Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3

1.1 Khái niệm, chức năng và hoạt động chủ yếu của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Chức năng 3

1.1.3 Hoạt động chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường 4

1.2 Vai trò của huy động và sử dụng vốn đối với phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của NHTM 7

1.2.1 Vai trò của huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHTM. 7

1.2.1.1 Huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội 7

1.2.1.2 Huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 8

1.2.1.2.1 Vốn huy động là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt động kinh doanh 8

1.2.1.2.2 Vốn huy động quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng 8

1.2.1.2.3 Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường 9

1.2.1.2.4 Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng 9

1.2.2 Sử dụng vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHTM 9

1.2.2.1 Sử dụng vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội 9

1.2.2.2 Sử dụng vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.3 Các hình thức và biện pháp huy động và sử dụng vốn của NHTM 11

1.3.1 Các hình thức huy động và sử dụng vốn 11

1.3.1.1 Các hình thức huy động vốn 11

1.3.1.2 Các hình thức sử dụng vốn 13

1.3.2 Các biện pháp huy động và sử dụng vốn 14

1.3.2.1 Các biện pháp huy động vốn 14

1.3.2.2 Các biện pháp sử dụng vốn 14

1.3.3 Phân loại nguồn vốn huy động 15

1.3.4 Phân loại các hình thức sử dụng vốn 15

1.4 Hiệu quả huy động và sử dụng vốn 15

1.4.1 Khái niệm 15

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động và sử dụng vốn 16

1.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn 16

1.4.2.1.1 Khối lượng vốn lớn, tăng trưởng ổn định 16

1.4.2.1.2 Chi phí huy động 16

1.4.2.1.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng 17

1.4.2.1.4 Chỉ tiêu khác 17

1.4.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 18

1.4.2.2.1 Doanh số cho vay trong kỳ 18

1.4.2.2.2 Doanh số thu nợ trong kỳ 18

1.4.2.2.3 Dư nợ 18

1.4.2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn 18

1.4.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu 18

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động và sử dụng vốn 19

1.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 19

1.5.1.1 Môi trường kinh doanh 19

1.5.1.2 Chính sách lãi suất 19

1.5.1.3 Chiến lược khách hàng 19

1.5.1.4 Nhân tố kỹ thuật 19

1.5.1.5 Nhân tố tâm lý xã hội 19

1.5.1.6 Hình thức huy động vốn, chất lượng phục vụ và mạng lưới hoạt động của ngân hàng 20

1.5.1.7 Chất lượng tín dụng 20

1.5.1.8 Chiến lược marketing của ngân hàng 20

1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 21

1.5.2.1 Nhân tố chủ quan 21

1.5.2.1.1 Công tác thẩm định dự án vay vốn 21

1.5.2.1.2 Công tác quản lý vốn sau khi cho vay 24

1.5.2.1.3 Chất lượng thông tin 25

1.5.2.1.4 Nguồn vốn huy động 26

1.5.2.1.5 Nhân tố con người 26

1.5.2.2 Nhân tố khách quan 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ GIANG 28

2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 28

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 30

2.1.2.1 Chức năng 30

2.1.2.2 Nhiệm vụ 30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang 30

2.1.4 Môi trường hoạt động 36

2.1.4.1 Thuận lợi 36

2.1.4.2 Khó khăn 36

2.1.5 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây 38

2.2 Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang 39

2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng 39

2.2.1.1 Diễn biến quy mô vốn huy động 39

2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động 41

2.2.1.3 Phân tích hiệu quả huy động vốn 45

2.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 46

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn 49

2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn 49

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 53

2.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 54

2.2.3 Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn 55

2.3 Đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang 57

2.3.1 Những kết quả đạt được 57

2.3.2 Những tồn tại 58

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại 59

2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 59

2.4.1.1 Chiến lược marketing chưa thích hợp 59

2.4.1.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán thanh toán 60

2.4.1.3 Nhân tố con người 62

2.4.2 Nhân tố khách quan 62

2.4.2.1 Tình hình kinh tế xã hội 62

2.4.2.2 Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng 63

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ GIANG 64

3.1 Cơ hội, thách thức khi gia nhập WTO 64

3.2 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 65

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang 66

3.3.1 Cơ cấu lại nguồn vốn huy động 66

3.3.2 Phát triển các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn 67

3.3.3 Tiếp tục đẩy mạnh chính sách khách hàng 69

3.3.4 Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trong nguồn vốn huy động 71

