Luận văn Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát triển thủy sản quốc tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

MỤC LỤC

 

DANH MỤC TRANG

Phần 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Tình hình nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.3.1 Phương pháp luận 3

1.3.1.1 Khái niệm thương mại 3

1.3.1.2 Khái niệm thị trường 3

1.3.1.3 Một số khái niệm marketing 4

1.3.1.4 Quá trình marketing 5

1.3.1.5 Hiệu quả của thị trường 5

1.3.2 Kênh phân phối 6

1.3.2.1 Khái niệm kênh phân phối 6

1.3.2.2 Bản chất của kênh phân phối 6

1.3.2.3 Cấu trúc kênh phân phối 7

1.3.2.4 Thiết lập hệ thống phân phối 9

1.3.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn 10

1.3.2.6 Tuyển chọn các thành viên của kênh 11

1.3.2.7 Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả 11

1.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 12

1.3.4 Phạm vi nghiên cứu 12

Phần 2 - NỘI DUNG 13

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Quốc Tế 13

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế 13

2.1.2 Cơ Cấu Tổ Chức của Công ty TNHH Quốc Tế 14

2.1.3 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh năm 2007 & 2008 15

2.1.4 Định Hướng Phát Triển của Công ty TNHH Quốc Tế 15

2.1.5 Chuỗi cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH Quốc Tế 16

2.1.6 Nhận thức và tác động của các nhóm tham gia trong chuỗi cung ứng 16

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long 17

2.2.1 Tình hình phát triển nuôi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long 17

2.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long 19

2.2.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long 19

2.2.4 Những trở ngại trong ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long 20

2.2.5 Chính sách quy hoạch phát triển vùng 23

2.3 Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát

triển thủy sản Quốc Tế 25

2.3.1 Phân tích ma trận SWOT 25

2.3.2 Những nhận định các vấn đề trong khâu phân phối tại công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc tế 30

