Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Vinh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1. Đặc điểm và vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1. Khái niệm,đặc điểm DNNQD 3

1.1.1.1. Khái niệm DNNQD 3

1.1.1.2. Đặc điểm các DNNQD 3

1.1.2. Vai trò của DNNQD đối với nền kinh tế 5

1.1.2.1 Các DNNQD khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực trong dân cư: 6

1.1.2.2. Các DNNQD cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và phong phú về chủng loại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6

1.1.2.3. Các DNNQD phát triển tạo điều kiện giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. 7

1.1.2.4. Sự phát triển của các DNNQD còn góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch kinh tế theo vùng lãnh thổ. 7

1.1.2.5. Các DNNQD góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước 7

1.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của các DNNQD 8

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 8

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNNQD 8

1.3.Vấn đề hiệu quả cho vay của NH đối với sự phát triển của các DNNQD 11

1.3.1. Quan điểm về hiệu quả cho vay 11

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 12

1.3.2.1.Tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ 12

1.3.2.2. Dư nợ quá hạn 13

1.3.2.3. Hiệu suất sinh lời 13

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với DNNQD 14

1.4.1. Các nhân tố chủ quan về phía ngân hàng và doanh nghiệp 14

1.4.1.1. Chính sách tín dụng 15

1.4.1.2. Công tác tổ chức của ngân hàng 15

1.4.1.3. Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất, thiết bị 16

1.4.1.4. Thông tin tín dụng 16

1.4.1.5. Kiểm soát nội bộ 17

1.4.1.6. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 18

1.4.2. Các nhân tố khách quan 18

1.4.2.1 Nhân tố kinh tế 18

1.4.2.2. Nhân tố xã hội 19

1.4.2.3. Nhân tố pháp lý 19

1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay 20

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHNO & PTNT THÀNH PHỐ VINH 21

2.1. Khái quát về hoạt động của NHNo & PTNT Thành Phố Vinh 21

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thành Phố Vinh 21

2.1.1.1. Sự hình thành NHNo & PTNT Thành Phố Vinh 21

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức 22

2.1.2. Khái quát về hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh 23

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 23

2.1.2.2. Hoạt động cho vay 26

2.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác 28

2.2. Hiệu quả cho vay đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh 30

2.2.1. Một vài nét về DNNQD – khách hàng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh 30

2.2.1.1. Ưu điểm: 30

2.2.1.2. Nhược điểm: 31

2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh 31

2.2.2.1. Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh 31

2.2.2.2 Nợ quá hạn của DNNQD tại NHNNo & PTNT Thành phố Vinh 36

2.2.2.3. Sinh lời của hoạt động cho vay đối với DNNQD của ngân hàng 38

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHNO & PTNT THÀNH PHỐ VINH 43