3.3.5 Nâng cao uy tín của ngân hàng 73

3.3.6 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ 74

3.3.7 Thực hiện chính sách huy động vốn hợp lý linh hoạt 74

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng 75

3.4.1 Nâng cao hiệu quả thẩm định dự án vay vốn 75

3.4.2 Quản lý vốn sau khi cho vay 76

3.4.3 Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn 77

3.4.4 Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay hợp lý 77

3.4.5 Thực hiện biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn 78

3.5 Giải pháp chung đối với công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng 80

3.5.1 Thu thập đầy đủ và chính xác thông tin về khách hàng 80

3.5.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng 80

3.5.3 Thực hiện tốt marketing ngân hàng 81

3.6. Kiến nghị đối với cơ quan cấp trên 81

3.6.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 81

3.6.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế của địa phương trong đó có hoạt động ngân hàng. - Ngân hàng Đâu tư & Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang nói riêng mới chuyển hẳn sang kinh doanh như các ngân hàng thương mại khác kể từ năm 1995, nên kinh nghiệm về các mặt nghiệp vụ ít nhiều cũng còn hạn chế, nhất là hoạt động trong cơ chế thị trường, cạnh tranh giữa các ngân hàng diến ra ngày càng gay gắt nên cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Các khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập (từ khi tách tỉnh năm 1991 đến nay), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vốn tự có quá ít, khả năng và kinh nghiệm quản lý chưa cao nên có tác động rất lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn như vấn đề về giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm… nên nhu cầu tài trợ của họ giảm dần, dẫn đến lãi suất cho vay giảm, chênh lệch lãi suất ngày càng bị thu hẹp, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của ngân hàng. Trong tình hình đó, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang đã có những chủ trương, biện pháp để khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi nhằm thực hiện mục tiêu đề ra: “Kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển”. Với quyết tâm cao và nhiều nỗ lực, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang 2.1.5 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây Bảng 1: Đánh giá khái quát lợi nhuận của chi nhánh Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 10.706 48.259 48.509 37.553 350,7% 250 0,5% Chi phí 29.329 43.392 31.728 14.063 48% -11.664 -27% Lợi nhuận -18.623 4.867 16.781 23.490 126,1% 11.914 245% Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang Trong giai đoạn 2005 – 2007, doanh thu của ngân hàng đã tăng đáng kể, năm 2005 doanh thu chỉ là 10.706 triệu đồng nhưng đến năm 1007 doanh thu đã tăng lên 48.509 triệu đồng (tức là đã tăng 37.803 triệu đồng hay tăng 353%). Tuy nhiên, chi phí mà ngân hàng bỏ ra cũng tăng lên nhiều, năm 2005 chi phí là 29.329 triệu đồng thì năm 2007 chi phí đã tăng lên 43.392 triệu đồng và sang năm 2007 giảm xuống còn 31.728 triệu đồng. Mặc dù chi phí tăng cao nhưng ngân hàng trong hai năm gần đây làm ăn đều có lãi, năm 2006 lợi nhuận là 4.867 triệu đồng, năm 2007 là 16.781 triệu đồng. 2.2 Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang 2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng 2.2.1.1 Diễn biến quy mô vốn huy động Bảng 2: Tăng trưởng vốn huy động trong giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn huy động cuối kỳ 178.499 237.316 343.709 Chênh lệch so với năm trước +34.566 +58.817 +106.393 Tốc độ tăng trưởng 24% 33% 45% Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007 Số liệu ở bảng trên cho thấy: tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2005, nguồn vốn huy động chỉ là 178.449 triệu động, nhưng đến năm 2007 số vốn mà ngân hàng huy động được đã là 343.709 triệu, tức là sau hai năm vốn huy động đã tăng 165.21 triệu đồng (tăng gần 93%). Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của vốn huy động là các nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư nhưng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Bảng 3: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) HĐV 178.499 237.316 343.709 58.817 33% 106.393 45% HĐVTCKT 34.494 68.850 130.496 34.356 99,6% 61.646 89,5% TGTK 124.449 162.906 212.654 38.457 30,9% 49.748 30,5% Giấy tờ có giá 19.556 5.560 559 -13.996 -70,1% -5.001 -89,9% Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh Ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2005 – 2007. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2005 đến năm 2007 đã tăng 165.210 triệu đồng. Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ dân cư tăng từ 144.005 triệu đồng năm 2005 lên 168.266 triệu đồng năm 2006 và sang năm 2007 đạt 213.213 triệu đồng. Đây là nguồn vốn huy dộng dồi dào nhất là do ở địa bàn không có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2006 so với năm 2005 tăng 58.817 triệu đồng (tăng 33%). Năm 2007 so với năm 2006 tăng 106.393 triệu đồng (tăng 45%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2005 chiếm 34.494 triệu đồng, sang năm 2006 là 68.850 triệu đồng, đến năm 2007 là 130.496 triệu đồng. Đây là sự tăng trưởng tương đối cao, năm 2006 so với năm 2005 tăng 34.356 triệu đồng (tăng 99,6%), năm 2007 so với năm 2006 tăng 61.646 triệu đồng (tăng 89,5%). Có được sự tăng trưởng mạnh này là do trên địa bàn đang có nhiều dự án xây dựng cơ bản, khu công nghiệp và các hợp tác xã, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi đã gửi vào ngân hàng. Như đã đề cập ở phần trên, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các công ty xây dựng, công ty điện lực, công ty bảo hiểm, bưu điện, xăng dầu… Hoạt động chính của ngân hàng thuộc lĩnh vực đầu tư và phát triển, vì thế hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Chi nhánh đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2005 – 2007. Để đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như công ty bảo hiểm, công ty xây dựng, xăng dầu, bưu điện… Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh… 2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động Những năm qua nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn cũng được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Huy động vốn 178.499 237.316 343.709 Tốc độ tăng trưởng 24% 33% 45% Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh Huy động vốn năm 2005 là 178.499 tỷ đồng, năm 2006 là 237.316 triệu đồng, năm 2007 là 343.709 triệu đồng. Những con số này đã chứng minh tỷ trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm, năm 2005 là 24%, năm 2006 là 33%, năm 2007 là 455. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, chủ động trong thanh toán và các hoạt động khác. Mặt khác, nguồn vốn huy động được với chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề tài chính. * Cơ cấu vốn huy động phân theo hình thức huy động Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 178.499 100% 237.316 100% 343.709 100% Tiền gửi TCKT 34.494 19,3% 68.850 29% 130.496 38% TGTK dân cư 124.449 69,7% 162.906 68,6% 212.654 61,8% Giấy tờ có giá 19.556 11% 5.560 2,4% 559 0,2% Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Hà Giang Trong giai đoạn 2005 – 2007, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế là 34.494 triệu đồng (chiếm 19,3% tổng vốn huy động) nhưng đến năm 2007 số vốn huy động đã được là 130.496 triệu đồng (chiếm 38% tổng vốn huy động). Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư và đặc biệt là phát hành giấy tờ có giá lại giảm. Đến năm 2007, vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá chỉ còn chiếm 0,2% tổng vốn huy động. Năm 2007, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư đã giảm 7,9%. * Cơ cấu huy động vốn phân theo nguyên tệ đã quy đổi Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ đã quy đổi Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 178.499 100% 237.316 100% 343.709 100% VND 175.421 98,3% 230.763 97,2% 315.909 92% USD 3.078 1,7% 5.921 2,5% 26.587 7,7% EUR 0 0% 632 0,3% 1.213 0,3% Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Hà Giang Tỷ trọng vốn huy động bằng VND qua các năm có xu hướng giảm. Nếu năm 2005, vốn huy động bằng VND chỉ đạt 175.421 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 98,3% tổng vốn huy động) thì đến năm 2006 chỉ chiếm 97,2% tổng vốn huy động và trong năm 2007, tỷ trọng vốn huy động bằng VND chỉ chiếm 92%. Mặc dù trước sự biến động và có xu hướng mất giá của đồng USD nhưng vốn huy động bằng USD và EUR tăng qua các năm. Nếu như năm 2005, vốn huy động bằng USD chỉ là 3.078 triệu đồng (chiếm 1,7%), thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 5.921 triệu đồng (chiếm 2,5%) và vốn huy động bằng EUR là 632 triệu đồng (chiếm 0,3%). Đến năm 2007, vốn huy động bằng USD đã tăng đáng kể, đạt 26.587 triệu đồng (chiếm 7,7%) và bằng EUR là 1.213 triệu đồng (chiếm 0,3%). Như vậy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu, ngoại tệ không nhiều, do đó ngân hàng cần tăng cường, mở rộng hoạt động nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, có như vậy mới phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải bám sát sự biến động của tỷ giá đồng USD và VND. *Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn Cơ cấu thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động. Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 178.499 100% 237.316 100% 343.709 100% Ngắn hạn 93.911 52,6% 124.155 52,3% 197.569 57,5% Dài hạn 84.588 47,4% 113.161 47,7% 146.140 42,5% Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Giang Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2005, vốn ngắn hạn chỉ đạt 93.911 triệu đồng (chiếm 52,6%) thì đến năm 2007 vốn ngắn hạn đã tăng lên 197.569 triệu đồng (chiếm 57,5%). Trong giai đoạn 2005 – 2007, vốn ngắn hạn đã tăng 110,4%. Nguốn vốn dài hạn lại có xu hướng giảm về tỷ trọng mặc dù số lượng vẫn tăng qua các năm. Năm 2005, vốn dài hạn là 84.588 triệu đồng (chiếm 47,4%), nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 146.140 triệu đồng (chiếm 42,5%). Nguyên nhân là do trong thời gian này trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, công trình và dự án lớn, tổ chức kinh tế lớn đang hình thành nên cần một lượng vốn dài hạn để hoạt động. Là một ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực dài hạn, nguồn vốn dài hạn có tăng, tuy số vốn huy động dài hạn có thấp hơn so với vốn ngắn hạn, là do điều kiện kinh tế trên địa bàn chi phối, có ít các nhà máy doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, nên nguồn vốn chỉ tập trung nhiều ở dân cư, nên nguồn vốn ngắn hạn cao hơn vốn dài hạn. 2.2.1.3 Phân tích hiệu quả huy động vốn Trong giai đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang đã huy động được vốn lớn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2007 vốn huy động đã tăng 93% so với năm 2005. Nguồn vốn huy động dồi dào nhất trên địa bàn là nguồn vốn huy động từ dân cư, năm 2007 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 213.213 triệu đồng (chiếm 61,8% tổng nguồn vốn huy động). Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn (chiếm 38% tổng nguồn vốn huy động) do trên địa bàn chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, nguồn vốn huy động bằng VND là 315.909 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, cụ thể nguồn vốn huy động bằng USD chiếm 7,7% tổng nguồn vốn huy động, còn nguồn vốn huy động bằng EUR chỉ chiếm 0,3% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vốn huy động dài hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 57,5% còn nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 42,5% tổng nguồn vốn huy động. Có thể nói rằng trong giai đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn và dài hạn đều đáp ứng tốt nhu cầu cho vay trong ngắn hạn và dài hạn. Chi nhánh đã tạo được uy tín trên địa bàn nên đã thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư. Mặc dù vậy vì Thị xã Hà Giang còn là một tỉnh nghèo nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn thấp. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bằng USD còn quá thấp nên không đáp ứng được nhu cầu cho vay. 2.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn *Nhân tố chủ quan Các hình thức huy động vốn: Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư sẽ tăng và vốn ngân hàng huy động được sẽ nhiều hơn. Chính sách lãi suất cạnh tranh: lãi suất là yếu tố quan trọng khiến hành động gửi tiền của dân chúng vào ngân hàng, hay gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư do vậy lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, để tăng sức cạnh tranh các ngân hàng thương mại đã đua nhau tăng lãi suất, làm cho lãi suất huy động tăng rất cao, có những ngân hàng có thời điểm đã tăng lãi suất lên 16%/năm. Vì vậy, để thu hút được khách hàng BIDV Hà Giang cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa đảm bảo khả năng kinh doanh, vừa thu hút vốn huy động lớn. Chính sách khách hàng: Nếu ngân hàng có chính sách khách hàng tốt thì số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng sẽ càng cao và ngược lại. BIDV Hà Giang thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, đối với những khách hàng lâu năm, thường xuyên của ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi, khuyến mại nhằm giữ chân khách hàng. Công tác cân đối giữa huy động và cho vay: Chiến lược sử dụng vốn đúng đắn và phù hợp còn phù thuộc vào chiến lược sử dụng vốn. Nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế khả năng huy động vốn và ngược lại. Lượng vốn huy động bằng VND về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, lượng vốn huy động bằng USD còn thấp nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Công nghệ ngân hàng: Trong cạnh tranh NH không ngừng cải tiến công nghệ, bởi lẽ các dịch vụ đặc biệt về chuyên môn NH sẽ đa dạng đổi mới ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng. BIDV Hà Giang không ngừng nâng cao công nghệ ngân hàng, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, vì là một Chi nhánh ở một tỉnh nghèo nên việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính sách cán bộ: Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn được đặt