Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thanh toán bằng séc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Bảng

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN SÉC. 3

1.1. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế . 3

1.1.1. khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 3

1.1.2. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu. 6

1.1.2.1. Thanh toán bằng séc 6

1.1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi- chuyển tiền 7

1.1.2.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 7

1.1.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng 8

1.1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 9

1.1.3. Các điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. 10

1.1.4. Ngân hàng Thương mại với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 10

1.2. Phương thức thanh toán bằng séc. 11

1.2.1. Khái niệm và phân loại séc. 11

1.2.1.1. Khái niệm. 11

1.2.1.2. Phân loại. 12

1.2.2. Các quy định chung về thanh toán séc. 13

1.2.2.1.Phạm vi thanh toán séc. 14

1.2.2.2. Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc. 14

1.2.2.3 Các chủ thể tham gia. 15

1.2.2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ các bên tham gia. 15

1.2.3. Quy trình thanh toán séc. 18

1.2.3.1. Séc chuyển khoản. 18

1.2.3.2. Séc bảo chi. 21

Có TK Liên hàng đến: Căn cứ vào giấy báo liên hàng 22

1.2.4.Điều kiện mở rộng thanh toán séc. 23

1.3. Khái quát về TTKDTM và thanh toán bằng séc ở Việt Nam 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN BẰNG SÉC TẠI NHNO&PTNT HUYỆN KIM BẢNG 27

2.1. Tổng quan hoạt động động của NHNo&PTNT huyện kim bảng 27

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện và những tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 27

2.1.2. Quá trình hình thành phát triển và mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 28

2.1.2.1. Sơ lược quá trình ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 28

2.1.2.2. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 29

2.1.3.khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện kim bảng. 31

2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn . 31

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn. 33

2.1.3.3.Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác. 35

2.1.3.4.Kết quả tài chính. 36

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng . 37

2.2.1.khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 37

2.2.1.1.Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt. 37

Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng 38

Đơn vị : Triệu đồng 40

2.2.1.2: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể. 40

2.2.2. Thực trạng thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng 42

2.2.3 Đánh giá về họt động thanh toán bằng séc NHNo&PTNT huyện Kim

2.2.3.1. Kết quả đạt được. 47

2.2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại. 48

2.2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản của tồn tại trên. 49

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN BẰNG SÉC TẠI NHNO&PTNT HUYỆN KIM BẢNG 51

3.1. Định hướng của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng về việc mở rộng phát triển 51

3.1.1.Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Kim Bảng trong thời gian tới. 51

3.1.2.Định hướng hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và séc nói riêng. 52

3.1.2.1. Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt: 52

3.1.2.2.Định hướng hoàn thiện công tác thanh toán séc . 53

3.2. giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện khả năng thanh toán séc tại NHNo&PTNT Huyện Kim Bảng . 54

3.2.1.Về kỹ thuật thanh toán séc: 54

3.2.1.1.Tính lãi đối với tiền ky quỹ và đảm bảo thanh toán séc bảo chi: 54

3.2.1.2 Cho phép thấu chi đối với séc chuyển khoản: 55

3.2.1.3.Giảm bớt thủ tục chứng từ trong thanh toán séc. 56

3.2.1.4.tạo thuận lợi trong thanh toán séc . 56

3.2.2. Về văn bản pháp ly trong thanh toán séc. 57

3.2.2.1.Bảo vệ quyền lợi người thụ hưởng séc: 57

3.2.2.2.Xem xét thời hạn hiệu lực thanh toán và thời hạn xuất trình của tờ séc đã hợp ly chưa? 57

3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing. 58

3.2.4. Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng lực trình độ cán bộ Ngân hàng. 59

3.3. Một số kiến nghị để phát triển hoạt động thanh toán bằng séc. 60

3.3.1.Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng nhà nước. 60

3.3.1.1.xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện và có hiệu lực cao hơn. 60

