Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU. 1

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Nội dung nghiên cứu.3

CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI Ở VIỆT NAM. 4

1.1 Đầu tư nước ngoài và các hình thức đầu tưnước ngoài.4

1.1. 1 Đầu tư nước ngoài.4

1.1.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài.4

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tácđộng của nó.5

1.1.3.1 Đối với các nước tiếp nhận đầu tư .6

1.1.3.2 Tác động của FDI đối với chính bản thân các nước xuất khẩu tư bản .9

1.2 Các yếu tố cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.10

1.3 Cơ sở lý thuyết thu hút đầu tư nước ngoài tại Bình Dương: .11

1.4 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt

Nam .12

1.4.1 Khái lược tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam .12

1.4.2 Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam.13

1.4.2.1 Những tác động tíchcực.13

1.4.2.2 Những tác động không thuậnlợi .14

1.4.3 Nhận định về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam .16

1.5 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước trong khu vực.18

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc, Singapore và Thái Lan.18

.1.5.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho

Bình Dương nói riêng và cả nước nóichung .20

CHƯƠNG 2: THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY.23

2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương.23

2.1.1 Các yếu tố cơ bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.23

2.1.2 Các giai đoạn phát triểnkinh tế xã hội của Bình Dương.23

2.2 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương .24

2.2.1 Khái lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1987 đến nay.24

2.2.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bình Dương theo ngành .26

2.2.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bình Dương theo vùng, lãnh thổ.27

2.3 Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quátrình phát triểnở Bình Dương

2.3.1 Những tác động tích cực .28

2.3.2 Những tác động tiêu cực .36

2.4 So sánh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàigiữa Bình Dương với một số tỉnh ở Vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam .39

2.5 Những thành công và tồn tại trong thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài ở Bình Dương44

2.5.1 Những kinh nghiệm thành công .44

2.5.2 Một số tồn tại hạn chế.46

2.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài ở tỉnh Bình Dương hiện nay.48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010.

