Luận văn Giải pháp phát triển nguồn lực kiều hối tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 2000 đến nay với việc xây dựng nền kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng cho các giao dịch ngoại hối. Vào năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Do đó Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Năm 2007, theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam được xếp ở nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và được Tổ chức thương mại Thế giới xếp thứ 6 về hấp dẫn đầu tư trên thế giới. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trên thế giới hiện nay điều này được coi là một động thái tích cực, là cơ sở cho sự phát triển các dòng vốn quốc tế.

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển nguồn lực kiều hối tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo đúng những thông tin do VINA USA cung cấp (bao gồm tên, địa chỉ, điện thoại hoặc số CMND). Hàng tháng Chi nhánh Sài Gòn sẽ đối chiếu danh sách chuyển tiền trong tháng với Công ty VINA USA Mỹ, tính phí dịch vụ được hưởng của BIDV và chuyển trả phí về cho các chi nhánh phục vụ người hưởng theo tỷ lệ 50/50. BIDV ký thoả thuận với Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB), chi nhánh Hà Nội về việc chuyển tiền kiều hối cho người lao động tại Hàn Quốc về Việt Nam. Theo đó các chi nhánh của KEB của Hàn Quốc sẽ tiếp nhận tiền của người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam. Số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của KEB Chi nhánh Hà Nội mở tại Chi nhánh Đông Đô, kèm theo là danh sách những người nhận tại Việt Nam. Căn cứ vào danh sách này chi nhánh phục vụ của BIDV sẽ thực hiện việc chi trả trong ngày. BIDV chỉ định Chi nhánh Đông Đô làm đầu mối tổng hợp phí và chia 40% số phí thu được trên từng giao dịch cho chi nhánh thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối. BIDV ủy quyền cho Chi nhánh Đông Đô ký hợp đồng chuyển tiền Uniteller với công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Việt Nam (GESEVIETNAM). Với dịch vụ chuyển tiền UNITELLER, khách hàng thụ hưởng sẽ trực tiếp đến chi nhánh của BIDV xuất trình mã số chuyển tiền (Folio), Chứng Minh Nhân Dân hoặc hộ chiếu (passport) còn hiệu lực (đối với người không cư trú) và yêu cầu nhận tiền theo hình thức Uniteller tại chi nhánh. Chi nhánh phục vụ hướng dẫn khách hàng điền các thông tin vào Phiếu lĩnh tiền (mẫu do GESEVIETNAM cung cấp), xác định người thụ hưởng đúng với chứng minh thư hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) và fax đến GESEVIETNAM. GESEVIETNAM sẽ kiểm tra mã số chuyển tiền để chấp nhận chi trả hoặc không. Trong trường hợp chi trả, GESEVIETNAM sẽ chuẩn chi đến Chi nhánh Đông Đô. Chi nhánh Đông Đô sẽ thực hiện chuyển tiền cho các chi nhánh phục vụ người thụ hưởng của BIDV. Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng thực hiện chi trả nguyên số tiền theo đúng chỉ dẫn nhận được kể từ khi được chuẩn chi (trừ trường hợp khách hàng rút tiền mặt bằng ngoại tệ). Sau khi thực hiện chi trả, mỗi tuần chi nhánh phục vụ người thụ hưởng fax giấy biên nhận lĩnh tiền có chữ ký của người thụ hưởng về GESEVIETNAM. Chi nhánh Đông Đô xây dựng bộ ký hiệu mật giữa chi nhánh với GESEVIETNAM; giữa chi nhánh Đông Đô với các chi nhánh khác trong hệ thống. Chi nhánh Đông Đô sẽ tổng hợp phí dịch vụ và chuyển trả phí cho các chi nhánh phục vụ người thụ hưởng theo tỷ lệ 50/50. Ngoài ra, để mở rộng hoạt động chi trả kiều hối BIDV đã ký hợp đồng chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam với Ngân hàng VID-Public Bank. BIDV chỉ định Sở Giao Dịch I làm đầu mối chi trả kiều hối và tổng hợp. Sau đó Sở Giao Dịch I chia phí báo Có cho chi nhánh phục vụ người thụ hưởng theo tỷ lệ 50/50 trên giá trị thu phí không bao gồm thuế VAT. Ngoài ra, Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng được hưởng thêm phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ của khách hàng. 2.2.2. Kết quả đạt được của hoạt động kiều hối: Doanh Số Số món Doanh Số (1000 USD) Hình 2.1. Doanh Số Chi Trả Kiều Hối Tại BIDV-HCMC Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động