế GV nữ thực hiện việc giảng dạy nhiều hơn. - Tuổi đời của GV nữ phần lớn dưới 35 tuổi việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản, nghỉ nuôi con ốm của các nữ GV làm cho nhà trường luôn phải có số lượng GV dự phòng, nguy cơ thiếu GV càng tăng. - Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường phải chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới. Do thiên chức làm vợ, làm mẹ đã khiến phụ nữ phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con. Cho nên sự đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của nhà trường là một ghi nhận về sự cố gắng lớn của phụ nữ (hiện số GV nữ có trình độ thạc sĩ và đang học cao học chiếm tới 40% số GV có trình độ thạc sĩ của nhà trường). Trong công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác, với đức tính chu đáo, cẩn thận, chị em thường làm tốt hơn nam giới, đây Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 53 là điểm mạnh của GV nữ trong trường. Song một số GV nữ còn có tư tưởng an phận, điều kiện và nhu cầu học tập ở trình độ cao ít. Vì thế trong công tác quản lý phát triển GV nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện khả năng của giới để động viên khuyến khích giúp GV nữ khắc phục được những khó khăn về giới để ngày càng vươn lên hơn nữa. 2.2.3. Về chất lượng 2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị ĐNGV của nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xác định được ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp một cách đúng đắn. Phần lớn GV có khả năng thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong thời kỳ mới. ĐNGV của nhà trường có phẩm chất và tư cách tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được học sinh, SV và xã hội tin cậy. ĐNGV nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, thể hiện sự gắn bó, tâm huyết với nghề... Trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường trong giai đoạn mới, đa số GV xác định rõ và ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình, luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị. Trong những năm gần đây nhà trường đã cử nhiều cán bộ GV đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng và đã kết nạp được nhiều GV vào Đảng cộng sản Việt Nam. 2.2.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Phẩm chất hàng đầu của GV là lòng yêu nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa với lý tưởng nghề nghiệp. Phẩm chất này thể hiện đậm nét ở niềm tin cách mạng trong sáng và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua, ĐNGV của Nhà trường đã thể hiện phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến ĐNGV nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những "tấm gương sáng cho học sinh, SV noi theo". Các giáo viên làm ở các phòng ban, các khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng dạy học, để xây dựng thương hiệu của nhà trường. Trong những năm Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 54 qua GV của Trường ĐH SPKT Nam Định luôn đạt tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ là 100% 2.2.3.3. Trình độ chuyên môn Trình độ của GV trường vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Trình độ của GV cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường ĐH, là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trình độ của ĐNGV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV nhà trường. Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn ĐNGV những năm gần đây Năm So sánh TT Trình độ chuyên môn 2010 2011 2012 11/10 12/11 1 Tiến sĩ 7 8 8 14,2% 0% 2 Thạc sĩ 98 104 122 6,12% 17,31% 3 ĐH 87 91 80 4,6% - 12,09% 4 Cao đẳng Tổng 192 203 210 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ 3.81% 58.09% 38.09% Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trình độ của ĐNGV trường ĐHSPKT NĐ tính đến thời điểm hiện nay Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 55 Qua bảng trên cho nhà trường hiện nay có một ĐNGV tương đối về trình độ chuyên môn. Số lượng GV có trình độ thạc sĩ của nhà trường hiện nay là 58,09%. Đây là một con số cũng tương đối cao, thể hiện trình độ của ĐNGV của Nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy, số lượng tiến sĩ của nhà trường là tương đối thấp. Hiện nay Nhà trường mới có 8 tiến sĩ (chỉ chiếm 3,81%). Việc có thêm 01 tiến sỹ trong suốt 3 năm gần đây là một tỷ lệ quá thấp. Tỷ lệ NCS, thạc