Luận văn Giải pháp phát triển chứng khoán vốn công ty giai đoạn hậu cổ phần hóa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VỐN 4

1.1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỨNG KHOÁN VỐN 4

1.1.2 PHÂN LOẠI CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN TTCK 5

1.1.3 CHỦ THỂ NIÊM YẾT 5

1.1.4 ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN TTCK VIỆT NAM 7

1.1.5 QUY TRÌNH NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN TTCK 8

1.2 PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CTYCP VÀ TTCK 10

THÔNG QUA THỰC HIỆN NIÊM YẾT

1.2.1 LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA MỘT CTYCP THAM GIA NIÊM YẾT 10

1.2.1.1 Lợi ích của CTYCP khi tham gia niêm yết 10

1.2.1.2 Rủi ro của việ niêm yết cổ phiếu 12

1.2.2 THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA TTCK KHI TIẾP NHẬN 14

NIÊM YẾT CỔ PHIẾU

1.2.2.1 Các tác động thuận lợi 14

1.2.2.2 Các tác động bất lợi 15

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 15

1.3.1 CỘNG HOÀ SEC 15

1.3.2 BA LAN 16

1.3.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HO?T Ð?NG V THAM GIA 20

NIÊM YẾT CỔ PHIẾUCỦA CÁC CÔNG TY SAU CỔ PHẦN HÓA

2.1 THỰC TRẠNG CỦA CÁC CÔNG TY SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ 20

2.1.1 VỀ TÀI CHÍNH 20

2.1.1.1 Sự tăng trưởng về quy mô và kết cấu vốn 20

2.1.1.2 Hiệu quả hoạt động qua các chỉ tiêu cơ bản 23

2.1.1.3 Các vấn đề tài chính khác 27

2.1.2 VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU 28

2.1.3 VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 29

2.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG HAI CHIỀU CỦA VIỆC NIÊM YẾT CỔ PHIẾU

TRÊN TTCK THỜI GIAN QUA 30

2.2.1 ĐẶC TÍNH VÀ CÁN CÂN CUNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG 31

