Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015

MỤC LỤC

 

 

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Đặc điểm của FDI 4

1.1.3. Các hình thức đầu tư FDI 5

1.1.4. Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 6

1.2. HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 9

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hiệu quả FDI 9

1.2.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI 10

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả FDI 17

1.3. SỰ CẦN THIẾT THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN 20

1.3.1. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển KT- XH 20

1.3.2. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp 24

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC 26

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26

1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 28

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29

Chương 2 HIỆU QUẢ CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 30

2.1. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN QUA 30

2.1.1. Mục tiêu tổng quát của các chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 30

2.1.2. Nội dung cụ thể của các chính sách thu hút FDI trong nông nghiệp và phát triển nông thôn 33

2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 38

2.2.1. Về quy mô và nhịp độ 38

2.2.2. FDI theo ngành 41

2.2.3. FDI theo địa phương 47

2.2.4. FDI theo hình thức đầu tư 48

2.2.5. FDI theo đối tác đầu tư 48

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 49

2.3.1. Đánh giá theo một số chỉ tiêu hiệu quả 49

2.3.2. Đánh giá những mặt được của FDI cho sự phát triển của ngành nông nghiệp 52

2.3.3. Những mặt yếu kém của việc thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực NN & PTNT 55

2.3.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 57

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015 65

3.1. NHỮNG CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NN VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2015 65

3.1.1. Cơ sở khoa học 65

3.1.2. Cơ sở pháp lý 66

3.1.3. Cơ sở thực tiễn 73

3.2. NỘNG DUNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NN VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2015 76