3.3.1.2.Sửa đổi một số nội dung trong thanh toán séc. 62

3.3.2.một số kiến nghị với NHNo&PTNT Huyện Kim Bảng . 62

3.3.2.1.về công nghệ ,kỹ thuật 62

3.3.2.2.về yếu tố con người. 63

3.3.2.3.Đa dạng hoá hoạt động tín dụng. 63

3.3.2.4.Đẩy mạnh hoạt động marketing. 63

KẾT LUẬN 65

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thanh toán bằng séc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Bảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với các doanh nghịêp vừa và nhỏ có quan hệ làm ăn lâu năm với Ngân hàng như doanh nghiệp Minh Đang, công ty khai thác đá Nam Thiên Sơn, nhà máy đá Vĩnh Sơn, công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Kim Bảng, công ty Dược ... tạo điều kiện phát triển kinh tế ở huyện. Về nông nghiệp Kim Bảng được thiên nhiên ưu đãi có dòng Sông Đáy chảy qua bồi đắp phù sa cung cấp nguồn nước cho các hộ sản xuất hai bên bờ, bên cạnh đó với sự chỉ đạo sát sao của huyện các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp được xây dựng ở tất cả các xã trong huyện, huyện đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm, các tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện đều trải nhựa, bê tông hoá. ở phía tây của huyện giáp tỉnh Hà Tây( cách khu di tích Chùa Hương 4Km) tạo điều kiện cho nghành dịch vụ ăn theo, hàng năm cứ vào dịp tháng giêng người dân ở đây lại có khoản thu nhập rất lớn do xuân hội mang lại. Với tổng số dân 130000 người an cư trên diện tích 18440 ha trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 7855 ha thì đây không phải là huyện nhỏ. mặc dù có nhiều thuận lợi song không vì thế mà người dân nơi đây chịu chi phối bởi mặt trái của xã hội thời kỳ hội nhập mà bằng bản chất vốn có của mình họ cần cù chịu khó, nỗ lực kết hợp với sự quan tâm của Đảng và nhà nước làm thay đổi bộ mặt kinh tế huyện với cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm bàn đạp chuyển dần sang công nghiệp đến 31/12/2004 toàn huyện đạt được : + sảng lượng cây có hạt đạt 68000 tấn/năm. + Bình quân lương thực đầu người đạt 530kg/người. + Thu nhập bình quân 390USD/năm. + Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,6% (Báo cáo tổng kết tình hình tế huyện kim bảng năm 2004) Với chủ trương “Phát triển nông nhiệp toàn diện- coi trọng sản xuất lương thực, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây thực phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh quá trình chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH”. (Trích báo cáo kết quản năm 2004 của huyện kim bảng)- Đảng uỷ Kim bảng đã đề ra nhiều biện pháp thực hiện nâng cao đời sống cho người dân. Trong thời gian tới huyện đang đề nghị tỉnh xây dựng dự án nhà ở tiện nghi phục vụ cho công nhân viên ở trong tỉnh và ngoài tỉnh đến làm việc với tổng diện tích lên tới 120 ha. Với những gì đã và sẽ đạt được trong tương lai có một phần to lớn công lao của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển và mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 2.1.2.1. Sơ lược quá trình ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. NHNo&PTNT huyện Kim Bảng là chi nhánh cấp II thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nằm trong hệ thồng NHNo&PTNT Việt Nam. Với tổng số 54 cán bộ công nhân viên bao gồm cả cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ trụ sở đặt tại trung tâm huyện Kim Bảng có điều kiện thuận lợi cả về giao thông kinh tế. Được thành lập năm 1976 nhưng đến năm 1988 theo nghị định số 53/HĐBT tách hệ thống Ngân hàng thành 2 cấp là NHNN và Ngân hàng chuyên doanh. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đến nay NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế trong huyện, chiếm một vị thế quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của người dân, mặc dù gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của các tổ chức khác như : Các quỹ tín dụng, Tiết kiệm Bưu Điện, Bảo hiểm... Bên cạnh đó trình độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều hầu hết là cán bộ thuộc thế hệ cũ được đào tạo với trình độ trung cấp, cao cấp hay tại chức nên hiệu quả công việc còn hạn chế. Nhưng nhờ có sự quan tâm của ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện Kim Bảng và sự cố gắng vượt khó của toàn thể cán bộ công nhân viên, NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã ngày càng phảt triển hoạt động kinh doanh ngày càng có lãi. NHNo&PTNT Việt Nam là một Ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong số các Ngân hàng thưong mại đang hoạt động kinh doanh ở việt nam, điều đó phải đặt ra một thực tế là bộ máy hành chính cồng kềnh kém kinh hoạt, đôi khi ảnh hưởng tới công việc.Do vậyNHNo&PTNT huyện Kim Bảng phải năng động tận dụng lợi thế cũng như khắc phục hạn chế của mình và đó cũng là đòi hỏi cấp thiết đối với sự tồn tại và phảttiển của Ngân hàng. 2.1.2.2. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. Do điều kiện là một NHNo cấp II nên cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng gồm : 1 Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh, điều hành hoạt động của chi nhánh. 2 phó giám đốc : 1 phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng, một phụ trách công tác kế toán tài vụ Các phòng ban bao gôm: + Phòng tín dụng – kế hoạch : cho vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng các thành phần kinh tế + Phòng kế toán ngân quĩ: thực hiện các giao dịch, thu- chi tiền mặt và ngoại tệ theo đúng quy chế , đảm bảo an toàn trong công tác kiềm đếm vận chuyển tiên. + Phòng hành chính : thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, chuyên chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên + Bộ phận kiểm soát nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra, tra soát các hoạt động Ngân hàng ... Do xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, yêu cầu mở rộng sanr xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng ,nên để đáp ứng về vốn,sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và để có thể đứng vững trên thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đối thủ trong lĩng vực kinh doanh này .Ngân hàng nông nghiệp Kim Bảng đã thành lập thêm 2 chi nhánh Ngân hàng cấp III trực thuộc. NHNo&PTNT huyện Kim Bảng hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại chi nhánh thông thường ,có con dấu riêng,chịu sự giám sát điều hành của NHTM cấp trên, có quan hệ trong và ngoài nước theo phân cấp uỷ quyền,chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh,bảo toàn và phát triển vốn ,thực hiện mô hình Ngân hàng thương mại đa năng đó là : Huy động tiền gửi của mọi tổ chức ,cá nhân và mọi thành phần kinh tế dưới hình thức không kỳ hạn,có kỳ hạn và các hình thức khác . Thực hiện các dịch vụ thanh toán và TTKDTM ,thu hộ ,chi hộ,séc.... Cho vay với mọi tổ chức ,thành phần kinh tế,mọi lĩnh vực kinh doanh đủ điều kiện vay vốn Cho vay theo chương trình hỗ trợ của nhà nước. thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ... Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước ,luật các tổ chức tín dụng,các thông lệ về lĩnh vực Ngân hàng. Với sự nỗ lực của mình, NHNo&PTNT huyện Kim Bảng luôn phát huy được vai trò nhiệm vụ của mình và đề ra các mục tiêuphương hướng hoạt động cho mình : tiếp tục đổi mới hoạt động Ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chr nghĩa, đẩy mạnh công tác kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả,từng bước nâng căôc sở vật chất ,cải thiện đời sốngvà việc làm cho người lao động. 2.1.3.khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện kim bảng. Cùng với sự phát triển chung của nghành,được sự hỗ trợ kịp thời và tận tình của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, Ngân hàng nông nghiệp Kim Bảng luôn bám sát định hướng phát triển và thực hiện phương châm ‘chất lượng –an toàn – hiệu quả’, giữ vững và đẩy mạnh nhịp độ kinh doanh, đồng thời khắc phục những tồn tại,thực hiện đầu tư có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động, cụ thể chi nhánh đã đạt được một số kết quả tương đối khả quan sau: 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn . Với tư cách là một trung gian tài chính thực hiện công việc mà bất kỳ NHTM nào cũng làm đó là “đi vay để cho vay” Chất liệu cảu loại hình kinh doanh này là quyền sử dụng các khoản tiền tệ. Ngân hàng là người cung cấp đồng vốn đồng thời là người tiêu thụ đồng vốn của khách hàng. Tất cả các hoạt động mau bán này đều nhằm mục đích kiếm lời. Do đó công tác huy động vốn ở mỗi Ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của chính sách huy động vốn cơ cấu huy động vốn, nói cách khác là chỉ tiêu để đánh giá sự nỗ lực của mỗi Ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn với chi phí thấp và thời gian dài. Nhận thực nguồn vốn huy động trên đại bàn có ý nghĩa với cả nền kinh tế huyện, cả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nên nhiều năm qua ban giám đốc chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn dứoi mọi hình thưc để đảm bảo nhu cầu về vốn của khách hàng. Bằng các biện pháp huy động như đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn thanh toán qua Ngân hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng, mặt khác Ngân hàng tăng cường công tác thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội tạo thu nhập cho họ, bên cạnh đó còn ổn định mở rộng quy mô tín dụng với các thành phần kinh tế nói chung, đa dạng hoá các hình thức huy động như nhận tiền gửi với nhiều thời hạn khác nhau, giúp khách hàng dễ lựa chọn và tính đến hiệu quả trong việc gửi tiền. Bên cạnh việc nhận tiền gửi, gửi tiền tiết kiệm, chi nhành NHNo&PTNT huyện Kim Bảng còn tiến hành phát hành kỳ phiếu để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, các loại tiền gửi thanh toán của khách hàng, với tác phong giao dịch cởi mở tôn trong khách hàng, làm tốt công tác marketing. Nguồn vốn Ngân hàng luôn ổn định và năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể là : Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động củ NHNo&PTNT huyện Kim Bảng Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền (%) số tiền (%) số tiền (%) Tổng nguồn vốn 109551 100 172500 100 201936 100 1. Tiền gửi các TCKT 21750 19.85377 90300 52.34783 99780 49.41169 2. Tiền gửi tiết kiệm 16500 15.06148 8211 4.76 21156 10.47659 - Tiết kiệm có kỳ hạn 6192 5.652162 678 0.393043 12336 6.108866 - Tiết kiệm không kỳ hạn 10308 9.409316 7533 4.366957 8820 4.36772 3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 36099 32.95178 37500 21.73913 46500 23.0271 4. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 35200 32.13115 36489 21.15304 34500 17.08462 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh – NHNo&PTNT huyện Kim Bảng ) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng khá nhanh, đề đặn tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhanh vào những năm sau. Năm 2002 tổng nguồn vốn là 109551triệu đồng thì đến năm 2003 là 172500 triệu đồng và đến năm 2004 là 201936 triệ đồng. Trước năm 2002 NHNo&PTNT huyện Kim Bảng vẫn phải sử dụng nguồn vốn NHNo&PTNT cấp trên nhưng đến giai đoạn đầu năm 2003 NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã không phải sử dụng nhiều nguồn vốn từ cấp trên mà bằng nguồn vốn huy động đã đáp ứng tương đối đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong tổng nguồn vốn huy động được thì nguồn từ phát hành kỳ phiếu chiếm khá cao tuy nhiên nguồn này có xu hướng giảm và năm 2002 là 33% thì đến năm 2003 là 21,7% và năm 2004 là 23%. Một vài năm gần đây NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã khuyến khích anh chị em cán bộ công nhân viên trong chí nhánh tham gia mua kỳ phiếu với mức thấp nhất là 1triệu đồng. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng một mặt phát triển được mỗi quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý ngành như : BHXH, giáo dục, Y tế, Giao thông, chi nhánh Xăng dầu .. Nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT trên địa bàn huyện và phát triển các dịch vụ thanh toán trong hệ thống. Mặt khác sự chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng với chính sách khách hàng mềm dẻo, linh hoạt NHNo&PTNT huyện Kim Bảng luôn lấy chữ tín làm trọng trong hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin an toàn cho mỗi khách hàng khi đến giao dịch tại chi nhánh. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn. NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã tích cực tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu hút khách hàng có tiềm năng uy tín trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, thực hiện các chính sách ưu đãi với khách hàng truyền thống lâu năm hỗ trợ cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Một trong những mục tiêu của Ngân hàng la tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay. Đây là một hoạt động mang tính chất sống còn của Ngân hàng vì đây là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Vốn tín dụng tập trung vào những chương trình kinh tế lớn, những mục tiêu qua trọng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn như cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hình thức trang trại, nuôi tôm công nghiệp nuôi bò tăng sản, xây dựng các công trình cơ sở hạ tàng. Về công nghiệp tận dụng lợi thế các khu công nghiệp nhà máy lớn trên địa bàn huyện làm đại lý cho các nhà máy lớn mở tài khoản tại Ngân hàng. Qua bảng tổng kết tình hình sử dụng vốn cho ta thấy một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh Nghiệp 27265.92 32 48515.62 37.5 76305.81 42.3 2. Hợp Tác Xã 4260.3 5 7762.5 6 13890.18 7.7 3. Hộ Sản Xuất 44307.12 52 62100 48 77568.56 43 4. Cho Vay Đời Sống 9372.66 11 10996.87 8.5 12627.44 7 Tổng công 85206 100 129375 100 180392 100 Nợ quá hạn/Tổng D nợ 0.62 0.74 0.56 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - NHNo&PTNT huyện Kim Bảng ) Tình hình dư nợ qua các năm tăng trưởng đáng kể. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 44169 triệu đồng chiếm 51,83%. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 51017 triệu đồng chiếm 39,4%, tình hình dư nặo tín dụng cụ thể phân theo : * Thành phần kinh tế : - Cho vay thành phần kinh tế Quốc doanh và ngoài quốc doanh đang NHNo&PTNT huyện Kim Bảng từng bước tiếp cận để mở rộng đầu tư. Biểu hiện là con số cho vay ỏ khu vực này tăng dần theo các năm. - Đối với thành phần kinh tế mà chủ yếu là các HTX nông nghiệp trên đại bàn huyện có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, cần khai thác tối đa mỗi quan hệ này vì đây được coi như khách hàng truyền thống làm ăn có uy tín với Ngân hàng. - Công tác đầu tư tín dụng của Ngân hàng tập trung vào kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là hộ sản xuất, dư nợ của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ qua các năm 2002, 2003,2004 là: 52% , 48%,43%. Tỷ trọng này có xu hướng khi Ngân hàng có xu hướng mở rộng đầu tư cho khối doanh nghiệp. Cùng với việc mở rộng tín dụng thông thường, NHNo&PTNT huyện Kim Bảng còn thực hiện có hiệu quả đầu tư theo chương trình chỉ định của chính