Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến Tre

MỤC LỤC

Lời cám ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng biểu

Mở đầu 1

CHƯƠNG I :

MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Cạnh tranh 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường 7

1.1.3 Phân loại cạnh tranh 7

1.1.3.1 Căn cứvào chủthểtham gia 7

1.1.3.2 Căn cứvào phạm vi cạnh tranh 8

1.2 Lợi thếcạnh tranh 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thếcạnh tranh 11

1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 12

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 14

1.3.2.1 Nhóm nhân tốbên ngoài doanh nghiệp : 14

1.3.2.2 Nhóm nhân tốbên trong doanh nghiệp : 18

1.3.2.3 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh 20

1.3.3 Các chỉtiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22

1.3.3.1.Nhóm chỉtiêu định lượng 22

1.3.3.2 Nhóm chỉtiêu định tính 24

1.4.Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24

1.4.1 Vềsản phẩm 24

1.4.2 Vềquản trịdoanh nghiệp 26

1.4.3 Phát triển các nguồn lực doanh nghiệp 26

1.4.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển 27

1.5 Đặc điểm kinh tếkỷthuật chủyếu của công ty 28

Tóm tắt chương I 30

CHƯƠNG II :

THỰC TRẠNG VỀNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BẾN TRE 31

2.1 Tổng quan vềcông ty Cổphần xây dựng công trình giao thông Bến Tre : 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơcấu tổchức bộmáy công ty 32

2.1.2.1 Chức năng, nhiêm vụcủa công ty 32

2.1.2.2 Cơcấu bộmáy công ty 33

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và thịtrường hoạt động 34

2.1.4 Kết quảsản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 35

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổphần Xây dựng công

trình giao thông Bến Tre : 37

2.2.1 Tác động của các nhân tốbên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của công ty 37

2.2.1.1 Vềngười cung ứng 37

2.2.1.2 Về đối thủcạnh tranh hiện tại trong ngành 37

2.2.1.3 Về đối thủcạnh tranh tiềm ẩn 38

2.2.1.4 Các chính sách kinh tếvĩmô của nhà nước 38

2.2.1.5 Bối cảnh quốc tếvà sựtiến bộcủa khoa học kỷthuật 39

2.2.2 Tác động của các nhân tốbên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của công ty 40

2.2.2.1 Vềnguồn nhân lực 40

2.2.2.2 Vềnguồn lực tài chính 41

2.2.2.3 Vềmáy móc trang thiết bị47

2.2.2.4 Vềnguyên vật liệu 49

2.2.2.5 Vềkinh nghiệm thi công xây lắp và bảo đảm chất lượng công trình của công ty 51

2.2.2.6 Vềhoạt động Marketing 52

2.2.2.7 Một sốchỉtiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty : 53

2.2.3 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty 58

2.3 Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua : 59

2.3.1 Các mặt đạt được 59

2.3.2 Các mặt còn hạn chế60

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế62

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 62

2.3.3.2 Nguyên nhân chủquan 62

Tóm tắt chương II 65

CHƯƠNG III :

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

CỔPHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BẾN TRE 66

3.1 Định hướng phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 66

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 66

3.1.1.1 Mục tiêu 66

3.1.1.2 Giá trịsản xuất kinh doanh 67

3.1.2 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 68

3.2 Một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 68

3.2.1 Vềphía công ty : 69

3.2.1.1 Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hạtối đa

giá thành xây lắp công trình 69

3.2.1.2 Tăng cường công tác thu hồi vốn kết hợp với việc lựa chọn nguồn vốn

và huy động vốn cho phù hợp 72

3.2.1.3 Thực hiện tổchức, sắp xếp lại và tăng cường giáo dục đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao chất lượng cán bộcông nhân viên 74

3.2.1.4 Phát huy các biện pháp cải tiến kỹthuật, đầu tưnâng cao năng lực

máy móc thiết bịthi công 76

3.2.1.5 Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 78

3.2.2 Vềphía Nhà nước : 78

3.2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hệthống pháp luật, các chính sách kinh tếcủa

Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn định 78

3.2.2.2 Nhà nước cần đầu tưnhiều hơn nữa cho giáo dục đào tạo khoa học kỹ

thuật, nghiên cứu triển khai 79

3.2.2.3 Đẩy mạnh quá trình cải cách thủtục hành chính 81

3.2.2.4 Mởrộng quan hệngoại giao, thương mại với các nước 82

Tóm tắt chương III 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 86-90

pdf100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tiết kiệm chi phí và kết quả cũng đã phản ánh là công ty vẫn đảm bảo lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng, tức là công tác mở rộng quy mô sản xuất của công ty đã có hiệu quả , điều đó khẳng định chiến lược kinh doanh của công ty là đúng đắn. Hơn thế nữa, kết qủa đó còn khẳng định sự cố gắng, nhiệt tình tận tụy của tập thể cán bộ công nhân viên trong sản xuất, lao động để đưa công ty vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu sau khi cổ phần hoá. 37 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến Tre. 2.2.1 Tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty : 2.2.1.1.Về người cung ứng : Nguồn NVL đầu vào của Cty chủ yếu là cát , đá , ciment , sắt thép , nhựa đường …là những sản phẩm đơn vị không thể sản xuất được nên Cty phải mua ngoài và chịu ảnh hưởng rất lớn về tiến độ cung cấp , chất lượng sản phẩm , điều kiện thanh toán với bên bán hàng .Ngoài ra nguồn cung cấp cát đá các loại cũng đang khan hiếm do một số tỉnh như Đồng Nai , Bà Rịa – Vũng Tàu hạn chế cấp phép khai thác .Điều này ảnh hưởng rất lượng đến tiến độ cung cấp vật tư để thi công hoàn thành công trình . Khách hàng : Chủ yếu là các Ban quản lý dự án , đại diện cho nhà nước quản lý thực hiện dự án nên phải thực hiện theo đúng quy trình quy phạm của nhà nước quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản .Vì vậy , Cty phải đấu thầu trong kiện cạnh tranh gay gắt về giá , về tiến độ thi công , về máy móc thiết bị , về kinh nghiệm thi công công trình tương tự và năng lực tài chính. 2.2.1.2.Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành : Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Cty chủ yếu là Cty CP xây dựng công trình giao thông 674 , Cty CP xây dựng công trình giao thông 675 , Cty thi công cơ giới 1 . - Cty CP xây dựng công trình giao thông 674 : + Điểm mạnh : Có kinh nghiệm thi công các công trình giao thông , có uy tín , máy móc thiết bị nhiều và đa dạng , thị phần hoạt động rộng . + Điểm yếu : Nguồn nhân lực hạn chế do khi trúng thầu thi công thì Cty chỉ bố trí cán bộ khung để quản lý , còn công nhân thuê hợp đồng công 38 nhật nên ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công , chưa am hiểu nhiều thị trường và khách hàng . - Cty CP xây dựng công trình giao thông 675 : + Điểm mạnh : Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo , máy móc thiết bị đáp ứng đủ các yêu cầu thi công , khả năng tài chính đáp ứng được tiến độ thi công , có uy tín và thương hiệu trên thị trường , thị phần hoạt động rộng , am hiểu thị trường và khách hàng . + Điểm yếu : Khả năng cạnh tranh về giá thầu , vị trí địa lý và nguồn nhân lực . - Cty Thi công cơ giới 1 : + Điểm mạnh : Chủ lực thi công các công trình cầu , chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo , máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng đủ các yêu cầu thi công , khả năng tài chính mạnh đáp ứng được tiến độ thi công , có uy tín và thương hiệu trên thị trường , thị phần hoạt động rộng , am hiểu thị trường và khách hàng . + Điểm yếu : Vị trí địa lý và nguồn nhân lực . 2.2.1.3.