TTQT của các năm của P. DVXNK Biểu đồ trên cho thấy tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối tại BIDV-HCMC giảm mạnh trong suốt 06 năm từ 2000 đến 2005. Tuy nhiên trong 1 vài năm gần đây với tốc độ tăng trưởng kiều hối trong nước cộng với việc phát triển nhiều kênh chi trả kiều hối, BIDV HCMC đã có một bước tiến vượt bậc về dịch vụ kiều hối so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cụ thể doanh số chi trả kiều hối trong năm 2004 (2.695.000 USD) của BIDV-HCMC chỉ bằng 1/7 doanh số chi trả kiều hối của năm 2001 (18.530.000 USD) và số món kiều hối giao dịch qua BIDV-HCMC cũng giảm dần tương ứng (từ 1040 món trong năm 2001 giảm hơn 2/3 chỉ còn 278 món giao dịch kiều hối trong năm 2005), nhưng đến năm 2007 đã tăng dần (lên lại 875 món với doanh số 9.335.000 USD; tăng hơn 60% so với năm 2006). Nếu so sánh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì doanh số chi trả kiều hối của BIDV-HCMC vẫn chiếm chưa nhiều trong tổng doanh số chi trả kiều hối được chuyển về Việt Nam qua kênh chính thức tại Tp. Hồ Chí Minh. Riêng đối với kênh chuyển tiền ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế về mặt thủ tục và tính chuyên môn của nhân viên, nên tính đến nay doanh số chuyển tiền vẫn là con số quá nhỏ chỉ khoảng vài trăm ngàn USD/ năm. Hình 2.2. Thị phần chi trả kiều hối của BIDV HCMC so với toàn hệ thống năm 2007 9,335 triệu USD chiếm 14,7 % Doanh số chi trả kiều hối tại BIDV HCMC Doanh số chi trả kiều hối của toàn hệ thống BIDV trong năm 2007 là 635 triệu USD Nguồn: Báo cáo cuối năm 2007 của BIDV HO. Hình 2.2 cho thấy dịch vụ chi trả kiều hối của BIDV HCMC vẫn còn yếu chưa tương xứng với vị trí là chi nhánh lớn mạnh trong hẹ thống BIDV. BIDV HCMC cần phát triển hơn nữa dịch vụ này. Còn xét cụ thể trong năm 2007, lượng kiều hối nhận được tại Tp. Hồ Chí Minh là khoảng 3 tỷ USD trong đó: Doanh số chi trả kiều hối của Vietcombank, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh trong năm là 550 triệu Đô La Mỹ. Doanh số chi trả kiều hối tại hội sở Sacombank TP. Hồ Chí Minh đạt 450 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP, Hồ Chí Minh đạt 300 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối của Công ty Kiều Hối Đông Á (Ngân Hàng TMCP Đông Á) đạt 622 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối của BIDV trên địa bàn TP. HCM đạt 200 triệu USD. Tuy nhiên tại BIDV HCMC chỉ đạt được một con số khiêm tốn là 9,335 triệu USD. (hình 2.1) Phần còn lại thuộc về doanh số chi trả của ngân hàng Eximbank và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. (nguồn www.sggp.org.vn của báo Sài Gòn Giải Phóng và www.mot.gov của Bộ Thương Mại) Như vậy, qua việc phân tích tình hình về hoạt động của dịch vụ kiều hối của BIDV- HCMC cho thấy BIDV HCMC đã đạt được những kết quả khả quan như sau: BIDV được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc thiết lập hệ thống đại lý chi – trả kiều hối. BIDV được phép thiết lập hệ thống chi trả kiều hối với bất kỳ tổ chức kinh tế thông qua việc ký kết các hợp đồng làm dịch vụ chi trả kiều hối. Trong giai đoạn đầu đã thực hiện thành công hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Nguồn tài chính để hoạt động trong dịch vụ chi trả kiều hối mạnh và loại tiền để chi trả đa dạng. Biểu phí dịch vụ của BIDV HCMC mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Bảng 2.1. Bảng biểu so sánh tỷ lệ phí chuyển tiền nước ngoài tại một số hệ thống NHTM Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD Phí chuyển tiền (%) Phí ch/tiền tối thiểu Phí chuyển tiền tối đa Điện phí Phí nước ngoài NH TMCP NGOẠI THƯƠNG 0,143 5 200 5 11 NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 0,150 5 200 5 20 NH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 0,150 5 200 5 25 NH TMCP ĐÔNG Á 0,150 5 200 5 25 NH TMCP Á CHÂU 0,200 5 300 5 25 NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG 0,150 5 200 8 30 Kết nối mạng thanh toán trong toàn bộ hệ thống của BIDV. Có uy tín nhất định trên trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. BIDV có hệ thống tài khoản tại các ngân hàng của