Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trường hợp L/C qui định đòi tiền bằng chứng từ: Khi nhận được bộ chứng từ nước ngoài xác nhận phù hợp, Đơn vị đầu mối kiểm tra. Nếu không có gì sai sót đơn vị đầu mối tự động trích tài khoản tiền gửi của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, đồng thời sẽ báo Nợ ngay cho Sở, Sở sẽ ghi Nợ ngay cho khách hàng trong cùng ngày làm việc.

Nếu bộ chứng từ chuyển thẳng về chi nhánh thì trong vòng 03 ngày làm việc, Sở phải kiểm tra và trao đổi với khách hàng để có lệnh cho đơn vị đầu mối ghi Nợ tài khoản của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Lập phiếu kiểm nhận chứng từ và giao chứng từ cho khách hàng.

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ chú trọng đến đầu tư tín dụng cho các hộ, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mà còn chú trọng đến đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, đầu tư trung dài hạn các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh nông sản. Điều này, cũng tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh đầu tư và phát triển nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. - Một điểm thuận lợi nữa là Sở thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế sau Ngân hàng Ngoại thương và một số Ngân hàng khác khá lâu nên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, có cơ hội để khẳng định năng lực cũng như khả năng của mình. - Từ các đặc điểm trên cho thấy: khách hàng của Sở trong hoạt động thanh toán quốc tế có tiềm năng gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Điều này, đòi hỏi Sở phải có chương trình và kế hoạch phát triển một cách đồng bộ và có hiệu quả. b) Khó khăn - Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của kinh tế nông thôn hiện nay là kỹ thuật canh tác lạc hậu, hệ thống nông thôn nghèo nàn, phân tán, rất khó cho việc quản lý kinh tế và áp dụng kỹ thuật hiện đại tiên tiến đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và Sở giao dịch I nói riêng. Mặc dù, công cuộc đổi mới đã chuyển nền kinh tế nông thôn sang kinh tế thị trường, song chủ yếu vẫn là trồng trọt, chăn nuôi của các hộ sản xuất với qui mô nhỏ, công nghiệp chế biến và lĩnh vực phi nông nghiệp nông thôn vẫn chưa phát triển. Do đó, cơ cấu đầu tư chủ yếu của Sở là các dự án có qui mô nhỏ, tỉ lệ chi phí quản lý lớn. - Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và môi trường. Do vậy, các đối tượng đầu tư chủ yếu của sở cũng chịu sự ảnh hưởng này, dẫn đến tình hình kinh doanh gặp nhiều rủi ro. 2.2. Thực trạng tổ chức thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN 2.2.1. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I Trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Sự biến động của giá cả một số mặt hàng trên thế giới đã tác động gây ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu của Việt Nam, tỉ trọng cho vay phát triển nền kinh tế trong tình trạng nhập siêu. Mới bước vào hoạt động, kinh nghiệm hoạt động thanh toán quốc tế còn hạn chế, vấp phải việc cạnh tranh với ngân hàng khác... khách hàng chủ yếu là khách hàng nhập, khách hàng xuất chưa nhiều nên thanh toán quốc tế gặp phải nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn cung ngoại tệ. Mặc dù phải đương đầu với những khó khăn như vậy song số lượng giao dịch, số món và số tiền tăng đều đặn qua các thời kỳ, đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán. Nếu như trong 6 tháng cuối năm 1998, do vừa mới thành lập, mọi hoạt động về huy động tiết kiệm, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ... còn bị hạn chế, bước đầu vừa làm vừa học hỏi, khách hàng cũng chưa biết nhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế của Sở nên chỉ có 5 đơn vị mở tài khoản, đặt quan hệ thanh toán, doanh số thanh toán đạt thấp: 33 món với