phủ và tín dụng uỷ thác đầu tư cuả các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. * Phân loại dư nợ theo thời gian Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ theo thời gian năm 2004 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Ngắn hạn 41836.14 49.1 75296.25 58.2 112745 62.5 2. Trung hạn 30588.95 35.9 23934.37 18.5 12627.44 7 3. Dài hạn 12780.9 15 30144.37 23.3 55019.56 30.5 Tổng dư nợ 85205.99 100 129375 100 180392 100 (Nguồn báo cáo tổng kết công tác tín dụng NHNo&PTNT huyện Kim Bảng ) Năm 2004 nợ quá hạn của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng là 0,56% trên tổng dư nợ chiếm 1010,19 triệu đồng. Tuy nhiên đây là một sự nỗ lực rất lớn cảu toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy càng về thời gian gần đây chất lượng tín dụng ngày càng cải thiện, vậy NHNo&PTNT huyện Kim Bảng cần cố gắng phát huy. Chỉ trong một thời gian ngắn la 3 năm cơ cấu cho vay tại đây có sự chuyển dịch ro ràng ,từ chỗ vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 đến năm 2004 thi tỷ lệ này thay đổi , vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trong lớn là 62,5 % nhưng tỷ lệ vay dài hạn đã vươn lên vị trí thứ haivới 30,5% còn lại là vay trung hạn,chưng tỏ NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã có hướng chú trọng cho vay các doanh nghiệp sản xuất ,các hộ nông dân nuôi trồng cây công nghiệp dài ngày ma đặc biệt là loại hình trang trại đang rất phổ biến ở đây với thời gian thu hồi vốn của loại nay từ 5 đến 15 năm. Năm 2004 dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng dư nợ chứng tỏ người dân nơi đây đã đầu tư theo chiều sâu, rộng, đã dám nghĩ dám làm chứ không phải đầu tư trước mắt. 2.1.3.3.Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã triển khâícc sản phẩm mới của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp về thanh toán và ngân quỹ như dịch vụ chuỷen tiền nhanh, dịch vụ thu tiền tại nhà , thu hộ- chi hộ,nên trong năm doanh số thanh toán tăng ,thu về hoạt động dịch vụ các loại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng thu. - Hoạt động bảo lãnh: trong năm 2004 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã thực hiện bảo lãnh được 63 món với tổng giá trị bảo lãnh là3937 triệu đồng trong đó: +Bảo lãnh dự thầu 22món chiếm2069 triệu đồng. +Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 35 món chiếm 1112 triệu đồng. +Bảo lãnh thanh toán 6 món chiếm 756 triệu. Công tác cho vay uỷ thác đầu tư theo nguần vốn cuả ADB, wb…cung đươc Ngân hàng quan tâm, Ngân hàng còn làm dịch vụ cho vay ưu đãi góp phần xoá đói giảm nghẻoten địa bàn đồng thời đây cũng là các hình thức nâng cao nguần thu cho Ngân hàng .Việc thu chi tiền mặt luôn đảm bảo nhanh chóng ,chính sác, kịp thời, an toàn không gây ra nhầm lẫn mất mát . Trình độ cán bộ công nhân viên luân được nâng cao phù hợp với yêu cầu thị trường.Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhất là trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất và vay doanh nghiệp. 2.1.3.4.Kết quả tài chính. Tổng thu của năm 2004 đạt 19454 triệu đồng ,tăng so với năm 2003 7210 triệu ,đạt kế hoạch cấp trên giao.Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là 14320 triệu chiếm 49% tổng thu - Thu nội bảng đạt 92% còn lại là thu dịch vụ và thu khác đạt 8% . - Tổng chi là 12969,32triệu trong đó chủ yếu là chi lãi . Chênh lệch thu nhập - chi phí cả năm đạt 6484,68 triệu tăng so vói kế hoạch đề ra. Chênh lệch lãi suất bình quân là 0,235%/tháng .Hệ số tiền lương và tiền thưởng của cán bộ công nhân viên tăng. Có được kết quả đó là do NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã cố gắng hết minh lao động không ngừng phấn đấu vươn lên, kết hợp với Ngân hàng nông nghiệp tỉnh và các trung tâm đào tạo,đào tạo lại, bố trí năng lực phù hợp với từng cán bộ trong Ngân hàng kể cả đội ngũ lãnh đạo.ngaòi ra chi nhánh còn thường xuyên triển khai các chế độ văn bản mới, luôn bám sát hương phát triển kinh doanh tạo hướng đi đúng,phù hợp, hiệu quả. Với kết quả kinh doanh tương đối khả quan NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã và đang nnỗ lực phát huy khả năng để hoàn thành tót mọi yêu cầu ,kế hoạch đề ra,khẳng định vị thế vai trò là một Ngân hàng uy tín, là con chim đầu đàn trong lĩnh vự kinh tế của huyện. 