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn : Chủ yếu là những doanh nghiệp thuộc các tổng Cty nhà nước có quy mô và năng lực tài chính rất lớn muốn mở rộng thị trường , tham gia dự thầu các công trình có giá trị lớn và công nghệ thi công phức tạp trong khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành không đủ năng lực để tham gia .Vì vậy, các công ty trong ngành có thể sẽ không chống cự quyết liệt đối với sự xâm nhập của đối thủ mới vì tốc độ tăng trưởng của ngành cao nên có thể tiếp nhận thêm đối thủ mới mà không làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của các công ty hiện tại. 2.2.1.4.Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước : 39 - Môi trường chính trị: Ổn định , minh bạch rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Cty yên tâm kinh doanh sản xuất . - Môi trường pháp lý: Một số quy trình , thụ tục hành chánh về xây dựng cơ bản còn quá rườm rà , gây lãng phí như trình tự , thủ tục phê duyệt dự án quá lâu nên khi triển khai thực hiện so với thời điểm lập dự án không còn phù hợp với thực tế , dẫn đến hiệu quả dự án không cao . - Môi trường kinh tế : Khi Chủ đầu tư chậm GPMB dẫn đến công trình bị kéo dài tiến độ , bố trí vốn trả nợ không tương ứng giá trị Cty thực hiện , một số mặt hàng do nhà nước quản lý như nhiên liệu …để biến động lớn dẫn đến các loại vật tư khác tăng giá theo nhưng không cho đơn vị thi công điều chỉnh giá, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô , lạm phát , chính sách tiền tệ không theo kịp thị trường đã tác động rất lớn đến kết quả , hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . - Môi trường khí hậu tự nhiên : như mưa , bão …sẽ các tác động rất lớn đến tiến độ và chất lượng công trình . 2.2.1.5.Bối cảnh quốc tế và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật : - Tình hình kinh tế thế giới suy thoái đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế Việt Nam ,đã làm gia tăng lạm phát , giảm GDP …nên ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của Cty . - Sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới , tiên tiến phục vụ thi công các công trình được thuận lợi .Tuy nhiên chi phí chuyển giao công nghệ còn quá cao so với năng lực tài chính hiện có của đơn vị . 40 2.2.2 Tác động của các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty : 2.2.2.1 Về nguồn nhân lực : Đến ngày 31/12/2010 công ty đã có 308 lao động với cơ cấu thể hiện trong bảng 2.2 như sau : Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động và thu nhập CBCNV qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1 Lao động trực tiếp Người 241 244 255 2 Lao động gián tiếp Người 54 53 53 3 Tổng số lao động Người 295 297 308 4 TNBQ người/tháng Đồng 1.650.000 2.118.500 2.733.000 ( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Cty ) Qua số liệu tại bảng 2.2, ta thấy : Số lượng lao động công ty ngày càng tăng và tăng chủ yếu là lao động trực tiếp. Đồng thời , công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhiên viên cụ thể qua thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng từ 1,65 triệu đồng/người/tháng vào năm 2008 lên 2,733 triệu đồng/người/tháng vào năm 2010.Tuy so với các công ty khác chưa phải là cao , song với một công ty mới chuyển đổi hình thức sở hữu sang Cty cổ phần , điều kiện kinh doanh khắc nghiệt do phải cạnh tranh với nhiều công ty khác thì thu thập như vậy là một thành tích rất lớn . • Xét về mặt chất lượng lao động : ( Số liệu đến 31/12/2010 ) Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo cấp bậc STT Cán bộ công nhân viên Số lượng 1 Cán bộ quản lý 23 2 Cán bộ kỹ thuật và văn phòng 30 3 Công nhân kỹ thuật 204 4 Lao động phổ thông 51 Tổng cộng 308 ( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Cty ) 41 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ STT Cán bộ công nhân viên Số lượng Tỷ lệ % theo cấp bậc 1 Cán bộ quản lý và kỹ thuật 53 17,22 Trên đại học 0 0 Đại học và