Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

 

MỤC LỤC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TTQT

1.1. TTQT và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân

1.1.1. Sự hình thành của hoạt động TTQT.

1.1.2. Khái niệm TTQT.

1.1.3. Vai trò của TTQT.

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung.

1.1.3.2. Đối với hoạt động inh doanh của ngân hàng.

1.1.3.3. Đối với các nhà xuất nhập khẩu.

1.2. Nội dung thanh toán quốc tế.

1.1.4. Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ TTQT.

1.1.4.1. Các nguồn luật điều chỉnh về séc.

1.1.4.2. Các nguồn luật áp dụng trong phương thức TTQT.

1.1.5. Các điều kiện TTQT.

1.1.4.3. Đồng tiền sử dụng trong TTQT.

1.1.4.4. Địa điểm TTQT.

1.1.4.5. Thời gian TTQT.

1.1.4.6. Các phương tiện TTQT.

1.1.4.7. Các phương thức TTQT.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.

1.1.5. Tỷ giá hối đoái.

1.1.6. Tình trạng Xuất nhập khẩu, trình độ sản xuất, tài nguyên và vị trí địa lí quốc gia.

1.1.7. Sự ổn định của chính trị- xã hội.

1.1.8. Sự ổn định của các chính sách kinh tế vĩ mô.

1.1.9. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của NHNTVN.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNTVN.

2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của NHNTVN.

2.1.4. Tình hình hoạt động TTQT của NHNTVN trong những năm gần đây.

2.2. Thực trạng TTQT tại NHNTVN.

2.2.1. Thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ.

2.2.1.1. Thị phần thanh toán xuất khẩu qua NHNTVN.

2.2.1.2. Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác.

2.2.1.3. Tình hình các thị trường NHNTVN tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C.

2.3. Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương trongnhững năm qua.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHẤP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNTVN.

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu.

3.1.1. Các giải pháp vi mô.

3.1.1.1. ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

3.1.1.2. Giải pháp an toàn trong hoạt động TTQT.

3.1.1.3.Thực hiện tốt công tác quản trị điều hành.

3.1.1.4. Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ TTQT.

3.1.1.5 Đa dạng hoá các dịch vụ kinh tế đối ngoại.

3.1.2. Các giải pháp vĩ mô

3.1.2.1 Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT.

3.1.2.2. Cải thiện cán cân TTQT

3.1.2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

3.1.2.4 Cũng cố và phát triển quan hệ đại lí với các ngân hàng nước ngoài

3.1.2.5 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng

3.2 Một số kiến nghị

3.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Ngoai Thương Việt nam

3.2.1.1 ứng dụng Markerting trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

3.2.1.2 Đối với việc an toàn trong hoạt động TTQT

3.2.1.3 Về công tác tổ chức quản lý

3.2.1.4 Đối với việc thực hiện các giải pháp về con người

3.2.1.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đa dang hóa các dịch vụ kinh doanh đối ngoại