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong thời gian tới 43

3.1.1. Phương hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD trong thời gian tới 43

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh 44

3.2.1. Chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt 45

3.2.2. Các giải pháp nhằm tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD 46

3.2.3. Đa dạng hóa các nghiệp vụ, hình thức kinh doanh 49

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ nhằm giảm nợ quá hạn 49

3.2.5. Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. 50

3.2.6. Cải tiến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 51

3.3. Một số kiến nghị đề xuất: 52

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà Nước 53

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước 53

3.3.3. Đối với NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An 54

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan có 4 phòng ban, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành bộ máy hoàn chỉnh và hoạt động ngày càng hiệu quả. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức Cùng với sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế thị trường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của môi trường cạnh tranh khốc liệt, NHNo & PTNT thành phố Vinh đã có những chuyển biến tích cực không ngừng. Năm 2006, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của dân cư, ngân hàng mở thêm một chi nhánh cấp III trên địa bàn thành phố Vinh đó là NHNo & PTNT cấp III Nghi Phú. Như vậy, hiện nay NHNo & PTNT thành phố Vinh có 4 phòng ban với chức năng, nhiêm vụ riêng, 3 chi nhánh ngân hàng cấp III và 4 phòng giao dịch. NHNo & PTNT thành phố Vinh tính đến thời điểm này có 85 cán bộ được phân bổ vào các phòng ban cụ thể như sau: Ban Gi¸m §èc Phßng hµnh chÝnh tæ chøc Phßng kÕ to¸n ng©n quü Phßng tÝn dông 3 ngân hàng cấp III trực thuộc gồm: + NHNo & PTNT cấp ba Lê Lợi + NHNo & PTNT cấp ba Hồng Sơn + NHNo & PTNT cấp ba Nghi phú 4 phòng giao dịch cơ sở gồm: + Phòng giao dịch NHNo & PTNT chợ Vinh + Phòng giao dịch NHNo & PTNT Bến Thủy + Phòng giao dịch NHNo & PTNT Hưng Lộc + Phòng giao dịch NHNo & PTNT Hưng Dũng Các cán bộ công nhân viên chức của NHNo & PTNT thành phố Vinh hầu hết tốt nghiệp đại học, có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc tạo một nền tảng vững chắc trong hoạt động. 2.1.2. Khái quát về hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh Ngay từ khi mới thành lập, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và tăng trưởng kinh tế của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng, hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh cũng tăng trưởng không ngừng. Sự hoạt động có hiệu quả của NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Thành phố Vinh phát triển. Hiện nay NHNo & PTNT Thành phố Vinh đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: nhận tiền gửi và thanh toán, tín dụng bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay, tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp và các dịch vụ khác. NHNo & PTNT Thành phố Vinh là một chi nhánh hạch toán phụ thuộc nên các loại vốn như vốn pháp định, lợi nhuận, các quỹ chuyên dùng, quỹ dự trữ, quỹ tài trợ và các loại vốn khác đều được hạch toán và quản lý tại NHNo & PTNT Nghệ An. 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho vay, vì thế vấn đề nguồn vốn đối với ngân hàng là rất quan trọng. Biểu 1: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh ( Đơn vị: Triệu đồng ) Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % + 2005 Số tiền % + 2006 Số tiền % Số tiền % 1.TG của khách hàng 279578 87.9 466148 96.1 186570 66.7 578254 94.4 112106 24.1 - TG không kỳ hạn 35875 12.8 67578 14.5 31703 88.4 59931 10.4 -7647 -11.3 - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 55189 19.7 101101 21.7 45912 83.2 143985 24.9 42884 42.4 - TG có kỳ hạn trên 12 tháng 188332 67.4 293959 63.1 105627 56.1 316633 54.8 22674 7.7 2. Phát hành giấy tờ có giá 38315 12.1 19030 3.9 -19285 -50.3 34094 5.6 15064 79.2 Tổng nguồn vốn 317893 485178 167285 52.6 612348 127170 26.2 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005 – 2006 – 2007 ) Nhận thức được huy động vốn là hoạt động có tính chất mở đường cho hoạt động kinh doanh của NH, NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn của ngân hàng tương đối lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động được là 