3.2.1. Các giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 76

3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng có mức giảm nhiều nhất là: cá và sản phẩm cá, gỗ, giấy. Việt Nam được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng:trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch được áp dụng tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Về chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp: Đối với “hộp xanh” và “ chương trình phát triển”, Việt Nam tiếp tục được hỗ trợ không giới hạn, đồng thời được quyền duy trì các loại hỗ trợ “ hộp hổ phách” ở mức không quá 10% giá trị sản lượng nông nghiệp. Về trợ cấp xuất khẩu nông sản: Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập WTO Cam kết theo Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS): Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ Hiệp định SPS kể từ khi gia nhập WTO Cam kết theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ nói trên, đồng thời không áp dụng ngay tại thời điểm gia nhập các trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng hàng nội địa. b. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Theo thảo thuận trong khuôn khổ AFTA, Việt Nam đã đưa 96,2% số dòng thuế hàng nông sản vào cắt giảm thuế để đến năm 2006 hoàn thành việc giảm thuế xuống 0 - 5%. 2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.2.1. Về quy mô và nhịp độ ĐTNN đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính đến tháng 11/2008, trên địa bàn cả nước đã có trên 9700 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 145 tỷ USD. Trong 3 năm vừa qua, tốc độ tăng vốn đăng ký liên tiếp phá vỡ những kỷ lục của 20 năm trước đó. Năm 2008, chỉ trong 11 tháng đầu năm, đã có trên 60 tỷ USD đăng ký đầu tư vào Việt Nam, chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong những năm qua, khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra 17,66% GDP, trên 44% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 57% giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước (kể cả dầu thô). Với những thành tựu dó, khu vực ĐTNN thực sự đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới cũng như tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới. Tính đến tháng 11/2008, lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã thu hút 965 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ USD, chiếm 10% số dự án và 3,3% vốn đầu tư đăng ký của khu vực ĐTNN cả nước. Từ năm 1988 đến nay, toàn ngành thu hút bình quân mỗi năm khoảng 49 dự án và 238 triệu USD, trong đó vốn đăng ký đạt cao nhất vào năm 1995 ở mức gần 570 triệu USD. Biểu đò dưới đây cho thấy, dòng vốn ĐTNN biến động qua các năm và có xu hướng biến động cùng chiều với sự biến động của dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam ở giai đoạn trước năm 2001. Trong giai đoạn 2001 – 2005, trong khi vốn thực hiện của khu vực ĐTNN nhìn chung có xu hướng ổn định và tăng lên thì vốn thực hiện trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp lại có xu hướng giảm. Hơn nữa trong 3 năm gần đây, dòng vốn đăng ký và thực hiện có tốc độ tăng rất lớn nhưng vốn đăng ký và thực hiện trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp không tăng so với các năm trước. Do vậy, tỷ trọng ĐTNN của khu vực nông, lâm ngư nghiệp trong tổng vốn ĐTNN có xu hướng giảm, cả tỷ trọng vốn đăng ký và thực hiện. Đồ thị 1: ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 1988 - 2008 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,1988-2008 Tuy tỉ trọng vốn ĐTNN vào lĩnh vực NLN có chiều hướng suy giảm nhưng nếu phân tích sâu hơn dòng vốn đăng ký qua biểu đồ dưới đây, có thể nhận thấy những biến chuyển tích cực trong hoạt động thu hút vốn ĐTNN trong ngành nông, lâm ngư nghiệp thời gian qua. Về cơ cấu vốn đăng ký, đến thời kỳ 1991 - 1995, vốn tăng thêm đã chiếm gần 3% tổng vốn đăng ký, đến thời ký 1996 – 2000, vốn tăng thêm đã chiếm 32% và đến thời kỳ 2001 - 2005 đã chiếm gần 40% tổng vốn đăng ký. Vốn đăng ký mới trong giai đoạn 1996 - 2000, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, giảm 28% so với giai đoạn 1991 - 1995, nhưng do vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tăng mạnh (tăng trên 11 lần) nên nhìn chung, vốn đăng ký trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp trong giai đoạn này vẫn tăng chút ít (tăng 2%) so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2001 -2005, vốn đăng ký vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp tăng 19% so với giai đoạn 1996 – 2000, trong đó, riêng vốn đăng ký tăng thêm đã tăng 40%, trong khi vốn đăng ký mới chỉ tăng 4%. 