CỔ PHIẾU THỜI GIAN QUA

2.2.1.1 Đặc tính thị trường cổ phiếu Việt Nam 31

2.2.1.2 Cán cân cung cầu 34

2.2.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA 38

CÁC CTYCP ĐANG NIÊM YẾT

2.2.2.1 Đặc điểm và hiệu quả hoạt động 37

2.2.2.2 Vai trò các CtyCP trên TTCK 43

2.3 NGUYÊN NHÂN CÁC CTYCP CHƯATHAM GIA NHIỀU VÀO TTCK

NIÊM YẾT 46

2.3.1 NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ BẢN THÂN NỘI TẠI CỦA CÁC DNNN CPH 46

2.3.2 NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA CÁC CƠ QUAN CHỦ QUẢN, 48

CÁC BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG

2.3.3 DO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ GẮNCPH DNNN VỚI NIÊM YẾT 49

2.3.4 CÁC YẾU TỐ KHÁC 50

2.3.4.1 Do những quy định của nhà nước 50

2.3.4.2 Sự hấp dẫn của thị trường OTC 51

2.3.4.3 Hoạt động của các công ty chứng khoán 52

2.3.4.4 Chế độ kế toán kiểm toán 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỨNG KHOÁN VỐN 55

CỦA CÁC CTY GIAI ĐOẠN HẬU CỔ PHẦN HOÁ

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 55

3.1.1 ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NIÊM YẾT 55

CỦA CÁC CTYCP SAU CPH

3.1.2 CÁC TÁC ĐỘNG NGOẠI LỰC TẠO SỨC ÉP 56

LÊN VIỆC NIÊM YẾT TRÊN TTCK CỦA CÁC CTYCP

3.1.2.1 Tác động của hội nhập 56

3.1.2.2 Sức ép tăng cầu cổ phiếu niêm yết trên TTCK VN thời gian tới 58

3.1.2.3 Chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước tạo thuận lợi 59

cho việc niêm yết

3.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 60

3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT 60

3.2.1.1 Phát triển cổ phiếu niêm yết từ chương trình cổ phần hoá 61

3.2.1.2 Phát triển cổ phiếu niêm yết từ chương trình phát hành 65

tăng vốn của các CtyNY

3.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ CHẤT LƯỢNG CỔ PHIẾU 65

3.2.2.1 Về phân phối cổ tức 66

3.2.2.2 Về quản trị công ty 67

3.2.3 NHÓM CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ 71

3.2.3.1 Phát triển mạng lưới các công ty chứng khoán 71

3.2.3.2 Xây dựng hệ thống công bố thông tin trên TTCK 73

3.2.3.3 Giải pháp tác động cầu để kích cung 75

3.2.3.4 Đa dạng hoá và tăng cường cung cấp các sản phẩm có liên quan đến 77

cổ phiếu niêm yết

3.2.3.5 Kiện toàn môi trường pháp lý và các chính sách 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển chứng khoán vốn công ty giai đoạn hậu cổ phần hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m yết là tài chính minh bạch, nên các CtyNY không thể che dấu thực trạng kinh doanh của mình. o Các chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng hơn, tạo thuận lợi cho việc kích cầu của thị trường. Có càng nhiều nhà đầu tư tham gia thì CtyNY càng phải chịu áp lực dò xét, đánh giá của thị trường . o Tỷ lệ quy định nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN tăng từ 30% lên 49% đã đẩy vào thị trường một dòng vốn đầu tư mạnh và có chọn lọc khắt khe. Các CtyNY đối mặt với một lực lượng đầu tư có tính chuyên nghiệp cao, sự phân tích nhận định chính xác và hiệu quả hơn. o Sự hiện diện trên TTCK cũng làm cho tên tuổi, thương hiệu của các CtyNY được công chúng chú ý đến nhiều hơn, nên mỗi sự kiện tốt xấu liên quan đến doanh nghiệp đều được quan tâm. - 47 - Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của các CtyNY được phản ảnh vào giá cả và khối lượng cung cầu cổ phiếu, phần nào cho thấy thị trường vận động ngày một hiệu quả hơn. TTCK đang có sự sàn lọc ngày một chặt chẽ hơn, nhất là khi bộ phận nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường ngày một đông. Đây chính là một lực bẩy để doanh nghiệp luôn phải cố gắng và nổ lực trong hoạt động vì tên tuổi và vị thế của mình trên thị trường. Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng tại một số CtyNY Đơn vị tính: tỷ đồng Mà CK Lũy kế 9 tháng năm 2006 % so với kế họach năm 2006 Doanh thu LNST Doanh thu LNST AGF 866.00 33.00 102.00% 121.00% BBC 235.40 9.70 64.00% 76.00% BBT 45.80 1.43 61.00% 26.86% BPC 98.70 5.70 74.00% 74.00% BT6 300.10 22.50 105.00% 120.00% CAN 129.70 5.70 59.00% 78.00% CII 26.70 35.92 67.00% 97.00% DPC 43.30 2.10 72.00% 84.00% FPC 399.00 17.00 99.00% 57.00% HAS 91.50 9.10 79.00% 100.00% HTV 65.50 9.90 84.00% 112.00% KDC 727.30 126.00 69.00% 97.00% NKD 279.80 40.60 70.00% 102.00% - 48 - PNC 128.40 3.40 66.00% 65.00% REE 623.10 171.60 80.00% 170.00% RHC 25.00 7.90 48.00% 76.00% SAM 892.00 93.80% SFC 475.50 6.10 76.00% 155.00% SHC 53.00 2.60 73.30% 66.00% SSC 111.40 22.50 77.00% 68.00% TMS 92.00 12.10 68.00% 81.00% TNA 185.10 4.10 99.00% TS4 84.90 4.30 57.00% 138.00% TYA 999.00 67.50 107.00% 136.00% VNM 4,762.00 570.00 75.00% 104.00% (Nguồn : Tạp chí đầu tư chứng khoán T10/2006) 2.2.2.2. Vai trò các CtyCP trên TTCK Trên TTCK London, khoản 1/3 là chứng khoán có lãi suất (Cphủ phát hành, chứng khoán nợ, cho vay và cổ phiếu ưu đãi do công ty phát hành) còn lại 2/3 là cổ phiếu thường (vốn cổ đông). Trong khi đó lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay là rất ít. Từ năm 2000 đến giữa 2006, hành trình niêm yết cổ phiếu của các CtyCP thay đổi đồng bộ theo chiều hướng tăng lũy kế, mức độ tăng là rất thấp về chủng loại và khối lượng, cụ thể - 49 - Bảng 2.8 : Diễn biến niêm yết cổ phiếu từ năm 2000 - 2006 Nguồn : TTGDCK TpHCM Kết quả đến hết 6 tháng đầu năm 2006, khối lượng niêm yết đã tăng lên đến 302,8% so với năm 2005. Trong các loại hàng hoá niêm yết trên TTGDCK, thì trái phiếu chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm 92,04% tổng giá trị niêm yết, trong khi cổ phiếu chỉ chiếm 7,44%. Tổng giá trị cổ phiếu đạt 4.254 tỷ đồng, tương đương 0,53% GDP, mức vốn hoá TTCP đạt trên 28.809 tỷ đồng, tương đương 3,5%GDP. Còn tính cả giá trị thị trường của trái phiếu và chứng chỉ quỹ thì tổng giá trị thị trường mới đạt 57.219 tỷ đồng. So sánh với mục tiêu chiếm 10- 15% GDP vào năm 2010 theo đề xuất của chính phủ thì con số này còn rất thấp. Vào những tháng cuối năm 2006 thị trường cổ phiếu gần như đảo lộn với số lượng lớn các cổ phiếu lên sàn, tăng khoảng khoảng 162 cổ phiếu, như những phân tích trong cán cân cung cầu ở phần trên. Sự biến động trong quy mô khối lượng cổ phiếu cũng như mức độ vốn hoá thị trường làm cho mọi dự đoán của chính phủ trở nên lạc hậu. Tổng mức vốn hoá toàn bộ thị trường là 220.000 tỷ đồng tương đương 13,8 tỷ USD gấp 48 lần thời điểm tháng 07/2005, và chiếm 22,6% GDP trong khi dự định của Chính phủ chỉ là 10-15% GDP vào năm 2010. Và với sự kiện này vai trò của các CtyNY được nâng lên ở một cấp bậc mới, thị Năm Số loại cổ phiếu Khối lượng niêm yết % tăng/ giảm Số cổ phiếu niêm yết tích luỹ 2000 5 32.117.840 - 5 2001 5 16.243.880 - 49,4 % 10 2002 10 51.601.620 217,7 % 20 2003 2 12.037.740 -76,7 % 22 2004 4 21.585.311 79,3 % 26 2005 6 58.163.824 169,5 % 32 2006 * 162 - - 194 Tổng cộng 194 - 194 - 50 - trường cổ phiếu trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và đang khơi dậy sự tò mò của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bên cạnh đó là làn sóng tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung trên thị trường niêm yết. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy các CtyNY đã bắt đầu tận dụng được ưu thế của việc niêm yết vào chiến lược tìm vốn của mình. Tuy không tăng về chủng loại cổ phiếu nhưng việc phát hành bổ sung đã góp phần tăng khối lượng niêm yết, kéo theo tăng quy mô của thị trường, đồng thời cũng góp phần xoa dịu cơn sốt thiếu hàng của TTCK thời gian qua. Bảng 2.9 : Tình hình phát hành cổ phiếu bổ sung đến 30/06/2006 Công ty Mã CP Số đợt KLNY GTNY (tr.đ) AGIFISH HOAAN GLIMEX GEMADEPT HAPACO HACISCO KINHDO KHAHOMEX LAFOOCO NORTHKINHDO PNC REE SACOM TRANSIMEX SAIGON TRIBECO SEAPRIEXCO No.4 TAYA VIETNAM AGF DHA GIL GMD HAP HAS KDC KHA LAF NKD PNC REE SAM TMS TRI TS4 TYA 1 1 3 4 3 1 1 3 1 2 1 3 3 2 1 1 1 208.904 349.962 2.900.000 17.616.860 2.842.251 400.000 4.999.980 1.391.750 1.909.840 3.399.997 1.000.000 13.174.274 16.016.981 2.090.000 758.060 1.500.000 547.960 2.089 3.500 29.000 176.169 28.423 4.000 50.000 13.918 19.098 34.000 10.000 131.743 160.170 20.900 7.581 15.000 5.480 CỘNG 69.531.801 695.318 (Nguồn: TTGDCK Tp.HCM, trích tạp chí chứng khoán Việt Nam số tháng 07/2006) - 51 - Tuy nguồn cung cổ phiếu đã bắt đầu có xu hướng tăng mạnh, nhưng nếu đánh giá trên khía cạnh số lượng CtyNY so với số lượng các DNNN được CPH thì tỷ lệ CtyNY/DNNN CPH từ năm 2000 đến năm 2005 cực thấp, 32 CtyNY trên tổng số gần 3000 DNNN CPH. Ngay cả đến năm 2006, được xem là một bức phá về số lượng các công ty tham gia niêm yết, thì tỷ lệ này cũng chỉ đạt không tới 5,68%. Vì trong số 194 CtyNY bao hàm cả các doanh nghiệp ĐTNN và CtyCP không ra đời từ CPH. Bảng 2.10 : Đối chiếu tiến trình CPH và thực hiện niêm yết (Nguồn : Ban ĐM & PTDN , TTGDCK ) Qua sự tăng trưởng về quy mô niêm yết và mức độ giao dịch trên thị trường thời gian qua, cổ phiếu các CtyCP đã từng bước khẳng định vai trò trung tâm, một vai trò thúc đẩy sự phát triển TTCK. Thế nhưng đến thời điểm này mức độ hiện diện của cổ phiếu vẫn nhỏ bé về số lượng, còn chất lượng vẫn đang chờ một sự sát hạch của thị trường sau sự gia nhập ồ ạt vừa qua. Nhìn chung sự phát triển của cổ phiếu các CtyCP vẫn chưa tương xứng với vị thế mà thị trường đã trao ban. Ngay cả đến những CtyNY đang tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, thì phần đông việc tăng vốn này cũng chưa thực sự gắn với mục đích kinh doanh rõ ràng, chiến lược đầu tư hiệu quả. Mà đa phần các công ty tăng vốn để tập trung đầu tư vào xây dựng cao ốc, văn phòng trên cơ Năm 1992 - 1999 2000 2001 200 2 2003 200 4 200 5 2006* Số lượng các DNNN CPH 376 212 205 164 532 753 754 420 Số lượng các DNNN CPH luỹ kế 376 588 793 957 1489 2.24 2 2.99 6 3.416 Số lượng các CTyNY 5 10 20 22 26 32 194 Tỷ lệ CtyNY/DNNN CPH 0,85 1,26 2,08 1,48 1,15 1,07 5,68 - 52 - sở lợi thế về bất động sản khi CPH DNNN. Trong khi các doanh nghiệp chưa thực sự đủ thông tin cũng như năng lực đánh giá những rủi ro, biến động cung cầu trên thị trường . Tóm lại, lộ trình hội nhập đang từng bước bộc lộ rõ các tác động tích cực trên thị trường vốn Việt Nam, mà cụ thể nhất là TTCK. Hàng hoá không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn còn thấp so với yêu cầu của hội nhập sắp tới. Lộ trình niêm yết của các CtyCP cần được thực hiện nhanh và mạnh hơn nữa, trên một phạm vi rộng hơn. 2.3. NGUYÊN NHÂN CÁC CTYCP CHƯA THAM GIA NHIỀU VÀO TTCK NIÊM YẾT 