Cao đẳng 39 12,67 Trung cấp, sơ cấp 14 4,55 2 Công nhân kỹ thuật 204 66,23 Bậc 4/7 110 35,71 Bậc dưới 4 94 30,52 3 Lao động phổ thông 51 16,55 Tổng cộng 308 100 ( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Cty ) Qua số liệu tại bảng 2.3 và 2.4 , ta thấy: Trình độ cán bộ quản lý và kỷ thuật của công ty đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được đào tạo đúng chuyên ngành ,có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu dài tại công ty , đây là lợi thế của Cty trong việc quản lý , điều hành thi công các công trình. Tuy nhiên, bộ máy quản lý và kỷ thuật của công ty còn chiếm tỷ lệ khá cao là 17,21%. Điều này sẽ làm tăng chi phí quản lý, làm tăng giá thành nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực canh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Ngoài ra ,công ty còn có lực lượng công nhân kỹ thuật lớn cả về số lượng và chất lượng chiếm tỷ lệ rất cao là 66,23 % . Đây chính là điểm mạnh của công ty trong cạnh tranh với các công ty khác . 2.2.2.2 Về nguồn lực tài chính : Tình hình tài chính là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty .Do các công trình của công ty thi công thường có quy mô lớn , giá trị cao và thời gian thi công dài cho nên lượng vốn nằm trong công trình rất lớn và chậm được thu hồi. Mặt khác , do phải đảm bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được liên tục nên công ty phải đảm nhiệm thi công nhiều công trình cùng một lúc và không ngừng tìm cơ hội tham gia dự thầu các công trình khác.Thêm vào đó không 42 phải công trình nào đã được hoàn thành bàn giao cũng đều được chủ đầu tư thanh toán đầy đủ ngay mà phụ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp hay các chủ đầu tư tự huy động . Tất cả các lý do trên đòi hỏi công ty phải có một nguồn lực tài chính đủ mạnh thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn thực tế để đảm bảo thi công các công trình đúng tiến độ , từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của Cty. Năng lực tài chính của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể như sau ( Đơn vị : Triệu đồng ) Bảng 2.5 : Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2008 - 2010 STT Tài sản 2008 2009 2010 A.TÀI SẢN 99.491 122.013 160.818 I Tài sản ngắn hạn : 91.606 108.904 138.466 1 Tiền mặt & các khoản ĐTTCNH 4.601 33.180 16.661 2 Các khoản phải thu 10.254 29.225 64.690 3 Hàng tồn kho 76.005 44.826 52.932 4 Tài sản ngắn hạn khác 746 1.673 4.184 II Tài sản dài hạn : 7.885 13.109 22.352 1 Tài sản cố định : 7.869 13.104 18.336 a TSCĐ hữu hình : 7.721 12.528 15.816 b TSCĐ thuê tài chính : 129 c Chi phí XDCB dỡ dang 19 576 2.521 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4 5 4.005 3 Tài sản dài hạn khác 12 11 B.NGUỒN VỐN 99.491 122.013 160.818 I Nợ phải trả 87.487 107.979 142.624 1 Nợ ngắn hạn 86.248 107.797 142.166 Trong đó : Vay ngắn hạn 12.102 5.144 63.709 2 Nợ dài hạn 1.239 0 458 II Nguồn vốn chủ sở hữu 12.004 14.034 17.751 1 Nguồn vốn – quỹ 12.074 14.297 18.194 2 Nguồn kinh phí , quỹ khác -70 -263 -443 ( Nguồn : Báo cáo tài chính của Cty do Phòng tài chính kế hoạch cung cấp ) 43 Qua số liệu ở bảng 2.5, ta thấy : Quy mô tài chính của công ty có xu hướng ngày càng tăng và tăng với tỷ lệ rất lớn , cụ thể năm 2010 có sự tăng trưởng rất lớn so với năm 2009 với giá trị tuyệt đối tăng là 38.805 triệu đồng ( tăng 31,8% ) , còn so với năm 2008 tăng 61.327 triệu đồng ( tăng 61,64%) .Nhìn chung , quy mô tài chính của Cty từ 2008 - 2010 tăng chủ yếu là từ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ 7.500 triệu đồng vào năm 2009 tăng lên 14.043 triệu đồng vào năm 2010 ( tăng 87,24%) , các khoản phải thu còn tồn đọng khá lớn chưa thu được từ 10.254 triệu đồng vào năm 2008 tăng lên 