3.1 Mục tiêu, định hướng và quan điểm đề xuất giải pháp.51

3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp.51

3.1.2 Định hướng đề xuấtgiải pháp.51

3.1.3 Quan điểm đề xuất giải pháp.52

3.2 Giải pháp vĩ mô nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàiở Việt Nam

3.2.1 Hoàn thiện thể chế phát triển thị trường các yếu tố.52

3.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước.53

3.2.3 Thúc đẩy quá trình hội nhập.54

3.2.4 Hình thành hệ thống doanh nghiệp phụ trợ.54

3.3 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương giai

đoạn 2006-2010 .54

3.3.1 Giải pháp phát huy những tác động tích cực .55

3.3.1.1 Cải cách thủ tục hành chính.55

3.3.1.2 Quy hoạch và phát triển cơsở hạ tầng .58

3.3.1.3 Đổi mới và nâng cấpkhả năng tiếpthị đầu tư.60

3.3.1.4 Thực hiện các đồng bộ giải pháp hổ trợ các nhà đầu tư .61

3.3.15 Liên kết khu vực và tránh đối đầu cạnh tranh .62

3.3.2 Giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực .63

3.3.2.1 Chính sách thu hút những công ty lớn, đaquốc gia .63

3.3.2.2 Chính sách thu hút đầu tư ở những ngành kỹ thuật cao,thu hút xây dựng

các khu kỹ nghệthông tin.64

3.3.2.3 Khuyến khích các dự án sử dụng nguyên liệu và lao động trong nước

3.3.2.4 Kiểm soát hoạt động chuyển giá và trốn thuế.65

3.3.2.5 Giải pháp đào tạo và khắc phục những bất cập về nguồn nhân lực .66

3.3.2.6 Chú trọng giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.67

3.4 Các kiến nghị.68

KẾT LUẬN .72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu nhập: thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh. Với mức lương bình quân từ 700.000/tháng đến 900.000/ tháng. Nên đây cũng là một lý do mà lao động thường có xu hướng chọn các doanh nghiệp nước ngoài làm nơi làm việc. (7) FDI góp phần cải thiện môi trường đầu tư : Bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế, FDI cũng có những đóng góp tích cực trong việc đổi mới cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như kích thích các ngành dịch vụ phục vụ đầu tư nước ngoài ở Bình Dương phát triển. Thật vậy, trong thời gian qua, Bình Dương ra sức trong việc cải tạo môi trường đầu tư với chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, chính quyền địa phương đã thực hiện một cách có hiệu quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, giúp giải quyết nhanh chóng những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, góp phần tích cực vào việc cải cách thủ tục hành chính, làm cho việc quản lý Nhà nước trở thành dịch vụ công quyền, phục vụ tốt cho các nhà đầu tư. Với những cải cách tích cực như trên, Bình Dương trở thành một địa chỉ đỏ trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Nhiều dự án FDI đã đầu tư vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng, làm đường cao tốc … đã góp phần làm cải thiện rõ nét hệ thống giao thông, bộ mặt đô thị, - 39 - nâng cấp nhanh chóng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật của tỉnh, từ đó thúc đẩy các ngành và các lĩnh vực khác phát triển. Đặc biệt là kích thích các ngành dịch vụ phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển, thể hiện ở sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ những phân tích và số liệu cụ thể trên, có thể khẳng định, hoạt động FDI đã có nhiều đóng góp tích cực cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh những đóng góp tích cực vẫn tồn tại không ít những vấn đề cần được quan tâm giải quyết, khắc phục, để nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Bình Dương. 2.3.2 Những tác động tiêu cực : Mặc dù là một trong năm tỉnh thành dẫn đầu cả nước về FDI, trong những năm qua FDI đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển chung của tỉnh nhưng nhìn chung vẫn còn một số mặt hạn chế, tiêu cực cần được khắc phục. Đó là: (1) FDI chưa tạo được động lực phát triển nhanh, bền vững cho nền kinh tế địa phương: Tuy Bình Dương là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Bình Dương vẫn chưa có một chiến lược và cơ chế chính sách thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc để đảm bảo tính hiệu quả bền vững cho quá trình phát triển kinh tế địa phương. Cho nên, đa số các KCN của Bình Dương đều ở trong tình trạng ai xin đầu tư cũng cho mà chưa chú trọng thu hút những dự án vốn lớn, đầu tư lâu dài để làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng và phát triển liên ngành. Điều này dẫn đến hệ quả là các dự án đều nhỏ về quy mô, chỉ từ 1 đến 2 triệu USD một dự án, công nghệ sử dụng