trị giá: 1,7 triệu USD. Do vậy, chỉ đạt chênh lệch thu, chi về nghiệp vụ mua bán và thanh toán là 95 triệu thì tới năm 1999 và đầu năm 2000 con số này đã khác hẳn, cụ thể: Cả ba phương thức thanh toán: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ được sử dụng nhưng giá trị thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thường đạt kết quả cao nhất: Nghiệp vụ chuyển tiền * Nghiệp vụ chuyển tiền đi Trong trường hợp khách hàng yêu cầu chuyển tiền ra nước ngoài cần xuất trình cho Sở hồ sơ chuyển tiền gồm: Lệnh chuyển tiền; Hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu; Hạn ngạch giấy phép xuất nhập khẩu theo qui định của bộ Thương mại; Bộ chứng từ theo qui định của hợp đồng xuất nhập khẩu, cùng các giấy tờ khác liên quan đến việc chuyển tiền theo mẫu của Sở. Sau đó, Sở sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ. Nếu hợp lệ thì thu tiền của khách hàng (bao gồm cả dịch vụ phí) đồng thời lệnh cho đơn vị đầu mối ghi Nợ tài khoản của mình và chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ này, Sở là Ngân hàng phát hành lệnh chuyển tiền, khách hàng trong nước phải xuất trình lệnh chi trả ghi rõ: Ai là người thụ hưởng? Số tiền là bao nhiêu? Loại tiền gì? Lý do chuyển?... Sau khi kiểm tra tính pháp lý của lệnh chuyển tiền, Sở có trách nhiệm chuyển đúng số lượng, loại tiền, địa chỉ theo yêu cầu của lệnh bằng phương tiện nhanh nhất. * Nghiệp vụ chuyển tiền đến Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ Ngân hàng nước ngoài chuyển đến bằng điện chuyển tiền (T/T), hoặc bằng thư (M/T), Sở phải kiểm tra, xác nhận mã điện (nếu bằng Telex hoặc bằng SWIFT), chữ ký ủy quyền (nếu bằng thư), tên, địa chỉ đầy đủ của người thụ hưởng, tên người trả tiền, số tiền, loại tiền, ngày hiệu lực, chi phí chuyển tiền do ai chịu. Sau đó làm thủ tục chi trả nếu lệnh chuyển tiền là chính xác. Trong trường hợp này Sở làm trung gian chuyển tiền và có trách nhiệm pháp lý với Ngân hàng phát hành lệnh chuyển tiền. Biểu2: Kết quả hoạt động chuyển tiền Loại ngoại tệ Năm 98 Năm 99 Năm 2000 Quí 1/2001 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền USD 14 1.425.484,7 114 9.117.233 98 10.370.661 14 757.041,84 FRF 6 2.101.441 33 11.258.836 28 12.833.393 4 410.480,60 DEM 2 63.246 1 6.056,4 JPY 1 981.000 2 7.044.000 SGD 1 8.220 3 327,490 GBP 2 1.714 1 1.795 EUR 1 1.795 BEF 1 104.295 Tổng: 20 151 136 19 (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán quốc tế năm 98, năm 99, năm 2000, quí I năm 2001). Qua số liệu trên ta thấy rằng số món chuyển tiền ở Sở năm 2000 tuy có giảm hơn so với năm 1999 là 15 món nhưng về giá trị lại tăng hơn so với năm 1999 là 1.253.428 USD. So với năm 98 thì vượt xa cả về số món lẫn số tiền. Năm 1999, năm 2000 số món và doanh số chuyển tiền tương đối đồng đều, ổn định, là do kinh tế lấy lại đà tăng trưởng nên các doanh nghiệp đã mở rộng quan hệ buôn bán ký kết được nhiều hợp đồng lớn. So với Ngân hàng Ngoại thương - Ngân hàng mạnh nhất về thanh toán quốc tế. Sở chưa có một công nghệ chuyển tiền hiện đại như chương trình thanh toán "Money gram" một chương trình chuyển tiền hết sức nhanh chóng và thuận tiện có thể cho phép một khách hàng tại Việt Nam có thể lĩnh chọn số tiền gửi về từ nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam trong 24 giờ mà không phải tốn phí. Bên cạnh đó, ngành bưu chính viễn thông cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn. Vì, trong những năm gần đây, hệ thống thông tin viễn thông được hiện đại hóa khiến việc chuyển tiền qua bưu điện cũng rất thuận lợi và nhanh chóng. Hơn nữa năm 1998 Chính phủ cũng chủ trương thu hẹp diện các doanh nghiệp được phép tham gia xuất nhập khẩu cũng như việc thu hẹp các mặt hàng nhập khẩu do nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tuy gặp phải những khó khăn lớn như vậy, song