2.2.2. FDI theo ngành Trong những năm đầu mở cửa thu hút ngồn vốn bên ngoài, FDI vào ngành nông, lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu vào các dự án trong lĩnh vực trồng rừng và chế biến gỗ, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi tôm cá. Đầu tư vào lĩnh vực này chiếm hơn 78% tổng vốn FDI vào ngành nông, lâm ngư nghiệp. Đến nay, FDI trong ngành nông, lâm ngư nghiệp tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản, chiếm 37% vốn đăng ký và 51% vốn thực hiện; đây cũng là lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký cao nhất trong ngành. Lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến các sản phẩm liên quan chiếm 21% vốn đăng ký và 23% vốn thực hiện. Lĩnh vực trồng rừng và chế biến gỗ có tỷ lệ thực hiện so với đăng ký thấp nhất, do vậy lĩnh vực này chiếm 35% vốn đăng ký nhưng chỉ chiểm 17% vốn thực hiện toàn ngành. Đồ thị 2 : Tỷ trọng vồn đăng ký trong nông nghiệp Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư,2008 Đồ thị 3: Tỷ trọng vốn thực hiện trong nông nghiệp Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư,2008 2.2.2.1. Ngành trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm ĐTNN trong ngành này chủ yếu là từ các nước, vùng lãnh thổ như Đài Loan, Mỹ, Pháp. + Giai đoạn 1991 -1995, ĐTNN vào lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản với một số dự án lớn như Công ty TNHH mía đường Việt Nam – Đài Loan (66 triệu USD), Công ty TNHH mía đường Bourbon – Tây Ninh (97 triệu USD) đã gia tăng đáng kể và chiếm 61% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực nông, lâm thời kỳ này. + Giai đoạn 1996 -2000, lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư: mía đường Nghệ An Tate & Lyte (vốn đăng ký ban đầu 71,5 triệu USD), Công ty chế biến thực phẩm quốc tế (vốn đăng ký ban đầu 37 triệu USD…) và chiếm 53% tổng vốn đăng ký mới, tuy nhiên, tổng vốn đăng ký mới vào lĩnh vực này đã giảm 37% so với giai đoạn trước. + Trong giai đoạn 2001 – 2005, vốn đăng ký mới trong lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản đã giảm 55% mặc dù vốn đăng ký mới ngành nông nghiệp tăng 4% do sự gia tăng của đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng và chế biến gỗ. + Tuy nhiên, đến giai đoạn 2006 – 2008, trồng trọt và chế biến nông sản lại trở thành mối quan tâm hàng đầu với 37% vốn đăng ký của thời kỳ này. Tính đến tháng 7/2008, trên địa bàn cả nước có 246 dự án ĐTNN còn hiệu lực trong lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản với tổng vốn đăng ký hơn 1597 triệu USD và vốn điều lệ đạt hơn 793 triệu USD. Một số dự án đang triển khai hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các dự án đầu tư chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu, như chế biến mía đường, chế biến gạo. xay xát bột mỳ, khoai mỳ. Các dự án chế biến đường tại Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Tây Ninh, Long An bước đầu đã gây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, trình độ quản lý, cung cấp nguyên liệu khoa học, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam. Các dự án trồng và chế biến khoai mỳ tại Tây Ninh, Bình Phước, Gia Lai… bước đầu đã phát triển ổn định, tại được giống khoai mỳ năng suất cao cho những vùng đất mà từ trước đến nay bị coi là hoang hóa, tạo công ăn việc làm có thu nhập tốt cho nông dân địa phương. Công ty TNHH Uni – President (vốn đầu tư 198 triệu USD) và Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyte (vốn đầu tư 90 triệu USD) mỗi năm đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước bình quân trên 4 triệu USD/dự án. 2.2.2.2. Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc Đầu tư vào ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc còn khiêm tốn. Đối tác chủ yếu vẫn là các nước, vùng lãnh thổ có thế mạnh về nông nghiệp như Thái Lan, Đài Loan, Pháp. Trong những năm 1990, đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng thấp. Trong giai đoạn 2001 – 2005, đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc giảm 75%. Đến thời kỳ 2006 – 2008, đầu tư trong chăn nuôi, thức ăn gia súc và chế biến các sản phẩm chăn nuôi tăng cao hơn thời kỳ trước, chiếm 21% vốn đăng ký của giai đoạn này. Tính đến tháng 7/2008, trên địa bàn cả nước có 86 dự án ĐTNN còn hiệu lực trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm với tổng vốn đăng ký hơn 753 triệu USD và vốn điều lệ đạt hơn 340 triệu USD. Tương tự như ngành trồng trọt và chế biến nông sản, các đối tác có dự án đầu tư vào ngành chăn nuôi đều là các nước/vùng lãnh thổ có thế mạnh về nông nghiệp như Thái Lan, Đài Loan, Pháp… Trong khi đó, một số đối tác như Singapore, Bristish Virginlslands lại chủ yếu đầu tư vào các dự án sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thức ăn gia súc, chế biến thịt và một số dự án có mục tiêu chăn nuôi đặc thù như nuôi khỉ (Công ty Nafovanny có vốn đầu tư 5,2 triệu USD) để phục vụ nghiên cứu y học. Các dự án chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh… Sở dĩ như vậy là do các khu vực này đều có điều kiện tự nhiên và hạ tầng rất thuận lợi, gần thị trường tiêu thụ lớn, lại có chính sách thu hút đầu tư khá thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm của các nước châu Á (trong đó có Việt Nam), phần lớn các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc triển khai hoạt động có hiệu quả, có khả năng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc như dự án chế biến thức ăn gia súc Proconco, Cargill, CP Thái Lan, Japfa Vina, dự án chăn nuôi lợn tại Bình Dương… 2.2.2.3. Ngành trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản Trong những năm đầu, ĐTNN vào ngành nông, lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu vào các dự án trồng rừng và chế biến gỗ. Thời kỳ 1991 – 1995 tuy đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng và chế biến gỗ tăng lên về giá trị nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này trong ngành nông – lâm đã giảm đáng kể, chỉ còn chiếm 13% vốn đăng ký. Đến giai đoạn 1996 -2000, đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng và chế biến gỗ chiếm 22% tổng vốn đăng ký mới trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng cả về tỷ trọng và giá trị (27%). Trong giai đoạn 2001 -2005, trồng rừng và chế biến gỗ trở thành lĩnh vực thu hút nhiều vốn đăng ký mới nhất, chiếm tới 71% vốn cấp mới, tăng trên 3 lần so với giai đoạn trước. Chính sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực này đã làm cho vốn đăng ký mới ngành nông nghiệp tăng 4%. Các dự án phân bố không đồng đều giữa các vùng, phần lớn tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương). Bên cạnh lợi thế so sánh về cơ sở hạ tầng so với các vùng khác trong cả nước, các địa phương này đã và đang xây dựng được chính sách hỗ trợ ĐTNN thông thoáng và rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Chế biến gỗ là lĩnh vực đầu tư khá hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư từ khắp các nước và khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nhà đầu tư Đài Loan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch… Các đối tác này chiếm gần 90% tổng số vốn đầu tư vào ngành này. Trong thời gian qua, hoạt động ĐTNN trong ngành trồng rừng, chế biến lâm sản đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Tính đến tháng 7/2008, trên địa bàn cả nước có 453 dự án ĐTNN còn hiệu lực trong lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản với tổng vốn đăng ký hơn 1738 triệu USD và vốn điều lệ đạt hơn 781 triệu USD. Nhìn chung các dự án đầu tư trong lĩnh vực này có quy mô trung bình và nhỏ với quy mô bình quân 3 triệu USD/dự án. Các dự án lâm nghiệp đã thu hút trên 2 vạn lao động, chưa kể đến lao động thời vụ và hàng chục ngàn lao động gián tiếp khác. Do việc các địa phương thực hiện đóng cửa rừng và cho phép nhập khẩu gỗ nên hầu hết các dự án ĐTNN trong ngành này tập trung vào chế biến sản phẩm gỗ từ nguyên liệu nhập khẩu (chiếm 80%) mà chưa có điều kiện trồng rừng để tạo nguyên liệu. Điều này một phần là do Nhà nước chưa tìm được giải pháp giao đủ diện tích đất rừng quá lớn cho trồng rừng và bảo vệ rừng trước nạn phá rừng, thiên tai. Mặc dù vậy, một số doanh nghiệp cũng đã tìm kiếm nguồn vốn phát triển diện tích trồng rừng để chế biến dăm gỗ xuất khẩu, tạo cơ hội cho phát triển ngành lâm nghiệp của Việt Nam. 2.2.2.4 Ngành thủy sản Thời kỳ 1991 -1995, các dự án tập trung vào chế biến giá trị gia tăng như Surumi, nuôi tôm, sản xuất tôm giống và nuôi trai xuất khẩu, vốn trung bình các dự án không lớn từ 3 – 5 triệu USD cho 1 dự án đã gia tăng đáng kể và chiếm 61% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp thời kỳ này. Trong giai đoạn 1996 – 2000, có 20 dự án vốn đăng ký 86,571 triệu USD, vốn điều lệ là 37,0 triệu USD. Các công ty có vốn đăng ký lớn là công ty TNHH kho lạnh Swire Pacific (tổng vốn đăng ký 25,4 triệu USD), xí nghiệp Highland Dragon chuyên sản xuất thủy sản đóng hộp (tổng vốn đầu tư 4,98 triệu USD)… Từ năm 2001 – 2005, trong lĩnh vực thủy sản có sự gia tăng với 57 dự án, tăng gấp 3 lần so với thời kỳ 1996 – 2000, với số vốn đăng ký là 100,229 triệu USD, tăng gấp 1,1 lần; vốn điều lệ là 49 triệu USD, tăng gấp 1,3 lần. Tuy nhiên đến giai đoạn 2006 -2008, lĩnh vực nuôi trồng và chế biến hải sản giảm xuống, chỉ chiếm 7% vốn đăng ký thời kỳ này. Tính đến tháng 7/2008, ngành thủy sản có 135 dự án ĐTNN với tổng vốn đầu tư hơn 460 triệu USD (chiếm khoảng 10% trong tổng vốn đầu tư nông, lâm, thủy sản), vốn điều lệ khoảng 258 triệu USD (chiếm khoảng 11,7% trong tổng vốn điều lệ) và vốn thực hiện khoảng 168 triệu USD (chiếm 8,3% trong tổng vốn thực hiện ngành nông nghiệp). Phần lớn các dự án lớn từ 5 triệu USD trở lên tập trung vào hoạt động tổng hợp nuôi trồng thủy sản kết hợp chế biến xuất khẩu và các dự án như nuôi trai, cấy ngọc, sản xuất thức ăn vi sinh. Tuy nhiên chưa có dự án nào khai thác cá biển do chưa thể tính được hiệu quả trong khai thác biển vì liên quan đến công nghệ khai thác bền vững, có trách nhiệm và gắn với bảo vệ nguồn lợi môi trường sinh thái biển. 2.2.3. FDI