sỹ, cao học đang trong xu thế tăng cao, giảm tỷ lệ có trình độ ĐH. Cụ thể năm 2011, số lượng GV có trình độ thạc sĩ tăng 17,31% trong khi đó số lượng GV có trình độ ĐH lại giảm 12,09% so với năm 2010. Nhìn chung ĐNGV nhà trường đều có trình độ chuyên môn từ ĐH trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ GV đang còn ở trình độ ĐH còn cao chiếm tới 38,09% (năm 2012). Mục tiêu của giáo dục ĐH Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020 thì đến năm 2010 ít nhất có 40% GV đạt trình độ thạc sĩ và 25% trình độ tiến sĩ, đến năm 2020 có ít nhất 60% GV đạt trình độ tiến sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ. So với mục tiêu trên thì hiện nay, Nhà trường còn thiếu GV có trình độ tiến sĩ và đến năm 2020 để đạt mục tiêu 35% GV đạt trình độ tiến sĩ cũng là một nhiệm vụ khó khăn đối với Nhà trường. Trong quá trình phát triển, Nhà trường đã có những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, nhằm đạt được mục tiêu đề ra, từng bước tuyển dụng, nâng dần chất lượng GV theo yêu cầu trước mắt và lâu dài khi nhà trường phát triển. ĐNGV của trường được phân công giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo, thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.7: ĐNGV theo từng chuyên ngành đào tạo Trình độ chuyên môn TT Ngành Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng 1 Công nghệ thông tin, khoa học máy tính 22 10 2 Công nghệ kỹ thuật điện 41 17 3 Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật ô tô 3 28 22 4 Kế toán, quản trị kinh doanh 1 4 8 5 Giảng dạy các môn chung 4 27 23 [Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ] Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 56 Về trình độ ngoại ngữ, tin học của GV nhà trường Ngoại ngữ, tin học là công cụ cần thiết quan trọng để GV tiếp cận, vận dụng trong công tác giảng dạy, NCKH trong giai đoạn hiện nay. Bảng thống kê từ nguồn phòng tổ chức cán bộ trường cho kết quả như sau: Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV trong những năm qua So sánh (%) Trình độ 2009 (người) 2010 (người) 2011 (người) 2012 (người) 12/11 11/10 10/09 1. Ngoại ngữ ĐH 10 12 13 13 20% 8,3% 0% A 39 35 32 29 -10,25% -8,57% -9,37% B 54 51 54 50 -5,56% 5,88% 7,41% C 84 94 104 118 11,9% 10,64% 13,46% 2. Tin học ĐH 27 30 30 32 11,11% 0 % 6,67% A 37 35 35 34 -5,4% 0% -2,86% B 87 92 98 102 5,75% 6,52% 4,08% C 33 35 40 42 6,06% 14,28% 5% [Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ] Ta thấy ĐNGV của trường có trình độ ngoại ngữ và tin học có trình độ ĐH trở lên là thấp. Hầu hết tất cả GV trong nhà trường đều có chứng chỉ tin học ngoại ngữ từ trình độ A và B. Tuy nhiên trình độ bậc C ngày càng tăng lên, điều này cũng chứng tỏ nhà trường và GV đã có sự quan tâm đến phát triển nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Đây là một thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu và hội nhập với các trường ĐH trong cả nước cũng như các trường nước ngoài mà trường có liên kết đào tạo trong tương lai. Theo khảo sát, hơn 50% số GV được hỏi ý kiến cho rằng việc vận dụng kiến thức ngoại ngữ, tin học vào giảng dạy và NCKH chưa nhiều, hiệu quả còn thấp. Mặc dù, hàng năm nhà trường tổ chức thi thiết kế giáo án điện tử, thi GV dạy giỏi. Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 57 Về trình độ tin học: Nhà trường có 176 GV có trình độ tin học trình độ B trở lên (Trình độ Tin học văn phòng). Số GV có trình độ C tin học là 42 người chiếm tỷ lệ 20%. khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng các phần mềm như một phương tiện có hiệu quả vào công tác giảng dạy và NCKH có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn một số ít GV lớn tuổi sử dụng máy tính không thường xuyên, đây là điểm còn hạn chế, bất cập giữa văn bằng, chứng chỉ với thực tế sử dụng máy tính của GV. Từ đó ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, hiện đại hoá phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại với trình độ tin học hiện có của ĐNGV. Về trình độ ngoại ngữ, đa số GV có trình độ B ngoại ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên trình độ đạt được và khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều bất cập. Việc giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ không thường xuyên nên hiện nay phần lớn GV hàng ngày không sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động và giao tiếp. Điều này ảnh