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

3.3.21. Phát triển va hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

3.3.2.2 Cũng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài

3.3.3. Kiến nghị đối với chính phủ va cơ quan chức năng

3.3.3.1 Hoàn thiện và ổn định các chính sách.

3.3.3.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động TTQT

3.3.3.3 Thực hiện cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và cải thiện TTQT

3.3.3.4 Về hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng.

KẾT LUẬN

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án được tiền. Những rủi ro này nằm ngoài mong muốn của hai phía, là những rủi ro bất khả kháng và thông thường không có những bảo hiểm rủi ro dạng này. 1.3.4. Sự ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có mục đích điều tiết các hoạt động kinh tế. Những chính sách này luôn nhằm mục tiêu đem lại lợi ích tốt nhất cho đất nước. Sự ổn định và tính đúng đắn của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và TTQT. Ví dụ như chính sách thuế của Nhà nước, khi thuế nhập khẩu cao, hàng hoá nhập khẩu vào nước đó giảm đi và hoạt động TTQT sẽ giảm theo, hoặc nếu Nhà nước cấm nhập khẩu một hay một số mặt hàng nào đó thì cũng có tác động tương tự đến hoạt động TTQT. Chính sách ngoại hối của Chính phủ nếu không đúng đắn, dám sát cung cầu trên thị trường sẽ tác động xấu đến các Ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu TTQT. Như vậy các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia co tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và TTQT. Do đó, để hoạt động TTQT phát triển thì các quốc gia phải chú ý đến sự ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô. 1.3.5. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Trong TTQT, vai trò của các Ngân hàng là không thể thiếu, hiếm khi xảy ra trường hợp các bên tham gia mua bán tự thanh toán tiền hàng với nhau. Các Ngân hàng có nhiệm vụ phải đứng ra thay mặt người xuất khẩu đòi tiền người nhập khẩu đồng thời có nghĩa vụ đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu. Không có các Ngân hàng thì hoạt động TTQT sẽ bị ngưng trệ. Để có thể thực hiện tốt chức năng của mình trong hoạt động TTQT, trước hết các Ngân hàng phải có khách hàng trong việc thực hiện thanh toán. Bên cạnh đó Ngân hàng phải có uy tín và vị thế trên trường quốc tế. Do hoạt động TTQT được thực hiện trên phạm vi quốc tế cho nên một Ngân hàng không có uy tín sẽ gây tâm lý e ngại, không thu hút được khách hàng tham gia thanh toán tại Ngân hàng của mình. Ngoài ra Ngân hàng cũng phải luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người nhập khẩu trong việc cấp tín dụng hay bảo lãnh các hợp đồng ngoại thương các điều kiện về lãi xuất, tỷ lệ ký quỹ, điều kiện được vay vốn….để hoạt động xuất nhập khẩu và TTQT được thực hiện dễ dàng. Để hoàn thành vai trò của mình, điều quan trọng nhất là trình độ nghiệp vụ của các cán bộ Ngân hàng phải đủ để phát hiện những thiếu sót, sai khác trong hợp đồng, chứng từ hàng hoá…. đảm bảo lợi ích của khách hàng và Ngân hàng. Nếu cán bộ Ngân hàng không phát hiện ra những sai sót mà trả tiền cho người bán thì người mua có quyền từ chối thanh toán và Ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho những sai phạm này. Mặt khác, nếu Ngân hàng luôn đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng thì sẽ tạo được uy tín lớn, thu hút thêm nhiều khách hàng và đem lại nhiều lọi ích hơn cho Ngân hàng. Vì vậy vai trò trung gian thanh toán của các Ngân hàng rất quan trọng, không có sự tham gia của các Ngân hàng thì việc thực hiện thanh toán cho các giao dịch thương mại quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Ngân hàng muốn thực hiện tốt vai trò này thì luôn phải có những ưu đãi hợp lý để thu hút khách hàng, phải có tiềm lực đủ để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng cũng như phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ trình độ, kinh nghiệm. chương ii thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương Việt nam. 2.