giản đơn, các dự án chủ yếu đầu tư vào các ngành dệt, may, da, lắp ráp, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ … là những ngành thâm dụng lao động nhiều. Các dự - 40 - án chi phí đầu tư thấp thường kèm theo hiện tượng công nghệ sử dụng giản đơn, cũ kỷ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường lớn. Thêm vào đó, tỷ lệ các dự án đầu tư vào các KCN, thực hiện các dự án gia công cho nước ngoài còn cao, hiệu quả kinh tế thấp. Và như vậy khu vực đầu tư nước ngoài chưa thực hiện tốt vai trò thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh Bình Dương trong tiến trình hội nhập. (2) Hiệu quả hoạt động của các dự án FDI thấp, hiện tượng chuyển giá phổ biến trong hoạt động đầu tư tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Cơ chế kiểm tra và giám sát của Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Bình Dương vẫn chưa chặt chẽ đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI làm cho hiệu quả hoạt động của các dự án FDI thấp, dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách và hiện tượng chuyển giá trở nên phổ biến, không thể kiểm soát. Công cụ kiểm tra giám sát chủ yếu thông qua chính sách thuế nên chưa chính xác, đầy đủ. Vì căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ … để xác định mức thuế mà thiếu sự kiểm tra, kiểm soát nên dễ phát sinh hiện tượng gian lận đối phó. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường kê tăng giá trị máy móc thiết bị từ 20%-30% làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định, từ đó tăng tổng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm khoản thuế phải nộp, mà hiện nay tỉnh chưa có công ty giám định tài chính nên không thể định giá chính xác tài sản cố định của doanh nghiệp. Ngoài ra hiện tượng chuyển giá xảy ra phổ biến ở các MNCs thông qua kê khai tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiếp thị quảng cáo,… (3) Đời sống người lao động chưa đảm bảo vững chắc Hiện nay lao động chủ yếu của Bình Dương là dân nhập cư, với mức lương của một công nhân 700.000-900.000 đồng/ tháng khiến họ không đảm bảo về nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt, đời sống văn hóa tinh thần. Họ đang phải sống trong những căn phòng hết sức chật chội, - 41 - thiếu tiện nghi, không hợp vệ sinh, làm việc từ 10-12 thậm chí là 16 tiếng một ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực lao động của tỉnh khi tỉnh kêu gọi đầu tư nước ngoài. (4) An ninh xã hội Trong thời gian qua, nguồn lao động của địa phương đã không đáp ứng được yêu cầu về lao động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài do sự phát triển mạnh mẽ của khu vực FDI ở Bình Dương . Tình trạng này dẫn đến một hệ quả là xuất hiện luồng lao động chảy từ các địa phương khác đến Bình Dương (hay nói cách khác là di dân vô tổ chức) và chiếm đa số là lao động nhập cư từ các tỉnh phía Bắc. Sự tập trung một lượng lớn lao động với nhiều trình độ văn hóa khác nhau cộng với sự khác nhau về tập quán sinh hoạt, phong tục văn hóa của các vùng, miền đã gây sự mất ổn định về an ninh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hiện tượng tập trung lao động tại các KCN có tác động đến việc lưu thông vận chuyển hàng hoá, tất yếu sẽ dẫn đến sự quá tải của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong các khu vực, đặc biệt là hệ thống đường giao thông đô thị. Đây chính là nguyên nhân của sự gia tăng số vụ tai nạn giao thông hằng năm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. (5) Vấn đề môi trường Trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Bình Dương chưa thực sự quan tâm đến những tác hại gây ra cho môi trường của khu vực đầu tư nước ngoài như: vấn đề chất thải, ô nhiễm nguồn nước, không khí … Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp FDI có phát sinh nước thải sản xuất chỉ trang bị hệ thống xử lý nước thải cục bộ, quá trình vận hành thường gặp nhiều khó khăn vướng mắc dẫn đến hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn chưa cao. Một phần là do một số doanh nghiệp nhận thức vấn đề này mang tính đối phó, một phần là do chính quyền tỉnh chưa có biện pháp chế tài cụ thể và nghiêm khắc áp dụng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm. Nếu không có những biện pháp chấn - 42 - chỉnh kịp thời thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước sẽ không được cải thiện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của nhân dân tỉnh. Về rác thải, các KCN của Bình Dương chưa được trang bị bộ phận thu gom phân loại rác hoàn chỉnh nên vấn đề quản lý số lượng và thành phần rác thải phát sinh tại các KCN không được kiểm soát, gây ra nhiều trở ngại cho chính quyền trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường vì rác thải sinh hoạt và rác có chứa chất độc hại trong sản xuất đều dùng chung một kỹ thuật xử lý giản đơn. Ngoài ra, khí thải ô nhiễm từ các KCN đang làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường tỉnh vì máy móc, thiết bị dùng cho công tác xử lý không khí ô nhiễm ở các doanh nghiệp FDI chưa được chú trọng nâng cấp. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài đã được tập trung trong các KCN theo đúng quy hoạch của chính quyền tỉnh nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cho nên chính các KCN lại là những khu vực góp phần gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường. 2.4 So sánh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Bình Dương với một số tỉnh ở VKTTĐPN. Bình Dương là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm chủ yếu là các tỉnh miền Đông Nam Bộ), nên khi bàn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần phải đặt Bình Dương so với Vùng trọng điểm. Qua một vài số liệu cho thấy: *Về đối tác đầu tư: So với 10 nước và vùng lãnh thỗ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất tính đến thời điểm 8/2005, kể cả so với Vùng Đông Nam Bộ (xem Phụ lục 3 (Bảng 2.8)) Bình Dương có 3 quốc gia nằm ngoài bảng chung so với top mười của Việt Nam đó là Trung Quốc, Philipine và Indonesia. Nhưng trong mười vị trí hàng đầu lại không có British Virinlslands, Pháp và Hà Lan. Như vậy, - 43 - về mặt đối tác Bình Dương thu hút chủ yếu là các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á nhiều hơn các châu lục khác. *Về số vốn đầu tư: Hình 2.2: Vốn thu hút FDI ở VKTTĐPN năm 2004 Vốn thu hút đầu tư nước ngoài ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2004 Bình Dương 398,2 triệu USD Đồng Nai 680 triệu USD Bà Rịa Vũng Tàu 40,4 triệu USD thành phố Hồ Chí Minh 431 triệu USD Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1988-2004 trong 5 tỉnh, thành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất cả nước thì có đến 4 tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu (xem Phụ lục 3 (Bảng 2.9)) tuy nhiên tổng lượng vốn đầu tư của các tỉnh này chênh lệch gần gấp đôi lượng vốn đầu tư ở tỉnh kia, rõ nét nhất là 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. *Về số lượng dự án đầu tư và quy mô của dự án đầu tư : Tương tự như vốn đầu tư trình bày ở trên, số dự án đầu tư trực tiếp ở các tỉnh, thành này cũng cao nhất Việt Nam. Đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh (1.595 dự án), Bình Dương (913 dự án), Đồng Nai (609 dự án) và cuối cùng là Bà Rịa Vũng Tàu (110 dự án). - 44 - Về mặt quy mô dự án đầu tư , cao nhất là Bà Rịa Vũng Tàu (gần 20 triệu USD/ dự án), kế đó là Đồng Nai (khoảng 12,5 triệu USD/ dự án), thành phố Hồ Chí Minh ( trên 7 triệu USD/ dự án) và cuối cùng là Bình Dương (khoảng 4,7 triệu USD/ dự án). Hình 2.3: Số dự án đầu tư nước ngoài thu hút qua các năm ở Bình Dương Số dự án đầu tư nước ngoài thu hút qua các năm ở Bình Dương 0 200 400 600 800 1000 19 88 19 90 19 92 19 94 19 96 19 98 20 00 20 02 20 04 Thời gian So á d ự án Số dự án thu hút qua các năm *Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Vùng ngày càng đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam. Nếu lấy năm 2000 để so sánh với năm 2004, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đóng góp của tỉnh Bình Dương trong vùng có phần tăng lên, từ 4,76% đến 10,01%; trong khi đó tỷ trọng của 3 tỉnh còn lại đều giảm dù giá trị tuyệt đối có tăng lên. Về tốc độ xuất khẩu tăng, Bình Dương là tăng cao nhất gấp 3,6 lần trong khi bình quân chung toàn vùng là 1,7 lần. Kim ngạch nhập khẩu, tỷ trọng chung 2004 so với 2000 thì tất cả các tỉnh đều giảm, trừ Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu Bình Dương cũng cao nhất, gấp 3,6 lần, cả vùng là 1,8 lần (xem Phụ lục 3 (Bảng 2.10)). - 45 - *Về tốc độ thu hút vốn: Tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 so sánh giữa các tỉnh được lấy mốc thời gian từ hết năm 2004 đến ngày 15/8/2005. Về số dự án thu hút, Bình Dương thu hút được 87 dự án, Đồng Nai thu hút được 50 dự án, Bà Rịa Vũng Tàu thu hút được 8 dự án và thành phố Hồ Chí Minh thu hút 135 dự án. Tuy nhiên do quy mô dự án thu hút ở Bình Dương có số vốn nhỏ nên thu hút khoảng 400 triệu USD, Bà Rịa Vũng Tàu thu hút khoảng 23 triệu USD, Đồng