Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Năm 2004 là năm quan trọng trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, do vậy được nhận định là thời điểm quan trọng với nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng gặp phải không ít thách thức.Trước tác động xấu về lãi suất và tỷ giá cạnh tranh mạnh mẽ về huy động vốn, Sở giao dịch vẫn giữ vững nguồn vốn, số huy động cuối kỳ đạt 98% kế hoạch. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sở gồm: tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế thông thường và tiền gửi tổ chức tài chính.

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn theo từng nhóm khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Nhóm khách hàng Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Tiền gửi tổ chức tài chính 1.746 19,0% 1.949 21,4% Tiền gửi tổ chức kinh tế thông thường 2.015 21,9% 1.927 21,1% Huy động dân cư 5.447 59,1% 5.248 57,5% Tổng số 9.208 100% 9.124 100% (Nguồn: hội nghị báo cáo kết quả kinh doanh của Sở năm 2004) Như vậy huy động vốn tổ chức tăng 115 tỷ, trong đó tiền gửi của tổ chức tài chính tăng 203 tỷ và tiền gửi tổ chức kinh tế thông thường giảm 88 tỷ. Do cuối năm 2004 chỉ số giá cả của một số mặt hàng thiết yếu tăng đột biến nên tiền gửi của dân cư giảm 199 tỷ, tuy nhiên tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn (57,5%). Bảng 2: Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị và cơ cấu kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Loại tiền gửi Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Tổng số 9.210 100% 9.214 100% 1.Về cơ cấu loại tiền -VND -Ngoại tệ quy đổi 5.818 3.392 63,2% 36,8% 5.862 3.262 64,2% 35,8% 2.Về cơ cấu kỳ hạn -Ngắn hạn -Trung dài hạn 4.124 5.086 44,8% 55,2% 3.849 5.275 42,2% 57,8% (Nguồn: hội nghị báo cáo kết quả kinh doanh của Sở năm 2004) Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn có cơ cấu tương đối ổn định. Về đơn vị tiền tệ, huy động VND tăng 44 tỷ và huy động ngoại tệ quy đổi giảm 130 tỷ. Về cơ cấu kỳ hạn nguồn ngắn hạn giảm 275 tỷ và nguồn trung dài hạn tăng 189 tỷ. Như vậy về kỳ hạn nguồn vốn đã có xu hướng tốt vì nhu cầu đầu tư và cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Về điều hành lãi suất, Sở giao dịch luôn theo sát, bám sát diễn biến lãi suất thị trường, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh để giữ vững và tăng trưởng nền vốn theo đúng kế hoạch đồng thời thực hiện theo đúng chỉ định của Hội sở chính theo cam kết với hiệp hội ngân hàng. Các đợt phát hành Giấy tờ có giá, Sở giao dịch luôn chuẩn bị và thực hiện tốt, trong đó riêng đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn đợt 1/2004, Sở hoàn thành chỉ tiêu huy động. Do cạnh tranh về huy động vốn càng mạnh đã đẩy lãi suất tăng liên tục, đặc biệt trong quý 3 đã ảnh hưởng, góp phần làm tăng lãi suất bình quân huy động. Tại thời điểm 31/12/2003, lãi suất huy động bình quân là 6,47%/năm đối với tiền VND và 2,29%/năm đối với tiền USD, đến cuối tháng 11/2004, lãi suất huy động bình quân là 6,63%/năm đối với VND và 2,33%/năm đối với USD. Tóm lại, công tác nguồn vốn tại Sở giao dịch tiếp tục giữ vững được số dư huy động cao và có tăng trưởng đảm bảo thực hiện được kế hoạch kinh doanh được giao. Cơ cấu nguồn vốn vẫn giữ mức ổn định, tỷ trọng huy động trung dài hạn tăng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư. Bên cạnh đó Sở có vốn kỳ hạn tại Hội sở chính là 62,1 triệu USD và 4.380 tỷ góp phần tham gia điều hoà vốn toàn hệ thống. * Công tác tín dụng Về quy mô tăng trưởng tín dụng: Năm 2004, Sở đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng, đảm bảo dư nợ tín dụng trung dài hạn được giao. Cụ thể tới thời điểm 31/12/2004, tổng dư nợ đạt 5.057 tỷ, giảm 129 tỷ so với 31/12/2003. Về cơ cấu tín dụng: đến thời