các nước như: Đức, Australia, Thái Lan, Canada, Áo, Ý, Anh, Hongkong, Nhật, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc .... Đây là một điều kiện thuận lợi trong hoạt động dịch vụ kiều hối vì hiện tại lượng kiều hối được chuyển về cho người thụ hưởng ở Việt Nam từ các nước Mỹ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Malaysia, Đức, Singapore, Australia.. Mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới (BIDV đã thiết lập và duy trì quan hệ đại lý với 800 ngân hàng trên thế giới tại 85 quốc gia) và mạng lưới giao dịch của BIDV rộng khắp cả nước với 122 chi nhánh cấp 1, 201 phòng giao dịch, 99 quỹ tiết kiệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chi trả kiều hối. BIDV có chất lượng thanh toán qua SWIFT quốc tế tốt nên có thể xử lý các lệnh chuyển tiền nhanh, chính xác, an toàn, với chi phí thấp. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn trong xử lý các giao dịch. Bảng 2.2. Bảng biểu so sánh nguồn thu kiều hối tại một số hệ thống NHTM Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD TÊN NGÂN HÀNG 2006 TỈ LỆ (%) 2007 TỈ LỆ (%) NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 655 13.9 1.050 19.0 NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 593 12.6 635 11.5 NH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 500 10.6 750 13.6 NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 670 14.2 950 17.3 NH TMCP ĐÔNG Á 750 16.0 850 15.5 NH TMCP Á CHÂU 400 08.5 525 09.5 CÁC NHTM KHÁC 1.132 24.2 740 13.6 TỔNG LƯƠNG KIỀU HỐI 4.700 100.0 5.500 100.0 Nguồn: www.mot.gov.vn của Bộ Thương Mại Tuy nhiên qua bảng 2.2. cho thấy hệ thống BIDV cũng là một trong các hệ thống Ngân hàng thương mại có số thu về kiều hối lớn. Do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao BIDV chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh lại không đạt được thành quả tốt. 2.2.3. Các mặt còn tồn tại và nguyên nhân: 2.2.3.1. Các mặt còn tồn tại: Dịch vụ kiều hối của chi nhánh chưa có tính khác biệt so với dịch vụ kiều hối của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do vậy dịch vụ kiều hối của chi nhánh chưa tạo ra tính hấp dẫn đối với khách hàng. Chưa có chương trình khuyến mại nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đối với dịch vụ kiều hối của chi nhánh. Công tác điều tra thị trường, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, khách hàng đã từng có quan hệ giao dịch dịch vụ kiều hối với ngân hàng trong thời gian qua (dù chỉ là một lần) chưa được quan tâm, chưa có chiến lược chăm sóc, tiếp thị tốt dẫn đến thiếu thông tin về thị trường và nhu cầu của khách hàng và chưa tháo gỡ được tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng của khách hàng. Công tác tư vấn khách hàng liên quan đến các sản phẩm đi kèm dịch vụ kiều hối còn chưa tốt. Chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa các sản phẩm khác (tín dụng, tiết kiệm, thẻ, dịch vụ thanh toán…) với dịch vụ kiều hối (bán kèm sản phẩm). Thương hiệu BIDV chưa thật sự nổi bật trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. Công tác quảng bá thương hiệu chưa phát huy thương hiệu BIDV để mọi người biết đến. Chưa tạo ra hình ảnh quen thuộc của BIDV về dịch vụ kiều hối đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (các doanh nghiệp xuất khẩu lao động). Mạng lưới chưa thực sự gắn kết với phát triển dịch vụ ngân hàng mà chủ yếu nhằm vào mục tiêu cho vay và huy động vốn. BIDV HCMC chưa có mạng lưới các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch mà theo đó cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ với quy mô nhân sự, điều kiện vật chất để tạo ra hình ảnh, phong cách về BIDV. Mạng lưới tiếp nhận kiều hối còn hạn chế. Chưa có các dịch vụ hỗ trợ đi kèm dịch vụ kiều hối để hấp dẫn khách hàng. Những tiện ích dịch vụ đi kèm dịch vụ chi trả kiều hối còn hạn chế về số lượng, chất lượng phục vụ và tiện ích phục vụ. Ví dụ: kênh phân phối tự động ATM, các loại hình tiền gửi tiết kiệm... (đối với khách hàng cá nhân thì những tiện ích dịch vụ đi kèm là một trong những yếu tố giữ khách giao dịch lâu dài với ngân hàng) BIDV-HCMC chưa phát