Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Cho vay theo dự án khách hàng tại NHTM 3

1.1.1. Tổng quan về NHTM 3

1.1.1.1. Khái niệm NHTM 3

1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 3

1.1.2. Cho vay theo dự án của khách hàng tại NHTM 5

1.1.2.1. Dự án vay của khách hàng 5

1.1.2.2. Cho vay theo dự án của khách hàng tại NHTM 7

1.2. Thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại 8

1.2.1. Khái niệm dự án và thẩm định dự án 8

1.2.2. Mục đích thẩm định dự án tại NHTM 9

1.2.3. Nội dung và quy trình thẩm định dự án 10

1.2.3.1. Nội dung thẩm định dự án 10

1.2.3.2. Quy trình thẩm định dự án 12

1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án 23

1.3.1. Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án 23

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAI DỊCH 1, NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 29

2.1. Sơ lược quá trình phát triển và hoạt động của Sở giao dịch I 29

2.2.1. Sự hình thành phát triển 29

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD 30

2.1.3. Sự cần thiết phải thẩm định dự án tài chính dự án tại Sở giao dịch I, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam 33

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I, NH đầu tư đầu tư và phát triển Việt Nam 34

2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 40

2.2.1. Kết quả công tác thẩm định dự án DAĐT tại SGD I - NHĐT & PT Việt Nam 40

2.2.2. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD NHĐT & PT Việt Nam 43

2.3. Giới thiệu hoạt động thẩm định tai chính dự án qua một dự án cụ thể 50

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I 61

3.1. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD trong thời gian tới 61