điểm cuối năm 2004, cơ cấu tín dụng của Sở chưa đạt được cơ cấu chung toàn ngành do Sở thực hiện giải ngân các công trình trọng điểm của Nhà nướchoặc các ngành kinh tế theo chỉ định của Hội sở chính. Dư nợ tín dụng của Sở năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 (giảm 2,49%) do trong năm này, phòng giao dịch Láng Hạ của NHĐT&PT VN được nâng cấp thành Chi nhánh Đông Đô nên theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Sở phải chuyển một số khách hàng ra chi nhánh Đông Đô để hỗ trợ Chi nhánh trong những bước đầu. Bảng 3: Cơ cấu tín dụng theo thời gian Đơn vị : tỷ đồng Loại vay Dư nợ 2003 % dư nợ Dư nợ 2004 % dư nợ 2004/2003(%) Ngắn hạn Trung dài hạn 1.Trung dài hạn thương mại 2.Kế hoạch Nhà nướcvà chỉ định 917 4.269 3.366 903 17,68 82,32 64,90 17,42 1.119 3.938 3.264 674 22,12 77,88 64,55 13,33 +22,03 -7,75 -3,03 -25,36 Tổng 5.186 100 5.057 100 -2,49 (Nguồn: hội nghị báo cáo kết quả kinh doanh của Sở năm 2004) Năm 2003 dư nợ ngắn hạn là 917,15 tỷ chiếm 17,68%, năm 2004 là 1.119 tỷ chiếm 22,12% tổng dư nợ. Mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn đã tăng lên nhưng vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của nhóm khách hàng ngoài quốc doanh tại Sở. Trong thời gian tới, Sở sẽ cố gắng tiếp tục đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, mở rộng cho vay nhiều ngành nghề, góp phần tích cực trong việc cơ cấu lại thực trạng tín dụng tại Sở theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ và giảm tỷ trọng cho vay đối với ngành xây lắp. Dư nợ tín dụng trung dài hạn đã giảm đi rõ rệt, đảm bảo yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lại cho vay. Đến 31/12/2004, dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là 3.264 tỷ đồng, giảm 3,03% so với năm 2003. Dư nợ tín dụng theo kế hoạch Nhà nướcvà tín dụng chỉ định liên tục giảm trong thời gian cả về số tuyệt đối và tương đối. Tới thời điểm 31/12/2004, dư nợ kế hoạch Nhà nướcvà chỉ định đạt 674 tỷ đồng chiếm 13,33% tổng dư nợ và giảm 25,36% so với năm 2003 do công ty xi măng Hoàng Thạch trả nợ trước hạn, góp phần nâng cao năng lực vốn cho hệ thống. Bảng 4: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ lệ % So với tỷ lệ kế hoạch Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 4.276 781 84,56% 15,44% Không đạt (17%) Tổng 5.057 100% (Nguồn: hội nghị báo cáo kết quả kinh doanh của Sở năm 2004) Có thể thấy tỷ lệ dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 15,44%, thấp hơn so với tỷ lệ được giao là 17%. Trên thực tế, từ thời điểm 30/11/2004, tỷ lệ này là hơn 18%, tuy nhiên trong tháng 12, do giải ngân đối với ngành điện lớn (trên 200 tỷ) nên tỷ lệ này đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, so với năm 2003, cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tăng 138 tỷ. Cơ cấu theo tài sản đảm bảo nợ vay: ngay từ đầu năm, nhận thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong dư nợ vay, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban giám đốc Sở giao dịch cùng với nỗ lực cố gắng cao nhất của các bộ phận nghiệp vụ, Sở đã áp dụng mọi biện pháp an toàn để tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay trong tổng dư nợ. Kết quả đạt được là dư nợ có tài sản đảm bảo tăng từ 21% năm 2003 lên 53% năm 2004 tương đương với số tuyệt đối từ 1.101 tỷ lên 2.742 tỷ đồng. Công tác thu hồi công nợ: trong năm qua, công tác thu hồi nợ, đặc biệt là thu nợ tín dụng chỉ định và kế hoạch Nhà nướcluôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Trong năm qua đã thu được 138,92 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Việc thu nợ tốt đã giúp Sở giao dịch chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh các hoạt động tăng trưởng tín dụng trong các năm tiếp theo. * Công tác dịch vụ Trong năm 2004, công tác dịch vụ ngân hàng đã được nâng lên một bước rõ rệt, công tác thanh toán được tập trung đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Trong 4 tháng cuối năm, doanh thu thanh toán trong nước tăng 100 triệu/tháng. So với bình quân 8 tháng đầu năm, nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán hộ các chi nhánh khác, phát huy vai trò đầu mối thanh toán trên địa bàn Hà Nội. Tiếp tục phát huy các thế mạnh của Sở như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ. Thu dịch vụ ròng đạt 25,63 tỷ, chiếm 19,97% chênh lệch thu chi. Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/tổng thu gần đạt cơ cấu 20% theo phấn đấu của toàn hệ thống và đã có bước tăng trưởng đáng kể so với thực hiện năm 2003 là 13,16%. Tiếp tục ký hợp đồng trả lương tự động cho các đơn vị lớn như công ty bảo hiểm Manulife, công ty bia Foster, công ty vận tải dầu khí Việt Nam... Sở giao dịch đề xuất và đã được Hội sở chính phê duyệt cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất đối với những khách hàng có uy tín, có hạn mức tín dụng thường xuyên tại Sở trên cơ sở bộ chứng từ có khả năng đòi tiền cao. Không ngừng đổi mới tác phong, phong cách giao dịch, lắng nghe các nhu cầu của khách hàng để phát huy thêm các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Qua định kỳ thống kê đo lường sự hài lòng của khách hàng, về cơ bản, công tác dịch vụ của Sở đã được khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng dịch vụ và phí dịch vụ. * Tài chính - Kế toán - Kho quỹ Công tác tài chính - kế toán được tổ chức tốt, thực hiện chỉ tiêu tài chính đúng nguyên tắc, chế độ, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả. Công tác kho quỹ tuân thủ đúng quy định về kiểm đếm và giao nhận tiền mặt. Thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, đảm bảo an toàn, chính xác, không để xảy ra tổn thất, mất mát. * Công tác khách hàng Nhận thức được tầm quan trọng của công tác khách hàng đối với việc giữ vững nền vốn, cho vay và phát triển dịch vụ, trong năm 2004, cán bộ viên chức Sở đã rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là bộ phận giao dịch trực tiếp. Mỗi cán bộ đều không ngừng trau dồi nghiệp vụ, cập nhật văn bản chế độ để có thể xử lý nghiệp vụ nhanh chóng chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng với thái độ ân cần, niềm nở. Mặc dù gặp phải cạnh tranh, mở rộng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, tuy nhiên khách hàng đến mở tài khoản tại Sở tăng đáng kể, thêm được 200 khách hàng là tổ chức kinh tế và 2.500 khách hàng cá nhân, trong đó 1.500 khách hàng cá nhân sử dụng thẻ ATM. Sở đang từng bước chuyển dịch cơ cấu khách hàng, tập trung vào đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh và hộ dân doanh. Kết quả kinh doanh Trong những tháng cuối năm 2004, tình hình KT-XH có nhiều diễn biến không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Đến 31/12/04, về cơ bản Sở giao dịch đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch kinh doanh năm 2004, cụ thể: - Tổng tài sản đạt 11.455 tỷ đồng, tăng 0,7% so với thời điểm 31/12/03. Tài sản sinh lời đạt 11.052 tỷ đồng chiếm 96,48% tổng tài sản. - Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý và tích cực. Nguồn vốn huy động của Sở đảm bảo đủ phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, nhu cầu giải ngân tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn, Sở giao dịch đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng hợp lý phù hợp cơ cấu vốn đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ thương mại. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh vẫn còn thấp so với mục tiêu đặt ra. - Thị phần huy động vốn trên địa bàn Hà Nội năm 2004 ước đạt 5,44% giảm 0,82% so với năm 2003 (6,26%), thị phần tín dụng đạt 5,9% giảm 1,17% so với năm 2003 (7,07%) do Sở đã chuyển một phần dư huy động vốn và tín dụng cho Chi nhánh Đông Đô. Năm 2004, Sở giao dịch đã tích cực phát triển các dịch vụ hiện có, triển khai mở rộng nhiều loại dịch vụ mới như chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất, thanh toán liên hàng mở rộng... góp phần tăng dịch vụ. Thu dịch vụ ròng đạt 25,63 tỷ đồng chiếm 20% chênh lệch thu chi. Mặc dù là dịch vụ có chênh lệch thu chi lớn (chủ yếu là thu từ lãi) nhưng tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế đạt tỷ lệ yêu cầu là 20%. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch NHĐT&PT VN những năm gần đây Trong những năm qua, với mục tiêu hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh góp phần thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm (2001-2005) của cả hệ thống NHĐT&PT VN, hoạt động của Sở giao dịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để đạt được điều đó, Sở luôn xác định tín dụng là hoạt động có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả kinh doanh. Sở rất chú trọng và coi đây là trọng tâm hoạt động của mình, đặc biệt là thế mạnh tín dụng trung và dài hạn. Sở đã đáp ứng được nhu cầu về vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư, phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, kết hợp với quỹ hỗ trợ và phát triển, cho vay đồng tài trợ các dự án, cho vay tiêu dùng... 2.2.1. Quy trình tín dụng trung và dài hạn Với mục tiêu "phấn đấu trở thành một ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn", NHĐT&PT Việt Nam đã thiết lập một quy trình tín dụng trung và dài hạn để áp dụng trong toàn bộ hệ thống NHĐT&PT ở Việt Nam. Quy trình này vẫn được dựa trên cơ sở của quy trình tín dụng trung và dài hạn chung nhưng được cụ thể hoá hơn ở từng bước. * Bước 1: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Bộ hồ sơ gồm giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính (báo cáo tài chính tối thiểu một năm gần nhất và quý gần nhất), hồ sơ về dự án vay vốn (quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp thẩm quyền, thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty...). * Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ Dựa vào các thông tin đã có, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định những nội dung sau: thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng; thẩm định về năng lực và uy tín của khách hàng (ngành nghề kinh doanh; mô hình tổ chức, bố trí lao động; quản trị điều hành của lãnh đạo; quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng...); tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng; thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, thẩm định về kinh tế - kỹ thuật của dự án; thẩm định xác định nguồn vốn, thời hạn, lãi suất cho vay; thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay. Sau khi thẩm định xong, những nhân viên được giao nhiệm vụ này lập tờ trình cho cấp trên để làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, vấn đề quan trọng là phải phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp từ đó có cơ sở xem xét và quyết định có cho vay đối với doanh nghiệp đó hay không và nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nhận thức được điều đó, Sở giao dịch đã đưa vào sử dụng mô hình SWOT và mô hình PORTER nhằm nhận biết những rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp xin vay có khả năng và có sẵn lòng trả nợ hay không. Việc Sở sử dụng hai mô hình này góp phần đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn định và có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Sở, nhất là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Mô hình SWOT là mô hình được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, việc nghiên cứu theo mô hình này chủ yếu dựa vào phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Strength, Weakness, Opportunity,Threat). Cụ thể trong hoạt động tín dụng ngân hàng, việc áp dụng mô hình này tập trung vào phân tích dựa trên 5 khía cạnh chủ yếu: Môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, vấn đề quản lý, vấn đề sở hữu và khả năng sinh lời/ dòng tiền của một doanh nghiệp. Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dựa trên các khía cạnh trên giúp Ngân hàng biết được những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã làm gì để giảm rủi ro và Ngân hàng có thể kiểm soát được những rủi ro đó hay không, doanh nghiệp có giành được thế chủ động trong môi trường cạnh tranh không, sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không, xu hướng phát triển của doanh ngiệp trong tương lai, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có đủ tin cậy để Ngân hàng quan hệ lâu dài hay không, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó có kế hoạch cho vay một cách an toàn hiệu quả. Như vậy việc sử dụng mô hình SWOT là cơ sở để đưa ra phán quyết cuối cùng là doanh nghiệp đó có đáng tin cậy để cho vay vốn hay không. Doanh nghiệp luôn hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do đó, bên cạnh mô hình SWOT, Sở giao dịch cũng sử dụng mô hình PORTER. Đây là mô hình phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và các yếu tố cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từ đó giúp cho Ngân hàng có được những khoản vay tốt, đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Mô hình PORTER chỉ ra 5 nhân tố cạnh tranh của một ngành kinh doanh. Đó là sự đe dọa của các đơn vị mới tham gia, đe dọa của sản phẩm thay thế, cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ hiện tại, lợi thế của người mua, lợi thế của người cung cấp. Dựa vào 5 yếu tố cạnh tranh này, Ngân hàng đánh giá vị trí của ngành hay của doanh nghiệp trên thị trường, phân tích xem những rủi ro của doanh nghiệp đó như thế nào, liệu doanh nghiệp có thành công hay không... để từ đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn. * Bước 3: Quyết định cho vay Theo quy định, thời hạn xem xét quyết định cho vay đối với dự án nhóm A là không quá 25 ngày, nhóm B là 18 ngày và 12 ngày đối với dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Kết thúc bước này được đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định là từ chối cho vay (Ngân hàng nêu rõ lý do không cho vay) hay chấp thuận thông qua việc ký hợp đồng tín dụng. * Bước 4: Giải ngân, kiểm tra, giám sát Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện những điều khoản đã thoả thuận: thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giải ngân và tiến hành kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ của khách hàng. * Bước 5: Thu nợ, thu lãi và xử lý phát sinh Đến kỳ hạn trả nợ Ngân hàng sẽ tiến hành thu vốn gốc và lãi. Nếu việc thanh toán không đúng hạn đòi hỏi Ngân hàng phải xử lý, đưa ra các phán quyết tín dụng mới. * Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng Đây là một quy trình thống nhất toàn hệ thống NHĐT&PT VN nên được các cán bộ tín dụng của Sở giao dịch tuân thủ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, đảm bảo cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn diễn ra nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. 