2.3.3 Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế 34

Phần 3 - KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát triển thủy sản quốc tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh học phục vụ Nuôi Trồng Thủy Sản TÔN CHỈ KINH DOANH Cung cấp kiến thức, sản phẩm tốt nhất cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam Hỗ trợ thiết lập ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển bền vững thông qua sự giáo dục và giới thiệu những sản phẩm phục vụ có giá trị khoa học và bảo vệ môi trường. 2.1.2 Cơ Cấu Tổ Chức của Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế Hiện tại Công ty có 38 cán bộ công nhân viên, nhân viên trình độ trung cấp trong đó có 32 nhân viên trình độ đại học, 2 nhân viên trình độ thạc sỹ, một chuyên viên cố vấn từ trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và 3 nhân viên trình độ phổ thông. Cơ cấu tổ chức của Công ty được bố trí như sau: PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH CUNG ỨNG BỘ PHẬN KINH DOANH TÔM 1 BỘ PHẬN KINH DOANH TÔM 2 BỘ PHẬN KINH DOANH CÁ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế 2.1.3 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh năm 2009 & 2010 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế STT DANH MỤC Năm 2009 (VNĐ) Năm 2010(VNĐ) 1 TỔNG THU 30,000,000,000 24,300,000,000 Từ hoạt động bán hàng 28,000,000,000 23,000,000,000 Từ các hoạt động kinh doanh khác 2,000,000,000 1,500,000,000 2 TỔNG CHI 25,200,000,000 21,600,000,000 Chi phí hoạt động 24,000,000,000 20,400,000,000 Chi phí dự phòng 1,200,000,000 1,200,000,000 3 LÃI LỖ 4,800,000,000 2,700,000,000 2.1.4 Định Hướng Phát Triển của Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế Định hướng kinh doanh: Thời gian sắp tới, Công ty sẽ nghiên cứu và phát triển những sản phẩm với giá cả và chất lượng phù hợp cho khách hàng như BIO – AQUA, PRO-THAI, PRO – 99,…. Đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thực hiện dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất. Mở thêm các điểm xét nghiệm cố định và di động nhằm hỗ trợ bán hàng tại hệ thống đại lý. Định hướng quản lý doanh nghiệp Áp dụng quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý nhân sự theo hệ thống ISO 9001-2008 Hoàn thiện lại mô tả công việc cho nhân viên; Xây dựng qui trình đánh giá chất lượng nhân viên, cơ sở để khen thưởng, nâng hạ lương, xử lý vi phạm kỷ luật. 2.1.5 Chuỗi cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm độc quyền tại Việt Nam của tổng công ty Aquatech của Ấn Độ. Công ty Quốc Tế không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà chỉ tập trung vào kinh doanh sản phẩm và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thị trường chủ yếu của công ty là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và khách hàng trực tiếp của công ty là đại lý và người nuôi thủy sản với 70% sản phẩm phân phối cho đại lý và 30% cung ứng trực tiếp cho người nuôi. Phân phối sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Công ty Quốc Tế Công ty Quốc Tế Công ty Quốc Tế Công ty Quốc Tế Đại lý Cấp 1 Đại lý Cấp 2 Cửa hàng Bán lẻ Người nuôi thủy sản Người nuôi thủy sản Người nuôi thủy sản Người nuôi thủy sản Cửa hàng Bán lẻ Cửa hàng Bán lẻ Đại lý Cấp 2 Hình 4: Sơ đồ cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế 2.1.6 Nhận thức và tác động của các nhóm tham gia trong chuỗi cung ứng 2.1.6.1 Nhóm khách hàng là hộ nuôi Khách hàng tiềm năng có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến doanh số bán của công ty, số lượng khách hàng tiềm năng càng nhiều thì doanh số bán trực tiếp cho hộ nuôi trong vụ càng cao. Sự chấp nhận sử dụng sản phẩm lâu dài với công ty là điều kiện quan trọng bảo đảm doanh số bán hàng năm của công ty. Đây được xem là nhóm khách hàng trung thành bao gồm cả nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng mới. Hiệu quả sản xuất của năm trước của hộ nuôi có tính chất trong thu hồi vốn nhanh trong năm hiện tại và sự tín nhiệm với sản phẩm của công ty được nâng cao. 2.1.6.2 Nhóm khách hàng là đại lý và cửa hàng bán lẻ Doanh số bán vào đại lý chiếm 70% doanh số, đây là nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận lớn cho công ty bên cạnh nhóm khách hàng tiềm năng. Một đại lý phân phối cùng lúc nhiều mặt hàng của nhiều công ty sẽ không