hưởng đến con đường học tập nâng cao trình độ chuyên môn của GV, đặc biệt là đào tạo ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chính việc hạn chế về khả năng ngoại ngữ đã làm cho một số GV có tâm lý e ngại, an phận và tự đánh mất cơ hội, chỉ tiêu đào tạo hàng năm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến công tác NCKH, hợp tác quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, bất kỳ quốc gia nào cũng đều bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối đó. Đây là một thực trạng rất đáng được quan tâm bởi Tin học và Ngoại ngữ là hai công cụ rất hữu ích để nâng cao trình độ chuyên môn, hoạt động giao lưu quốc tế, trao đổi thông tin, NCKH và chuyển giao công nghệ,... Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần có kế hoạch, biện pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ Tin học, Ngoại ngữ cho ĐNGV nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 2.2.3.4. Năng lực sư phạm ĐNGV có trình độ nghiệp vụ khá tốt, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Xu hướng trẻ hoá đội ngũ ngày càng gia tăng, ĐNGV mới, hầu hết sau khi tuyển dụng đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Kết quả thăm dò năng lực sư phạm của ĐNGV cho kết quả như sau: Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 58 21.90% 27.62% 50.47% Sư phm Sư phm bc 1 Sư phm bc 2 Biểu đồ 2.3: Tổng hợp trình độ nghiệp vụ sư phạm ĐNGV năm 2012 [Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ] Hiện nay, ĐNGV không còn GV chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm số GV tốt nghiệp từ trường sư phạm chiếm 21,9%, số GV tốt nghiệp từ trường ngoài sư phạm 78,1%. Hầu hết tất cả các GV hiện nay khi được tuyển chọn vào trường đều có nghiệp vụ sư phạm bậc 1 trở lên. 2.2.3.5. Năng lực hoạt động giáo dục Trong nhà trường, công tác quản lý giáo dục rất quan trọng nó được thực hiện từ người Hiệu trưởng cho đến các giáo viên. Đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp: “Là người thay mặt ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học”. Theo nhận xét của Đảng uỷ, Ban giảm hiệu nhà trường các hoạt động giáo dục HS được thực hiện thường xuyên. Một số giáo viên đã thực sự làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục và quản lý HS. 2.2.3.5. Năng lực nghiên cứu khoa học Trường ĐHSPKT Nam Định thực hiện NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ được thực hiện trên cơ sở huy động được nguồn lực tài chính và con người; được đánh giá bằng số lượng và chất lượng các công trình công bố hoặc ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Trong những năm qua Trường đã thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ NCKH phù hợp với sứ mạng và mục tiêu phát triển của Nhà trường. NCKH đã thu hút ngày càng nhiều cán bộ, GV tích cực trong việc tham gia viết bài cho các hội thảo khoa học, cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Ngày càng có thêm nhiều đề tài NCKH cấp Bộ, Tỉnh, Trường có đóng góp mới cho Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 59 khoa học và có thể ứng dụng trong thực tiễn. Hoạt động NCKH đã bước đầu có sự gắn kết với các trường ĐH, viện nghiên cứu và các tổ chức khác trong và ngoài nước. Từ năm 2009 đến 2011, Nhà trường thực hiện 07 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp tỉnh, 109 đề tài cấp Trường, biên soạn 399 chương trình môn học theo hệ thống tín chỉ, xây dựng mới và chỉnh sửa 58 chương trình đào tạo theo hệ thống niên chế, 83 chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, 01 giải pháp được công nhận sáng kiến – cải tiến cấp tỉnh, 01 giải pháp được công nhận sáng kiến – cải tiến cấp trường. Trong số đề tài được nghiệm thu đúng hạn loại tốt chiếm 77%, loại khá chiếm 23%. 