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I 62

3.2.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định 62

3.2.2. Giải pháp về con người 68

3.3.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý điều hành 71

3.2.4. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 72

3.3. Một số kiến nghị để nâng cao chất lượng thẩm định tàI chính dự án đầu tư 75

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan 75

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM khác 77

3.3.3. Kiến nghị với NHĐT & PT Việt Nam 78

KẾT LUẬN 81

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nhà nước. Hoạt động này gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế, góp phần tạo cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho đất nước. Nếu công tác thẩm định dự án, mà cụ thể là thẩm định tài chính dự án không tốt sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho NHĐT & PT Việt Nam, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra tác động xấu đối với các ngân hàng khác trong toàn hệ thống Ngân hàng theo kiểu dây chuyền, tác động trực tiếp tới nền kinh tế. Do đó việc thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với Ngân hàng là rất cần thiết, vì nó giúp Ngân hàng đưa ra được những quyết định tài trợ đúng đắn. Thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi,về hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, đánh giá khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra nhằm bảo đảm sự an toàn số vốn mà ngân hàng sẽ tài trợ cho dự án. Làm tốt công tác thẩm định tài chính ngân hàng sẽ tăng thêm hiệu quả trong hoạt động cho vay dầu tư trên cơ sở đó bảo vệ vốn vay của ngân hàng, đảm bảo khả năng hoàn trả khi cần thiết. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở Ngân hàng thương mại hết sức được chú trọng, nó giúp cho Ngân hàng sàng lọc, lựa chọn được dự án đầu tư có hiệu quả, giúp Ngân hàng khai thông được nguồn vốn, mở rộng nghiệp vụ tín dụng qua đó mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. 2.1.4- Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I , NH đầu tư và Phát triển Việt Nam: 2.1.4.1- Kết quả mở rộng thị phần, tiếp cận khách hàng mới, khả năng mở rộng dịch vụ phục vụ khách hàng: Thị phần huy động vốn trên địa bàn chiếm khoảng 7% trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng Hà Nội (144.100 tỷ đồng). -Tiếp cận khách hàng mới: Số lượng khách hàng tại Sở giao dịch rât lớn, bên cạnh việc duy trì và ổn định hoạt động của Khách hàng cũ, Sở thường xuyên thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thêm khách hàng mới là các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản thanh toán, sử dụng dịch vụ ATM. Cụ thể năm 2003, đã tiếp thị và khai thác được hơn 1.000 khách hàng cá nhân sử dụng the ATM và hơn 200 giao dịch như : Công ty Hà Thanh, Công ty Nam Dương, công ty Sơn việt Mỹ, Công ty XNK khoáng sản, công ty Vinamex, công ty hỗ trợ và phát triển tin học…nâng số khách hàng củ SGD lên hơn 8.000 khách hàng. - Ký thêm hợp đồng chi trả lương tự động hàng tháng cho hơn 10 công ty: Công ty liên doanh câu lạc bộ Hà Nội, công ty tài chính dệt may, công ty phát triển công nghiệ tin học, … -Mở rộng dịch vụ phục vụ khách hàng: Thông báo, quảng bá với khách hàng việc thực hiện chương trình HĐH nhằm mục đích nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn. 2.1.4.2- Huy động vốn: Cũng như các chi nhánh khác, SGD luôn luôn coi trọng việc tăng trưởng nguồn vốn , coi đó là nhiệm vụ hàng đầu, đó không phải là nhiệm vụ của một phòng nào cụ thể, mà tất cả các phòng tại SGD đều quan tâm tăng quy mô vốn huy động đến mức có thể. Các hình thức huy động vốn tại SGD có thể là: + Nhận tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không kỳ hạn. + Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn đa dạng, phong phú. + Huy động trái phiếu, kỳ phiếu với các loại kỳ hạn. Với những cố gắng không ngừng nghỉ, trong 3 năm qua, SGD đã đạt được những kết quả trong hoạt động huy động vốn nhất định: I. Huy động vốn 6.650.856 7.626.796 8.408.300 1. Tiền gửi khách hàng 1.953.133 2.338.372 2.771.700 + Tiền gửi không kỳ hạn 633.032 666.279 556.410 + Tiền gửi có kỳ hạn 1.320.101 1.672.093 2.215.290 2. Tiền gửi dân cư 4.392.226 5.288.424 5.636.600 + Tiết kiệm 2.349.607 2.508.236 2.404.572 + Kỳ phiếu 903.629 1.670.934 1.688.811 + Trái phiếu 1.138.990 1.109.203 1.072.424 