mang lại hiệu quả cho công ty. Chiết khấu doanh số cho đại lý là điều kiện rất quan trọng thúc đẩy doanh số nhanh từ đại lý. Các chính sách ưu đãi cho đại lý, tạo dựng mối quan hệ giúp đại lý gắn bó lâu dài với công ty để bảo đảm doanh số bán hằng năm. 2.1.6.3 Công ty Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo thường xuyên sẽ tạo được sự tin cậy từ phía khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Có chiến lược tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực vào từng thời điểm cụ thể. Thương hiệu của công ty và chất lượng của sản phẩm giúp công ty đứng vững trên thị trường. Linh hoạt trong chiến lược đẩy hàng, chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường giúp tăng doanh số hằng năm của công ty. 2.1.6.4 Đối thủ cạnh tranh Theo thống kê đến năm 2010 đã có 200 công ty lớn nhỏ kinh doanh ngành hàng thuốc và hóa chất thủy sản, điều này đòi hỏi sản phẩm phải không ngừng cải tiến về chất lượng và linh hoạt về giá cả để đứng vững trên thị trường. 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long 2.2.1 Tình hình phát triển nuôi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, toàn vùng có khoảng 750 km bờ biển với nhiều cửa sông, rạch và khoảng 800.000 và bãi triều có khả năng nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Chu Hồi, 2008). Diên tích nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long gồm diện tích nuôi nước mặn, lợ tập trung chủ yếu các tỉnh ven biển, với các hình thức nuôi đa dạng từ quảng canh đến thâm canh, nuôi công nghiệp nuôi sinh thái, luân canh, cùng với nhiều đối tượng nuôi như tôm cá kèo, nhuyễn thể,… đang phát triển (Lê Xuân Sinh và ctv, 2008). Với tiềm năng đó nghề nuôi thủy sản nước lợ đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích và mức độ thâm canh hóa. Mô hình nuôi tôm thâm canh trong những năm đầu phát triển (2001-2003) cho năng suất và lợi nhuận cao, 100-150 triệu/ha (UBND tỉnh Bạc Liêu) góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh vùng ven biển, xóa đói, giảm nghèo. Trong thời gian đầu phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh, diện tích nuôi ít, điều kiện môi trường còn tốt, mật độ hợp lí nên mô hình sản xuất này đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, sau đó diện tích nuôi phát triển càng lớn, mật độ nuôi được nâng lên ngày càng cao thì mô hình sản xuất này gặp phải nhiều rủi ro, đặc biệt từ năm 2004 đến nay dịch bệnh xuất hiện thường xuyên hơn và lây lan trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm sú ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long ( Tuy nhiên giai đoạn trước năm 2000, tổng sản lượng thủy sản và sản lượng tôm nuôi trồng hầu như ít biến động. Mô hình nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến, năng suất nuôi thấp cho nên sản lượng tăng rất chậm. Theo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011 toàn vùng đưa 800.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản, trong đó có 550.000 ha nuôi tôm sú, 29.000 ha nuôi tôm chân trắng, nhuyễn thể và 195.000 ha nuôi các loài tôm cá nước ngọt, phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi là 2,4 triệu tấn, tăng gần 160.000 tấn so năm 2010 ( Bên cạnh đó diện tích nuôi nước ngọt cũng khá lớn, riêng hai đối tượng nuôi là cá tra và cá basa có tổng sản lượng nuôi trung bình khoảng 1 triệu tấn/năm, tôm càng xanh cũng là đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu hiện nay (Lê Xuân Sinh và ctv, 2008). Về mặt sản lượng và diện tích NTTS của Việt Nam luôn tiếp tục tăng, cao nhất từ năm 2005 trở lại đây khi phong trào nuôi thâm canh cá tra xuất khẩu phát triển mạnh, trong đó tỉ lệ tăng sản lượng rất cao so với tỉ lệ tăng diện tích (Nguyễn Thị Diệp Thúy, 2010). Năm 2011, diện tích nuôi cá tra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 6.000 - 6.300 ha, sản lượng giống cần 2,5 - 2,6 tỉ con. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, đàn cá hậu bị đang được nuôi dưỡng tại viện phát triển khá tốt, cuối năm 2011 sẽ chuyển giao về các địa phương để hay thế đàn cá bố mẹ, tiến đến nâng cao chất lượng cá tra thương phẩm trên thị trường. Năm 2011, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chính. Đồng thời, tăng cường chuyển giao kỹ thuật nhân giống cho các địa phương, để các địa phương chủ động nguồn giống ( 2.