64.690 triệu đồng vào năm 2010 ( tăng 530,87% ) , điều này sẽ ảnh hưởng lớn khả năng thanh toán của Cty ; hàng tồn kho năm 2010 giảm 23.073 triệu đồng ( giảm 30,36%) so với năm 2008 và tăng 8.106 triệu đồng ( tăng 18% ) so với năm 2009, điều này chứng tỏ trong năm 2010 Cty đã triển khai thi công một số công trình mới nhưng chưa nghiệm thu thanh toán và Cty từng bước có nhiều biện pháp quản lý để làm tăng nhanh vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn ; tài sản cố định năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.232 triệu đồng ( tăng 39,93%), so với năm 2008 tăng 10.467 triệu đồng ( tăng 133%) , việc Cty đầu tư thêm máy móc thiết bị sẽ tạo điều kiện thi công công trình đạt tiến độ và chất lượng cao hơn ; các khoản đầu tư tài chính năm 2010 tăng 4.000 triệu đồng so với năm 2009, đây là khoản vốn Cty đã góp để thành lập Cty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng , nhằm giúp Cty chủ động nguồn cung cấp vật liệu đầu vào đảm bảo chất lượng , giá thành thấp . Về nguồn vốn : Nợ phải trả năm 2010 tăng 34.645 triệu đồng ( tăng 32,08% ) so với năm 2009 và tăng 55.137 triệu đồng ( tăng 63,02% ) so với năm 2008 .Nợ phải trả tăng chủ yếu là các khoản nợ Cty đã chiếm dụng của các đối tác nhưng chưa đến hạn thanh toán và Cty vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình ; nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 3.717 triệu đồng ( tăng 26,49% ) so với năm 2009 và tăng 44 5.747 triệu đồng ( tăng 47,88% ) so với năm 2008 , nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối đem lại .Điều này chứng tỏ hoạt động của Cty từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả năm sau luôn cao hơn năm trước . • Khả năng tài chính tự có, khả năng thanh toán nhanh : Thông qua bảng tính các chỉ tiêu tài chính chủ yếu , chúng ta sẽ hiểu hơn về khả năng này của công ty : Bảng 2.6 : Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty từ năm 2008 – 2010 . ( Nguồn : Báo cáo tài chính của Cty do Phòng tài chính kế hoạch cung cấp ) Qua số liệu ở bảng 2.6, ta thấy : Cơ cấu vốn cho tài sản cố định ngày càng có xu hướng gia tăng , cụ thể năm 2008 chiếm tỷ lệ 7,93% so với tổng tài sản , năm 2009 chiếm tỷ lệ 10,74% so với tổng tài sản và năm 2010 chiếm tỷ lệ 13,9% so với tổng tài sản, trong khi đó cơ cấu vốn cho tài sản lưu động ngày càng có xu hướng giảm , cụ thể năm 2007 chiếm 92,07% tổng tài sản , năm 2008 giảm còn 89,26% và năm 2010 giảm còn 86,1% so với tổng tài sản. Điều này hoàn toàn hợp lý cho mọi công ty chuyên ngành xây dựng nếu muốn STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 1 Cơ cấu vốn: Tài sản cố định/ tổng tài sản % 7,93 10,74 13,9 Tài sản lưu động/ tổng tài sản % 92,07 89,26 86,1 2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /nguồn vốn chủ sở hữu . % 1,42 15,55 32,58 3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần . % 0,18 1,47 3,67 4 Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,06 1,01 0,97 5 Khả năng thanh toán nhanh “ 0,17 0,58 0,57 6 Vòng quay vốn lưu động Vòng 0,95 1,5 1,3 7 Tỷ số nợ % 87,93 88,50 88,94 8 Tỷ số tự tài trợ % 12,07 11,5 11,35 9 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Lần 1,52 1,08 0,79 45 phát triển , cạnh tranh được trên thị trường thì phải từng bước thay đổi máy móc thiết bị củ bằng những máy móc thiết bị hiện đại , có tính năng kỷ thuật cao để phù hợp yêu cầu kỷ thuật ngày càng cao trong việc thi công các công trình. Mặt khác , tỉ suất lợi nhuận ngày càng tăng qua các năm , điều này chứng tỏ việc đầu tư kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả và hiệu ứng kéo theo là chu kỳ vòng quay vốn lưu động của công ty ngày càng được rút ngắn lại từ 0,95 lần vào năm 2008, lên 1,5 lần năm 2009 và 