2.3.1. NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ BẢN THÂN NỘI TẠI CỦA CÁC DNNN CPH ¾ Một bộ phận lớn DNNN được CPH có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh thua lỗ, điều hành và quản lý yếu kém. Bên cạnh đó là rất nhiều CtyCP chưa có thay đổi tích cực, trong công tác quản trị, tư duy và phương pháp quản lý, tác phong lề lối làm việc vẫn còn theo kiểu DNNN. Đội ngũ lãnh đạo đa phần đều là bộ máy quản lý cũ, không đem lại cho CtyCP một khuôn mặt mới. Do vậy dù thực hiện CPH, các công ty này vẫn chưa thuyết phục được lòng tin của công chúng đầu tư, kết quả là bán đấu giá cổ phiếu ra công chúng nhưng không có nhiều nhà đầu tư quan tâm. ¾ Các CtyCP không có nhu cầu về vốn. Ở một số các CtyCP có năng lực kinh doanh yếu, trình độ quản trị kém, vốn ít, trang thiết bị lạc hậu, họ chỉ hoạt động cầm chừng và trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước. Tình trạng này dẫn đến việc các công ty không có tiềm lực cũng như khả năng xây dựng nên các dự án đầu mới, nên họ không có nhu cầu huy động vốn công khai, minh bạch qua TTCK . ¾ Về mặt nhận thức, các công ty sau CPH, nhất là nhưng công ty có cổ phần nhà nước chi phối, vẫn chưa bỏ được thói quen ỷ lại, trông chờ vào cơ chế được - 53 - vay ưu đãi từ nhà nước. Họ chưa chủ động trong việc giải quyết nguồn vốn, cũng không cảm thấy áp lực phải tìm đến TTCK vì một nguồn vốn lớn và ổn định, trái lại họ bị căng thẳng vì quy định phải công bố thông tin. ¾ Đối với vấn đề công bố thông tin và minh bạch tài chính . Về tâm lý, một số nhà quản lý doanh nghiệp lo lắng về việc các bí quyết kinh doanh sẽ bị lộ khi thực hiện công bố công khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên TTCK, áp lực về tăng trưởng và chi trả cổ tức, áp lực về quản trị doanh nghiệp, báo cáo kiểm toán ngặt nghèo. Những điều này làm ảnh hưởng đến việc hình thành và ra quyết định chiến lược của công ty, các CtyNY sẽ phải phơi bày thông tin về mình trong khi các đối thủ kinh doanh lại “ẩn nấp”. Các nhà quản lý cảm nhận được sự bất công khi tham gia niêm yết thì phải công bố thông tin trong khi các doanh nghiệp không tha gia thì không bị ràng buộc về vấn đề này.Bên cạnh đó, còn là mối lo ngại về nguy cơ thâu tóm, sáp nhập công ty khi tham gia niêm yết trên TTCK. Trình độ nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý công ty chưa đáp ứng yêu cầu của một CtyNY, thiếu kiến thức và thông tin về chứng khoán và TTCK. ¾ Do mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc tính riêng, những chiến lược riêng nên việc niêm yết trên TTCK không phải là chọn lựa duy nhất. o Ngoài nguồn vốn từ TTCK, các CtyCP có thể huy động vốn theo các phương thức như vay ngân hàng, thuê tài chính, huy động từ các quỹ đầu tư … Những nguồn vốn này đôi khi được ưu đãi với chi phí rẻ hơn từ nhà nước hay các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, hay từ mối quan hệ do bản thân công ty có được. o Bản thân doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn ngân hàng – tăng tỷ trọng nợ trên tổng tài sản ) nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh - 54 - o Doanh nghiệp chưa an tâm về khả năng thành công của đợt phát hành thấp, không huy động đủ số vốn yêu cầu. Trong khi tham gia niêm yết doanh nghiệp phải tốn kém chi phí niêm yết, chi phí kiểm toán. ¾ Các công ty đã CPH chưa có hệ thống quản trị tốt, mang tính chuyên môn cao nên việc cập nhật và xử lý thông tin, dữ liệu, số liệu quyết toán còn chậm. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại và làm chậm việc công bố thông tin. ¾ Đối với các công ty mà nhà nước giữ cổ phần chi phối chưa đủ điều kiện để thực hiện niêm yết ( số lượng cổ phiếu bán ra ngoài, số lượng cổ đông bên ngoài chưa đủ theo quy định). 2.3.2. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA CÁC CƠ QUAN CHỦ QUẢN, CÁC BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG ¾ Ở góc độ nhà nước, việc CPH các DNNN là hướng tới đổi mới bộ máy, cơ cấu quản trị và sở hữu của doanh nghiệp. Nhưng ở cấp độ của cơ quan chủ quản, việc tiến hành CPH các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Do vậy dẫn đến tình trạng các cơ quan chủ quản thực hiện CPH chỉ để hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao, nhằm đạt được thành tích trong nhiệm vụ về CPH DNNN. Đa phần các cơ quan chủ quản không muốn mất quyền lợi của mình từ các DNNN nên họ thích hình thức CPH mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối và đương nhiên không thích việc phải niêm yết trên TTCK. ¾ Bên cạnh đó khi các DNNN CPH bán bớt cổ phần, tham gia niêm yết hay đăng ký giao dịch, các cơ quan chủ quản sẽ bị mất mát ảnh hưởng quyền lợi, sự chi phối của mình đối với doanh nghiệp. Đây là một rào cản tâm lý (và lợi ích) không dễ vượt qua. ¾ Một số doanh nghiệp thuộc cơ quan chủ quản có công tác chuyên môn không thuộc về kinh tế, họ phải lo cho công tác chuyên môn nên không đủ thòi gian để nghiên cứu lựa chọn và quyết định có nên niêm yết hay không, và có bán bớt cổ - 55 - phần hay không . Một số các doanh nghiệp thuộc diện phải niêm yết, song do phải chờ đợi sự chỉ đạo từ các Tcty nắm cổ phần chi phối, trong khi các Bộ ngành lại chậm đưa ra ý kiến chỉ đạo cụ thể. Cụ thể như trường hợp của CtyCP in và bao bì Mỹ Châu thuộc Tcty rau quả hay Cty Bột Giặt NET thuộc Tcty hoá chất… ¾ Số lượng các CtyCP mà nhà nước giữ cổ phần chi phối còn quá cao (gần 40% trong số hơn 3000 DNNN CPH). Điều này một mặt tạo cho các cơ quan chủ quản tiếp tục chi phối doanh nghiệp và đương nhiên họ không muốn niêm yết vì phải công khai, minh bạch tài chính, đe dọa đến quyền lợi của họ. Mặt khác tạo ra tâm lý lo ngại ở các nhà đầu tư chiến lược, làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu, không thu hút được họ tham gia quản lý, những người có khả năng để tạo một sức sống mới cho doanh nghiệp . ¾ Do niêm yết cổ phiếu là công việc mới mẻ đòi hỏi nhiều thời gian và sự am hiểu tận tường về chứng khoán và TTCK, nên các Bộ, ngành và địa phương chưa có kế hoạch và những triển khai, mạnh mẽ và kiên quyết. 2.3.3. DO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ GẮN CPH DNNN VỚI NIÊM YẾT ™ Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp , Việt Nam tiến hành CPH theo 3 hình thức với tỷ trọng : o Bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu : 43,4%. o Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại DN : 26% o Bán toàn bộ vốn nhà nước tại DN : 15,5% o Giữ nguyên vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu : 15,1% Và thực tế trong 3000 DNNN đã CPH : o CtyCP không có cổ phần nhà nước : 30% o CtyCP nhà nước có cổ phần không chi phối : 29% o CtyCP giữ cổ phần chi phối : trên 51% ™ Do việc thực hiện cổ phần hoá không triệt để, nghĩa là rất nhiều các DNNN tiến hành CPH theo kiểu hình thức mới nội dung cũ, nên cả trước và sau cổ phần - 56 - hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp không có chuyển biến nhiều, nhất đối với những doanh nghiệp