100% đề tài cấp Bộ nghiệm thu đúng hạn, trong đó có 64% đạt loại xuất sắc, 36% đạt loại khá. Bảng 2.9: Số lượng đề tài NCKH được nghiệm thu trong giai đoạn 2009 - 2011 Số lượng STT Phân loại đề tài Hệ số* 2009 2010 2011 Tổng (đã quy đổi) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Đề tài cấp NN 2,0 2 Đề tài cấp Bộ 1,0 2 2 3 7 3 Đề tài cấp Trường 0,5 9 8 8 12,5 4 Tổng 11 10 11 19,5 [Nguồn: Phòng KH&HTQT] (*): Hệ số quy đổi: Dưạ trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng học hàm và chức danh khoa học Nhà nước. Qua bảng trên ta thấy, tổng số đề tài quy đổi trong giai đoạn 2009 – 2011 là 19,5 đề tài. Tỷ số đề tài trên CBGD cơ hữu là 19,5/210 CBGD. Đây vẫn chưa phải là một con số cao, tuy nhiên với sự nỗ lực của Nhà trường và tập thể CBGD, tỷ lệ này sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Ngoài ra, các cán bộ, GV trong Trường đã có nhiều cố gắng trong việc tham gia viết các bài tham luận cho các hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài Trường. Trước đây, chưa có bài báo nào được đăng trên Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 60 các kỷ yếu hội thảo/ tạp chí nước ngoài thì từ 2009 -2011 đã có 3 bài báo. Tổng cộng có 94 bài báo, tham luận được đăng trên các kỷ yếu hội thảo, các tạp chi có uy tín trong và ngoài nước. Số lượt CB-GV tham gia viết các bài báo hoặc tham luận khoa học chiếm trung bình 17% tổng số CB-GV, tỷ lệ bài báo/đề tài NCKH trung bình là 0,83. Đó là một sự cố gắng đáng ghi nhận. 2.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ Giáo viên dạy nghề trong trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2.3.1. Những mặt mạnh Một là, về nhận thức đa số GV Nhà trường đã xác định được yêu cầu nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Hai là, hầu hết GV Nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều GV có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ. Ba là, trường có tỉ lệ GV trẻ cao, đó là lực lượng có năng lực, có hoài bão, giàu nhiệt tình, ham học hỏi, được đào tạo chính quy, đang vươn lên tầm trình độ cao và khát khao khẳng định mình. Cũng xuất phát từ lực lượng trẻ, nên trường đã có sự chuyển biến khá rõ nét trong những năm qua GV về thực hiện chủ trương đổi mới PPDH, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá một cách nhanh nhạy. Trường đã có sự chỉ đạo tập trung theo hướng giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm; bước đầu quan tâm việc ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông trong dạy học. 2.3.2. Những tồn tại Qua điều tra phân tích số liệu thống kê hàng năm về ĐNGV của Trường ĐH SPKT Nam Định trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu... cho thấy chất lượng ĐNGV bên cạnh những điểm mạnh còn tồn tại một số bất cập chưa thức sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của nhà trường hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, cụ thể như sau: - Vẫn còn một số ít chưa được đào tạo bài bản ở các trường sư phạm nên trình độ năng lực sư phạm chỉ đạt ở mức trung bình. Luận văn cao học QTKD Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBKHN Học viên: Vũ Xuân Luận Lớp: 11AQTKD1-NĐ 61 - Trình độ tin học của ĐNGV Trường ĐH SPKT Nam Định hiện nay: về văn bằng chứng chỉ đảm bảo, song một số GV ít sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Trình độ ngoại ngữ của ĐNGV nhà trường đang là vấn đề cần phải quan tâm, nhất là thực tế giao tiếp trong hợp tác quốc tế. - Trình độ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, hiện tại còn thiếu nhiều GV có kinh nghiệm và có trình độ cao. - Năng lực NCKH của ĐNGV còn yếu, chất lượng công trình nghiên cứu chưa cao. NCKH, ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất chưa được nhiều, chủ yếu phục vụ dạy và học. Một số GV chưa quan tâm đến công tác NCKH. - GV đầu ngành đã sắp đến tuổi nghỉ chế độ, dẫn đến nguy cơ hẫng hụt về ĐNGV có kinh nghiệm, trình độ là tương đối rõ rệt. Cơ cấu về đội ngũ có sự mất cân đối lớn về độ tuổi. - Mặc dù đã nhận được sự quan tâm trong việc giáo dục truyền thống, rèn luyện về phẩm chất chính trị, phẩm chất về đạo đức của nhà giáo, nhưng vẫn còn tồn tại GV chưa thực sự tận tâm, tận lực với nghề. - Trong quá trình công tác, một bộ phận GV còn biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới nội dung và phương pháp sư phạm, năng lực tổ chức quản lý còn yếu, hiệu quả giảng dạy thấp. - Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại chưa thực sự hiệu quả, một bộ phận GV còn ngại khó, ngại khổ, chưa thực sự tìm tòi, đổi mới. Phương pháp dạy học còn chậm so với sự phát triển của xã hội. Thiết bị dạy học không đồng bộ dẫn tới tính hiệu quả thấp. 2.4. Thực trạng về quy chế, chế tài thưởng phạt đang thực thi đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trong trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. 2.4.1. Quy chế tiền lương [Theo quy chế nội bộ Nhà trường năm 2012] Theo thực tế thì tất cả Cán bộ, côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273648_9518_1951432.pdf
Tài liệu liên quan