1,3 lần vào năm 2010 nhưng so với một số Công ty khác như Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 674 ( tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu năm 2010 đạt 5,86% , vòng quay vốn lưu động đạt 1,53 lần ) , Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 675 ( tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu năm 2010 đạt 5,2% , vòng quay vốn lưu động đạt 1,47 lần )… thì tỷ suất lợi nhuận và vòng quay vốn của đơn vị còn quá thấp .Tuy nhiên vì ngành xây dựng có tính chất đặc thù là thời gian thi công dài làm cho khối lượng sản phẩm dở dang và hàng hoá tồn kho lớn, điều này đồng nghĩa với việc ứ đọng vốn lưu động nên đây cũng đều bài toán khó cho các công ty . Mặc dù một số chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2008 – 2010 về cơ cấu vốn , tỷ suất lợi nhuận ngày càng có xu hướng tăng thì còn một số chỉ tiêu tài chính như tỷ số tự tài trợ còn thấp , tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định có xu hướng giảm , và khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 chỉ đạt 0,57 lần , so với một số đối thủ trên địa bàn thì còn rất thấp như Cty cổ phần Vật liệu xây dựng Bến tre đạt 1,58 lần, Công ty cổ phần Phát triển nhà Bến Tre đạt 1,13 lần , Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông đạt 1,3 lần , Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 675 đạt 0,98 lần … đây chính là tín hiệu không tốt cho bức tranh tài chính của công ty trong việc thanh toán nợ .Chứng tỏ công ty còn phụ thuộc nhiều vào các tổ chức tín dụng bên ngoài. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính chủ động và khả năng huy động vốn của 46 công ty, đồng thời công ty cũng gặp rủi ro nhiều hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. • Khả năng huy động vốn của công ty : Qua bảng chỉ tiêu ta thấy khả năng thanh toán còn thấp, tỷ số nợ của công ty còn khá cao do ảnh hưởng công tác thu hồi vốn công ty còn hạn chế (tính đến 31/12/2010 công ty còn phải thu đến 64.690 triệu đồng). Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vay vốn của công ty. Hiện nay công ty chủ yếu vay vốn chủ yếu qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh , mặc dù Cty đã niêm yết trên sàn Upcom vào năm 2009 ( Mã chứng khoán TBT ) nhưng tính thanh khoản cổ phiếu của Cty rất thấp , thậm chí không có giao dịch nên việc huy động vốn qua kênh này gặp nhiều khó khăn . • Hiệu quả sử dụng vốn của công ty : Hình 2.2 : Doanh thu – Lợi nhuận từ năm 2008 – 2010 Bảng Doanh thu – Lợi nhuận năm 2008 - 2010 95,696 150,863 161,165 170 2,223 5,928 2008 2009 2010 Doanh thu Lợi nhuận 47 Qua hình 2.2 , ta thấy : Doanh thu của công ty tăng rất nhanh qua các năm , cụ thể như : năm 2010 tăng 10.302 triệu đồng ( tăng 6,83 % ) so năm 2009 và tăng 65.469 triệu đồng ( tăng 68,41%) so với năm 2007. Lợi nhuận năm 2010 tăng 3.705 triệu đồng ( tăng 166,66%) so với năm 2009 và tăng 5.758 triệu đồng ( tăng 3387% ) so với năm 2008 .Điều này chứng tỏ Cty đã sử dụng vốn có hiệu quả cao . 2.2.2.3 Về máy móc , trang thiết bị : • Năng lực máy móc hiện có của công ty : Đối với công ty xây dựng thì máy móc thiết bị là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng , là một trong những điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Nếu công ty nào sở hữu máy móc càng tân tiến, hiện đại thì khả năng thắng thầu càng lớn và chất lượng công trình càng nâng cao.Được thể hiện rõ nét ở bảng số liệu sau: Bảng 2.7 : Danh mục các Máy móc thiết bị chính của công ty (Tính đến ngày 31/12/2010) STT Tên thiết bị chính Số lượng Nguồn gốc Công suất trung bình 1 Xe bang 4 Nga – Nhật 10T 2 Xe lu 14 Nhật , Mỹ .. 