có thực trạng tài chính không lành mạnh. Việc niêm yết gắn với yêu cầu kiểm toán độc lập là điều mà doanh nghiệp này không muốn đương đầu. ™ Cơ chế CPH gắn với niêm yết trên TTCK mới dừng lại ở khâu đưa DNNN CPH ra bán cổ phần lần đầu ở TTGDCK. Còn khâu đưa cổ phiếu lên niêm yết thì nhà nước chưa có cơ chế ràng buộc. ™ Đối với các công ty tổ chức đấu giá công khai trên thị trường tính đại chúng cũng còn thấp. Nhiều công ty thực hiện tổ chức bán đấu giá cổ phần nhưng không đảm bảo phát hành ra công chúng mà chỉ giới hạn trong một vài tổ chức cá nhân. Tình trạng này dẫn đến số lượng cổ đông của các công ty không đáp ứng được các điều kiện tham gia niêm yết. ™ Đối với chính sách ưu đãi thuế cho các CtyNY, vẫn tồn tại một sự bất cân xứng trong yêu cầu công bố thông tin đối và được hưởng chính sách ưu đãi thuế. Việc công bố thông tin, minh bạch, công khai tài chính chưa được thực hiện đúng, và đầy đủ ở toàn bộ các công ty. Trong khi chính sách ưu đãi thuế vẫn được áp dụng rộng rãi. ™ Nhà nước chưa có những chính sách thực sự hấp dẫn, chưa có sự khuyến khích mạnh mẽ đối với các CtyCP thuộc diện niêm yết, để họ vượt qua tâm lý e ngại bị sáp nhập hay lo lắng thiếu vắng những nhà đầu tư lớn. 2.3.4. DO CÁC YẾU TỐ KHÁC 2.3.4.1. Do những quy định của nhà nước ¾ Hệ thống pháp luật còn những khe hở và thiếu tính thống nhất đồng bộ, và bình đẳng như : Các CtyCP không lên sàn niêm yết thì không bị ràng buộc bằng các chế tài cụ thể về vấn đề công khai thông tin. Điều này vô hình chung tạo ra một thế cạnh tranh bất bình đẳng giữa các CtyCP niêm yết và CtyCP không niêm yết. - 57 - Các quy định đối với hoạt động phát hành chứng khoán không áp dụng bình đẳng cho các đối tượng. Vẫn tồn tại những công ty phát hành đại chúng mà không bị quản lý, không phải công khai thông tin, không phải áp dụng cách thức quản trị công ty theo chuẩn. Và đã là công ty đại chúng thì luôn có thể huy động vốn mà không nhất thiết phải niêm yết trên TTCK. Chính điều này làm cho việc niêm yết và giao dịch trên TTCK kém phần hấp dẫn. ¾ Các quy định pháp luật về phát hành và niêm yết chứng khoán vẫn chưa thực phù hợp, linh hoạt cũng như chưa tạo được thuận lợi cho các công ty phát hành, niêm yết và giao dịch. Chẳng hạn , Thủ tục và hồ sơ niêm yết bị kéo dài do khâu chuẩn bị hồ sơ chưa đầy đủ, phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần. Quy định tăng vốn chỉ đươc thực hiện sau 1 năm kể từ ngày CPH. Các quy định niêm yết của TTCK Việt Nam còn khá đơn giản, chi gồm những quy định niêm yết cơ bản dành cho trái phiếu và cổ phiếu, chưa đi vào chi tiết như những nước trong khu vực. Ví dụ như Hàn Quốc, quy định niêm yết rất coi trọng việc phân tán sở hữu và bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số; quy định về công bố thông tin được quản lý chặt chẽ gắn với một hệ thống xử lý vi phạm và các thông lệ giám sát nghiêm ngặt; khi đánh giá tư cách niêm yết, xem xét đến các yêu cầu định tính như tính liên tục trong quản lý kinh doanh và việc xây dựng hệ thông công bố thông tin.Trong khi Việt Nam ít quan tâm đến việc tập trung sở hữu cũng như chưa đề cập đến những vấn đề trên một cách đầy đủ. 2.3.4.2. Sự hấp dẫn của thị trường OTC So với thị trường niêm yết chính thức thì thị trường OTC ra đời rất sớm, từ năm 1997, dưới hình thức chợ đen và khá là quen thuộc với giới đầu tư chứng khoán. Cho đến nay, thị trường OTC giao dịch với tổng số vốn lớn gấp hàng chục - 58 - lần thị trường cổ phiếu niêm yết. Và