317.893 trđ, đến năm 2006 là 485.178 trđ tăng 167.285 trđ tương đương 52,62%; sang năm 2007 ngân hang huy động được 612.348 trđ, tăng 127.170 trđ, tốc độ tăng 26,21%. Tập thể lãnh đạo của ngân hàng đã nắm bắt kịp thời các chủ trương giải pháp của NHNo cấp trên để điều hành việc triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp thị hiếu của khách hàng như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang … NH đã quảng bá và thực hiện tốt các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng trang trọng, với các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, không những nâng cao thương hiệu NH mà còn giúp thu hút số lượng lớn khách hàng. Các cán bộ viên chức làm công tác huy động vốn ngày càng được tăng cường về trình độ kinh nghiệm cũng như tác phong giao dịch, được khách hàng tín nhiệm. Lượng tiền huy động tăng lên chủ yếu ở bộ phận tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng do NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã tăng cường khai thác thu hút thêm được các khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức làm tăng thêm được nguồn vốn tiền gửi. Kết quả này một phần còn vì tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp, hiện nay chỉ có 0,25%/ tháng; trong khi năm vừa qua ngân hàng thực hiện nhiều đợt tiết kiệm dự thưởng kì hạn 7 tháng và 13 tháng với lãi suất tương đối cao lại có khuyến mãi lớn nên khách hàng chuyển sang gửi có kì hạn nhiều hơn.Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tương đối thấp do tiền gửi huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế không nhiều chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn làm lãi suất đầu vào bình quân trong năm 2007 là 0,63% là tương đối cao. Về phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn huy động bằng hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Chi phí huy động nguồn vốn này khá cao, do đó tỷ trọng nguồn vốn này nhỏ sẽ giúp ngân hàng bớt tốn kém về chi phí trả lãi. Năm 2007 nguồn vốn này tăng lên chủ yếu là theo chủ trương của ngân hàng cấp trên trong một số hoạt động đã được chỉ định, nó thể hiện tình hình tài chính của ngân hàng tương đối lành mạnh. So với các ngân hàng khác cùng địa bàn, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh chiếm tỷ trọng thấp, trong khi một số ngân hàng khác lại có nguồn vốn huy động tương đối cao như ngân hàng ngoại thương Vietcombank, VPbank, VIBank nhưng không vì thế mà hoạt động của ngân hàng lại kém hiệu quả. Mặc dù kém lợi thế cạnh tranh về lãi suất nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng đăc biệt là các cán bộ làm công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh vẫn liên tục tăng qua các năm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay Cho vay là hoạt động chủ chốt tạo lợi nhuận của ngân hàng, nó quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã thực hiện cho vay đáp ứng được một phần nào nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể và nhất là cho vay phục vụ đời sống đã góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trong thành phố. Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh thể hiện qua bảng: Biểu 2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh Đơn vị: (Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % + 2005 Số tiền % + 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Dư nợ tín dụng 219358 219028 -330 -0.15 250258 31230 14.26 DNNN 45001 20.51 29118 13.29 -15883 -35.29 10840 4.33 -18278 -62.77 DNNQD 74620 34.02 74126 33.84 -494 -0.66 106585 42.59 32459 43.79 Hộ sản xuất kinh doanh 43858 19.99 48826 22.29 4968 11.33 56416 22.54 7590 15.54 Phục vụ đời sống 55879 25.48 66958 30.58 11079 19.83 76417 30.54 9459 14.12 2.Nợ quá hạn 80 0.04 99 0.045 19 426 0.17 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng 2005 – 2006 – 2007 ) Năm 2006 doanh số cho vay là 458.668 trđ tăng 68.822 trđ so với năm 2005, tốc độ tăng 17,7%; năm 2007 doanh số cho vay đạt 561.526 trđ tăng 102.858 trđ so với năm 2006 tốc độ tăng 22,43%; ngân hàng đã gia tăng được doanh số cho vay, phục vụ được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Dư nợ tín dụng năm 2006 giảm 330 trđ so với năm 2005, nhưng sang năm 2007 dư nợ tín dụng tăng lên 31.230 trđ so với năm 2006, tốc độ tăng 14,26%; hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã có những thay đổi khả quan. Đầu tư tín dụng ngày càng chuyển mạnh sang lĩnh vực kinh tế hộ gia đình và các DNNQD chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ( năm 2005, 2006, 2007 tỷ trọng dư nợ của kinh tế hộ gia đình và DNNQD trong tổng dư nợ lần lượt là 79,49%; 86,71%; 95,67% ) do bộ phận này hoạt động rất nhanh nhạy, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường và ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.Cho vay các DNNQD và hộ kinh doanh cá thể hầu hết có tài sản đảm bảo,có nguồn trả nợ ổn định, ít xảy ra rủi ro do đó đảm bảo an toàn khoản vay, nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng. Mặt khác ở thành phố Vinh hiện nay số DNNN còn lại ít vì các DNNN đều thực hiện chủ trương cổ phần hóa gần hết, ngân hàng đã đẩy mạnh thu nợ các DNNN và giảm cho vay thành phần này, thay vào đó tập trung cho vay các DNNQD và hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó ngân hàng cũng luôn chú ý đến công tác thu nợ, tránh tình trạng nợ dây dưa khó đòi. Điều đó không nhũng thể hiện ở doanh số thu nợ tăng đều đặn qua các năm mà còn thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thành phố Vinh tương đối thấp. Năm 2005 nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thành phố Vinh là 80 trđ chiếm tỷ trọng 0,04% so với tổng dư nợ; năm 2006 nợ quá hạn là 99 trđ; tỷ lệ nợ quá hạn là 0,045%, năm 2007 dư nợ quá hạn là 426 trđ tỷ lệ là 0,17%. Tỷ lệ nợ xấu năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn đang ở mức cho phép thể hiện hiệu quả sủ dụng và quản lý vốn của ngân hàng khá cao, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo. Có được điều này là do có sự nỗ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng trong quá trình hoạt động, đồng thời cũng do hiệu quả hoạt động của các khách hàng mang lại. Như các DNNN hoàn toàn không có nợ quá hạn chứng tỏ quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và DNNN tương đối lành mạnh. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở các hộ kinh doanh cá thể và hộ gia đình vay vốn. Sang năm 2007 nợ quá hạn mới xuất hiện ở các DNNQD do có việc định tính lại nợ và chuyển nhóm nợ vì thế ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chất lượng các khoản vay, tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Nói chung tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thành phố Vinh tương đối hiệu quả, ngân hàng đã mở rộng được quy mô cấp tín dụng. Công tác đầu tư tín dụng đã bám sát và đi đúng hướng theo chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố cũng như định hướng của ngành. So với các ngân hàng cung địa bàn thì thị phần của NHNo & PTNT Thành phố Vinh còn thấp nhưng ngân hàng luôn cố gắng hoạt động hiệu quả, tích cực trong hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. 2.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác Thu ròng từ hoạt động dịch vụ năm 2007 là 1.980 trđ tăng so với năm 2006 là 520 trđ tốc độ tăng 35.62%. Ngoài nghiệp vụ cho vay, thu nhập của NHNo & PTNT Thành phố Vinh còn thu được từ các hoạt động dịch vụ như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh,kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh khác. Với hệ thống máy móc hiện đại, thái độ phục vụ niềm nở, dễ mến của các nhân viên kế toán giao dịch đã thu hút khá đông khách hàng đến với ngân hàng. - Thanh toán xuất nhập khẩu: Tổng số món đã thanh toán trong năm 2007 là 47 món với số tiền là 2.206.471 USD, bằng 48,9% doanh số thanh toán của các đơn vị NHNo huyện trong tỉnh. Trong đó thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C ) là 1.096.411 USD; chuyển tiền bằng điện ( TTR ) là 1.110.0590USD. Thanh toán xuất khẩu 39 món, số tiền 1.053.397 USD chủ yếu là thanh toán xuất khẩu nông sản - Chi trả kiều hối: Toàn đơn vị năm 2007 đã thực hiện chi trả 747 món với số tiền 1.254.906 USD, tăng so với năm 2006 là 492 món, với tổng số tiền là 874.224 USD. Hầu hết các ngân hàng cấp 3 và các phòng giao dịch đã thực hiện việc chi trả kiều hối và cố gắng khai thác tối đa tiềm năng của khách hàng. Ngân hàng thực hiện giao dịch an toàn và chính xác tạo được lòng tin với khách hàng qua đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng tín dụng và tiền gửi khách hàng. - Mua bán kinh doanh ngoại tệ: Trong năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 8.200.626 USD nhưng ngân hàng chỉ mua ngoại tệ của khách hàng chứ không bán cho khách hàng mà chỉ bán cho NHNo tỉnh Nghệ An. Trong hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã chấp hành nghiêm túc quy định về tỷ giá mua bán, không ép