8T – 14T 3 Xe ủi 3 Nhật – Mỹ 5T 4 Xe cuốc 2 Nhật 0.5 m3/gàu 5 Trạm bê tông nhựa nóng 1 Việt Nam 25T/h 6 Xe Ô tô tải Bel 11 Trung Quốc - Nga 8 T – 13T 7 Sà lan 3 Việt Nam 400T Cần cẩu bánh xích 3 Nhật 35T Tàu kéo 3 Việt Nam 135cv 8 Xe xúc 1 Nhật 1.7m3/gàu 9 Xe cẩu 2 Hàn Quốc , Nhật 8T – 10T 10 Máy móc thiết bị khác 4 8T ( Nguồn do Phòng vật tư Thiết bị Cty cung cấp năm 2010 ) 48 Do đặc trưng của ngành xây dựng chủ yếu thi công dựa trên công suất của máy móc thiết bị, nên công ty nào có hệ thống thiết bị tiên tiến thì sẽ chiếm được ưu thế cạnh tranh. Qua bảng 2.7 , ta thấy : năng lực máy móc thiết bị của công ty khá lớn về cả số lượng và chủng loại. Hiện tại công ty có trên 51 đầu máy và nhiều loại máy móc thiết bị nhỏ khác ,công suất trung bình của mỗi thiết bị cũng tương đối cao nên đảm bảo thi công hoàn thành được công trình theo đúng tiến độ, tạo điều kiện cho công ty có thể tham gia nhiều công trình cùng một lúc, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.Qua 5 năm đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty đã trang bị thêm rất nhiều máy móc thiết bị , thực hiện cải tiến và hiện đại hoá hệ thống máy móc của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thi công các công trình. Đây chính là một ưu thế lớn cho công ty trong cuộc chạy đua với những đối thủ khác. Cơ cấu xuất xứ Máy móc Thiết bị Nga 9.80% Úc 1.96% Nhật 35.29% Mỹ 5.88% Trung Quốc 23.53% Hàn Quốc 1.96% Việt Nam 13.73% Khác 7.85% Hình 2.3 : Cơ cấu xuất xứ máy móc thiết bị của Cty (Nguồn do Phòng vật tư thiết bị Cty cung cấp năm 2010) Tuy nhiên, qua hình 2.3 về Cơ cấu xuất xứ máy móc thiết bị công ty , ta thấy: Đa phần máy móc trang bị của công ty đều nhập từ nước 49 ngoài , đến nay đã trích khấu hao nhiều nên giá trị còn lại của tài sản ít . Có những máy móc đã hết giá trị sử dụng như : xe lu chenggong của Trung Quốc, một số xe lu của Nhật , máy hàn của Liên Xô … Nhìn chung , các loại máy móc thiết bị này được nhập vào những năm trước năm 2000 nên cũ và lạc hậu .Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong việc hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng công trình, làm tăng chi phí bảo quản, sửa chữa, làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh cho công ty. • Công tác quản lý máy móc thiết bị : Công ty dựa vào nhiệm vụ sản xuất của các bộ phận trực tiếp sản xuất để giao quản lý , sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao sửa chữa máy móc thiết bị theo quy chế khoán nội bộ của đơn vị. Bên cạnh việc phân giao máy móc thi công ,công ty còn quan tâm đến việc trang bị cho các phòng nghiệp vụ các trang thiết bị để phục vụ công tác được thuận lợi như: máy vi tính, máy in laze, máy fax , máy điện thoại , máy photocoppy… Ngoài ra ,Công ty còn sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế đồ hoạ Autocard... nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động cho cán bộ công nhân viên. Việc quản lý như trên tuy làm cho các đơn vị chủ động trong việc sử dụng máy móc thiết bị , song khả năng huy động cho sử dụng thi công cùng một lúc sẽ gặp khó khăn. 2.2.2.4 Về nguyên vật liệu : • Nguồn cung ứng nguyên vật liệu : Là một công ty xây dựng nên có rất nhiều nguyên , nhiên vật liệu cần thiết để phục vụ cho việc thi công các công trình như : cát , đá , ciment , nhựa đường , sắt thép ….Nó là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng chiếm 70% tổng giá thành công trình và quyết định đến chất lượng, vẽ mỹ quan của công trình cũng như ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Nhận thức 50 được tầm quan trọng đó mà công ty đã rất chú trọng từ khâu thu mua đến bảo quản nguyên vật liệu nhằm đảm bảo tiến độ thi công và tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu. Hiện tại nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính từ các nhà cung ứng truyền