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam: 2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam: Sau thời kỳ phục hồi và cải tạo kinh tế ở miền bắc Việt nam, đI đôI với việc mở rộng tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng nhà nước Việt nam với nước ngoài, từ yêu cầu cấp thiết đó Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã ra đời vào ngày 1/4/1963, cho đến nay đã tròn 42 năm phấn đấu để xây dựng và trưởng thành.Ngân hàng Ngoại thương đã đóng góp xuất sắc cho thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điểm lại những hoạt động của ngân hàng Việt nam, ta nhận thấy rằng có lúc thăng lúc trầm nhưng nhìn chung Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã đạt được những bước tiến rõ rệt. Giai đoạn từ 1963-1975 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam hoạt động trong tình trạng chống Mỹ và còn lệ thuộc vào ngân hàng nhà nước Việt nam như một chi nhánh của ngân hàng này và tách biệt hẳn với ngân hàng hệ thống thế giới. sự phát triển về kỹ thuật ngân hàng có thể nói là rất chậm. Giai đoạn 1975-1989 là giai đoạn quá độ, bắt đầu có sự tiếp xúc trực tiếp với các ngân hàng trên thế giới và tiếp thu dần các phương tiện kỹ thuật thanh toán của ngân hàng tư bản trên thế giới. Mặc dù Ngân hàng Ngoại thương Việt nam vẫn còn là một vệ tinh của ngân hàng nhà nước Việt nam nhưng hoạt động được nới rộng hơn, hiệu quả hơn và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Giai đoạn 1990-1994 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam theo pháp lệnh ngân hàng đã trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh độc lập, bắt đầu theo một chính sách đổi mới hoạt động để tồn tại trong cơ chế thị trường có nhiều ngân hàng trong nước và ngoài nước cạnh tranh. có thể nói đây là giai đoạn chuẩn bị cất cánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, ngân hàng đã tăng dần tốc độ phát triển về mọi mặt để có thể đuổi kịp các ngân hàng khác trên thế giới về tầm cỡ cũng như về trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Mọi cố gắng tập trung vào trang bị kỹ thuật ngân hàng càng hiện đại hơn để trở thành một ngân hàng có đầy đủ uy tín trên bình diện quốc tế. Từ 1995 đến 2005 là thời kỳ NHNTVN đã có những bước tiến dài về mọi mặt 1996-1997 NHNTVN đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ visa và master card. cho đến nay NHNT là ngân hàng duy nhất Việt nam chấp nhận thanh toán bốn loại thẻ thông dụng nhất thế giới master, visa, amex, jcb đồng thời NHNT cũng là ngân hàng có bề dày nhất về cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng với mạng lưới cơ sở tiếp nhận thẻ lớn. tuy nhiên số lượng thẻ phát hành còn thấp, kém xa so với kế hoạch đề ra Chỉ vài năm sau, NHNTVN đã đuổi gần kịp với các ngân hàng khác trên thế giới về mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, được trang bị một hệ thống máy tính hiện đại và hệ thống liên lạc với các ngân hàng khác trên thế giới nhanh chóng hơn nhiều lân, phục vụ đắc lực cho khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt những năm1998-1999 do cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước Châu á cộng với thiên tai, lũ lụt làm cho toàn bộ nền kinh tế Việt nam đã bị ảnh hưởng mạnh, các chỉ số kinh tế đều đạt tỉ lệ tăng trưởng thấp. Trong bối cảnh đó NHNTVN có nhiều nổ lực để duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với mức trên 30%. Hoạt động tín dụng được cải thiện nhiều mặt. Vì vậy NHNTVN vẫn tìm được dự án khả thi để mở rộng đầu tư đặc biệt là tín dụng chung và dài hạn đối với các dự án thuộc các tổng công ty mạnh của nhà nước. Với thế mạnh về ngoại tệ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam vẫn giữ được vị trí hàng đầu tại thị trường, các sản phẩm ngân hàng mới của ngân hàng có chất lượng cao cũng được duy trì và phát triển. Trong những năm đổi mới hoạt động, NHNTVN đã dần ý thức được trách nhiệm ngày càng cao của mình và chính đIều này đã góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín của NHNTVN, chiếm được cảm tình và lòng tin của dân, nhiều doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Việt nam. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài nhưng NHNTVN vẫn là ngân hàng quen thuộc của đông đảo của các hãng xuất khẩu lớn nhỏ. Đồng thời NHNTVN đã tiến một bước rất dài trên con đường hội nhập trên con đường thanh toán và cộng đồng ngân hàng quốc tế, xứng đáng trở thành ngân hàng quốc tế có tầm cỡ. Chắc chắn với phương châm đổi mới và phát triển, với ý thức đầy bản lĩnh của một ngân hàng thương mại đối ngoại quốc gia, NHNTVN sẽ đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của giai đoạn mới, thích ứng với tình huống mới, tham gia vào tiến trình đổi mới hệ thống ngân hàng Việt nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước Việt nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam: Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức, trong thời gian qua Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã triển khai mô hình tổ chức mới theo loại hình doanh nghiệp nhà nước đặc biệt và sắp xếp lại tổ chức lại nội bộ để thực hiện các đề án hiện đại hoá công nghiệp ngân hàng. Bên cạnh đó NHNTVN còn có kế hoạch cụ thể về đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật viên ở trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ mới đang được áp dụng vào hệ thống ngân hàng. Trụ sở chính Trụ sở chính Phòng tổng hợp thanh toán Phòng Quản lý tín dụng Phòng tổng hợp S phân tcíh kinh tế Phòng đầu tư chứng khoán Phòng vốn Phòng công nợ Phòng Quan hệ Quốc tế Phòng khách hàng Phòng quản lý liên doanh Phòng Kế toán Tài chính Phòng Tín dụng Quốc tế Phòng Kế toán Quốc tế Phòng tổ chức cán bộ S đào tạo Phòng quản lý thẻ Văn phòng trung tâm thanh toán Phòng quản trị Trung tâm tin học Phòng báo chí Phòng Quản lý các Đề án công nghệ Phòng pháp chế Phòng thông tin tín dụng mạng lưới trong nước Sở giao dịch Các chi nhánh các công ty Mạng lưới ngoài nước Văn phòng đại diện (Paris, Mocow, Singapore) Công ty Tài chính (Hồng Kong) Hội đồng quản trị Ban kiểm soái Ban tổng Giám đốc Hội đồng Tín dụng 2.1.3 các lĩnh vực hoạt động của NHNTvn: Hiện nay đang hoạt động trong những lĩnh vực sau đây: Cung cấp các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tín dụng thanh toán và ngân hàng đối ngoại Huy động vốn bằng tiền Việt nam và ngoại tệ với mọi hình thức: vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vay vốn và tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Kinh doanh ngoại tệ, làm các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại . Thực hiện chiết khấu các thương phiếu, tính phiếu kho bạc, mua bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân trong nước và ngoài nước Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Thực hiện các nghiệp vụ khác do nhà nước và thống đốc ngân hàng nhà nước giao 2.1.4. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong những năm gần đây Hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu là một trong những thế mạnh của NHNTVN. với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cùng với nhiều đại lý được mở ở các ngân hàng trên thế giới. hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NHNTVN ngày càng không ngừng phát triển và mở rộng Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước Xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Tổng kim ngạch Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng so với cả nước (%) Tỷ trọng (%) 1998 13926 5401.72 11.9 38.3 -21.3 1999 18405 5748.00 6.4 31.2 -7.1 2000 20250 5855.00 1.9 28.9 -2.3 2001 2003 5998.00 2.4 30.0 1.1 2002 23489 6577.00 9.6 28 2.0 2003 29501 9175.00 39.4 31.1 2.1 Theo nguồn: Annual Report Vietcombank từ năm 1998 đến năm 2003 Qua bảng số liệu trên ta thấy việc thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT là tốt, doanh số thường xuyên đạt mức cao và liên tục tăng qua các năm: năm 1998 tăng 11,9% so với năm 1997, năm 1999 tăng 6,4% năm 2000 tăng 1,9%, năm 2001 tăng 2,4%, năm 2002 tăng 9,6% và đặc biệt là năm 2003 tăng 39,4%. tuy doanh số thường xuyên tăng nhưng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT so với cả nước lại giảm dần: như năm 1995 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT chiếm 59,6% thì năm 1998 chỉ còn giảm 38,9% giảm 21,3%; năm 1999 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT lại tiếp tục giảm 7,1% chiếm 31,2% thị phần thanh toán của cả nước; năm 2000 tiếp tục giảm còn 28,9%; năm 1999 thị phần thanh toán quốc tế của NHNT tăng 1,1% so với năm 2000 đạt 30% tổng kim nghạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước, năm 2002 thị phần thanh toán của NHNT lại giảm 2% chỉ còn 28% và năm 2003 thị phần thanh toán đạt 31,1% tăng 2,1% so với năm 2002. hiện tượng này là do từ năm 1994 cho đến nay nhà nước liên tục cấp phép cho các ngân hàng thương mại khác được