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Ngành Thủy sản Việt Nam trong 10 năm qua đã có những bước tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt, ngành cá tra xuất khẩu năm 2000 đạt khoảng 400 triệu USD, thì năm 2010 đạt hơn 1,4 tỉ USD, tăng gấp 4 lần so với 10 năm trước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng “nóng” thời gian qua đã làm cho sản xuất và tiêu thụ cá tra gặp nhiều khó khăn, nhất là cung vượt cầu đã đưa giá xuất khẩu từ 3 USD/kg năm 2007 về mức giá thấp nhất còn 2,3 USD vào tháng 6-2010. Còn hiện nay, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tập hợp 20 doanh nghiệp lớn để định giá bán cá tra ở một số thị trường trọng điểm, giá bán thị trường Mỹ tăng 10%, EU tăng 20% so với trước; hiện giá sàn xuất khẩu cá tra phi-lê đang ở mức 3,2 USD/kg ( 2.2.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 40.604,7 km2. Địa hình với ba mặt giáp biển (Đông–Nam và Tây), được kết nối với hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu và được phân ra nhiều nhánh sông nhỏ, tạo nên mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm nhiều vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn khác nhau, thích hợp cho NTTS phát triển theo hướng đa dạng mô hình nuôi và các đối tượng nuôi. Đồng bằng sông Cửu Long có 9 trong 13 tỉnh thành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước lũ hằng năm với diện tích tương đương 1,4 – 1,9 triệu ha, ngập sâu dao động 1-4m kéo dài từ 2-6 tháng (Lê Xuân Sinh, 2005). Ở 4 tỉnh thành đều có điều kiện tự nhiên chung của vùng về khí hậu, nhiệt độ và mưa gần giống nhau với hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Điều kiện tự nhiên này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, riêng đối với thủy sản mùa mưa là mùa vụ sinh sản của đa số loài cá nước ngọt trong vùng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có tiềm năng kinh tế của đất nước, với việc đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, vùng đô thị mới, hệ thống giao thông ngày càng thông thương nối liền thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng du lịch sinh thái… là những điều kiện thuận lợi góp phần cho thủy sản phát triển. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 13 tỉnh, trong đó có 8 tỉnh giáp biển, 6 thành phố trực thuộc tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương (Tổng cục thống kê, 2007). Theo cục thống kê Việt Nam năm 2009 dân số trung bình phân theo địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17213,4 người, trong đó nông thôn là 13282,6 người và thành thị là 3930,8 người. Lao động xã hội là 47743.6 người, trong đó lao động thuộc ngành thủy sản là 1766,5 người, đây là một lợi thế rất lớn cho ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2.2.4 Những trở ngại trong ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long * Những trở ngại do thời tiết Từ năm 2009 đến nay tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài cộng với việc thiếu nước mặn nên số diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tăng dần gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Thời tiết không thuận lợi cũng đã khiến cho một số vùng nuôi cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long những ngày qua đang đối mặt với tình trạng khó khăn do nắng nóng gây ra. Nắng nóng gay gắt khiến nước trong ao nuôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ nước biến động theo chiều hướng bất lợi. Nước ao bị bẩn nhanh do phần thừa của thức ăn bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá tra. * Hiện tượng lão hóa (suy thoái) ao nuôi và vùng nuôi Trong nuôi trồng thủy sản, những vùng nuôi mới, ao nuôi mới thường ít xảy ra rủi ro do dịch bệnh, nhưng ao nuôi và vùng nuôi lâu năm thì rủi ro do dịch bệnh càng cao. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lão hóa là do chất thải và mầm bệnh tích tụ trong ao, trong vùng nuôi ngày càng nhiều. Các vùng nuôi phát triển nằm sâu trong nội đồng với hệ thống cấp nước từ các kênh cấp 2 hoặc 3 do khả năng trao đổi nước kém thì quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Ngược lại, các vùng nuôi gần các cử sông lớn như Mỹ Long Nam (Trà Vinh), Thạnh Hải (Bến Tre)… khả năng trao đổi nước tốt nên rủi ro do dịch bệnh ít hơn, quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn. Hơn nữa, những vùng gần cửa sông lớn có sự thay đổi nồng độ muối theo mùa, mặn vào mùa khô và ngọt vào mùa mưa, điền này đã làm hạn chế sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh. * Về mùa vụ nuôi Mùa vụ nuôi có liên quan rất lớn đến sự phát triển và lan truyền mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh virus. Mầm bệnh virus thường bộc phát khi điều kiện môi trường xấu, sức khỏe tôm yếu và điều kiện thời tiết bất lợi. * Đầu tư kỹ thuật và vốn Đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì chưa được tiếp cận tốt về kỹ thuật, khả năng đầu tư bị hạn chế cho nên họ không thực thi đầy đủ quy trình kỹ thuật. Đây chính là lý do dẫn đến tỉ lệ thất bại của nhóm này cao. Hơn nữa, do phát triển nuôi nhỏ, lẻ nên việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh không được thực hiện, lạm dụng thuốc hóa chất, không tuân thủ mùa vụ đã làm tăng rủi ro trong sản xuất. Ngược lại, các hộ nuôi lớn hoặc các dự án phát triển nuôi tôm củ a các công ty thường được đầu tư tốt về kỹ thuật (có cán bộ kỹ thuật trình độ cao), có đủ tiềm lực về vốn để thực thi đầy đủ các biện pháp kỹ thuật n ên tỉ lệ thất bại thấp hơn. * Tổ chức sản xuất Hiện nay việc tổ chức sản xuất trong một vùng nuôi chưa được chặt chẽ cho nên nguồn chất thải của hộ nuôi này là nguồn nước cấp cho một hộ nuôi khác.Điều này là phát tán nhanh mầm bệnh trong vùng nuôi khi trong vùng nuôi có ao bị nhiễm bệnh. * Vấn đề dịch bệnh Ngay từ những tháng đầu năm 2010, nhiệt độ cao và biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, mặn xâm nhập,… đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích nuôi tôm sú ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, chưa có kênh cấp và kênh xả riêng biệt, hệ thống thủy lợi hiện đang sử dụng trong tiêu thoát nước nuôi tôm là hệ thống thủy lợi phục vụ cho canh tác nông nghiệp đã bị bồi lắng, ý thức người dân trong việc phòng chống dịch bệnh, dập dịch, ý thức nuôi tôm cộng đồng chưa cao, đây cũng là những nguyên nhân làm cho diện tích tôm bệnh tăng. * Vấn đề con giống Theo nhận định của ngành chức năng, doanh nghiệp, người nuôi thủy sản, năm 2011, nguồn giống chất lượng cung cấp cho vùng nuôi thủy sản đang thiếu hụt trầm trọng, nhất là nguồn giống tôm sú và cá tra. Chất lượng giống cá tra những năm gần đây có dấu hiệu suy thoái, do chất lượng đàn cá bố mẹ không đảm bảo, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. Công tác kiểm dịch hạn chế, sản xuất phân tán, thiếu tập trung nên khó quản lý. Bên cạnh việc thiếu nguồn cá tra giống, thì giống tôm sú chất lượng nguồn cung không đủ cầu, do nhiều địa phương nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phụ thuộc vào nguồn tôm giống nhập khẩu từ các tỉnh miền Trung. * Những thuận lợi cho nghề nuôi Mặc dù dịch bệnh xảy ra trên diện rộng nhưng do diện tích thả nuôi tôm nước lợ tăng, nên sản lượng tôm không giảm. Nhưng do nhu cầu trên thế giới gia tăng và điều kiện thị trường năm nay cũng khá thuận lợi. Bởi vậy, có thể dự báo sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta năm 2010 sẽ đạt kết quả khả quan. Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính đến ngày 15/8/2010, Việt Nam xuất khẩu 122.702 tấn tôm, thu về 1,02 tỉ USD ( 2.2.5 Chính sách quy hoạch phát triển vùng 1/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qui hoạch đến năm 2015, đưa 546.000 ha mặt nước tại Đồng bằng sông Cửu Long vào nuôi tôm sú, giảm 768 ha so với năm 2010 nhưng sản lượng sẽ đạt 463.000 tấn, tăng 77.000 tấn so cùng thời điểm, 80% sản lượng sẽ được xuất khẩu với giá trị hàng năm ít nhất là 1,5 tỉ USD. Để bảo đảm đạt kết quả mong muốn, Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng nuôi theo chiều sâu trên địa bàn 8 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, trong đó tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất. Đồng bằng sông Cửu Long cải tiến kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường như Code of Conduct – CoC, Good Aquaculture Practice - GAP (áp dụng các qui trình nuôi tốt), nuôi có trách nhiệm (Responsible Aquaculture Practice - RAP), quản lý vùng nuôi an toàn, nhằm tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới và trong nước. Cụ thể là tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng có 477.000 ha, chiếm 87% tổng diện tích nuôi toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng đến năm 2015 đạt 315.500 tấn, chiếm 68% sản lượng toàn vùng.Trong đó, diện tích nuôi tôm sú tỉnh Cà Mau đến năm 2015 là 235.500 ha, trong đó nuôi bán thâm canh và thâm canh 11.400 ha; nuôi quảng canh cải tiến 145.300 ha, tôm lúa 45.300 ha và nuôi tôm rừng 20.500 ha, tôm vườn 10.000 ha. Diện tích nuôi tôm tập trung nuôi tôm ở tiểu vùng 1 (huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước; Tiểu vùng 2 gồm các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, TP. Cà Mau và phần lớn huyện Cái Nước. Tổng sản lượng đạt 117.000 tấn. Tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi tôm sú 110.500 ha, trong đó 14.000 ha nuôi bán thâm canh và thâm canh, 78.000 ha nuôi quảng canh cải tiến, 18.000 ha nuôi quảng canh (tôm lúa). Diện tích nuôi tôm chuyên tập trung chủ yếu ở các xã Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Phong Thạnh Nam; đất tôm lúa ở các xã Tân Thạnh, Tân Phong, Phong Thạnh, Phong Thạnh Nam. Ngoài ra nuôi tôm chuyên và tôm lúa còn được phát triển ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu. Tổng sản lượng 68.400 tấn.Tỉnh Sóc Trăng tập trung nuôi tôm sú ở huyện Long Phú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung. Đến năm 2015, có diện tích nuôi khoảng 53.900 ha, trong đó nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh là 22.000 ha, nuôi quảng canh cải tiến 20.400 ha và nuôi quảng canh (tôm lúa) 10.000 ha. Tổng sản lượng 69.800 tấn. Tỉnh Kiên Giang nuôi 76.500 ha, trong đó nuôi bán thâm canh và thâm canh 9.000ha, nuôi quảng canh cải tiến 18.200 ha, quảng canh (tôm lúa) 53.000 ha, sản lượng 60.300 tấn ( 2/ Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 03 tháng 03 năm 2011 với các nội dung sau: Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động. - Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người. Các dự án ưu tiên - Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. - Nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản. - Nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. - Nhóm dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số đối tượng: tôm nước lợ, nhuyễn thể, rong biển và nuôi thủy sản biển, hồ chứa. - Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản. - Dự án thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản. (Trích Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 03 tháng 03 năm 2011) 2.3 Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc Tế 2.3.1 Phân tích ma trận SWOT 2.3.1.1 Các điểm mạnh (S-Strength) - Chất lượng sản phẩm tốt, vòng đời sản phẩm tương đối ổn định. - Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật cao. - Thị trường rộng lớn, là đầu ra tốt cho sản phẩm. - Chuyên môn hóa thâm canh cao, nhu cầu sản phẩm tăng theo mật độ. 2.3.1.2 Các điểm yếu (W-Weakness) - Chi phí hoạt động kinh doanh cao, còn đầu tư nhiều vào khâu quảng bá sản phẩm - Mặt hàng còn ít so với nhu cầu cần có trong một vụ nuôi. - Chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng. - Chưa có sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng canh tác quảng canh, tiêu thụ ít sản phẩm trong 1 vụ nuôi. - Thiếu thông tin về nhu cầu thị trường. - Khả năng cung cấp hàng hóa nhanh chóng, kịp thời. - Quản lý tồn kho và tính minh bạch trong kho. - Kết nối thông tin giữa thị trường và công ty còn kém. - Hệ thống đại lý còn manh múng, còn quá ít đại lý tiềm năng. 2.3.1.3 Những cơ hội (O-Opportunity) - Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển - Những chính sách ưu tiên của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển và những quy hoạch hợp lý hỗ trợ chương trình phát triển thủy sản bền vững. - Hiệu quả sản xuất của nông hộ tăng rõ rệt nhờ vào kinh nghiệm tích lũy. - Đa dạng đối tượng nuôi, nhu cầu sử dụng thuốc hóa chất thủy sản tăng. - Sự nhận thức và sử dụng thuốc hóa chất trong nông hộ có tiến triển khả quan. - Ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng chung cao. - Thị trường xuất khẩu mở rộng, giá trị xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng rõ rệt, nhu cầu giá trị xuất khẩu tăng cả về lượng và giá trị. 2.3.1.4 Những thách thức (T-Threat) - Dịch bệnh ngày càng tăng, chất lượng giống chưa được cải