thống , đã gắn bó lâu đời với công ty như : Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Bến Tre (xi măng, sắt , thép...), công ty TNHH thép Việt Kim , công ty Xăng dầu Bến Tre , công ty TNHH Minh Thanh , DNTN Nhật Quang ...Là một Cty làm ăn có uy tín trên thương trường nên ngoài việc được các nhà cung cấp vật liệu kịp thời , chất lượng đảm bảo thì công ty còn được hưởng những điều kiện thanh toán ưu đãi như: giảm giá, bán chịu chậm thanh toán. Điều này đã tạo lợi thế cho công ty trong việc giảm bớt nhu cầu vốn lưu động, giảm chi phí vốn nên tăng khả năng cạnh tranh so với nhiều đối thủ . • Công tác quản lý dự trữ nguyên vật liệu : Do các công trình xây dựng thường kéo dài nên việc quản lý, dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu được đặt lên hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Nếu công tác này thực hiện không tốt thì không những làm tăng chi phí vô ích mà còn làm uy tín hình ảnh của công ty. Nhận thức được điều này nên công ty đã xây dựng và giao trách nhiệm cho các bộ phận trực tiếp sản xuất quản lý và bảo quản . Đối với những nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như: cát, đá, sỏi...thì công ty sẽ tận dụng nguồn vật tư tại địa phương thi công hoặc mua với số lượng cần thiết theo tiến độ thi công cho mỗi công trình. Điều này đã giảm được chi phí quản lý, dự trữ và giảm hao hụt. Còn đối với các nguyên vật liệu cần bảo quản như: xi măng, sắt, thép...công ty đã xây dựng được hệ thống nhà kho để bảo quản và phân giao nhiệm vụ quản lý cụ thể cho các bộ phận .Có hình thức thưởng , phạt rõ ràng cho các bộ phận trực tiếp sản xuất nhằm giảm 51 thiểu tối đa tỷ lệ hao hụt và giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào, gây ảnh hưởng xấu tới uy tín và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. 2.2.2.5 Về kinh nghiệm thi công xây lắp và bảo đảm chất lượng công trình của công ty : Công ty là đơn vị chủ lực trên địa bàn tỉnh nên đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm, vì thế công ty cũng đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xây lắp. Đây chính là một lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp xây dựng khác.Các ngành chính mà công ty có bề dày kinh nghiệm được thể hiện qua bảng sau : Bảng 2.8 : Kinh nghiệm thi công xây lắp công trình STT Ngành nghề Số năm kinh nghiệm 1 Xây dựng công trình giao thông 33 2 Sửa chữa , đóng mới phương tiện thuỷ 28 3 Sản xuất phụ kiện cầu Effiel , Bailley 25 4 Sản xuất cống , trụ điện các loại 4 5 Sản xuất gạch 4 ( Nguồn do Phòng tài chính kế hoạch Cty cung cấp ) Qua số liệu bảng 2.8 ,ta thấy : Đối với các ngành xây dựng các công trình giao thông, sữa chữa đóng mới phương tiện thuỷ, sản xuất phụ kiện cầu là những ngành chính mà cũng là điểm mạnh của công ty, còn những ngành như sản xuất cống , trụ điện , gạch và một số hoạt động khác công ty vẫn còn yếu hơn so với nhiều đối thủ trong ngành. Về chất lượng công trình luôn được công ty đặt lên mối quan tâm hàng đầu. Sản phẩm của ngành xây dựng là một phần của cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất, xã hội nên tính an toàn, độ bền vững, tính kỹ thuật, mỹ thuật là các tiêu chí quan trọng nhất. Do vậy công ty đã có hệ thống quản lý 52 kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình rất chặt chẽ từ khâu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Chính vì vậy mà chất lượng công trình của công ty luôn được các nhà thầu tín nhiệm. 2.2.2.6 Về hoạt động Marketing : Đây là lĩnh vực khá mới mẻ đối với công ty, chính vì vậy mà hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức, chưa thiết lậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co_phan_xay_dung_cong_trinh_giao_thong_ben_tr.pdf
Tài liệu liên quan