phép thanh toán xuất nhập khẩu ( bao gồm các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội địa) nên thị phần bị chia xẻ ngoài ra NHNT luôn chủ động ngừng cho vay tài trợ nhập khẩu đối với các mặt hàng có nguy cơ bị tồn đọng và những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được. tuy nhiên, với thị phần thanh toán xuất nhập khẩu luôn ở trên mức 28% của Ngân hàng Ngoại thương thì đây là một thành quả đáng tự hào Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt nam năm 2001 đạt 9.175 triệu USD, tăng 39,4% so với năm 2000, và chiếm thị phần 31,1% trong thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước- vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đầu năm đề ra là giữ thị phần thanh toán 28%. Bảng doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT Chỉ tiêu Doanh số thanh toán Tăng/ giảm% Thị phần Năm 2000 Năm 2001 2002 2003 Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 6580 9175 39,4% 28,4% 31,1% Doanh số thanh toán xuất khẩu 3263 4163 27,6% 28,3% 29,1% - Doanh số thanh toán nhập khẩu 3317 5012 51,1% 28,5% 33,0% Theo nguồn: Annual Report Vietcombank từ năm 1998 đến năm 2003 Thanh toán xuất nhập khẩu: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương năm 2001 đạt 4.163 tr USD, tăng 27,6% so với năm 2000, đưa thị phần của NHNT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng từ 28,3% năm 2000 lên 29,1% năm nay. Như vậy, Ngân hàng Ngoại thương vẫn duy trì và phát triển được thị phần của mình trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu. Một số mặt hàng xuất nhập có tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán qua NHNT trong năm 2001 là dầu thô (2.221 tr USD), hải sản (384 tr USD), gạo (196 tr USD). Chi nhánh HCM và vũng tàu có tỷ trọng thanh toán lớn trong hệ thống, tương ứng là 52,1% và 22,%. trong năm 2003, chi nhánh vũng tàu đạt tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cao nhất, tăng 116,9% so với năm 2002, với mặt hàng dầu thô chiếm tỷ trọng tới 98% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất của chi nhánh. Thanh toán nhập khẩu: Doanh số thanh toán hàng nhập qua Ngân hàng Ngoại thương năm 2003 đạt 5.013 tr USD, tăng 51,1% so với năm 2002 cao hơn nhiều so với tốc độ tăng kim nghạch nhập khẩu năm 2003 của cả nước (30,8%), dẫn đến thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của NHNT tăng lên 33,0% từ 28,5% năm 2002. Doanh số thanh toán nhập khẩu một số hàng chính trong năm 2003 của NHNT là xăng dầu (1.289 tr USD), máy móc thiết bị phụ tùng (465 tr USD), sắt thép (246 tr USD). Sở giao dịch và chi nhánh HCM có tỷ trọng thanh toán cao trong hệ thống tương ứng là 46,9% và 26,5%. trong năm 2003, sở giao dịch đạt tốc độ tăng trưởng 67,1% và Vũng Tàu đạt 79,7%. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, một trong những yếu tố tác động làm tăng mạnh doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT là sự tăng vọt giá cả một số mặt hàng chủ yếu, đặc biệt là xăng dầu – mặt hàng chủ lực trong thanh toán XNK qua Ngân hàng Ngoại thương.. 2.2 Thực trạng thanh toán quốc tế tai NHNTVN 2.2.1 Thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ Hoạt động thanh toán xuất khẩu qua NHNTVN phụ thuộc rất nhiều vào tình hình xuất khẩu hàng hoá trong nước cũng như sự lựa chọn của những nhà xuất khẩu trong nước thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương. Và tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được đánh giá qua các tiêu chí sau: 2.2.1.1. Thị phần thanh toán xuất khẩu qua NHNTVN Thanh toán xuất khẩu đươc thực hiện tại tất cả các chi nhánh của NHNT nhưng phần lớn được thự hiện tại Sở Giao Dịch ở Hà Nội và chi nhánh NHNT Hồ Chí Minh. Phương thức thanh toán xuất khẩu qua NHNT chủ yếu được sử dụng là ba phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu qua NHNT so với tổng kim nghạch thanh toán xuất khẩu của cả nước, được biểu thị dưới bảng sau: Năm Xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Kim ngạch Tỷ trọng so với cả nước (%) 2000 2.475,000 28 2001 2.533,000 27 2002 3.263,0000 28,3 2003 4.163,000 29,1 Theo nguồn: Annual Report VC Bank từ 1999 - 2003 Doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT năm 2003 đạt 4.163 triệu USD, tăng 27.6% so với năm 2002, đưa thị phần của NHNT trong tổng kim nghạch xuất khẩu của cả nước tăng từ 28,3% năm 2000 lên 29,1% năm 2003. Kết quả này có được cũng là nhờ sự nỗ lực của bản thân NHNT. Với chính sách khách hàng hấp dẫn, áp dụng phí dịch vụ thấp, cung cấp dịch vụ trọn gói nên đã thu hút được một lượng khách hàng lớn thường xuyên thanh toán qua ngân hàng. 2.2.1.2. Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác Tỷ trọng Phương thức thanh toán 2001 2002 2003 1. Chuyển tiền 7% 7.3% 4.9% 2. Nhờ thu 7.4% 4% 4.2% 3. Tín dụng chứng từ 85.6% 88.7% 91.9% Nhìn bảng số liệu ta thấy kim nghạch thanh toán xuất khẩu thực hiện tại NHNT chủ yếu là sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ(L/C). Kim nghạch thanh toán của phương pháp thanh toán này tăng lên rất nhanh qua các năm từ 2167 triệu USD năm 2001 tăng lên 2876 triệu USD năm 2002 và đạt 4240 triệu USD năm 2003. Như vậy sau kim nghạch thanh toán bằng phương thức này tăng lên gần gấp đôi sau hai năm. Doanh số trên năm Đơn vị: Triệu/USD Phương thức thanh toán 2001 2002 2003 1. Chuyển tiền 178 236 226 2. Nhờ thu 188 130 194 3. Tín dụng chứng từ 2168 2894 3826 2.2.1.3.Tình hình các thị trường NHNT tham gia thanh toán Xuất khẩu bằng L/C NHNTVN thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế với hầu hết các thị trường mà nước ta có mối quan hệ kinh tế đối ngoại – quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá - dịch vụ, tuy nhiên doanh số thanh toán tiền hàng xuất khẩu ở các thị trường phụ thộc vào tình hình xuất khẩu trong nước qua các thị trường đó. Dưới đây là một số thị trường lớn mà NHNT tham gia thanh toán hàng xuất khẩu băng phương thức tín dụng chứng từ. 2.3. Đánh giá về tình hình hoạt động TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Từ một ngân hàng độc quyền về hoạt động thanh toán quốc tế, NHNT vươn mình đẻ đạt được một tỷ lệ đáng kể trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần, thương mại quốc doanh và nhất là với ngân hàng nươc ngoài có đày đủ tiềm năng và công nghệ ngân hàng phát triển cũng như bề dầy kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp Việt nam tham gia vào việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh té thị trương, chưa am hiểu về thanh toán quốc tế, hành lang pháp lý trong nước chưa hình thành hoặc chưa hình thành hoặc chưa hoàn thiện. Hoạt động trong tình hình không mấy thuận lợi, song thanh toán quốc tế vẫn là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương mà NHNT cần phải duy trì và phát huy. Trong mấy năm qua NHNT vẫn chiếm tỷ lệ hơn 30% trong tổng kim nghạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Để duy trì và đẩy mạnh thanh toán quốc tế qua NHNT, chúng ta phải thấy được mặt mạnh và yếu, khó khăn và thuận lợi và trách nhiệm của ngân hàng trong nghiệp vụ TTQT để không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán thu hút khách hàng, mang lại nguồn lực đáng kể cho ngành, đất nước, đồng thời cũng là để tự bảo vệ lấy mình trong cơ chế thị trường đầy khó khăn. Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam 3.1.Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu Nhìn nhận lại con đường đã đi qua trong các năm trước, NHNT đã có được những bài học kinh nghiệm quý báu trong các hoạt động nói chung cũng như hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng.La một ngân hàng đầu ngành trong hệ thống các ngân hàng tham gia hoạt động đối ngoại-nhnh đã tạo dựng cho mình một vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế,uy tín, kinh nghiệm trong các nghiệp vụ về TTQT đưa NHNT trở thành ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất về thị phần TTQT.Trong điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước mà NHNT vẫn chiếm và vẫn giữ được thị phần về hoạt động TTQT.