Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

I. Tín dụng ngân hàng: 3

1. Khái niệm: 3

2. Các nguyên tắc tín dụng Ngân hàng: 4

3. Phân loại tín dụng 5

II. Hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng: 8

1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng 8

2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 9

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 11

3.1. Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản: 11

3.2. Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động 11

3.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm trên tổng dư nợ 12

3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: 12

3.5. Mức lãi ròng biên tế 13

3.6. Thu nhập từ tiền lãi ròng 13

3.7. Quan hệ với khách hàng 14

3.8. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng không thể định lượng 14

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng 15

4.1. Nhìn từ góc độ người cho vay 15

4.2. Nhìn từ góc độ người đi vay. 17

4.3. Nhìn từ góc độ môi trường kinh tế. 19

4.4. Nhìn từ góc độ môi trường pháp lý 20

 

 

Chương II: Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam 22

I Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: 22

1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: 22

2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam hiện nay: 25

II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNNo&PTNT Việt Nam 28

1. Môi trường hoạt động: 28

2. Tình hình huy động vốn: 28

3. Tình hình sử dụng vốn: 33

4. Thực trạng quản lý, điều hoà vốn: 35

5. Tình hình quản lý đối với khách hàng: 35

III. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Việt Nam 36

1. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 37

2. Tình hình cho vay tín dụng 38

3. Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng của nhền kinh tế nhiều thành phần đã chú trọng đầu tư thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 39

4. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín dụng: 42

5. Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của NHNN&PTNT Việt Nam đã có sự giảm thiểu tích cực. 43

IV. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT Việt Nam. 44

1. Những thành quả đạt được 44

2. Những hạn chế, vướng mắc của hoạt động tín dụng tại NHNNo & PTNT Việt Nam 45

3. Những nguyên nhân chủ yếu: 48

3.1. Nguyên nhân chủ quan: 48

3.2. Nguyên nhân khách quan: 49

 

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao 51

hiệu quả hoạt động tín dụng của 51

NHNNo&PTNT Việt Nam 51

I. Định hướng phát triển của NHNNo&PTNT Việt Nam 51

1. Mục tiêu tổng quát 51

2. Mục tiêu cụ thể (Giai đoạn 2001 – 2005) 52

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNNo&PTNT Việt Nam 54

1. Hoàn thiện hoạt động huy động vốn: 54

2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 61

2.1. Thay đổi cách nhìn nhận về đảm bảo tiền vay để mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng 61

2.2. Mở rộng tín dụng trung, dài hạn; đồng thời gắn với tín dụng ngắn hạn phục vụ cho phát triển nền kinh tế quốc dân. 64