2.2.2. Quy mô và tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn * Doanh số cho vay trung và dài hạn Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So 03/02 So 04/03 Tổng doanh số cho vay 3.923,317 3.509,405 3.395,751 -10,56% -3,24% Doanh số cho vay TDH -TDH TM -TDH theo KHNN&CĐ 3.092,978 2.080,802 1.012,176 2.684,235 1.955,707 728,528 2.325,987 1.681,642 644,345 -13,22% -6,02% -28,03% -13,35% -14,02% -11,56% Tỷ trọng 78,83% 76,48% 68,49% - - (nguồn: Phòng tín dụng Sở giao dịch NHĐT&PT VN) Nhìn bảng số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn tại Sở liên tục giảm qua các năm, cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2002 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 3.092,978 tỷ đồng, đến năm 2003 con số này giảm xuống còn 2.684,235 tỷ (giảm 13,22%) so với năm 2002, do đó tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn trên tổng doanh số cho vay cũng giảm từ 78,83% xuống còn 76,48%. Đến năm 2004, doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn tiếp tục giảm 13,35%, chỉ còn 2.325,987 tỷ, chiếm 68,49% so với tổng doanh số cho vay. Cho vay trung và dài hạn thương mại giảm 6,02% năm 2003 và 14,02% năm 2004, tương ứng giảm 274,065 tỷ (năm 2003 là 1.955,707 tỷ; năm 2004 là 1.681,642 tỷ). Đặc biệt cho vay trung và dài hạn theo kế hoạch Nhà nướcvà chỉ định giảm 28,03% năm 2003 (giảm 283,648 tỷ) và 11,56% năm 2004. Thực tế trong hai năm 2003 và 2004 không phát sinh dự án mới trong cho vay theo kế hoạch Nhà nướcvà chỉ định, mà Sở giao dịch chỉ tiến hành giải ngân theo đúng thủ tục quy định trên cơ sở các hợp đồng đã ký. Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm do Sở giao dịch thực hiện giảm cho vay trung và dài hạn, đảm bảo yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lại cho vay cho tương ứng với cơ cấu nguồn vốn và do chuyển một số khách hàng ra chi nhánh Đông Đô. Việc ngừng cho vay theo kế hoạch Nhà nướcvà chỉ định cũng hoàn toàn thực hiện đúng lộ trình mà NHĐT&PT VN đã cam kết với ngân hàng thế giới. * Dư nợ tín dụng trung và dài hạn Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Sở giao dịch NHĐT&PT VN trong thời gian qua thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 6: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So 03/02 So 04/03 Tổng dư nợ tín dụng 4.478 5.186 5.057 115,81% 97,51% Dư nợ trung dài hạn -Dư nợ TDH TM -Dư nợ TDH KHNN&CĐ 3.556 2.432 1.124 4.269 3.366 903 3.938 3.264 674 120,05% 138,40% 80,33% 92,24% 96,96% 74,64% Tỷ trọng 79,41% 82,31% 77,87% - - (nguồn: Phòng tín dụng Sở giao dịch NHĐT&PT VN) Mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần nhưng dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng vào năm 2003 và giảm xuống trong năm 2004. Điều đó là do trong năm 2003, nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn trong quá trình hội nhập, ngân sách Nhà nướcdo các bộ ngành bố trí không kịp thời tiến độ đầu tư của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn lẫn nhau và chậm trả nợ Ngân hàng, đặc biệt là việc thất thoát trong xây dựng cơ bản chưa được cải thiện đã ảnh hưởng tới nền khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên doanh số thu nợ tín dụng thương mại năm 2003 thấp ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Cụ thể là năm 2002 dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 3.556 tỷ, đến năm 2003 tăng đột biến lên 20,05% (4.269 tỷ đồng) và đến năm 2004 giảm đi chỉ còn 3.938 tỷ (bằng 92,24% so với năm 2003). Năm 2003 dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo kế hoạch Nhà nướcgiảm nhiều (giảm 19,67% so với năm 2002) chủ yếu là do ngân hàng không thực hiện cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nướcmà chuyển sang cho Quỹ hỗ trợ và phát triển thực hiện. Mặc dù vậy, dư nợ tín dụng trung dài hạn vẫn tăng vọt do dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại tăng cao từ 2.432 tỷ lên 3.366 tỷ (tăng 38,4%). Nhưng đến năm 2004 cả dư nợ tín dụng thương mại và kế hoạch Nhà nướcđều giảm, làm cho dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng giảm (bằng 92,24% năm 2003). Tương ứng với sự tăng giảm đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn so với tổng dư nợ trong năm 2002 là 