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng . 2.2.1.khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 2.2.1.1.Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán là một khâu vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nó là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuát xã hội. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin được ứng dụng vào trong các quan hệ thanh toán qua Ngân hàng thì TTKDTM trở nên vô cùng thuận tiện và hiệu quả, an toàn đối với người sử dụng. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế cùng với việc đạt được nhịp độ tăng trưởng bình quân 7% năm, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, phát triển nhiều mặt hệ thống Ngân hàng. Cùng với sự nỗ lực của nghành Ngân hàng thì thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế có bước chuyển biến rõ rệt. Tỷ trọng tổng khối lượng tiền mặt trong tông phương tiện thanh toán có xu hướng giảm. Từ năm 2001 cho tới nay chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt để tăng tốc độ thanh toán và tă g sự cạnh tranh trong việc nâng cao chất lợng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng. Sau khi áp dụng phàn mềm tin học của NHNo&PTNT Việt Nam, công tác thanh toán qua Ngân hàng đạt nhiều kết quả khả quan như : Tốc độ thanh toán nhanh, trước đay phải mất hàng tuần thì ngày nay chỉ còn 1 đến 2 ngày thậm chí vài giờ đồng hồ. Chứng từ luân chuyển gọn nhẹ, an toàn vì công nhệ tin học truyền qua vi tính toàn hệ thống Ngân hàng, do đó không phải qua đường qua đồng bưu điện tránh việc thất lạc. Công tác thanh toán Điện tử ( chủ yếu là chuyển tiền nội tỉnh) ít phải tra soát, các thư tra soát đến trả lời cho Ngân hàng khởi tạo đầy đủ để hoạch toán cho khách hàng, hạn chế trả đi trả lại gây chậm chễ. Chính những thay đổi đó trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt mà khối lượng thanh toán tại chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển. Bên cạnh đó với sự quan tâm của ban lãnh đạo Ngân hàng vài năm gần đây công tác tin học đầu tư nhiều cán bộ cử đi học các lớp nângc cao trình độ nghiệp vụ việc sắp xếp cán bộ hợp lý hơn nhờ đó mà tốc độ thanh toán qua Ngân hàng ngày càng đáp ứng các yêu cầu của thanh toán không dùng tiền mặt đó là nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiên cho khách hàng trong thanh toán. Theo báo cáo nghiệp vụ thanh toán cho thấy tổng doanh số thanh toán tại chi nhánh ngày càng tăng,đặc biệt là doanh số củ thanh toán không dùng tiền mặt .cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng Đơn vị : Triệu đồng Phương thức thanh toán Năm 2003 Năm 2004 Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) 1. Thanh toán bằng tiền mặt 193921 16 217270 14,40 2. Thanh toán KDTM 1018092 84 1291990 85,60 3. Tổng cộng 1212013 100 1509260 100 (Nguồn số liệu: báo cáo thanh toán năm 2003-2004) Qua bảng số liệu tren ta thấy doanh số thanh toán bằng tiền mặt năm 2004 giảm cả về doanh số và tỷ trọng trong tổng thanh toán.Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm như vậy là một dấu hiệu tốt thể hiện sự chuyển biến trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng đang dần đi đúng hướng theo một xã hội hiện đại có nền kinh tế phát triển với hệ thống thanh toán hiện đại. Trong đó khi thanh toán không dùng tiền mặt tăng 273898 triếuo với năm 2003. Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt năm 2004 là 1291990 triệu chiếm 85,6% trong tổng phương tiện thanh toán, có thể nhận thấy một điều rằng thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày một chiếm ưu thế, có xu hướng tăng và tìm được đúng vị trí của nó. Đồng thời điều này cũng khẳng định rõ nỗ lực của Ngân hàng đã thu được kết quả . Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đang áp dụng tất cả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng nông nghiệp trung ương quy định nhưng do diều kiện kinh tế của huyện nên các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ điện tử … chưa đưa voá sử dụng. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở đây chủ yếu là UNC, UNT, séc, và một số ít thư tín dụng. Để có kết quả trên là một sự phấn đấu lớn đối với một chi nhánh NHNo&PTNT cấp 2. Ngân hàng phải xác định mục đích là hoạt động kinh doanh có hiệu quả lâu dài chứ không đơn thuần là những mục tiêu trước mắt mục tiêu ngắn. bởi vậy Ngân hàng cần phải chú trọng tới việc giữ uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng tốt gây dựng được lòng tin cho khách hàng, nếu đạt được điều đó thì Ngân hàng sẽ gặt những thành công to lớn trong tương lai. Mặc dù hiệu quả của việc thanh toán không dùng tiền mặt đã có những bước tiến đáng kể nhưng có sự chênh lệch khá rõ đối việc sử dụng các hình thức thanh toán. Thông thường thì khách hàng muốn lựa chọn hình thức thanh toán nào thì dựa trên các tiêu chí sau: Điều kiện sản xuất kinh doanh. Thói quen sử dụng các công cụ thanh toán Tính chất của giao dịch Tiện ích của các hình thức thanh toán Công nghệ thanh toán của Ngân hàng Yêu cầu đối với công cụ thanh toán từ bạn hàng Bảng 2.5: Tình hình sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. Đơn vị : Triệu đồng Hình thức thanh toán Năm 2003 Năm 2004 Số món doanh số (%) Số món doanh số (%) 1. UNC- Séc chuyển tiền 3290 921112 90.47 3840 1132590 87.662 2. UNT 1125 5952 0.585 1371 9248 0.7158 3. Séc 1462 91028 8.941 1627 122228 9.4604 4. Th tín dụng 0 0 0 62 2750 0.2128 5. Thanh toán qua TKTG các TCTD 0 0 0 350 25174 1.9485 Tổng 5877 1018092 100 7250 1291990 100 ( Nguồn báo cáo TTKDTM - NHNo&PTNT huyện Kim Bảng ) Theo các số liệu ở bảng trên thì dù Ngân hàng đã có tương đối đầy đủ các hình thức thanh toán cơ bản nhưng cho tới thời điểm này thì các hình thức thanh toán hiện đại chưa được triển khai tại đây. Loại hình thư tín dụng được sử dụng rất ít, các hình thức thanh toán phổ biến vẫn là uỷ nhiệm chi- chuyển tiền, séc, uỷ nhiệm thu với các ưu điểm của mình như đảm bảo quyền lợi của người mua, thủ tục thanh toán đơn gin, quy trình luân chuyển chứng từ diễn ra một chiều nên tạo được sự thuận tiện, cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng. Séc chưa chiếm được vị trí cao nhất trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chứng tỏ séc chưa được đông đảo khách hàng sử dụng cũng như tiện ích của séc chưa được nhiều người biết đến. 2.2.1.2: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể. * Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền: Đây là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất với doanh số lớn nhất, số món đạt được là 3840 món đạt doanh số 11325920 triệu chiếm tỷ trọng 87,66%. Có được kết quả này do khách hàng đã tìm hiểu được tiện ích của uỷ nhiệm chi và sử dụng đáp ứng tốt nhu cầu của mình, hình thức thanh toán này đơn giản, thủ tục thanh toán gọn nhẹ và nhất là trong điều kiện hiện nay các Ngân hàng thương mại ứng dụng tin học trong thanh toán, việc tạo lập các trung tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34153.doc
Tài liệu liên quan