3. Huy động khác 96.493 470.793 (Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh - SGD I) Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại (đặc biệt là mức huy động vốn VNĐ trên địa bàn Hà Nội trong thời gian gần đây), với vai trò là đơn vị đầu tầu của toàn hệ thống, SGD luôn theo dõi sát sao thị trường tài chính, nhận định và dự trù thu chi để đưa ra mức lãi suất hợp lý với tính hấp dẫn cao. Hiện nay, với mức độ uy tín cao, các chính sách đãi ngộ khách hàng được thực hiện khá tốt như tài khoản được mở miễn phí, thủ tục mở tài khoản đơn giản và nhanh gọn, việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng đến các tỉnh thành phố trên toàn quốc có kèm theo nhiều dịch vụ hỗ trợ khác (như ATM, Home-banking..), SGD đã tạo cho mình một thế mạnh riêng, có tác dụng tăng quy mô nguồn vốn huy động được một cách đáng kể.. Chính nhờ những ưu điểm đó đã khiến BID nói chung và SGD nói riêng có kết quả huy động vốn rất khả quan. Tính đến 31/12/2003, tổng tài sản ước đạt 12.873 tỷ đồng bằng 151,56% so với 31/12/2002, đạt 124,2 % KHKD (10.362 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 10.050 tỷ đồng, tăng 23,81% so với 31/12/2002 (8,117 tỷ). Nguồn vốn huy động bình quân là 9.399 tỷ đồng đạt 108,35% KHKD. Đặc biệt nguồn vốn huy động VND tăng trưởng khá cao (6.286 tỷ đồng), huy động vốn VND bình quân là 5.704 tỷ, đạt 137,4 % KHKD. Đặc biệt trong số dư huy động của SGD là 10.850 tỷ thì có tới hơn 3.000 tỷ là huy động từ dân cư, tăng gần 10% so với năm trước. Về công tác điều hành vốn, Sở thường xuyên tiến hành nghiên cứu, phân tích cơ cáu nguồn vốn, đưa ra các biện pháp để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý hơn. Kết quả là cơ cấu nguồn vốn đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng hợp lý,đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nguồn cả về loại tiền lẫn kỳ hạn, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản. -Quản lý và điều hành nguồn vốn khoa học, tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi với mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa; quản lý và xác định tốt mức chênh lệch giữa lãi suất đầu và và đầu ra hỗ trợ tối đa cho công tác điều hành , tăng khả năng cạnh tranh. -Điều hành sử dụng vốn ngày càng linh hoạt, đảm bảo tốt khả năng thanh toán thường xuyên, nhất là trong thời gian đầu áp dụng chương trình hiện đại hoá chưa hoàn thiện xong chương trình, chưa khai thác được hết tiện ích và cơ sở dữ liệu của chương trình mới. -Bám sát, tìm hiểu các tiện ích của chương trình hiện đại hoá phục vụ công tác điều hành nguồn vốn. 2.1.4.3- Công tác tín dụng. Dựa vào bản báo cáo tình hình hoạt động tại Sở GD trong năm 2003 cho thấy Sở đã: Ø Thực hiện nghiêm túc luật các TCTD, quy chế uỷ quyền, quy trình nghiêp vụ. Ø Thường xuyên kiểm tra chất lượng tín dụng, nghiên cứu , phân tích, đánh giá khách hàng từ nhiều kênh thông tin, xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện kế hoạch kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; nắm vững hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ØTích cực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty cổ phần, công ty TNHH hoạt động có hiệu quả, có tài sản đảm bảo chắc chắn bên cạnh việc duy trì cho vay các doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hoá các loại hình cho vay, phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp. ØChú trọng công tác Marketing, chủ động tìm kiếm các khách hàng tốt, các dự án khả thi; thực hiện hoàn thiện hồ sơ vay vốn kịp thời không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. ØBám sát các dự án trọng điểm lớn như : dự án đầu tư nhà máy xi măng Thái nguyên của TCT XDCN VN, đầu tư nhà máy nhiệt điện Cẩm phả của TCT Than VN. Giải ngân các hợp đồng trung dài hạn đã ký: dự án thuỷ điện Cần Đơn của TCT xây dựng sông Đà, dự án nâng cấp một phần năng lực nhà máy đóng tàu Hạ Long, dự án đầu tư cẩu thép của Constrrexxim Holdings, dự án thiết bị thi công, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ điện, chế tạo thiết bị...của một số TCT và doanh nghiệp làm ăn có hiệu qủa, tín nhiệm, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có khả năng trả nợ và có đủ tài sản đảm bảo. ØBên cạnh đó, cơ cấu tín dụng theo loại tiền cũng như theo kỳ hạn đã và tiếp tục được cải thiện theo hướng thuận lợi, hợp lý. Hiện nay cơ cấu tín dụng là: + Năm 2003: Cho vay ngắn