giá, không đầu cơ để gây rối loạn không đáng có trên thị trường ngoại tệ. Song trong công tác kinh doanh ngoại tệ còn một số tồn tại, đó là ; thời gian chi trả cho khách hàng còn kéo dài, tuyên truyền chưa đầy đủ, cho vay tài trợ xuất nhạp khẩu vẫn còn khá khăn do doanh nghiệp không đủ điều kiện và không tuân thủ về thủ tục thanh toán của ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn; mặt khác đời sống của nhân dân thành phố ngày càng được nâng cao do đó số người đi xuất khẩu lao động giảm, ảnh hưởng đến việc mở rộng dư nợ cho vay - Công tác bảo lãnh cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tổng số món bảo lãnh năm 2007 là 34 món, số tiền 15.980 trđ. Tổng số phí thu được là 338 trđ.Nhìn chung cho đến nay việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ở NHNo & PTNT Thành phố Vinh nói chung thuận lợi, không có món bảo lãnh nào phải trả thay khách hàng. Hầu hết các món bảo lãnh đều có ký hợp đồng thế chấp tài sản hoặc có số dư tiền gửi làm đảm bảo cho việc bảo lãnh. Mặc dù kinh doanh trên địa bàn nhiều cạnh tranh nhưng NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã rất cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực huy động vốn đầu tư tín dụng và dịch vụ ngày càng tót, góp phần nâng cao và ổn định thu tài chính, đảm bảo đủ hệ số lương kinh doanh theo chế độ quy định cho cán bộ viên chức, thực hiện nghiêm túc và hoàn thành khoản nộp NSNN, BHYT, BHXH đối với người lao động. Với những định hướng phù hợp, NHNo & PTNT Thành phố Vinh sẽ hoạt động ngày một hiệu quả hơn và không những hoàn thành kế hoạch được giao mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế thành phố phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Hiệu quả cho vay đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh 2.2.1. Một vài nét về DNNQD – khách hàng của NHNo & PTNT Thành phố Vinh Nhiệm vụ của NHNo & PTNT Thành phố Vinh là huy động vốn va cho vay các thành phần kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất chế biến và công nghiệp thực phẩm cùng các thành phần kinh tế khác trên địa bàn Thành phố Vinh. Lượng khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT Thành phố Vinh là các hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, DNNN và các DNNQD. Trong đó, DNNQD giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, cung ứng cho xã hội nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà Nước cùng với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, số lượng các DNNQD trên địa bàn Thành phố vinh ngày một tăng nhanh và hoạt động rất sôi nổi, trở thành những khách hàng thường xuyên của ngân hàng trong các hoạt động tín dụng thanh toán, chuyển tiền. Hiện nay lượng khách hàng là DNNQD có quan hệ với NHNo & PTNT Thành phố Vinh là 114 khách hàng với đa dạng các ngành nghề kinh doanh. Để hiểu rõ hơn, ta xem xét ưu nhược điểm về mặt tài chính và tổ chức nhân sự của các doanh nghiệp này. 2.2.1.1. Ưu điểm: DNNQD là thành phần kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong nền KTQD, kinh doanh nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế. Với số lượng doanh nghiệp ngày một tăng, thành phần này ngày càng phát triển nhộn nhịp hình thành nhu cầu vốn lớn đối với hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp này có bộ máy quản lý gọn nhẹ, điều hành nhanh nhạy, linh hoạt và ứng phó kịp thời với tình hình biến động thị trường. Quy mô nhỏ nên hoạt động được ở nhiều ngành nghề dù thuận lợi nhiều hay ít. Lực lượng lao động dồi dào, tiết kiệm được chi phí.Nhất là xu thế hiện nay, các hộ kinh doanh cá thể sẽ chuyển dần sang thành lập công ty THHH thì lượng DNNQD sẽ còn tăng lên mạnh mẽ. 2.2.1.2. Nhược điểm: Vốn tự có ít, hiệu quả sử dụng vốn của một số doanh nghiệp còn hạn chế, quay vòng vốn chậm.Về thiết bị máy móc dùng cho sản xuất còn thiếu, công nghệ còn lạc hậu do thiếu vốn để đầu tư dây chuyền hiện đại, khả năng cạnh tranh không cao. - Trình độ nhân sự còn hạn chế nhất là bộ phận kế toán - Sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp thường có giá thành cao hơn so với hàng nhập ngoại. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh Trong một số năm trở lại đây, kinh tế thành phố vinh liên tục tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất trên địa bàn tăng nhanh, hoạt động thương mại dịch vụ phát triển, đời sống người dân ngày cang nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thành phố và nhu cầu sử dụng dịch vụ của dân cư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn, các NHTM cổ phần cũng mở chi nhánh tại Thành phố Vinh đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng. Để tồn tại và phát triển, vấn đề quan tâm hàng đầu của NHNo & PTNT Thành phố Vinh là phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay – hoạt động chủ chốt quyết định sự phát triển của ngân hàng. 2.2.2.1. Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh Trên địa bàn thành phố, các DNNQD đã có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành khách hàng thường xuyên của NHNo & PTNT Thành phố Vinh. Các khách hàng của ngân hàng gồm các CTCP, công ty TNHH, DNTN, cty liên doanh, cty hợp danh … Số lượng các DNNQD có quan hệ tín dụng với ngân hàng không ngừng tăng lên. Năm 2005 có 90 DNNQD quan hệ thường xuyên với ngân hàng, đến năm 2007 con số này tăng lên 114 doanh nghiệp, đó là chưa kể đến rất nhiều doanh nghiệp có quan hệ không thường xuyên với ngân hàng thông qua các nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền. Nhìn chung, các khách hàng DNNQD của ngân hàng làm ăn khá tốt nhưng cũng có một vài doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không trả được nợ cho ngân hàng. Để hiểu rõ hơn, ta phân tích tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ của DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh Biểu 3: Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ: ( đơn vị: triệu đồng ) Tình hình DS cho vay – thu nợ - dư nợ DNNQD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Doanh số cho vay cả năm 413582 458668 561526 - DNNN 106461 25.74 104925 22.88 29914 5.33 - DNNQD 146988 35.5 181670 39.61 285037 50.76 Trong đó Ngắn hạn 136808 93.07 171120 94.19 274073 96.15 Trung, dài hạn 10180 6.926 10550 5.807 10964 3.85 2. Doanh số thu nợ năm 354869 458996 530296 - DNNN 108324 30.53 120808 26.3 48192 9.09 - DNNQD 104602 29.48 182165 36.69 252577 47.63 Trong đó Ngắn hạn 98758 94.41 175434 96.30 249509 98.79 Trung, dài hạn 5844 5.587 6731 3.70 3068 1.21 219356 219028 250258 - DNNN 45001 20.52 29118 13.29 10840 4.33 - DNNQD 74620 34.02 74125 33.84 106585 42.59 Trong đó Ngắn hạn 63847 85.56 59533 80.31 84097 78.90 Trung, dài hạn 10773 14.44 14592 19.69 22488 21.10 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng 2005 – 2006 – 2007 ) Những năm gần đây, nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ, năng động và hiệu quả của các DNNQD, ban lãnh đạo NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã xác định chuyển hướng đầu tư cho kinh tế hộ gia đình và DNNQD, đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng lên của các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay năm 2005 là 146.988 trđ chiếm 35,5%, năm 2006 tăng lên 181.670 trđ, chiếm 39,6%, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng với DNNQD khả quan hơn, doanh số cho vay năm 2007 là 258.036 trđ, chiếm 50,76% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay cũng như đổi mới tư duy, đổi mới phong cách giao dịch, tìm cách tiếp cận khách hàng thông qua những khách hàng truyền thống để tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của NHNNo & PTNT Thành phố Vinh. Tăng cường chăm sóc khách hàng, có những chính sách ưu đãi, cơ chế thông thoáng, thủ tục nhanh gọn, tạo điều kiện cho khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi giao dịch. Do ngân hàng hoạt động có uy tín, chất lượng; các doanh nghiệp khi vay vốn của ngân hàng được cán bộ tín dụng tư vấn đã sử dụng vốn hiệu quả, kinh doanh có lãi ngày càng tin tưởng và đến với ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng mở rộng được quy mô cấp tín dụng, doanh số cho vay tăng lên, góp phần làm tăng hiệu quả cho vay. Công tác thu nợ đối với các DNNQD được ngân hàng quan tâm thường xuyên do phần lớn các khoản vay của DNNQD đều là vay ngắn hạn (hơn 80%). Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay, ngân hàng thu được những khoản nợ tới hạn, không để xảy ra tình trạng quá hạn mới thể hiện khả năng quản lý nợ của ngân hàng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lợi nhuận mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Từ bảng trên ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng thực hiện khá tốt. Năm 2005, doanh số thu nợ là 104.602 trđ, sang năm 2006 là 182.165 trđ, tăng 77.563 trđ, tốc độ tăng 74,15%, đến năm 2007 là 252.577 trđ, tăng 70.412 trđ, với tốc độ là 38,65% phù hợp với sự gia tăng của doanh số cho vay. Các doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng đa số là những khách hàng được ngân hàng đánh giá xếp loại cao, một số doanh nghiệp được ngân hàng cho vay tín chấp. Ngân hàng cũng đã quan tâm nhiều đến công tác thu nợ, tiền lãi trên khế thu đạt gần 100%, công tác quản lý nợ của ngân hàng khá tốt, các cán bộ tín dụng luôn quan tâm đôn đốc theo dõi thu nợ cả gốc và lãi đúng hạn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả cho vay. Hiệu quả cho vay DNNQD có xu hướng tăng dần lên. Năm 2006 là 74.126 trđ chiếm 33,84% dư nợ tín dụng ngân hàng, giảm 494 trđ so với năm 2005 không đáng kể; nhưng lại tăng mạnh trong năm 2007 số dư nợ đạt 106.585 trđ chiếm 42,59%. Quy mô cho vay đối với DNNQD mở rộng, dư nợ DNNQD tăng lên và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ. Hiện tại pháp luật còn thiếu đồng bộ và chồng chéo khiến việc cho vay còn khó khăn, thủ tục vay rườm rà, phức tạp chưa khoa học nên để vay được một khoản tiền doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian, nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nên chỉ khi nào không huy động được các nguồn bên ngoài khác thì doanh nghiệp mới tìm đến nguồn vôn vay ngân hàng. Tâm lý đó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là hoạt động cho vay. Nhận thức được điều đó các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã giải thích cho khách hàng về các thủ tục, phương thức vay; hoàn thành hồ sơ vay nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, vừa thu hút được thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tăng nhanh dư nợ cho vay, vừa giảm được chi phí nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả cho vay. Đi sâu xem xét tình hình cho vay đối với DNNQD theo thời hạn tín dụng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD chiếm phần lớn trong dư nợ tín dụng đối với DNNQD. Năm 2005, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn là 85,5%, năm 2006 là 80,3%, năm 2007 là 78,9%. Dư nợ tín dụng trung hạn có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (20%), đặc biệt là dư nợ tín dụng dài hạn không có. Nguyên nhân chính của việc dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn tổng dư nợ vì các DNNQD có quy mô nhỏ, kinh doanh linh hoạt, nhanh nhay nên nhu cầu vốn lưu động rất lớn; do đó chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn lưu động, thể hiện ở doanh số cho vay – thu nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm 2005 – 2007 Thời gian càng dài thì rủi ro đối với ngân hàng càng lớn, đòi hỏi người vay phải có năng lực tài chính lớn, có tài khoản đảm bảo khoản vay. Các DNNQD thường có quy mô vốn nhỏ nên khi đánh giá khả năng tài chính để cho vay thường không đủ điều kiện để vay vốn của ngân hàng. Về vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay, theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp nhưng có rất ít các DNNQD có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài sản thế chấp nên ngân hàng rất khó cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn. Ngoài ra, khách hàng vay phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, các báo cáo tài chính, kế toán phải đầy đủ. Nhưng thực tế, các DNNQD có ít phương án kinh doanh khả thi do khả năng quản lý, trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng dự đoán biến động thị trường và trình độ của cán bộ doanh nghiệp còn kém. Sổ sách kế toán không đầy đủ, thiếu chính xác lại không được kiểm toán. Do trình độ quản lý của các giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của các DNNQD; trình độ quản lý của ban lãnh đạo các công ty TNHH, công ty cổ phần, DNTN còn non kém với những biện pháp và hình thức kinh doanh nhỏ lẻ nên có nhiều khi dự án có tính khả thi nhưng khi đưa vào thực hiện thì gặp khó khăn và thất bại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay của ngân hàng vì thế ngân hàng chưa mạnh dạn cho DNNQD vay trung và dài hạn. Việc ngân hàng chưa khai thác được nguồn cho vay dài hạn làm mất đi một khoản thu do cho vay dài hạn thu lãi cao hơn cho vay ngắn hạn, lại là nguồn thu ổn định lâu dài. Nếu chia dư nợ theo loại tiền thì chỉ đến năm 2007, ngân hàng mới cho vay được bằng ngoại tệ với số tiền 112.175 USD thể hiện cơ cấu cho vay của ngân hàng chưa hợp lý, chưa phát triển được nhiều hình thức cho vay. Ngân hàng cho vay chủ yếu với hai hình thức: cho vay từng lần và cho vay th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3523.doc
Tài liệu liên quan