Nai thu hút trên 553 triệu USD và thành phố Hồ Chí Minh là 259 triệu USD. Xem Phụ lục 3 (Bảng 2.11: FDI ở khu vực miền Đông Nam Bộ 1988-2005) *Về ngành nghề đầu tư : Ngành nghề đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Bình Dương chủ yếu là sản xuất công nghiệp (97,5%) còn trong cả nước sản xuất công nghiệp là 66,01% (bao gồm công nghiệp chế biến và khai thác mỏ). Lao động ở khu vực đầu tư nước ngoài tại Bình Dương tính trung bình 197 người/ dự án. Ở Bình Dương vốn FDI bình quân trên một ha đất của 1 dự án là 3,9 triệu USD cho cả giai đoạn 1988-2004, riêng 2001-2003 chỉ đạt 0,91 triệu USD. Bên cạnh đó, một vài con số về tỷ trọng các ngành công nghiệp (L,T,C) được chia nhóm theo mô hình “đàn ngỗng bay” ở các tỉnh như sau: Hình 2.4: Tỷ trọng ngành L trong trong cơ cấu công nghiệp một số tỉnh - 46 - 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Năm Tỷ trọng (%) Đồng Nai Bình Dương Long An Tây Ninh Đồng Nai 56.09 43.75 44.66 44.63 49.86 Bình Dương 49.94 48.80 45.19 45.06 46.31 Long An 65.33 66.95 57.85 67.59 70.93 Tây Ninh 76.50 74.09 72.63 69.72 71.97 1999 2000 2001 2002 2003 Hình 2.5: Tỷ trọng ngành C trong trong cơ cấu công nghiệp một số tỉnh 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 Năm Tỷ trọng (%) Đồng Nai Bình Dương Long An Tây Ninh Đồng Nai 21.66 18.84 22.53 24.30 23.15 Bình Dương 37.77 36.46 36.16 39.38 35.03 Long An 20.67 19.62 30.33 15.73 14.83 Tây Ninh 15.70 16.17 16.37 18.96 19.58 1999 2000 2001 2002 2003 - 47 - Hình 2.6: Tỷ trọng ngành T trong trong cơ cấu công nghiệp một số tỉnh 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 Năm Tỷ trọng (%) Đồng Nai Bình Dương Long An Tây Ninh Đồng Nai 12,98 33,92 29,47 27,77 23,81 Bình Dương 8,67 11,39 15,25 13,41 16,63 Long An 8,40 8,33 7,26 11,01 9,11 Tây Ninh 0,20 0,70 0,64 0,41 0,42 1999 2000 2001 2002 2003 Qua vài số liệu so sánh trên, ta hình dung được đối tượng FDI tại Bình Dương có đặc điểm là: phần lớn đó là các nhà đầu tư Châu Á; số lượng dự án đầu tư nhiều nhưng vốn đầu tư trên một dự án không cao (kể cả vốn đầu tư trên diện tích mặt đất sử dụng); ngành nghề đầu tư thu hút chủ yếu là sản xuất công nghiệp; sản phẩm chủ yếu là hàng gia công (nhập nhiều, xuất cũng nhiều); sử dụng nhiều lao động (thâm dụng lao động). 2.5 Những thành công và tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương. 2.5.1 Những kinh nghiệm thành công + Sự uyển chuyển, linh động trong công tác lãnh đạo của Chính quyền địa phương: Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Bình Dương trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh là nhân tố quyết định... Uûy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gở các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư và nhất là luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, Uûy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tư, đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì Uûy ban nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tư kiến nghị với các cơ - 48 - quan Trung ương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp sự thành công thu hút FDI thời gian qua của Bình Dương. + Cơ sở hạ tầng được khai thác triệt để: Công tác quy hoạch định hướng kêu gọi đầu tư cũng được chuẩn bị kỹ, đề ra được mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, viễn thông, hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư. Với vị trí tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, khoảng đường từ thành phố đến các vị trí đầu tư trong tỉnh được chú trọng triệt để, và thành công nhất là khai thác quốc lộ 13 (đại lộ Bình Dương ). + Thủ tục hành chính được cải cách: Để đưa Luật Đầu tư nước ngoài vào áp dụng thực tiễn trên địa bàn tỉnh, Uûy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đầu tư nước ngoài trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó, thực hiện cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tư nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài được thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới sự tham mưu của Hội đồng tư vấn đầu tư là cơ quan tư vấn giúp việc cho Uûy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại tỉnh Bình Dương. Điều này tỉnh đã thực hiện trước khi chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ đề ra. - 49 - + Sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên : cũng là một nguyên nhân khiến cho Bình Dương thu hút đầu tư nước ngoài tốt, đó là địa lý gần thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất nước, đất đai có nền móng cứng thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, Bình Dương ở khu vực ít bị tác động bởi bảo, lụt … + Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước nhà; nhất là chính sách, môi trường phát triển kinh tế tư nhân, được Bình Dương quan tâm thúc đẩy phát triển. Chính sự phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân phát triển đã tạo động lực, lôi kéo thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao. Theo xếp hạng hàng năm về thu hút đầu tư trong nước, Bình Dương nằm trong 5 tỉnh đứng đầu từ năm 2000 đến nay. Khu vực này sẽ cung cấp các thông tin (tư vấn đầu tư ), dịch vụ hỗ trợ (như cung cấp suất ăn công nghiệp, vệ sinh kho, chăm sóc khuông viên cây cảnh,…), các bán thành phẩm là đầu vào trong sản xuất của các công ty nước ngoài, là cơ sở vệ tinh cho chính các doanh nghiệp này, đồng thời cũng là đối tác liên doanh. + Điểm nổi bật là Bình Dương đã tận dụng mối quan hệ bạn hàng, trong đó các doanh nghiệp FDI đã đầu tư tại Bình Dương chủ động mời gọi các bạn hàng cùng đến đầu tư tại Bình Dương gây nên một hiệu ứng dây chuyền mà kết quả là dòng FDI đổ vào Bình Dương ngày càng tăng. Chính điều này đã minh họa hơn lý thuyết đàn ngỗng bay như đã đề cập. + Thực hiện đúng, triển khai tốt các chính sách đầu tư của cả nước: Tỉnh Bình Dương thực hiện đúng, kịp thời chính sách chung của Chính phủ về thu hút, gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước; tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2005, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài Chánh đã thanh tra 46 tỉnh, thành trong cả nước về vấn đề ưu đãi đầu tư của các tỉnh, kết quả 33 tỉnh đã “xé rào” cho ưu đãi hơn các mức qui định chung của Chính phủ, trong đó không có Bình Dương. - 50 - + Tận dụng tốt các nguồn tài chính: ngoài ngân sách của tỉnh, trung ương hàng năm được sử dụng trong các công trình xây dựng cơ bản; tỉnh đã mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua. 2.5.2 Một số tồn tại, hạn chế : + Năng lực làm việc của cán bộ công chức còn hạn chế: tuy đội ngũ công chức có thái độ đón tiếp nhà đầu tư khá cầu thị nhưng vẫn còn hạn chế về kỹ năng ngoại ngữ, kiến thức hội nhập. + Mối liên hệ với các tổ chức khác ngoài địa phương chưa được thể hiện rõ nét: trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, việc liên kết với các tỉnh, thành phố nơi các nhà đầu tư đang đóng trụ sở chính có vai trò khá quan trọng. Hiện nay, tỉnh Bình Dương chỉ kết nghĩa với tỉnh Ka-ra-chê (Campuchia), Pusan (Hàn Quốc); so với thành phố Hồ Chí Minh, họ đã có 12 thành phố đối tác ở nước ngoài kết nghĩa với họ từ năm 2000. + Quy hoạch được chú trọng nhưng hiệu quả không cao: Vẫn còn việc tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư chưa hợp lý (cùng một ngành nghề nhưng ở KCN nào cũng có), chưa kết hợp giải quyết đồng bộ KCN, khu dân cư, đô thị và nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước...Phần lớn các dự án bước đầu đầu tư không tập trung, phân tán tại các địa điểm riêng lẽ dẫn đến chi phí xử lý môi trường, đầu tư mở rộng đường giao thông, cung cấp điện, nước gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. + Thủ tục hành chánh: Các thủ tục hành chính trong việc xin phép thuê đất, xin phép xây dựng, xin cung ứng điện, nước, thủ tục hải quan...cũng đã nghiêm túc sửa chữa, cải tiến nhưng thực tế trong điều hành cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, thủ tục cấp đất, công tác di dời tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng còn tốn khá nhiều thời gian và nhiều khó khăn, gây chậm trễ trong việc triển khai dự án. Chính những điều này cũng đã gây - 51 - ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai dự án sau khi được cấp phép đầu tư và ảnh hưởng đến công tác kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua. + Ô nhiễm môi trường: khi đón nhận đầu tư, khả năng ô nhiễm môi trường là khó tránh khỏi, nhất là các ngành sản xuất công nghiệp. Theo thống kê của các chuyên gia về môi trường, để xử lý nạn ô nhiễm môi trường người ta cần chi phí gấp nhiều lần so với lợi nhuận thu được từ đầu tư ban đầu và thời gian xử lý kéo dài. Ở Bình Dương tuy chưa ô nhiễm trầm trọng, nhưng trước mắt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người làm nghề nông. + Công tác tiếp thị kêu gọi đầu tư nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đầu tư kinh phí thỏa đán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43404.pdf
Tài liệu liên quan