đúng chỗ, luôn tạo nền tảng thành công của một tổ chức. Nói chung người ta muốn giao dịch kinh doanh với một hãng có bề dày kinh nghiệm và có đội ngũ cán bộ công nhân viên lịch thiệp và tận tình. BIDV Hà Giang luôn tạo điều kiện cho nhân viên không ngừng trao dồi, nâng cao kiến thức, tham gia các khoá học về nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm, ngân hàng vẫn thường xuyên cử cán bộ đi học cao học, cũng như tham gia các khoá học nhằm hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn của mình. Chính sách quảng cáo: Không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo hiện nay. Ngân hàng nếu làm tốt công tác nay thì có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. *Nhân tố khách quan Nhân tố tiết kiệm của nền kinh tế: Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn của dân cư, tổ chức kinh tế, ... do vậy nếu các đơn vị này có tỷ lệ tiết kiệm cao thì nguồn vốn huy động được sẽ cao. Nhân tố thu nhập của dân cư: Nếu thu nhập của dân cư càng cao thì khả năng có thể tiết kiệm càng cao và khi đó họ có tiền gửi vào các tổ chức tài chính và mua các giấy tờ có giá sẽ càng cao và ngược lại. Thi xã Hà Giang còn là một tỉnh lỵ nghèo nên thu nhập của dân cư còn ở mức thấp nên việc huy động cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nhân tố tâm lí tiêu dùng: Tiết kiệm và tiêu dùng là hai nhân tố đối lập nhau nên tiêu dùng tăng thì tiết kiệm giảm và ngược lại . Do vậy nếu tâm lí thích tiêu dùng của dân cư tăng thì tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm. Môi trường pháp lí: Nếu môi trường pháp lí ổn định cụ thể là cơ sở pháp lí cho hoạt động của ngân hàng được đảm bảo thì người dân sẽ an tâm gửi tiền vào ngân hàng... Yếu tố lạm phát: việc huy động vốn của ngân hàng còn phụ thuộc vào yếu tố lạm phát, nếu lạm phát quá cao thì người dân sẽ hạn chế việc gửi tiền tiết kiệm vì họ sẽ nhận được lãi suất thực âm và ngược lại. Thời gian qua, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ở mức tương đối cao, điều đó đã khiến việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn do người dân đã chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư. 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn 2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn Bảng 8: Thực trạng cho vay, thu nợ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh số cho vay 78.100 93.733 160.808 Cho vay ngắn hạn 65.515 62.195 121.510 Cho vay trung dài hạn 12.585 31.538 39.298 2. Doanh số thu nợ 135.037 90.298 84.928 Thu nợ ngắn hạn 117.246 79.274 72.295 Thu nợ trung dài hạn 17.791 11.024 12.633 Chênh lệch giữa cho thu nợ và cho vay +56.937 -3.435 -75.880 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007 Qua số liệu bảng 8 ta thấy, nguồn vốn cho vay đã tăng nhanh qua các năm, nếu năm 2005 doanh số cho vay chỉ là 78.100 triệu đồng thì đến năm 2006 doanh số đã tăng lên 93.733 triệu đồng và đến năm 2007 tăng lên 160.808 triệu đồng (tức là trong giai đoạn 2005 – 2007 doanh số cho vay đã tăng 82.708 triệu đồng hay tăng 106%). Trong số nguồn vốn huy động để cho vay thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 65.515 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 84% tổng doanh số cho vay), năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn có giảm hơn so với năm 2005 và chỉ đạt 62.195 triệu đồng (chiếm 66%) tổng doanh số cho vay), năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng đáng kể và đạt 121.510 triệu đồng (tức là đã tăng 95% so với doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006). Tình hình cho vay trung dài hạn cũng tăng đều qua các năm, nắm 2005 doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ là 12.585 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 16% trong tổng doanh số cho vay) thì đến năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn đã tăng lên 31.538 triệu đồng (tăng 151% so với năm 2005) và đến năm 2007 doanh số cho vay trung và dài hạn là 39.298 triệu đồng (chiếm 24% tổng doanh số cho vay). Ngược với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ lại giảm qua các năm, năm 2005 doanh số thu nợ là 135.037 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống còn 90.298 triệu đồng và đến năm 2007 doanh số thu nợ chỉ là 84.928 triệu đồng. Trong năm 2005, doanh số thu nợ ngắn hạn là 117.246 triệu đồng trong khi doanh số cho vay ngắn hạn là 65.515 triệu đồng, như vậy ngân hàng có được khoản chênh lệch giữa thu nợ và cho vay ngắn hạn là 51.731 triệu đồng. Đến năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ là 79.274 triệu đồng trong khi doanh số cho vay là 62.195 triệu đồng, chênh lệch giữa thu nợ và cho vay là 17.079 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 72.295 triệu đồng trong khi doanh số cho