79,41% và năm 2003 là 82,31%. Tỷ lệ như vậy là quá cao, cách khá xa so với tỷ lệ toàn ngành và không tương ứng với nguồn vốn huy động. Vì vậy Sở đã đưa ra kế hoạch trong năm 2004: tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn/tổng dư nợ tối đa là 79% và Sở đã thực hiện được kế hoạch đó. Với việc chỉ tiếp cận, thẩm định cho vay các dự án hiệu quả, có tài sản đảm bảo chắc chắn, chủ đầu tư là các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, làm ăn có hiệu quả, từng bước giảm dần tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn năm 2004 xuống còn 77,87%. Những năm gần đây Sở giao dịch chủ yếu cho vay các doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp có nhiều nhu cầu tín dụng và tiềm năng lớn lại ít tiếp cận được với Sở giao dịch. Bảng 7: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Thực hiện Tỷ lệ Thực hiện Tỷ lệ Dư nợ TDH 4.269 100% 3.938 100% - DNNN 3.505 82,1% 3.133 79,56% - DN ngoài quốc doanh 764 17,9% 805 20,44% (Nguồn: Phòng tín dụng Sở giao dịch NHĐT&PT VN) Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2003 dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp Nhà nướcrất lớn chiếm đến 82,1% tổng dư nợ trung và dài hạn, trong khi đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 17,9%. Đến năm 2004, Sở bắt đầu chú trọng đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp này tăng lên 41 tỷ so với năm 2003, chiếm 20,44% tổng dư nợ. Tuy nhiên Sở vẫn chưa mở rộng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vì các doanh nghiệp này thường có vốn chủ sở hữu nhỏ, tài sản đảm bảo không đủ điều kiện thế chấp, cầm cố dẫn đến không đủ điều kiện tín dụng theo quy định. 2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn * Nguồn vốn trung và dài hạn của Sở giao dịch Để đảm bảo an toàn, ngân hàng thông thường cho vay ở kỳ hạn nào phải dùng nguồn vốn có kỳ hạn tương ứng. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động trung và dài hạn đã không ngừng tăng lên qua các năm, đáp ứng được nhu cầu đầu tư và cho vay trung và dài hạn của Sở. Bảng 8: Nguồn vốn trung và dài hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So 03/02 So 04/03 Tổng vốn huy động 9.142 9.210 9.214 +0,74% +1,04% Nguồn vốn trung và dài hạn 4.973 5.086 5.275 +2,27% +3,71% Tỷ trọng 54,39% 55,22% 57,24% - - (Nguồn: hội nghị báo cáo kết quả kinh doanh của Sở năm 2004) Từ bảng số liệu trên có thể thấy, nguồn vốn huy động trung và dài hạn ngày càng tăng trưởng vững chắc qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn. Năm 2003 vốn huy động trung và dài hạn là 5.086 tỷ đồng, chiếm 55,22% trong tổng nguồn và tăng 2,27% so với năm 2002. Đến năm 2004 con số này đã tăng thêm 189 tỷ, chiếm 57,24% tổng nguồn và tăng 3,71%. Để đạt được kết quả này, một phần là do các phòng tín dụng đã phối kết hợp với các phòng có liên quan, vận động, đàm phán với các doanh nghiệp nhằm tăng khoản tiền gửi kỳ hạn của khách hàng tại Sở giao dịch, như đến cuối năm 2004 dư tiền gửi của Tổng công ty Điện lực tại Sở là 464 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là 110 tỷ, Công ty tái bảo hiểm quốc gia là 53 tỷ và 6 triệu USD. * Hiệu suất sử dụng vốn Bảng 9: Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Dư nợ tín dụng trung dài hạn 3.556 4.269 3.938 Nguồn vốn huy động trung dài hạn 4.876 5.086 5.275 Hiệu suất sử dụng vốn trung dài hạn 72,92% 83,93% 74,65% (Nguồn: Phòng tín dụng Sở giao dịch NHĐT&PT VN) Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn của Sở giao dịch NH ĐT&PT VN chiếm rất cao nhưng hiệu suất có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2002, hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn là 72,92%. Sang năm 2003, tỷ lệ này tăng lên và đạt 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1231.Doc
Tài liệu liên quan