thiện. - Thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài. - Diện tích nuôi thâm canh thu hẹp ở vùng ven biển do không kiểm soát được dịch bệnh. - Thị trường xuất khẩu thủy sản không ổn định. - Khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và quản lý khách hàng. - Khó khăn trong quản lý, giám sát chính sách khuyến mãi, chiết khấu. - Khó khăn trong giám sát hoạt động bán hàng tại thị trường. - Chưa chủ động sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng nhập khẩu từ công ty phân phối. - Phần đông hộ nuôi ít vốn đầu tư do vậy phải trợ vốn từ đại lý. Bảng 2: Ma trận SWOT và giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh TOWS (S): Điểm mạnh - Chất lượng sản phẩm tốt, vòng đới sản phẩm tương đối ổn định. - Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật cao. - Thị trường rộng lớn, đầu ra cho sản phẩm tốt. - Chuyên môn hóa thâm canh cao, nhu cầu sản phẩm tăng theo mật độ. - Trình độ dân trí có xu hướng cao. - Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thuận lợi - Chính sách ưu tiên phát triển ngành. (W): Điểm yếu - Chi phí hoạt động kinh doanh cao. - Mặt hàng còn ít so với nhu cầu cần có trong một vụ nuôi. - Chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng. - Chưa có sản phẩm thứ cấp - Thiếu thông tin về nhu cầu thị trường. - Chưa chủ động cung cấp hàng hóa kịp thời. - Quản lý tồn kho kém. - Kết nối thông tin giữa thị trường và công ty còn kém. - Hệ thống đại lý còn manh múng, nhỏ lẻ. - Phần đông hộ nuôi phải trợ vốn từ đại lý. (O): Cơ hội - Những chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước - Hiệu quả sản xuất của nông hộ tăng. - Nhu cầu sử dụng thuốc hóa chất thủy sản tăng. - Sự nhận thức và sử dụng thuốc hóa chất trong nông hộ có tiến triển khả quan. - Ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng chung cao. Các chiến lược SO - Tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực. - Tăng cường nhóm sản phẩm cao cấp - Mở rộng thị trường kinh doanh - Xúc tiến bán hàng tại đại lý. - Kết hợp với cơ quan chức năng trong quảng bá sản phẩm. Chiến lược WO - Thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên, thuyên chuyển công tác khi cần thiết. - Mở rộng thêm nhóm sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường. - Bố trí nhân viên kinh doanh tại địa phương. - Chọn lọc lại đại lý và mở thêm đại lý có sức phân phối lớn. (T): Thách thức - Thời tiết bất lợi cho nuôi thủy sản. - Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản gia tăng. - Thị trường xuất khẩu thủy sản không ổn định. - Chậm nắm bắt thông tin và quản lý khách hàng. - Khó khăn trong quản lý, giám sát chính sách khuyến mãi, chiết khấu. - Giám sát hoạt động bán hàng tại thị trường kém. - Chưa chủ động sản xuất hàng hóa. Chiến lược ST - Tăng cường kinh doanh nhóm sản phẩm phòng và trị bệnh. - Linh động trong cung ứng hàng hóa vào thị trường. - Định kỳ đánh giá lại thị trường sản xuất và tình hình xuất khẩu. - Công khai chính sách phân phối cho từng kênh khác nhau. - Điều tiết nguồn hàng tại đại lý. - Sử dụng hàng hóa thay thế khi thiếu, hụt hàng. Chiến lược WT - Kinh doanh nhóm sản phẩm thân thiện với môi trường. - Kinh doanh thêm nhóm sản phẩm giá trị thấp cho thị trường nuôi mật độ thưa. - Mở rộng liên ngành và địa phương trong việc quản lý dịch bệnh thủy sản và nắm bắt thông tin thị trường. - Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với đại lý-người chủ địa phương. - Quan tâm đến việc đào tạo nhân viên các kiến thức về kỹ thuật chuyên môn và kiến thức kinh doanh. 2.3.2 Những nhận định các vấn đề trong khâu phân phối tại công ty TNHH phát triển thủy sản Quốc tế. Trên cơ sở phân tích SWOT về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra một số nhận định và giải pháp đề xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Quốc Tế trong thời gian tới và phát triển thủy sản bền vững, cụ thể như sau: Chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, tình hình nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, người nuôi thiếu vốn sản xuất phải trông chờ vào đại lý – nhà phân phối tại địa phương. Vì vậy họ phụ thuộc và chịu sức ép từ đại lý. Do vậy, công ty cần xác định lại mục tiêu, nên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoidung.doc
  • docbia.doc
  • docphan phu.doc
Tài liệu liên quan