nghiệp vụ chuyển tiền tại Sở có tốc độ tăng trưởng khá tốt cả về số món lẫn giá trị từng món. Con số đạt được còn khá khiêm tốn, nhưng nó cũng là dấu hiệu cho chúng ta thấy hoạt động thanh toán chuyển tiền ở Sở còn phát triển hơn nữa. Để làm được điều đó là do, Sở thực hiện chiến lược khách hàng "ưu đãi khách hàng truyền thống", đầu tư khép kín từ khâu sản xuất - chế biến xuất khẩu, thực hiện lãi suất linh hoạt, thời hạn cho vay hợp lý. Tuy vậy, về lâu dài, Sở cần phải đổi mới công nghệ chuyển tiền để có thể thắng được đối thủ cạnh tranh và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. b) Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu * Với hàng nhập khẩu Khi nhận được thư nhờ thu kèm chứng từ từ Ngân hàng nước ngoài hoặc từ người có chỉ thị nhờ thu. Sở căn cứ vào chỉ thị trên thư nhờ thu, lập giấy thông báo gửi khách hàng. Trên giấy thông báo ghi đầy đủ các yếu tố sau: Ngân hàng gửi thư, Số tham chiếu, số tiền, loại tiền nhờ thu, hình thức thanh toán... Nếu nhờ thu theo điều kiện: "nhờ thu trả tiền theo chứng từ" (D/P) thì sau khi khách hàng nộp đủ tiền hàng và phí dịch vụ mới giao chứng từ cho khách hàng và chuyền tiền cho đơn vị đầu mối thanh toán với nước ngoài. Nếu nhờ thu theo điều kiện "nhờ thu chấp nhận trả tiền theo chứng từ" (D/A), yêu cầu khách hàng ký tên, đóng dấu chấp nhận trả tiền mới giao chứng từ cho khách hàng và loại nhờ thu này chỉ áp dụng đối với khách hàng truyền thống thanh toán tốt. Sau đó, thông báo ngay cho đơn vị đầu mối để thông báo cho nước ngoài khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Nếu từ chối một phần hoặc toàn bộ nhờ thu thì khách hàng phải có công văn ghi rõ lý do gửi Sở. Sở phải thông báo nội dung công văn cho đơn vị đầu mối để trả lời Ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp này, Sở chỉ được giao chứng từ cho khách hàng sau khi có ý kiến của đơn vị đầu mối. Nếu 60 ngày (theo các nguyên tắc thống nhất nhờ thu ấn bản số 522) kể từ ngày gửi thông báo, không nhận được trả lời thì phải lập giấy báo gửi trả lại chứng từ cho Ngân hàng nhờ thu và không chịu trách nhiệm gì thêm. * Thanh toán hàng xuất khẩu Khi nhận được giấy yêu cầu kèm chứng từ giao hàng của khách hàng đề nghị thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh toán viên phải ký nhận chứng từ, ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ. Trên giấy nhờ thu cho khách hàng cần ghi đầy đủ các yếu tố trên mẫu. - Nhờ thu được tuân thủ theo "qui tắc thống nhất nhờ thu của phòng Thương mại Quốc tế ấn bản 522"; Tên, địa chỉ đầy đủ của ngân hàng nhờ thu hộ; Tên, địa chỉ của người trả tiền; Tên Ngân hàng xuất trình (nếu có); Số tiền, loại tiền nhờ thu; Hình thức thanh toán và giao chứng từ (D/A, D/P); Các loại phí (nếu có) và bên chịu phí; Bảng kê các loại chứng từ gửi kèm. Sở kiểm tra chứng từ theo danh mục khách hàng liệt kê, và các yếu tố qui định, đồng thời tiến hành kiểm tra tính pháp lý của chứng từ nhờ thu. Căn cứ vào thư yêu cầu nhờ thu của khách hàng, lập thư yêu cầu nhờ thu kèm chứng từ gửi về đơn vị đầu mối. Khi nhận được thông báo từ chối thanh toán nhờ thu từ Ngân hàng nhờ thu do đơn vị đầu mối chuyển đến, phải thông báo ngay và yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ. Khi nhận được trả lời của khách hàng, chuyển ngay cho đơn vị đầu mối. Biểu3: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 Quí 1/2001 Số món 5 15 21 5 Trị giá 116.355 685.018 1.038.822,8 456.031,48 (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán quốc tế năm 98, năm 99, năm 2000, quý I năm 2001) Năm 2000 là 21 số món thanh toán nhờ thu tăng 6 món so với năm 1999, tăng 16 món so với năm 1998, với số tiền tăng 353.804 USD so với năm 1999, tăng 922.087 USD so với năm 1998, tuy mới chỉ có số liệu quí I năm 2001 nhưng cũng thấy sự chuyển biến tốt với 5 món số tiền là 456.031,48 USD. Phương thức nhờ thu có đặc điểm là không đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người sử dụng, việc thanh toán tùy thuộc vào thiện chí của người mua hàng nên thường chỉ được áp dụng khi các bên thực sự tin tưởng, tín nhiệm nhau. Do vậy, sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của nghiệp vụ này đã chứng tỏ Ngân hàng nước ngoài đã đánh giá cao Sở I trong vai trò Ngân hàng nhờ thu hộ. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thực hiện thanh toán nhờ thu qua Sở giao dịch nhưng số lượng không nhiều chỉ chiếm một phần nhỏ vì các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu năm đã có mối quan hệ buôn bán tốt với đối tác, tin cậy nhau rồi thì thường chuyển sang phương thức thanh toán chuyển tiền cho đơn giản, giảm chi phí, nhanh gọn... Nguyên nhân nữa là do những thuận lợi và những rủi ro của từng bên khi tham gia vào thanh toán theo phương thức nhờ thu, mặt khác, nghiệp vụ nhờ thu là một nghiệp vụ phụ thuộc khá chặt chẽ vào tình hình xuất nhập khẩu nói riêng và tình hình kinh tế đất nước nói chung. Bước vào hoạt động trong bối cảnh Việt Nam đứng trước những khó khăn, thử thách hết sức gay gắt: hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân làm cho thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài bị giảm sút. Mặc dù, chúng ta đã có những giải pháp khắc phục tình trạng này nhưng hiện nay các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa được cải thiện về tình hình tài chính cũng như năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, sức mua trong dân giảm sút. Chính bởi những lý do đó mà có sự suy giảm về số lượng cũng như qui mô doanh số của hầu hết các Ngân hàng trên địa bàn. Chắc chắn, khi tình hình kinh tế ổn định, với kinh nghiệm và phong cách phục vụ của riêng mình, Sở sẽ có thêm nhiều khách hàng đến tham gia vào nghiệp vụ này. c) Nghiệp vụ thanh toán bằng L/C * Thanh toán L/C nhập khẩu - Tiếp nhận hồ sơ: Khách hàng nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C thì phải lập hồ sơ gửi tới Sở bao gồm: Đơn xin mở L/C; Hợp đồng nhập khẩu (đối với doanh nghiệp nhập ủy thác, ngoài hợp đồng nhập khẩu phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu); Giấy phép nhập khẩu. Sở cần xác định nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán L/C của khách hàng. Trường hợp, khách hàng có nhu cầu xin vay thanh toán L/C bằng VND (để mua ngoại tệ) hay bằng ngoại tệ thì Sở xem xét giải quyết theo đúng qui định hiện hành về cho vay ngắn hạn (nội tệ hoặc ngoại tệ), và về quyền phán quyết cho vay của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, Khế ước nhận nợ sẽ được ký khi thanh toán L/C nhưng Sở phải ký hợp đồng tín dụng.Sở xác định mức ký quỹ đối với khách hàng dựa vào: uy tín của khách hàng, mặt hàng nhập khẩu, mức ký quỹ cạnh tranh của NHTM khác trên địa bàn (nếu có). - Mở và phát hành L/C: Sau khi xem xét tính pháp lý của hồ sơ, tư cách khách hàng, nguồn vốn thanh toán... nếu chấp nhận thì Sở sẽ tiến hành mở L/C theo các phương thức sau: Điện: Bằng Swift theo qui trình nghiệp vụ Swift của NHNo & PTNT Việt Nam; Bằng Telex có mã khóa của NHNo & PTNT Việt Nam. Thư: Theo mẫu qui định của NHNo & PTNT Việt Nam và phải có đầy đủ chữ ký được ủy quyền (bản chính gửi qua đường bưu điện và gửi ngay qua Fax có ký hiệu mật về Sở đầu mối). - Điều chỉnh L/C: Sau khi L/C đã được phát hành, nếu có nhu cầu tu chỉnh khách hàng phải lập giấy yêu cầu điều chỉnh gửi cho Sở, tu chỉnh tăng giá trị L/C Sở xem xét khả năng thanh toán của khách hàng cho số tiền tăng thêm. Nếu chấp nhận tu chỉnh thì yêu cầu khách hàng ký quỹ cho phần tăng thêm và tiến hành các bước tiếp theo như qui trình mở L/C. Các tu chỉnh sửa đổi khác hoặc đề nghị hủy L/C: thực hiện khi có văn bản chấp thuận nội dung sửa đổi hoặc hủy L/C của bên bán và Ngân hàng thông báo. Sau khi nhận điện xác nhận của Ngân hàng thông báo thì thu phí tu chỉnh và hạch toán hoàn lại tiền ký quỹ (nếu hủy L/C). + Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận, trước khi mở L/C thanh toán viên phải kiểm tra: nguồn vốn thanh toán L/C đảm bảo chắc chắn, phí xác nhận. Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chỉ ra tên địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng xác nhận. Trường hợp Ngân hàng thông báo đồng thời là Ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi rõ: Đề nghị xác nhận của Ngân hàng ngài" "Please add your confirmation" (đối với L/C mở bằng Telex và bằng thư) và chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu. Trường hợp, Ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, trên lệnh chuyển tiền ký quỹ phải yêu cầu họ trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày họ nhận được tiền đến khi thanh toán xong L/C đó. Thanh toán viên phải theo dõi chặt chẽ và hạch toán tiền kỹ quỹ theo chế độ hiện hành. Trong thời hạn hiệu lực của L/C mà Ngân hàng thông báo yêu cầu hủy L/C thì Sở phải thông báo ngay cho khách hàng và đề nghị họ trả lời bằng văn bản. Khi nhận được chấp nhận hủy L/C của khách hàng bằng văn bản phải điện ngay cho Ngân hàng thông báo biết đồng thời hủy số dư L/C. Nếu khách hàng không chấp thuận hủy L/C thì thông báo đến Ngân hàng thông báo, đồng thời yêu cầu khách hàng làm việc với bên bán. - Tiếp nhận kiểm tra chứng từ, trả tiền: Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện: Khi nhận được điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài, xác nhận chứng từ phù hợp, đơn vị đầu mối kiểm tra sự xác nhận mã (nếu bằng Telex) các mẫu điện theo qui định (nếu bằng Swift). Nếu hợp lệ, không có gì sai sót đơn vị đầu mối tự động trích tài khoản tiền gửi của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, đồng thời báo Nợ ngay cho Sở để ghi Nợ cho khách hàng trong cùng ngày làm việc. Nếu điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài chuyển thẳng về Sở thì trong vòng 03 ngày làm việc, Sở phải kiểm tra và trao đổi với khách hàng, để có lệnh cho đơn vị đầu mối ghi Nợ tài khoản tiền gửi của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Trường hợp, nhận được điện của Ngân hàng nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp, đơn vị đầu mối hoặc Sở thông báo ngay cho khách hàng chi tiết những điểm không phù hợp. Yêu cầu khách hàng trả lời bằng văn bản trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của NHNo & PTNT VN. + Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán, thực hiện việc thanh toán như trên. + Nếu khách hàng không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần, Sở phải điện báo ngay cho Ngân hàng nước ngoài biết. Trường hợp L/C qui định đòi tiền bằng chứng từ: Khi nhận được bộ chứng từ nước ngoài xác nhận phù hợp, Đơn vị đầu mối kiểm tra. Nếu không có gì sai sót đơn vị đầu mối tự động trích tài khoản tiền gửi của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, đồng thời sẽ báo Nợ ngay cho Sở, Sở sẽ ghi Nợ ngay cho khách hàng trong cùng ngày làm việc. Nếu bộ chứng từ chuyển thẳng về chi nhánh thì trong vòng 03 ngày làm việc, Sở phải kiểm tra và trao đổi với khách hàng để có lệnh cho đơn vị đầu mối ghi Nợ tài khoản của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Lập phiếu kiểm nhận chứng từ và giao chứng từ cho khách hàng. Nếu chứng từ không phù hợp với các điều diện qui định của L/C, thanh toán viên phải báo ngay cho người mua những điểm không phù hợp và yêu cầu họ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó. Đồng thời, phải điện báo cho Ngân hàng chuyển chứng từ và những điểm không phù hợp. Trên điện báo phải nêu rõ: "Chúng tôi đang giữ chứng từ và chờ sự định đoạt của các ngài" "We are holding the