2.3. Nâng cao hiệu quả tín dụng. 66

III. Một số kiến nghị 68

1. Kiến nghị đối với Chính phủ : 68

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 68

Kết Luận 70

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/12/2003 đạt: 131.628 tỷ đồng (bao gồm cả 1.929 tỷ vay NHNN để xử lý nợ tồn đọng giai đoạn 2), tăng 29.621 tỷ so đầu năm (tăng 31,5%). Ngoài ra, Tổng tài sản cũng như Tổng dư nợ của NHNN&PTNT Việt Nam liên tục tăng trong các năm 2000 đến 2003 phản ánh phần nào hiệu quả tín dụng mà Ngânhàng đã làm được xuất phát từ việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn mới, huy động tiết kiệm tích luỹ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trên mọi kênh huy động. Công tác huy động vốn đã tạo ra sự cân đối và sử dụng vốn hàng ngày linh hoạt, chặt chẽ, tiết kiệm đảm bảo tốt khả năng thanh toán thường xuyên. Công tác thanh toán, chi trả lãi trái phiếu đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời. Thực hiện phương châm “ Đi vay để cho vay “ theo cơ chế thị trường Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức, với những mức lãi suất linh hoạt ở từng thời điểm nhất định và nhiều thời hạn khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Đồng thời không ngừng mở rông quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tăng nguồn vốn huy động từ: các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng quốc tế, nguồn vốn dịch vụ uỷ thác đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn nên đã đảm bảo nguồn để cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Biểu số 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng nguồn vốn huy động 67.132 92.848 131.628 * Theo loại tiền tệ 67.132 92.848 131.628 VND 60.951 84.193 119.996 Tỷ trọng (%) 90,79 90,68 91,16 Ngoại tệ quy đổi 6.181 8.655 11.632 Tỷ trọng (%) 9,21 9,32 8,83 * Theo thời gian 67.132 92.848 131.628 Ngắn hạn 47.027 54.690 90.196 Tỷ trọng (%) 70,05 58,90 68,52 Trung, dài hạn 20.105 38.158 41.432 Tỷ trọng (%) 29,95 41,10 31,48 Nguồn: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Việt Nam 2001 – 2003 Ban Kế hoạch tổng hợp. Trong đó tiền gửi của khách hàng là: 114.452 tỷ đồng, tăng 29.894 tỷ so với đầu năm (tăng 38,5%) và chiếm tỷ trọng 86,95% trong tổng nguồn vốn. Với tiền gửi không kỳ hạn: 34.216 tỷ, tăng 15,1% so với đầu năm chiếm tỷ trọng 29,9% nguồn tiền gửi khách hàng. - Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: 38.804 tỷ, tăng 55,4% so với đầu năm chiếm tỷ trọng 34,0% nguồn tiền gửi khách hàng Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng: 41.432 tỷ, tăng 48,3% so với đầu năm chiếm tỷ trọng 36,1% nguồn tiền gửi khách hàng. Còn đối với nguồn vốn nội tệ là: 119.996 tỷ đồng, tăng 28.573 tỷ so với đầu năm (tăng 31,3%) và chiếm tỷ trọng 91% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VND: 11.632 tỷ, tăng 1.048 tỷ so với đầu năm (tăng 34,3%) và chiếm tỷ trọng 9,0% tổng nguồn vốn. Có sự cân bằng trong việc huy động nguồn vốn theo thời gian, tỷ trọng của các loại nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thường gần bằng nhau. Và từ năm 2000 đến nay có sự chuyển dịch nguồn huy động từ ngắn hạn sang trung dài hạn: năm 2000 nguồn trung dài hạn là 13.261 tỷ đồng chiếm 26,30%, năm 2001 là 20.105 tỷ đồng chiếm 29,95%, năm 2002 là 38.158 tỷ đồng chiếm 41,10%. Sự gia tăng cả về số tuyệt đối của nguồn vốn trung dài hạn này cần được phát huy và phát triển hơn bởi nó có tính chất ổn định lâu dài, tăng cường nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế với chi phí thấp. Tóm lại, hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao thể hiện ở nguồn vốn huy động ngày càng tăng, cơ cấu vốn tín dụng đổi mới nâng dần tỷ trong cho vay trung dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng, ngân hàng đã hạn chế và có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh tế. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng NNo & PTNT Việt nam mang lại càng củng cố lòng tin củ các cấp Đảng đoàn thể chính quyền, doanh nghiệp, nông dân và các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên bên cạnh những thành công trên hoạt động tín dụng của Ngân hàng NNo & PTNT Việt nam còn có những tồn tại và hạn chế nhất định đồi hỏi cần phải tiếp tục cải tiến không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. - Huy động vốn từ đi vay: đây là một loại hình thức mà Ngân hàng khi thiếu vốn kinh doanh sẽ thực hiện việc đi vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Biểu số 3: Số liệu về tình hình vay vốn Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 I Tổng tài sản 71.523 87.745 122.632 II Vốn vay 4.253 1.776 1.876 1 Vay tín dụng trong nước 4.129 1.652 1.708 Tỷ trọng (%) 97,08 93,02 91,05 2 Vay tín dụng nước ngoài 124 124 168 Tỷ trọng (%) 2,92 6,98 8,95 III Vốn vay/ Tổng tài sản 0,06 0,02 0,015 Nguồn: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT Việt Nam từ năm 2001– 2003 – Ban Kế hoạch tổng hợp. Qua bảng số liệu, vốn vay chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong Tổng tài sản (năm 2001 chiếm 6% Tổng tài sản, năm 2002 chiếm 2% và năm 2003 chiếm 1,5%) Trong Tổng nguồn vốn vay tín dụng thì chủ yếu là vay trong nước, năm 2001 vốn vay trong nước chiếm 97% Tổng vốn vay, năm 2002 là 93%, còn năm 2003 chiếm 91%. Như vậy đã có sự chuyển dịch khá đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn vay tín dụng trong nước và nước ngoài. Ngân hàng đã chú trọng hơn trong các hoạt động tín dụng nước ngoài. Huy động vốn thông qua cơ chế phát hành các giấy tờ có giá: Với việc phát hành chủ yếu là kỳ phiếu và trái phiếu ngoài ra còn có tiết kiểm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng … NHNNo&PTNT Việt Nam đã tăng thêm một phần nguồn vốn huy động của mình, tuy nhiên vẫn đang còn nhiều hạn chế bởi chưa có những chính sách khuyến khích hay thu hút người dân và các tổ chức kinh tế tham gia mua các giấy tờ có giá thêm vào đó là chưa đa dạng hoá các hình thức. Nhìn chung, NHNNo&PTNT đã và đang cố gắng khắc phục những thiếu sót của mình. Biểu số 4: Tình hình phát hành các giấy tờ có giá Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 I Tổng nguồn vốn 67.132 92.848 131.628 II Ngắn hạn 2.161 2.259 2.974 Tỷ trọng (%) 21,49 15,10 17,31 1 Chứng từ tiền gửi 2 Giấy tờ có giá 2.161 2.259 2.974 III Dài hạn 7.893 12.736 14.202 Tỷ trọng (%) 78,51 84,90 82,69 Tổng cộng 10.054 14.955 17.176 IV Giấy tờ có giá / Tổng nguồn vốn (%) 0,15 0,16 0,13 Nguồn: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT Việt Nam 2001 – 2003 – Ban Kế hoạch tổng hợp. Các giấy tờ có giá trị dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các đợt phát hành (Năm 2001 chiếm 78,51%, năm 2002 chiếm 84.90%, năm 2003 chiếm 82,69%). Bên cạnh đó, giá trị của các giấy tờ có giá ngày càng tăng qua các năm. Năm 2001 là 10.054 tỷ, năm 2002 là 14.955 tỷ, name 2003 là 17.176 tỷ đồng. Đối với Tổng nguồn vốn thì các giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ 15% vào năm 2001, 16% vào năm 2002 và 13% ở năm 2003. 3. Tình hình sử dụng vốn: Thực chất đó là quá trình cho vay vốn của một Ngân hàng thương mại nói chung và NHNNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Thực trạng của hoạt động này chứng tỏ đây là một việc làm phức tạp, đòi hỏi cần nhiều nguồn thông tin chính xác. Biểu số 5: Tình hình cho vay vốn Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Tổng dư nợ 60.030 79.364 117.873 A Dư nợ tín dụng ngắn hạn 34.370 44.526 65.838 Tỷ trọng (%) 57,25 56,10 55,86 Trong đó: Quá hạn 273 1.712 1.679 Tỷ lệ (%) 0,45 2,16 1,42 B Dư nợ tín dụng trung, dài hạn 25.660 34.838 52.035 Tỷ trọng (%) 42,75 43,90 44,14 Trong đó: Quá hạn 146 164 192 Tỷ lệ (%) 0,24 0,21 0,016 2 Tổng nguồn vốn huy động 67.132 92.848 131.628 3 Tổng tài sản có 71.523 87.745 122.632 4 Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động 0,894 0,855 0,895 5 Tổng dư nợ / Tổng tài sản có 0,839 0,904 0,961 6 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 0,007 0,023 0,015 7 Nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ 0,573 0,561 0,559 8 Nợ trung, dài hạn/ Tổng dư nợ 0,427 0,439 0,442 Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu cơ bản của NHNNo&PTNT Việt Nam từ 2001 – 2003 – Ban Kế hoạch tổng hợp. Còn riêng năm 2003 thì tính đến ngày 31/12 đạt 117.873 tỷ đồng, tăng 29.493 tỷ so đầu năm (tăng 33,3%) vượt mục tiêu đề ra của Hội đồng quản trị. Trong đó dư nợ NHNo: 111.619 tỷ, tăng so đầu năm 37,2%; Dư nợ uỷ thác đầu tư cho NHCSXH: 6.254 tỷ. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 114.899 tỷ, tăng so đầu năm 28.327 tỷ (tăng 32,7%). Trong đó dư nợ cho vay VND: 105.115 tỷ, tăng 26.653 tỷ so năm 2002 (tăng 31,9%) và chiếm tỷ trọng 91,5% dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngoại tệ đổi VND: 9.784 tỷ, tăng 4.251 tỷ so với đầu năm (tăng 86%) và chiếm tỷ trọng 8,5% dư nợ. Đối với cho vay ngắn hạn: 62.711 tỷ, tăng 16.193 tỷ so với đầu năm (tăng 34,8%); cho vay trung dài hạn: 48.908 tỷ, tăng 14.070 tỷ so với đầu năm (tăng 40,4%) chiếm tỷ trọng 43,8% tổng dư nợ. Từ đây cho thấy hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam có khối lượng tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời, hiệu quả tín dụng luôn được đảm bảo, dư nợ quá hạn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) nhưng nợ quá hạn luôn theo xu thế giảm dần. Đây là những biểu hiện tốt trong việc lành mạnh hoá dư nợ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHNNo&PTNT Việt Nam theo định hướng của Nhà nước về phát triển các thành phần kinh tế quốc doanh. 4. Thực trạng quản lý, điều hoà vốn: Quản lý và điều hoà vốn của NHNNo&PTNT Việt Nam được thể hiện qua: huy động vốn và sử dụng vốn. Chúng được thể hiện qua các cơ chế quản lý và điều hành trên phương diện các cơ chế quản lý về chính sách, cơ chế nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam. Cụ thể hoá qua quản lý điều hành mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, các cơ chế về huy động vốn, sử dụng vốn, thực hiện các mục tiêu trong từng thời kỳ hoạch định, theo các cơ chế tác nghiệp cụ thể … 5. Tình hình quản lý đối với khách hàng: Đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung thì khách hàng chính là cơ sở, nhân tố quyết định tính hiệu quả của những hoạt động đó. Do đó công tác khách hàng của NHNNo&PTNT Việt Nam luôn được coi trọng, với phương châm “ biết người, biết ta” nên chiến lược khách hàng luôn được xác lập theo cả không gian và thời gian. Cùng với đó là những phân tích đánh giá môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh cũng như trình độ công nghệ kỹ thuật, trình độ cán bộ, nguồn vốn …đã giúp cho NHNNo&PTNT Việt Nam đánh giá đúng thực lực của mình từ đó có những biện pháp thu hút khách hàng phù hợp với thị trường vừa giữ được khách hàng cũ vưà phát triển khách hàng mới. Chính vì vậy khách hàng của NHNNo&PTNT Việt Nam vẫn được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Biểu số 6: Số lượng khách hàng của NHNNo&PTNT Việt Nam (2001 – 2003) Năm Khách hàng 2001 2002 2003 - DNNN 1.760 2.100 2.156 - DNNQD 5.011 8.800 9.640 - Số hộ có dư nợ 5.203.900 6.400.000 7.100.600 Nguồn: Ban tín dụng NHNNo&PTNT Việt Nam ở đây thấy rằng số lượng khách hàng là các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chiếm số lượng không lớn, lý do bởi Nhà nước đang thực hiện chính sách cổ phần hoá các DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Còn đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và các hộ sản xuất đều tăng lên qua các năm. III. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Việt Nam Trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng, thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng luôn đòi hỏi là một công việc thường xuyên và được xem xét hay đánh giá một cách toàn diện và chính xác. Để thấy rõ điều này cần phải tìm hiểu tình hình tín dụng đối với nền kinh tế dựa trên các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng . Cụ thể là: 1. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: Biểu số 7: Chỉ số hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT Việt Nam TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 0,007 0,023 0,015 2 Nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ 0,573 0,561 0,559 3 Nợ trung, dài hạn/ Tổng dư nợ 0,427 0,439 0,442 4 Tỷ lệ an toàn vốn 0,025 0,034 0,029 Nguồn: Ban tín dụng NHNNo&PTNT Việt Nam a. Chỉ số Nợ quá hạn / Tổng dư nợ: Đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của các NHTM, chỉ số này thấp thì chứng minh hiệu quả tín dụng cao. ở đây, chỉ số này ngày càng giảm (từ 0,023 năm 2002 xuống còn 0,015 năm 2003) chứng tỏ NHNN&PTNT Việt Nam đang thực hiện tốt các quy chế tín dụng, thu hồi và giải quyết nợ quá hạn, đây là một thành công của NHNN&PTNT Việt Nam trong hoạt động kinh doanh tín dụng trong việc xúc tiến mạnh và cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tín dụng. b. Chỉ số Dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ và Dư nợ dài hạn / Tổng dư nợ: Chỉ số này xác định cơ cấu tín dụng trong trươngg hợp Tổng dư nợ được phân theo thời hạn cho vay. Qua đây cho thấy NHNN&PTNT Việt Nam đã có sự chuyển dịc cơ cấu tín dụng. Nếu năm 2001, chỉ số nợ ngắn hạn / tổng dư nợ là 57,3% thì đến năm 2003 chỉ còn 55,9%. Để duy trì được tỷ lệ trên, Ngân hàng đã có những cố gắng đáng kể trong kế hoach nguồn vốn. Bởi vì nguồn vốn huy động hiện nay của NHNN&PTNT Việt Nam chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, các loại tiền gửi trung và dàI hạn chiếm tỷ trọng thấp. Việc làm này mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, đặc biệt khi hoạt động tín dụng rất tốt, dư nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. c. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tỷ lệ này phản ánh khả năng đảm bảo an toàn cho các khoản rủi ro sự đoán của tổ chức tín dụng. Trong điều kiện hoạt động hiện nay của các Ngân hàng thương mại thì phần lớn các khoản rủi ro đều được tập trung chủ yếu vào hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy tỷ lệ này đáng giá tính hiệu quả của việc cấp tín dụng. Đối với NHNN&PTNT Việt Nam thì tỷ lệ này năm 2001 là 2,5%, năm 2002 là 3,4% và đến năm 2003 là 2,9%. Điều này phản ánh khả năng tự đảm bảo để khắc phục những rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của NHNN&PTNT Việt Nam khi mà đang còn nhiều hạn chế, khi mà các hoạt động của Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro. 2. Tình hình hoạt động cho vay. Biểu số 8: Tỷ lệ dự nợ vay qua các năm của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam. ĐVT: Số lượng: Tỷ đồng; Tỷ trọng: % Loại vay Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Ngắn hạn 34.370 57,25 44.526 56,10 65.838 55,86 Trung dài hạn 25.660 42,75 34.838 43,90 52.035 44,14 Tổng cộng 60.030 100 79.364 100 117.873 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam Doanh số cho vay ngắn hạn của NHNN&PTNT Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm (tăng từ 34.370 tỷ đồng năm 2001 lên 44.526 tỷ đồng năm 2002 và 65.838 tỷ đồng năm 2003) nhưng ở đây thấy rõ sự cân đối thích hợp giữa doanh số vay ngắn hạn và trung dài hạn điều này chứng tỏ sự chú trọng toàn diện của NHNN&PTNT Việt Nam vào mọi loại hình thức vay tín dụng, tạo nên sự phát triển vững chắc và toàn diện. Đối với cho vay ngắn hạn: 62.711 tỷ, tăng 16.193 tỷ so với đầu năm (tăng 34,8%); cho vay trung dài hạn: 48.908 tỷ, tăng 14.070 tỷ so với đầu năm (tăng 40,4%) chiếm tỷ trọng 43,8% tổng dư nợ. Sự tăng lên của tỷ trọng cho vay bắt nguồn từ những nguyên nhân: Với việc giữ ổn định và có mức độ tăng trưởng cao của nền kinh tế làm cho mức sống của người dân tăng lên, chính sách kích cầu của Nhà nước đạt hiệu quả rõ rệt, nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng tăng mạnh mẽ. Tạo cho việc đi vay của các doanh nghiệp và hộ sản xuất tăng lên ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh của các NHTM ngày càng lớn và rõ rệt, cùng với đó việc được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nên NHNN&PTNT Việt Nam đã có những bước mạnh dạn hơn đối với hoạt động cho vay. Tóm lại: Hiệu quả tín dụng qua các năm đã chứng tỏ vai trò lịch sử của hoạnt động tín dụng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiệu quả tín dụng thể hiện quá trình tự hoàn thiện của hoạt đông tín dụng để thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp, đó chính là cơ sở để Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam đứng vững trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 3. Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng của nền kinh tế nhiều thành phần đã chú trọng đầu tư thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Để xem xét hoạt động đầu tư vốn một cách toàn diện, đầy đủ thì cần nghiên cứu trên các giác độ khác nhau và theo đánh giá cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế. Biểu số 9: Cơ cấu cho vay vốn theo các thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 I Thành phần kinh tế quốc doanh 13.05 15.41 19.68 1 Dư nợ 13.05 15.41 19.68 Tỷ trọng (%) 21,7 19,4 16,7 2 Trong đó: Quá hạn 7 25 28 Tỷ lệ (%) 0,5 1,6 1,4 II Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 46.97 63.95 98.07 1 Dư nợ 