vay rất cao 121.510 triệu đồng, khi đó chênh lệch giữa thu nợ và cho vay là -49.215 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2005 là 12.585 triệu đồng, trong khi doanh số thu nợ là 17.791 triệu đồng, chênh lệch giữa thu nợ và cho vay là 5.206 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2006 doanh số thu nợ đều nhỏ hơn doanh số cho vay vì vậy, chênh lệch giữa thu nợ và cho vay của ngân hàng đều âm, năm 2006 là -20.514 triệu đồng, năm 2007 là -26.665 triệu đồng. Tóm lại, trong giai đoạn 2005 – 2007 doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ lại giảm, điều đó khiến chênh lệch giữa cho vay và thu nợ đều giảm, cụ thể năm 2005 chênh lệch giữa thu nợ và cho vay là +56.937 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 chỉ là -3.435 triệu đồng và năm 2007 là – 75.880 triệu đồng. Việc để chênh lệch giữa thu nợ và cho vay quá lớn như này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cụ thể số vốn huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng quy định, điều đó đã ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. Việc thu hồi vốn không đúng thời hạn cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp hơn về vấn đề sử dụng vốn, cần thẩm định kỹ các hồ sơ xin vay vốn và thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp vay vốn. Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn và thu nợ quá hạn Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Nợ quá hạn 154.892 1.401 1.427 Ngắn hạn 140.000 1.263 1.420 Dài hạn 14.892 138 7 2. Tỷ lệ nợ quá hạn 84,2% 2.22% 1.03% 3. Thu nợ quá hạn 69.699 752 329 Ngắn hạn 58.449 153 275 Dài hạn 10.229 599 54 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007 Năm 2005 nợ quá hạn của ngân hàng là 154.892 triệu đồng (chiếm tỷ lệ là 84,2%), tromg đó nợ quá hạn ngắn hạn là chủ yếu chiếm 140.000 triệu đồng (chiếm 90% tổng nợ quá hạn), trong khi nợ quá hạn dài hạn chỉ chiếm 14.892 triệu đồng (chiếm 10%). Mặc dù trong năm ngân hàng cũng đã thu được nợ quá hạn là 69.699 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 58.449 triệu đồng và dài hạn là 10.229 triệu đồng nhưng vẫn còn 96.443 triệu đồng ngân hàng không thu hồi được. Việc nợ quá hạn không thu hồi được đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm đi rất nhiều và chỉ còn 2,22% (tức là 1.401 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 1.263 triệu đồng, dài hạn là 138 triệu đồng). Thu nợ quá hạn trong năm 2006 cũng đạt 752 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 153 triệu đồng và dài hạn là 599 triệu đồng. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chỉ còn là 1,03% (tức 1.427 triệu đồng) và thu nợ quá hạn trong năm này cũng đạt 329 triệu đồng. Việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn trong hai năm gần đây đã cho thấy ngân hàng đã có những chính sách và biện pháp phù hợp trong công tác sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo vốn cho vay được thu hồi đúng thời hạn, đẩy nhanh chu kỳ vòng quay của vốn, nhằm làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng 10: Tình hình nợ xấu Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối 151.380 2.929 1.510 Tỷ lệ nợ xấu 82,3% 4,65% 1,09% Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007 Trong năm 2005 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức rất cao là 82,3% (tức 151.380 triệu đồng), đến năm 2006 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 4,65% và năm 2007 chỉ còn là 1,09%. Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp đã giúp ngân hàng sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong giai đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang đã sử dụng hiệu quả các nguốn vốn huy động. Doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm, năm 2007 đạt 160.808 triệu đồng (tăng 106% so với năm 2005), trong đó cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu (năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 121.510 triệu đồng). Trong khi doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm thì doanh số thu nợ lại giảm, năm 2007 doanh số thu nợ chỉ đạt 84.928 triệu đồng (giảm 50.109 triệu đồng so với năm 2005). Doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong khi doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một con số khiêm tốn. Việc doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm còn doanh số thu nợ lại giảm đều qua các năm đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, số vốn huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng quy định, điều đó đã ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. Bên cạnh đó việc thu hồi vốn không đúng thời hạn đã ảnh hưởng đến hiệu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10642.doc
Tài liệu liên quan