documents at your disposal". Việc thông báo cho Ngân hàng chuyển chứng từ không được quá 07 ngày làm việc của Ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. Trường hợp, nhận được chứng từ của Ngân hàng nước ngoài gửi đến nhờ thu theo L/C do chứng từ không phù hợp, khi nhận được thông báo của đơn vị đầu mối, Sở phải thông báo cho khách hàng và nêu rõ các điểm không phù hợp... Yêu cầu khách hàng trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Sở, phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó: + Nếu chấp nhận thanh toán thì giao chứng từ cho khách hàng và thực hiện việc trả tiền như trên. + Nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần, phải thông báo ngay cho Ngân hàng chuyển chứng từ biết. * Thanh toán L/C xuất khẩu - Thông báo L/C, tu chỉnh L/C: Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ đơn vị đầu mối, thanh toán viên của Sở phải kiểm tra: xác nhận mã, mẫu chữ ký ủy quyền của Ngân hàng đại lý, mẫu Swift. Sau khi kiểm tra thấy hợp lệ, thanh toán viên lập thông báo theo mẫu qui định gửi khách hàng, lưu ý phải xóa khóa mã điện trên bức điện. Những bức điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng đại lý gửi đến có xác nhận mã hợp lệ (nếu bằng Telex) hoặc theo mẫu qui định (nếu bằng Swift) được coi là văn bản thực hiện. Nếu có xác nhận bằng văn bản gửi đền thì xác nhận đó không có giá trị. Trường hợp, nhận được bức điện của Ngân hàng đại lý ghi: "các chi tiết đầy đủ gửi sau" "Full details to follows" hay một câu có nội dung tương tự, trên thông báo gửi khách hàng phải ghi rõ: "thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành". Khi nhận được bản L/C hoặc sửa đổi chi tiết, thanh toán viên kiểm tra như qui định và thông báo cho khách hàng. Thư thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C được làm thành 2 bản, 1 bản giao cho khách hàng, 1 bản lưu tại hồ sơ L/C. Thanh toán viên giao thông báo kèm L/C hoặc sửa đổi L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản lưu của Ngân hàng. - Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền: Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán kèm chứng từ do khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh liên quan (nếu có) thanh toán viên phải kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ giờ ngày xuất trình và ký nhận. Việc kiểm tra chứng từ phải thực hiện khẩn trương ngay sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng qui định các qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ấn bản số 500. Khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên kiểm soát viên, phụ trách phòng phải ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, trước khi lập thư gửi chứng từ hoặc lập điện đòi tiền chuyển cho đơn vị đầu mối để đòi tiền Ngân hàng nước ngoài, hoặc thông báo cho khách hàng (nếu chứng từ có sai sót), trình Giám đốc ký duyệt. Sau khi kiểm tra chứng từ: Chứng từ phù hợp với L/C, chứng từ được gửi và đòi tiền theo qui định của L/C. Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện trên thư gửi chứng từ phải ghi rõ: Chứng từ đã được đòi bằng điện ngày... tránh thực hiện 2 lần. Chứng từ không phù hợp với L/C: + Thông báo cho khách hàng biết khi sửa đổi L/C nhờ thu. Chứng từ xuất trình không phù hợp với điều kiện, điều khoản L/C, khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư hoặc điện đòi tiền gửi Ngân hàng nước ngoài thông qua đơn vị đầu mối phải nêu rõ các khoản không phù hợp và yêu cầu trả tiền nếu được chấp nhận (sử dụng theo mẫu qui định, nếu bằng Swift). + Trường hợp chứng từ không phù hợp thì không được gửi lệnh đòi tiền cho Ngân hàng hoàn trả mà yêu cầu Ngân hàng mở L/C khi chấp nhận thanh toán điện báo cho NHNo & PTNT Việt Nam (Ngân hàng đòi tiền) để đòi tiền Ngân hàng hoàn trả. + Chứng từ xuất trình không phù hợp với