hạn/ Tổng dư nợ = 15, 96% (Năm 2002 tỷ trọng này là 13,69%). +Năm 2003: Cho vay trung dài hạn / Tổng dư nợ = 84, 04% ( Năm 2002 tỷ trọng này là 86,31%) + Tỷ lệ dư nợ vay ngoài quốc doanh trung bình chiếm 10% trên tổng dư nợ, tăng 8% so với dư nợ vay năm 2002. - Đến 31/12/2003 tổng dư nợ tín dụng ước đạt 5.440 tỷ đồng (không tính nợ khoanh, nợ TTUT). Trong đó: +Tín dụng trung dài hạn theo KHNN và CĐ là 1.717 tỷ đồng, thu nợ tín dụng ĐTXDCB theo KHNN 179,69 tỷ đồng đạt 109,57% kế hoạch TW giao (164 tỷ); thu nợ chỉ định là 100 tỷ đồng đạt 781,25% kế hoạch giao (12,8 tỷ). + Tín dụng trung dài hạn thương mại đạt 3.348 tỷ đồng, chiếm 61,54% tổng dư nợ ( không tính TTUT) tại Sở giao dịch. + Tín dụng ngắn hạn đạt 977 tỷ đồng, tăng 6,57% so với cuối năm 2002. + Dư nợ TTUT là 40.726 tỷ đồng. + Tổng số nợ quá hạn ước khoảng 82 tỷ đồng, trong đó nợ qúa hạn thương mại là 63 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn tính trên tổng dư nợ là 0.18% +Công tác thu nợ: Thực hiện theo chỉ đạo của NHDT & PT TW, Sở giao dịch đã thực hiện tốt công tác thu nợ, luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, tính đến 31/12/2003 thu được 179,69 tỷ đồng tín dụng KHNN ( hoàn thành 109,57 % kế hoạch), 100 tỷ đồng tín dụng chỉ định (kế hoạch là 12,8 tỷ ). Tập trung thu nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi, áp dụng các biện pháp linh hoạt để tận thu các khoản nợ tồn đọng. Thường xuyên kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản thế chấp tìm biện pháp quản lý chặt chẽ. Cụ thể như sau: Sở giao dịch đã thu được gốc và lãi của khoản nợ quá hạn vay theo chỉ định của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng 6 triệu USD; thu được 20.000 USD từ nợ khó đòi của Công ty đầu tư và xây dựng Vạn Xuân. +Công tác thẩm định: Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, đảm bảo chất lượng tín dụng, công tác thẩm định đã được quan tâm đúng mức và thành lập Phòng Thẩm định -Quản lý tín dụng vào tháng 10/2003.Sở giao dịch đã nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư của khách hàng, góp phần tăng trưởng tín dụng và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đạt được một số kết quả khả quan sau: (Đơn vị: triệu đồng) 2002 2003 Tăng(%) -Tổng số dự án thẩm định 33 40 21. 21% - Tổng số tiền dự án đã thẩm định 190,539 392, 417 105.95% Hiện nay, các dự án đã được thẩm định và quyết định tài trợ đã và đang phát huy hiệu quả của mình. 2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch 2.2.1-Kết quả công tác thẩm định tài chính DAĐT tại SGD I- NHĐT & PT Việt Nam. Sở GD I- NHĐT & PT Việt Nam ra đời và phát triển phản ánh một tất yếu khách quan trong quá trình lớn mạnh và trưởng thành của hệ thống NHTM nói chung và của NHĐT & PT Việt Nam nói riêng. Hơn mười năm hoạt động, SGD I đã ghi dấu những thành công đáng kể của mình vào trang vàng lịch sử của NHĐT & PT Việt Nam . Với một mô hình kinh doanh gọn nhẹ hoạt động như một chi nhánh với một đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết, SGD đã thực sự trở thành cánh tay phải của NHĐT & PT Việt Nam . Tình hình cho vay trung dài hạn tại SGD I- NHĐT & PT Việt Nam . Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Cho vay Trung dài hạn 3.532.300 4. 645. 152 4. 169. 455 -TDH thương mại 1. 813. 109 2. 265. 679 1. 955. 707 -TDH KHNN 1. 026. 498 1. 012. 176 728. 528 -Cho vay uỷ thác, ODA 387. 955 432.3 92 466. 980 -Cho vay đồng tài trợ 304.738 934. 905 1. 018. 240 Khối lượng các dự án được thẩm định trước khi tiến hành cấp tín dụng có xu hướng tăng rõ rệt, điều này chứng tỏ SGD đã ngày càng quan tâm và chú trọng tới công tác thẩm định tài chính dự án. Và trong số các dự án thẩm định, số lượng các dự án thẩm định trình trung ương được chấp nhận so với các dự án được Nhà nước giao là rất cao. Các dự án theo kế hoạch Nhà nước chiếm đa số dự án thẩm định tại SGD. Đây là đặc điểm mang tính truyền thống của SGD cũng như của cả hệ thống NHĐT & PT Việt Nam . Bảng số liệu cho thấy số dự án Tín dụng thương mại đang có xu hướng tăng trong cơ cấu dự án được thẩm định và giải ngân tại SGD, và khối lượng vốn là khá lớn. Điều này phản ánh NHĐT & PT Việt Nam đang từng bước tự chủ, mở rộng thị trường không còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch nhà nước. Kết quả công tác thẩm định dự án tại SGD được đánh giá là rất có hiệu quả, phần lớn các khách hàng của SGD là các