theo địa phương Hầu hết các dự án tập trung ở vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy (như các dự án mía đường tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh Đông Nam Bộ; các dự án trồng chè, trồng rau và hoa tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút vốn ĐTNN lớn nhất trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Bảng 4: Cơ cấu của ĐTNN trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký( USD) 1 Bình Dương 269 1.140.072.258 2 Đồng Nai 101 1.056.514.864 3 TP Hồ Chí Minh 81 260.014.147 4 Tây Ninh 27 242.927.500 5 Lâm Đồng 82 177.690.716 6 Long An 20 157.661.700 7 Bà Rịa – Vũng Tàu 24 108.443.720 8 Nghệ An 6 105.838.640 9 Khánh Hòa 25 103.395.500 10 Quảng Ninh 23 93.975.000 11 Tỉnh khác 310 1.277.867.926 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008 Bình Dương là tỉnh thu hút vốn ĐTNN nhiều nhất trong ngành nông nghiệp (269 dự án), tiếp theo là Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Đồng. Trừ một số dự án sản xuất đường mía, thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô hàng chục triệu USD, phần lớn các dự án ĐTNN vào ngành nông, lâm sản có quy mô nhỏ và gắn với nguồn nguyên liệu địa phương. Đây là đặc điểm riêng của ngành vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tình năng động cao, thích ứng nhanh với biến động thị trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khai thác tốt tiềm năng trong nông nghiệp – nông thôn, tạo được nhiều việc làm mới. 2.2.4. FDI theo hình thức đầu tư Nguồn vốn ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN. Trong đó, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,4%, liên doanh chiếm 22,1% vốn đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,5% tổng vốn đầu tư. Đa số các nhà đầu tư Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ thực hiện đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong khi đó, các đối tác như Hồng Kông, Malaysia chủ yếu lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh (chiếm tới 87% dự án của các đối tác này) Đồ thị 4: Cơ cấu hình thức ĐTNN ngành nông nghiệp Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008 2.2.5. FDI theo đối tác đầu tư Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp tại Việt Nam, đứng đầu là Đài Loan cả về số dự án, vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện. Các đối tác châu Á (Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan…) chiếm 60% tổng vốn đăng ký, riêng Đài Loan là 26%. Các đối tác EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có British Virgin (9%), Pháp (4%). Riêng 10 đối tác đầu tư lớn nhất chiếm 74% tổng vốn đăng ký và 75% vốn điều lệ trong lĩnh vực này. Đồ thị 5: Cơ cấu đối tác ĐTNN trong nông – lâm nghiệp Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.3.1. Đánh giá theo một số chỉ tiêu hiệu quả 2.3.1.1. Hệ số gia tăng vốn sản lượng (ICOR) Bảng 5: Hệ số ICOR ngành nông nghiệp giai đoạn 2003 – 2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm GDP nông, lâm, ngư nghiệp Tổng vốn đầu tư nông, lâm, ngư nghiệp GDP khu vực FDI đóng góp cho nông, lâm, ngư nghiệp Vốn FDI trong nông, lâm, ngư nghiệp ICOR toàn ngành nông nghiệp ICOR khu vực FDI ICOR khu vực kinh tế Nhà nước ICOR khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 2003 138300 74340 24202,5 4240,0 2004 156000 100000 27612 4792,2 4.2 3.5 4.8 4.3 2005 176000 148200 31328 4235,3 5 4.7 5.6 5.2 2006 198800 246740 35585,2 3936,1 6.5 5.4 7.7 5.7 2007 232600 610350 41868 6732,4 7.3 6.3 8.5 7.5 2008 326500 816250 59096,5 3301,6 6.5 5.1 6.3 5.9 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009 Đồ thị 6: Hệ số ICOR ngành nông nghiệp giai đoạn 2003 - 2008 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009 Việc tính toán hệ số ICOR khu vực FDI và các khu vực kinh tế khác cũng như toàn ngành nông nghiệp theo công thức (5) và (6) đã được nêu trong Chương 1. Qua kết quả tính toán cho thấy, hiệu quả vốn đầu tư khu vực FDI trong nông nghiệp giai đoạn 2003 – 2008 không biến động nhiều. Trong giai đoạn này, việc đầu tư vào ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất vào năm 2004 và 2005 (hệ số ICOR thấp; ICOR năm 2004 là 3,5; năm 2005 là 4,7), các năm sau có phần kém hiệu quả hơn (hệ số ICOR tăng). Tính chung hiệu quả vốn đầu tư của khu vực FDI giai đoạn này cao hơn so với mức chung của toàn ngành nông nghiệp. Cụ thể, hiệu quả đầu tư khu vực có vốn đầu tư FDI cao hơn so khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước (xem bảng 10). Nếu so sánh với các lĩnh vực khác, có thể nói, dưới góc độ sử dụng vốn thì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đem lại hiệu quả tương đối cao (xem phụ lục). Song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế lực của ngành và vẫn không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vượt qua những khó khăn to lớn về kết cấu hạ tầng yếu kém, dịch vụ kém phát