L/C, mặc dù có thể sửa chữa thay thế được nhưng nếu khách hàng không đồng ý với ý kiến của Ngân hàng, thanh toán viên yêu cầu khách hàng phải ký bảo lưu và chịu trách nhiệm về những điểm không phù hợp đó nếu nước ngoài từ chối thanh toán và tiến hành lập thủ tục đòi tiền gửi kèm chứng từ như qui định. Biểu 4: Kết quả thanh toán L/C Loại ngoại tệ Năm 98 Năm 99 Năm 2000 Quý I/2001 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền USD 8 117.289,26 112 20.440.120 160 36.729.953 22 4.067.014 FRF 2 233.483 1 101.715 DEM 5 604.067 5 407.046 3 121.475 JPY 1 1.488.265 2 2.700.000 1 5.248.800 SGD 1 8.220 2 120.825 GBP 2 1.714 1 150 EUR 2 25.185 5 150.080 8 123 173 31 (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán quốc tế năm 98, năm 99, năm 2000, quý 1 năm 2001) Qua bảng số liệu trên ta thấy phương thức thanh toán L/C của Sở ngày càng phát triển không chỉ về số món mà cả về giá trị thanh toán. Mặc dù so với các Ngân hàng khác thì đây vẫn là một con số khiêm tốn nhưng cũng thấy rõ là khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng hơn vào Sở giao dịch I nói riêng và vào hệ thống NHNo VN nói chung. Cụ thể: Đơn vị: USD Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Thông báo và đòi tiền L/C xuất 2 17.000 4 15.000 20 2.303.281 Mở và thanh toán L/C 6 100.289 119 36.000.000 153 39.000.000 - Thông báo và đòi tiền L/C xuất Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, Sở giao dịch đóng vai trò là Ngân hàng thông báo. Với các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như: gạo, cà phê, chè... có nhiều L/C với giá trị lớn. Đây chính là nguồn thu ngoại tệ lớn đáng kể cho hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và Sở nói riêng trong việc cân đối trạng thái ngoại tệ. So sánh các số liệu năm 1998, năm 1999 và năm 2000 ta thấy Thông báo và đòi tiền tăng 16 món gấp 5 lần so với năm 1999, tăng 18món gấp 10 lần so với năm 1998, còn về giá trị tăng lên rất nhiều tăng 2.288.281 USD tăng 153 lần so với năm 1999, tăng 2.286.281 USD tăng 135 lần so với năm 1998. Tuy số món và doanh số thanh toán đạt được năm sau cao hơn năm trước song so với các Ngân hàng khác thì còn quá nhỏ bé, đồng thời do tính chất đặc thù của Sở là hỗ trợ cho các doanh nghiệp cá nhân hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp. Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng nông lâm sản như gạo, chè, cà phê... trị giá không lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Sở là những thị trường Châu á như: Nhật Bản, Singapo... với các mặt hàng chè, lạc, thủy sản, thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu sang các nước Châu Âu còn hạn chế vì những mặt hàng xuất khẩu của ta chưa đủ tiêu chuẩn để xuất sang đó. Điều này cũng phần nào giải thích được vì sao doanh số xuất khẩu lại thấp như vậy. - Mở và thanh toán L/C Năm 2000, số món mở và thanh toán LC tăng 34 món so với năm 1999, với giá trị tăng 3.000.000 USD so với năm 1999, vượt xa năm 1998 cả về số món lẫn số tiền. Để đạt được kết quả trên là do: Thủ tục mở L/C tại Sở rất gọn nhẹ, khách hàng tới giao dịch được cán bộ thanh toán hướng dẫn tận tình, chu đáo. Đồng thời, Sở giao dịch không ngừng thay đổi qui định mức ký quỹ mở L/C một cách linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng. Khách hàng nào có tình hình tài chính tốt, thanh toán đúng hạn, giữ chữ tín trong thanh toán thì mức ký quĩ sẽ được giảm như Công ty XNK Hồng Hà, tổng Công ty Thép... Năm 2000, doanh số mở L/C tăng mạnh do nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, hiện đại hóa tư liệu sản xuất dẫn tới việc phải nhập khẩu trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, đặc biệt là những mặt hàng sắt thép, phân bón chiếm tỉ trọng lớn. Vấn đề trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUYE~10.DOC
Tài liệu liên quan