Điều đó thể hiện thế mạnh và kinh nghiệm truyền thống của mình trong lĩnh vực nghiệp vụ này. Với những thành quả mà NHNT đã đạt được trong những năm qua, nhiệm vụ và phương hướng trong hoạt động thanh toán xuất khẩu trong những năm tới đã được NHNT hoạch định và đã có những phương hướng và mục tiêu cụ thể như: - Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển theo phương châm “ An toàn – hiệu quả và phát triển ”, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước trong những năm tới và nhiệm vụ chung của ngành ngân hàng. Đặc biệt trong những năm tới khi đát nước ta tham gia và hội nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, nước ta đang tiến dần tới sự tú do cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của đảng và nhà nước. NHNT lại luôn phải thể hiện tốt được vai trò của mình trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nói chung cũng như trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. - Duy trì thế mạnh trong thanh toán xuất nhập khẩu, phấn đấu giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu, NHNT đề ra mục tiêu cho năm 2004 đối với thị phần thanh toán xuất nhập khẩu là giữ mức thị phần 28% và có thể nâng lên cao hơn. Đối với thị phần thanh toán xuất khẩu thì phải duy trì ở mức 29% và cố gắng nâng lên. - NHNTVN vẫn luôn được coi là ngân hàng năng động và mạnh mẽ trong việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, NHNT đã xây dựng và hoàn thiện một số phần mềm chương trình để trên cơ sở đó cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng lớn như nối mạng thanh toán với các ngân hàng khác, tại Việt nam cũng như ngân hàng nước ngoài.NHNT đã và đang xúc tiến việc thực hiện đề án hiện đại hoá hệ thống thanh toán của Việt nam do ngân hàng thế giới tài trợ. - Đưa ra kiến nghị với ngân hàng nhà nước về việc ban hành các quy định cụ thể về thanh toán xuất nhập khẩu, bổ sung và điều chỉnh phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sao cho phù hợp với mức độ phát triển và tăng trưởng của hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu, cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới. - Bên cạnh việc hợp tác với một số ngân hàng nước ngoài để đầu tư vốn dưới dạng liên doanh liên kết NHNT cũng có chiến lược mở rộng mạng lưới của mình ở nước ngoài, dưới hình thức văn phòng đại diện. Các văn phòng này sẽ là những chiếc cầu nối thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức thương mại quốc tế.Trong tương lai mạng lưới các văn phòng đại diện sẽ được tiếp tục mở rộng hơn nữa tới các khu vực khác của thế giới phục vụ đắc lực cho hoạt động đối ngoại nói chung của ngân hàng cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. - Để phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu NHNT đã và sẽ tăng cường nguồn vốn trong thanh toán, đẻ với tiềm lực về vốn có thể làm tăng thêm uy tín cúa mình trên thị trường, cũng như có khả năng tăng thêm uy tín của mình trên thị trường, cũng như có khả năng đáp ứng được những khoản thanh toán có giá trị lớn. Ngoài ra NHNT sẽ trở thành trung tâm thanh toán quốc tế, sử dụng vốn trong thanh toán một cách linh hoạt hơn nhằm phát huy được hiệu quả, hỗ trợ về vốn, tín dụng cho các chi nhánh của ngân hàng cũng như các ngân hàng thương mại khác. - Để hoàn thiện hơn nữa về nghiệp vụ TTQT, NHNT luôn đua ra những quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình, kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán. Định hướng cho hoạt động thanh toán trong những năm tới NHNT đã ban hành các quy định về kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán. 3.1.1. Các giải pháp vi mô 3.1.1.1. ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường đầy sự cạnh tranh, các Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì không thể ngồi đợi khách hàng tìm đến với mình mà cần phải chủ động đi tìm khách hàng về với Ngân hàng. Nghiệp vụ TTQT không còn độc tôn chỉ một Ngân hàng nào thực hiện mà hiện nay nó đã trở thành một hình thức dịch vụ phổ biến của các NHTM hoạt động tại Việt nam. Trước thực tế này NHNT tuy đã được thành lập trong thời gian khá lâu nhưng việc áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình rá quan trọng và cần thiết. Marketing Ngân hàng là các hoạt động của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Để làm được điều này, cần chú trọng các vấn để sau: + Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập quán, thái độ và nhất là động cơ của khách hàng khi lựa chọn Ngân hàng. Thực tế cho thấy, khách hàng hướng dựa trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các tiêu chuẩn như: địa điểm giao dịch của Ngân hàng, chất lượng phục vụ tại quầy, thái độ của nhân viên giao dịch, hình ảnh về sức mạnh và sự an toàn của Ngân hàng…. + Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai để thấy được điểm mạnh cần phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1254.doc
Tài liệu liên quan