Công ty, tổng công ty, doanh nghiệp lớn và Dn đặc biệt. Các dự án phần lớn có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Có thể nêu ra đây một số khách hàng truyền thống với các dự án có hiệu quả: Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (VIGLAERA) dự án đầu tư nhà máy kính nổi công suất 300 tấn/ ngày, với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty xuất nhập khẩu, Ban quản lý điện Miền bắc… Tuy nhiên, những khó khăn lớn trong quá trình thẩm định tại SGD là việc thu thập và xử lý thông tin, xác minh tính hợp lý của các số liệu các dự báo, thẩm tra báo cáo chủ đầu tư (Báo cáo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…). Có nhiều thông tin sai lệch trong báo cáo của chủ đầu tư dẫn đến kết quả thẩm định tài chính không được chính xác, điều này hoặc là do doanh nghiệp muốn NH thấy hoạt động của mình là rất tốt hoặc do doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của mình. Một khó khăn nữa trong quá trình thẩm định dự án tại SGD là vẫn có nhiều dự án chưa được lập, nghiên cứu một cách toàn diện theo đúng yêu cầu. Số liệu đưa ra trong các báo cáo mới chỉ dừng lại ở mặt tích cực mang nặng tính chủ quan, thời điểm; không mang tính khách quan hệ thống. Trước thực trạng đó, SGD luôn luôn chủ động tìm tòi sáng tạo một cách linh hoạt các phương thức thẩm định, sao cho vừa đảm bảo hiệu quả cho vay vừa an toàn vốn. Với những nỗ lực đó, SGD I- NHĐT & PT Việt Nam được coi là một trong những đơn vị có mức sử dụng vốn cao, đảm bảo an toàn vốn, công tác quản lý trong thanh toán nợ hiệu quả trong hệ thống các NHTM. Bảng cơ cấu nợ quá hạn tại SGD I- NHĐT & PT Việt Nam . Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Nợ quá hạn 37. 871 18. 000 63.370 77. 000 Nợ quá hạn tại SGD chủ yếu tập trung ở một số dự án đầu tư cho vay theo kế hoạch. Nhà nước nhưng không có hiệu quả ngay từ khi mới tiếp xúc đầu tư. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, như do thiên tai, dịch hoạ, do sắp xếp lại doanh nghiệp, do thay đổi cơ chế, lừa đảo. Nhưng có một phần không nhỏ do cán bộ thẩm định khi thẩm định không lường hết các tình huốn có thể xảy ra với một dự án bất kỳ. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm về số các dự án nhưng giá trị dư nợ quá hạn lại tăng cao, do khối lượng dư nợ một dự án lớn. Sở giao dịch đôn đốc theo dõi tình hình thanh toán của các doanh nghiệp đồng thời điều chỉnh kịp thời khi có biểu hiện chậm thanh toán của doanh nghiệp như vay ngắn hạn đón đầu, mở L/C trả chậm cho một hợp đồng thương mại với nước ngoài. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống. SGD tiến hành phân loại nguyên nhân gây tồn động nợ quá hạn để có thể đánh giá chất lượng công tác thẩm định tại sở. Thấy rằng ngoài những nguyên nhân khách quan của chính Doanh nghiệp hay ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị, hay nguyên nhân do thiên tai thì nguyên nhân do chính chất lượng công tác thẩm định của NH cũng chiếm không nhỏ, do nhiều khi dự án không đủ khả năng hoàn vốn như DÙ áN đã dấu giếm được NH hay do ý chủ quan của chính cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định của mình. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, dù dự án được cấp vốn KHNN nhưng sau khi thẩm định SGD thấy dự án khôgn khả thi sẽ từ chối, đối với một số doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ nhưng có thể hoàn vốn cho NH đúng hạn mà còn có khả năng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong một số dự án hoạt động không hiệu quả trước đây. Thực hiện phương pháp này, SGD đã giúp một số DN cải thiện được tình hình tài chính của mình và thu hồi vốn được một phần dư nợ đã đưa vào khoản mục nợ quá hạn. Phương pháp thẩm định tài chính dự án tại SGD chú trọng nhiều tới việc đánh giá khả năng thanh toán vốn của dự án cho Ngân hàng. Số liệu được nghiên cứu cụ thể trong một năm hoạt động bình thường sau đó được áp dụng cho các năm thu hồi vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Có tới 95% dự án được thẩm định có sửa đổi bổ sung so với hồ sơ gốc. Trong 100% các báo cáo thẩm định có đề cập tới rủi ro của doanh nghiệp và dự án, song chỉ có 5% thể hiện bằng những con số tính toán cụ thể. Thẩm định tài chính dự án đã giúp SGD lựa chọn được các dự án có hiệu quả tài chính để cho vay, loại bỏ được các dự án không có hiệu quả, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Nhờ vậy, các dự án đã thẩm định và cho vay đã phát huy tốt, nâng cao năng lực sản xuất. Các báo cáo về khả năng trả nợ của dự án, lịch cho vay và thu hồi nợ được khâu thẩm định tài chính xác lập làm cơ sở đảm bảo cho hoạt động cho vay cũng như thu hồi nợ sau này của SGD. Tóm lại, công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng tại SGD nhìn một cách tổng quát đã đạt được những thành tựu khả quan. Song để có thể đánh giá một cách chi tiết có hiệu quả hơn cần có những biện pháp cơ chế thẩm định linh hoạt hiệu quả hơn. 2.2.2-. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD NHĐT & PT Việt Nam . 2.2.2.1- Những thành tưu đạt được. (1) Nội dung và trình tự thẩm định tín dụng tại SGD I- NHĐT & PT Việt Nam được tiến hành một cách khoa học, chính xác và có hệ thống. Khách hàng có nhu cầu tín dụng đều được SGD cung cấp một cách đầy đủ thông tin, dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng, đảm bảo quyền tham khảo và lựa chọn. Mọi dự án có nhu cầu tín dụng đều được xem xét một cách khách quan, công bằng và có thiện chí. Quy trình thẩm định dự án đầu tư, thẩm định năng lực của chủ đầu tư được tiến hànhtren cơ sở thống nhất ra quyết định. Sự phối hợp thẩm định giữa các phòng chức năng đã phát huy tối ưu tính độc lập đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tương đối đầy đủ, chính xác và khoa học. Phương án tiếp cận và xử lý thông tin phong phú, linh hoạt cho từng khách hàng. Hệ thống thông tin lưu trữ hiện đại giúp quá trình thẩm định thuận tiện và chính xác. SGD đã có sự kế thừa kinh nghiệp các dự án trong cùng lĩnh vực, tính toán phù hợp với thực tế. Việc thẩm định tài chính được kết hợp khá chặt chẽ với thẩm định trên các phương diện khác, đặc biệt với thẩm định về thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ, thẩm định về lợi ích kinh tế xã hội. (2) - Thẩm định tài chính dự án được xem xét kỹ càng từ kiểm tra năng lực chủ đầu tư tới xem xét tính khả thi của dự án. Kết quả thẩm định tài chính của dự án được SGD đánh giá là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng hay bãi bỏ. Với mục tiêu phát triển và lợi nhuận, SGD đánh giá cao năng lực chủ đầu tư và tính khả thi của dự án. Nếu như tính khả thi của dự án và hiệu quả của dự án là điều kiện cần, thì năng lực của chủ đầu tư được xem như điều kiện đủ trong việc giao quyết định. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày nay SGD đang ngày càng tiến tới sự hoàn thiện trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo an toàn vốn kinh doanh. Nội dung thẩm tra năng lực tài chính chủ đầu tư được coi là nền tảng đảm bảo vững chắc tính an toàn và khả thi của dự án. Năng lực tài chính của chủ đầu tư của các dự án tham gia thẩm định được xem xét kỹ trong trạng thái tĩnh và động của môi trường. Phân tích năng lực của chủ đầu tư được cán bộ Ngân hàng cập nhật bằng hệ thống thông tin Ngân hàng và liên Ngân hàng, đảm bảo chính xác cao. Nội dung phân tích tài chính dự án là mấu chốt trong việc giao quyết định đầu tư, các chỉ tiêu phân tích tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng các chỉ tiêu quan trọng được xem xét là hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, giá trị hiện tại ròng NPV, thời gian hoàn vốn T, phân tích độ nhạy của dự án PA, doanh thu, chi phí. Thông thường các chỉ tiêu này được đề xuất rất tốt trong báo cáo khả thi và tiền khả thi gửi tới NH. Các cán bộ thẩm định của SGD phân tích kỹ và thường cho kết quả ổn định và chính xác. (3)- Chỉ tiêu và phương pháp thẩm định đơn giản, cụ thể, phản ánh đầy đủ thình hình của dự án. Các chỉ tiêu mà NH đặt ra trong quy trình thẩm định bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, nguồn tài trợ rất cụ thể tạo điều kiện cho người lập dự án có thể dễ dàng đối chứng với sự chênh lệch, điều chỉnh so với dự án mà họ lập. Những chỉ tiêu này cũng phản ánh được tương đối chính xác tình hình của dự án. Việc thẩm định chi tiết khía cạnh tài chính dự án của SGD xác định dựa trên kết quả của việc phân tích tình hình dự án trong giai đoạn hiện tại, dự đoán quá trình hình thành và phát triển của dự án, các biến động đều được lượng hoá và phân tích cụ thể qua phương pháp toán xác suất, mô hình toán. Cách tiếp cận như vậy giúp dự án đối phó được những rủi ro trong tương lai. Các chỉ tiêu đánh giá thường là các chỉ tiêu tỷ lệ, mức trung bình và ở trạng thái tĩnh ( chỉ tiêu doanh thu, khấu hao đều, công suất hoạt động, nhu cầu thị trường). Các tiêu chuẩn đánh giá được đối chiếu với định mức và quy định chung pháp luật cho phép. (4)- Công tác thu thập, quản lý phân tích và lưu trứ số liệu các dự án được tiến hành chính xác, liên tục và hệ thống. Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định cho vay ngày càng phong phú đa dạng. Nếu như trước đây các thông tin về dự án, chủ đầu tư dùng để phân tích thường được cung cấp bởi chính chủ đầu tư, gây nên tình trạng quá trình thẩm định xoay quanh thẩm tra tính hợp lý, chính xác của số liệu. Thì hiện nay, ngoài nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn Sở còn tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên ngân hàng, các văn bản luật, thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRR), thông tin từ hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy nguồn số liệu làm căn cứ thẩm định phong phú đầy đủ hơn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thẩm định. (5)- Công tác bồi dưỡng cán bộ thẩm định, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên được chú trọng SGD có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, đa số họ là những cán bộ chuyên môn tốt về kinh tế và kỹ thuật, có kinh nghiệm, hiểu biết về nhiều lĩnh vực, có kiến thức thị trường, có khả năng thẩm định các dự án phức tạp, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động thẩm định, từng bước chuyên môn hoá công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng. SGD rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo mọi điều kiện cho cán bộ tín dụng học tập, tự đào tạo, rèn luyện, nâng cao kiến thức. SGD chú trọng vào đào tạo lại cán bộ, tập huấn, giao lưu và mời chuyên gia giảng dạy công tác thẩm định. Vì vậy cán bộ thẩm định SGD có trình độ chuyên môn tương đối cao, đạo đức nghề nghiệp khá vững vàng. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một chuyên viên vừa có khả năng thẩm định vừa có khả năng tư vấn. Kiến thức và kinh nghiệm thẩm định giúp cán bộ thẩm định có những quyết định tương đối chính xác, linh hoạt, kịp thời. Điều đó thể hiện rõ trong kết quả công tác thẩm định của SGD trong thời gian qua. 2.2.2.2- Những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân. (1)- Đánh giá tác động mang nặng tính chủ quan, cục bộ. Nhìn chung quá trình thẩm định, đánh giá dự án tại SGD mới dừng lại ở phạm vi hẹp, các tác động được nhìn nhận dưới nhiều góc độ song không có một hệ thống phân tích cụ thể, thông tin dữ liệu dùng để đánh giá dự án mang tính cục bộ địa phương. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng có thể thấy rõ rằng ở đây do SGD không có đủ thông tin, nguồn nhân lực, hay sự phối hợp với các tổ chức khác để đánh giá một cách có hệ thống. SGD chỉ biết dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp, hoạt động thông tin của trung tâm thông tin của Sở cũng gây ảnh hưởng tới công tác thẩm định của SGD. Tâm lý chủ quan khi cho vay còn tồn tại vì một số cán bộ tín dụng cho rằng đó là các khách hàng quen thuộc nên không cần giám sát chặt chẽ, giải quyết cho vay chỉ phụ thuộc vào các thông tin cung cấp qua trình bày thay cho những số liệu chính xác, đáng tin cậy. Nhiều báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh không được kiểm toán, thanh tra. Các báo cáo chủ đầu tư trình SGD thông thường do chủ đầu tư thiết lập, không theo một tiêu chuẩn, quy định nào. Do đó SGD không có cơ sở làm căn cứ thẩm tra. Phân cấp quyết định, quản lý dự án của Nhà nước chưa rõ ràng , SGD nhiều khi không xác định được một cách chính xác thẩm quyền quyết định các dự án. Quản lý dự án đôi khi chồng chéo giữa các địa phương và các bộ ngành liên quan. Hầu hết các dự án xin vay ở SGD đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt tổng mức vốn đầu tư, do vậy SGD thường không hoặc ít xem xét lại việc thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án. Với một số dự án, SGD chưa tính đến các nhân tố gây biến động tổng vốn đầu tư như yếu tố tỷ giá, thay đổi thị trường. Tuy đã xét đến các yếu tố thị trường, kỹ thuật, cạnh tranh, so sánh với các doanh nghiệp cùng loại trong việc tính toán doanh thu và chi phí, nhưng vẫn còn chưa gắn với thực tế đặc thù hoạt động của từng loại dự án cụ thể trên từng lĩnh vực mà dựa nhiều vào khung quy định hoặc một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1840.Doc
Tài liệu liên quan