OTC được xem như phần chìm của TTCK, nằm ngoài tầm của các cơ quan quản lý . Theo báo cáo của công ty Merrill Lynch thì tính thanh khoản của thị trường OTC cao hơn thị trường niêm yết 6 - 7 lần. Hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do diễn ra sôi động và hấp dẫn hơn nhờ tính dễ dàng thuận tiện. Các cổ đông muốn mua bán, chuyển nhượng chỉ cần thỏa thuận và trả tiền trực tiếp với nhau. Trong khi nếu công ty niêm yết thì việc mua bán phải đăng ký lưu ký, sau một thời gian quy định mới hoàn tất giao dịch. Các cổ đông do chưa quen với các giao dịch tài chính chuyên nghiệp, nên họ khá e ngại cách thức giao dịch này. Trong nghiên cứu công bố vào T09/2006, HSBC cũng nhận định số lượng cổ phiếu ở dạng “blue chip”, có tính thanh khoản cao được giao dịch trên thị trường OTC cao hơn nhiều so với sàn niêm yết. Theo số liệu của SSI, hiện có gần 40 loại cổ phiếu được giao dịch thường xuyên trên thị trường OTC, với tổng giá trị vốn hoá đạt 3,9 tỷ USD trong khi toàn thị trường niêm yết có tổng giá trị vốn hoá là 3 tỷ USD. Mặc dù hoạt động khá sôi nổi, nhưng thị trường OTC với độ tin cậy không cao, hàm chưa nhiều rủi ro trong giao dịch, giá cả mua bán không theo quy luật, có thể vượt quá cao hay tụt xuống quá thấp so với giá trị thực dẫn đến thiệt hại cho cả người mua và người bán. Hơn nữa trên thị trường này người mua, người bán khó gặp nhau. Do vậy, chỉ nên coi thị trường OTC là một bước đệm, một giai đoạn để các công ty tập dợt trước khi lên sàn niêm yết. 2.3.4.3. Hoạt động của các công ty chứng khoán Trong cơ chế vận hành của TTCK, các CtyCK giữ vai trò làm chất xúc tác thiết yếu cho TTCK phát triển. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, và tư vấn phát hành/niêm yết thời gian qua còn rất nhiều hạn chế. - 59 - Các CtyCK thực hiện giải quyết thủ tục, hồ sơ cấp phép niêm yết thường mất nhiều thời gian. Một phần do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các CtyCK với nhau, và giữa CtyCK vơi UBCKNN. Phần khác do một số quy định pháp luật còn chưa phù hợp với thực tế, lại thiếu những hướng dẫn rõ ràng về chế độ chính sách cho các CtyCK . Các CtyCK chưa có những đầu tư tốt về thời gian, con người cũng như tài chính, hạ tầng thoã đáng. Khâu chuẩn bị hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu tính chuyên nghiệp nên mất thời gian bổ sung, sửa đổi, các báo cáo tài chính cũng được kiểm tra chưa nghiêm ngặt. Bên cạnh đó công tác quảng bá, tuyên truyền, tiếp thị và thái độ tôn trọng khách hàng chưa được các CtyCK quan tâm đúng mức. 2.3.4.4. Chế độ kế toán kiểm toán Từ năm 2000, Việt Nam đã ban hành và công bố 22 chuẩn mực kế toán(VAS) và 33 chuẩn mực kiểm toán (VSA). Tuy còn cần rất nhiều bổ sung, cải tiến, song những chuẩn mực này được đánh giá là theo xu hướng các chuẩn mực quốc tế . Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán và thực hiện công tác kiểm toán tại các công ty sau cổ phần hoá còn rất hạn chế, nguyên nhân là do : o Bản thân các CtyCp sau CPH vẫn chưa có thái độ quan tâm đúng mức, đối công tác kế toán, kiểm toán. Các công ty chưa đánh giá đúng vai trò của công tác kế toán, kiểm toán là nhân tố khách quan cơ bản tác động đến chất lượng thông tin tài chính của công ty. o Việc cổ phần hoá tạo nên một sự chuyển đổi hạch toán, một số công ty chưa hoàn toàn thích nghi với các chuẩn mực mới ban hành trong thực hiện các nghiệp vụ kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf460721.pdf
Tài liệu liên quan