triển, thiếu lao động tay nghề cao và các thủ tục phức tạp trong cấp đất, đăng ký và quản lý doanh nghiệp hoạt động.... Nếu giải quyết được những vấn đề này, thì lĩnh vực NLTS sẽ là một đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong tình hình khó khăn kinh tế hiện nay, đồng thời giúp xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn, miền núi, tạo tiền đề vững chắc cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước, hiện đại hóa khu vực nông thôn. Đồ thị 7: Tỷ số giá trị xuất khẩu với vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp 2.3.1.2. Tỷ số giá trị xuất khẩu / vốn FDI thực hiện Nguồn: Theo số liệu của Niên giám thống kê 2007 Như đã phân tích, chỉ tiêu này đo lường khả năng tạo xuất khẩu của vốn FDI. Trong những năm gần đây (2003 – 2007), tỷ lệ giá trị xuất khẩu/vốn FDI thực hiện của nông nghiệp luôn gia tăng. Điều này có nghĩa là khu vực FDI trong nông nghiệp ngày càng tạo được nhiều giá trị xuất khẩu, nhất là 2 năm 2006 và 2007. Cụ thể năm 2006, 1 USD FDI thực hiện đã tạo ra xấp xỉ 0,224 USD giá trị hàng nông sản xuất khẩu; năm 2007 là 0,233 USD xuất khẩu. Nếu so với vốn trong nước thì khu vực FDI không những có khả năng tạo ra giá trị xuất khẩu cao hơn trên 1USD đầu tư mà tỷ lệ này còn có xu hướng tăng, trong khi tỷ lệ tương ứng của khu vực trong nước lại có xu hướng giảm. Bởi cũng như các lĩnh vực khác, vốn trong nước ở lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu để phục vụ các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi cho người dân…nên chủ yếu chỉ tạo ra hiệu quả về mặt xã hội, chứ ít tạo ra giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng FDI trong nông nghiệp rất thấp, thậm trí còn có xu hướng giảm sút nhưng tỷ trọng xuất khẩu của FDI lại không ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ, khu vực FDI đã thực hiện tương đối tốt chiến lược hướng về xuất khẩu. 2.3.2. Đánh giá những mặt được của FDI cho sự phát triển của ngành nông nghiệp 2.3.2.1. FDI góp tăng thu cho ngân sách Nhà nước Cùng với đóng góp chung của FDI cho phát triển kinh tế của cả nước, trong những năm qua, FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các dự án đang còn hiệu lực và đi vào sản xuất, kinh doanh tính đến 31/12/2007 đã góp vốn thực hiện đạt 2 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn đăng ký); trong đó, các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc đạt 54%; các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản đạt 50%; các dự án thủy sản đạt 37,4%. Tổng doanh thu hàng năm của các dự án FDI đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân đạt 312 triệu đô la Mỹ/năm và tăng dần qua các năm (năm 1999 tăng 37% so với năm 1998, năm 2000 tăng gần gấp 2 lần năm 1999, năm 2002 tăng 52% so với năm 2001). Từ năm 1988 đến nay, doanh thu lũy kế của lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đạt trên 5,5 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu từ năm 2001 đến nay tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1991 – 1995. Trong vài năm gần đây, giá trị xuất khẩu đã tiếp tục tăng lên; trong đó, năm 2001 tăng 16% so với năm 2000, năm 2002 tăng 31% so với năm 2001. Từ năm 1998 đến nay, doanh thu xuất khẩu lũy kế của lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đạt trên 2 tỷ USD (chiếm 35% tổng doanh thu). Nộp ngân sách của khu vực có vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp tuy mới đạt mức khiêm tốn khoảng hơn 200 triệu USD (tính từ năm 1988 cho tới nay), nhưng đã tăng dần qua các năm (giai đoạn 1996 – 2000 tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 1991 – 1995). Điều này là do phần lớn các dự án hoạt động trong các lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư đang được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế và mức tiền thuê đất trong những năm đầu. 2.3.2.2. FDI và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây.. Các dự án FDI đã đem vào Việt Nam nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế(tiêu biểu như các dự án của Công ty TNHH mía đường Việt Nam - Đài Loan, Công ty TNHH mía đường Bourbon – Tây Ninh, các dự án tròng và chế biến khoai mỳ tại Tây Ninh, Bình Phước, Gia Lai…); nhiều dự án đã trở thành mô hình làm ăn kiểu mới có hiệu quả cao để nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng. Sản phẩm của các doanh nghiêp có vốn ĐTNN được tiếp thị ở thị trường quốc tế một cách khá thuận lợi, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. ĐTNN cũng góp phần cải thiện tập quán canh tác, cải thiện điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở nhiều địa phương, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, việc hình thành các khu công nghiệp mới và thu hút ĐTNN vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, hải sản và thực phẩm đã góp phần đáng kể v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21279.doc
Tài liệu liên quan