46.97 63.95 98.07 Tỷ trọng (%) 78,2 80,5 83,2 2 Trong đó: Quá hạn 35 1.62 1.96 Tỷ lệ (%) 0,7 2,5 2,1 Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam từ năm 2001 – 2003 – Ban Kế hoạch tổng hợp. Từ đây cho thấy hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam có khối lượng tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời, hiệu quả tín dụng luôn được đảm bảo, dư nợ quá hạn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) nhưng nợ quá hạn luôn theo xu thế giảm dần. Đây là những biểu hiện tốt trong việc lành mạnh hoá dư nợ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHNNo&PTNT Việt Nam theo định hướng của Nhà nước về phát triển các thành phần kinh tế quốc doanh. Là ngân hàng thương mại quốc doanh chủ lực, đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư tín dụng cho "phát triển nông nghiệp và thúc đầy nền kinh tế ở nông thôn“ nên dư nợ vay của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) nhưng nợ quá hạn ngày càng giảm dần. Đầu tư tín dụng đã cơ bản tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tính đến ngày 31/12/2003 dư nợ vay của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là: 98.070 tỷ đồng chiếm 83,2% tổng dư nợ vay. Nét nổi bật của kinh doanh tín dụng trong mấy năm qua là Ngân hàng nông nghiệp ngày càng xác lập vững chắc thị trường kinh doanh của mình trong lĩch vực “ Nông nghiệp, nông thôn và nông dân “, chuyển dịch cơ cấu đầu tư vốn theo xu hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Ngoài việc duy trì “thị trường truyền thống“ hiện có, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình tín dụng: cho vay đồng tài trợ các dự án công trình trọng điểm của đất nước: Các nhà máy thuỷ điện: Yaly, Sêsan 1,2, Tuyên quang,.... các dự án đầu tư và khai thác dầu khí: Dự án khí điện đạm cà mau, nhiệt điện Phú mỹ, đường ống dẫn khí Nam côn sơn.., các dự án xi măng: Hoàng Mai, Bút Sơn, Hà Tiên, Sông Gianh.., cho vay chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ.. Hiệu quả tín dụng ngày càng được nâng cao, tín dụng trở thành công cụ để khai thác tiềm năng tiềm tàng của nền kinh tế, phục vụ xây dựng và phát triển góp phần thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam đã tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bổ sung vốn tự có, tăng nhanh vòng quay, giảm nợ quá hạn, kiềm chế lạm phát.... Những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số lượng các Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng là xuất phát từ sự tăng lên đột biến mà đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) , tính đến 31/12/2002 có khoảng 2450 công ty nên nhu cầu sử dụng vốn tăng rất cao. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá nên số doanh nghiệp được cổ phần hoá ngày càng nhiều, tới gần 700 doanh nghiệp. Việc làm ăn có hiệu quả của các DNNQD cũng kéo theo sự mở rộng ngày càng lớn. Lãi suất cho vay linh hoạt trong phạm vi khung lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Có chính sách ưu đãi khách hàng vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng lớn (về quy mô, tình hình tài chính lành mạnh) về quan hệ tín dụng tại Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam. 4. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín dụng: Xét cho cùng, một khoản tín dụng dù không có có Nợ quá hạn hay Nợ khó đòi thì cũng chỉ nhằm một mục đích tăng lợi nhuận của Ngân hàng, mà đặc biệt thì lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Chứng tỏ hiệu quả tín dụng phản ánh rõ qua lợi nhuận thu được của Ngân hàng. Biểu số 10: Lợi nhuận tín dụng của NHNN&PTNT Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Lợi nhuận 379 285 336 Tổng dư nợ 60.030 79.364 117.873 Lợi nhuận / Tổng dư nợ (%) 0,63 0,39 0,57 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính của NHNN&PTNT Việt Nam 2001 – 2003- Ban kế hoạch tổng hợp Lợi nhuận của NHNN&PTNT Việt Nam có sự biến động qua các năm, điều này xuất phát từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế vào kết quả kinh doanh của các Ngân hàng. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, với lợi nhuận 285 tỷ năm 2002 thì đến năm 2003 lợi nhuận của hoạt động tín dụng mang lại ngày càng cao đạt tới 336 tỷ đồng. Đây là con số đáng mừng, thể hiện sự cố gắng của NHNN&PTNT Việt Nam trong việc đẩy mạnh tính hiệu quả reong hoạt động tín dụng, làm tăng nguồn đóng góp ngày càng lớn vào lợi nhuận của Ngân hàng. 5. Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của NHNN&PTNT Việt Nam. Sự phát triển của Ngân hàng được đánh giá thông qua việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả tín dụng và cơ sở để nhìn nhận và tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng. Tình hình nợ quá hạn của NHNN&PTNT Việt Nam được thể hiện qua: Biểu số 11: Tình hình nợ quá hạn của NHNN&PTNT Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng dư nợ 60.030 79.364 117.873 Nợ quá hạn 420 1.826 1.650 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 0,7 2,3 1,4 Nguồn: NHNN&PTNT Việt Nam – Ban kế hoạch tổng hợp Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên Tổng dư nợ của NHNN&PTNT Việt Nam đã có sự chuyển biến tốt và có xu hướng giảm vào năm 2003. Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn trên Tổng dư nợ đạt mức 0,7% năm 2001, tăng lên 2,3% năm 2002 và giảm xuống còn 1,4% vào năm 2003. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến uy tín cho vay từ Ngân hàng đối với khách hàng sẻ bị giảm sút do đó việc tiếp tục vay vốn cuả các khách hàng này sẻ khó khăn hơn nhiều, thậm chí là sẻ không được. Chính vì vậy khách hàng đến với ngân hàng luôn được xem xét và đánh giá chi tiết nhằm tránh và hạn chế những rủi ro khi cho vay. Chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao và thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ, được cộng tác của cả phía khách hàng cũng như các bộ phận kinh doanh khác trong Ngân hàng. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn đang giảm dần. Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng , qua các con số cụ thể phần nào cũng đã phản ánh rõ tình hình tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế của NHNN&PTNT Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được còn tồn tại một số hạn chế nhấn định cần được xem xét lại để có những giải pháp phù hợp, đúng hướng. IV. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT Việt Nam. 1. Những thành quả đạt được Với sự lớn mạnh của mình, NHNNo&PTNT Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng trong những năm qua như: giữ vững tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, hiệu quả tín dụng được cũng cố … Nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Trong 2 năm 2002 – 2003, nguồn vốn huy động và dư nợ vượt trên 30% chỉ tiêu đề ra. Đã có sự chuyển dịch cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như sử dụng vốn. Tỷ trọng của đồng ngoại tệ tăng lên đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm xuống do có sự nổ lực tập trung giải quyết các khoản nợ khó đòi của NHNNo&PTNT Việt Nam qua các năm. Tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ năm 1997 là 0,051 thì đến năm 2002 là 0,023. NHNNo&PTNT Việt Nam là một công cụ hữu ích, hiệu qua cho các chính sách kinh tế của Nhà nước, tạo ra sự an toàn về hoạt động tín dụng như: gia hạn tín dụng; tiền gửi dữ trữ bắt buộc; khả năng thanh toán nhanh; thanh toán ngoại hối … nỗ lực tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ các hộ nông dân, tổ chức kinh tế, … và các dự án đầu tư của Chính phủ. Hiệu quả tín dụng từng bước được nâng cao. Đây là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất cứ loại hình Ngân hàng thương mại nào.Thế nhưng không phải bất cứ có hoạt động Ngân hàng là sẽ có được hiệu quả hoạt động tín dụng. Vốn tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm xây dựng duy trì củng cố và phát triển các tổ chức kinh tế. Trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng vẫn không ngừng được cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam trong những năm qua đã có những bước chuyển dịch cơ cấu vốn tín dụng, cụ thể là việc tăng dần tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn, giảm tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn. Tổng dư nợ vay (ngắn, trung dài hạn) tăng nhanh năm sau cao hơn năm trước . e) Hoạt động tín dụng góp phần nâng cao lợi nhuận, uy tín cũng như ưu thế cạnh tranh của các chi nhánh Ngân hàng nói riêng và NHNN&PTNT Việt Nam nói chung. 2. Những hạn chế, v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36165.doc
Tài liệu liên quan