hành những tờ bướm, chưa cập nhật và hoàn thiện thông tin giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ và tiện ích của ngân hàng trên website của ngân hàng, trong đó hướng dẫn chi tiết các thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ kiều hối (hướng dẫn làm thế nào chuyển tiền về Việt Nam, làm thế nào để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về, biểu phí dịch vụ, danh sách các ngân hàng mà ngân hàng phục vụ có mở tài khoản (tên ngân hàng, Swift Code, địa chỉ liên lạc, số tài khoản của ngân hàng phục vụ, mạng lưới chi trả kiều hối, …). Kết quả là hạn chế cơ hội dành cho khách hàng trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng ở mọi lúc mọi nơi. 2.2.3.2. Nguyên nhân: BIDV-HCMC còn bị động trong hoạt động dịch vụ kiều hối. Phần lớn lượng kiều hối giao dịch tại BIDV-HCMC do các các chi nhánh đầu mối chuyển về và chỉ được hưởng từ 40% - 50% số phí thu được trên từng giao dịch. Hơn nữa số lượng giao dịch kiều hối lại không nhiều. Toàn bộ tài khoản Nostro của BIDV-HCMC đã tập trung về BIDV H.O do đó BIDV-HCMC không chủ động trong việc trực tiếp nhận và chi trả kiều hối theo yêu cầu của khách hàng do có thể phải chờ xử lý báo Có từ BIDV. Thời gian xử lý thường phải mất 01 ngày dẫn đến chậm trễ trong việc chi trả kiều hối cho khách hàng. Mặc dù BIDV-HCMC làm đại lý phụ chi trả kiều hối cho ACB trong dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union nhưng do thiết bị tra soát Mã số giao dịch (MTCN) không còn hoạt động từ Quí II năm 2004 và đến cuối năm 2005 ACB chưa sửa chữa cho nên khi khách hàng đến nhận tiền kiều hối phải mất thời gian chờ nhân viên của BIDV-HCMC tra soát với bên ACB. Vì vậy khách hàng tự động chuyển sang giao dịch kiều hối với ACB hoặc với với các địa điểm chi trả kiều hối thuận lợi khác. Do vậy trong thời gian qua, doanh số kiều hối từ dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union là không có phát sinh. Chi nhánh chưa xây dựng chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch kiều hối với ngân hàng như các ngân hàng khác ở trên cùng địa bàn hiện đang làm. BIDV-HCMC chưa có chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với dịch vụ kiều hối và chính sách chăm sóc khách hàng đối với khách hàng có quan hệ về giao dịch kiều hối. Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ kiều hối, BIDV-HCMC phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh với mức phí dịch vụ rất cạnh tranh, mạng lưới chi trả kiều hối rộng khắp với các chương trình khuyến mại thu hút kiều hối hấp dẫn. Cụ thể: + Các ngân hàng hoạt động dịch vụ kiều hối trên cùng địa bàn Tp. Hồ Chí Minh + Các công ty kiều hối trên cùng một địa bàn + Dịch vụ chuyển tiền cá nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế Những đối tượng này vừa đóng vai trò là đầu vào và đồng thời cũng đóng vai trò đầu ra. Do đó khi tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tượng trên, BIDV-HCMC phải chịu sức ép về phí dịch vụ. Địa điểm chi trả kiều hối của BIDV-HCMC không nhiều. Chưa có đội ngũ chuyên viên thực hiện dịch vụ kiều hối chuyên nghiệp trong chi trả tận nhà người thụ hưởng và chăm sóc khách hàng. Dịch vụ chuyển tiền nhanh chưa có sự liên kết giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống. Điều này làm hạn chế mạng lưới chi trả kiều hối của BIDV nói chung và BIDV-HCMC nói riêng. Mặc dù BIDV có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng thế giới nhưng dịch vụ chi trả kiều hối không nổi bật và ít được biết đến so với các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. 2.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO BIDV HCMC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC KIỀU HỐI. 2.3.1. Những điều kiện kinh tế, xã hội tác động đến sự tăng trưởng kiều hối. 2.3.1.1. Trước năm 1990. Như chúng ta đã biết, sau năm 1975, Việt Nam có khoảng hơn 2,7 triệu người sống ở nước ngoài. Trong đó đông nhất là ở Mỹ chiếm tơi 1,3 triệu người, ở Pháp có 300.000 người, ở Austalia có 150.000 người, ở Canada có 180.000 người…(Nguồn: www.Vnmedia.vn ). Nhờ phát huy truyền thống lao động cần cù, tiết kiệm, làm ăn chịu khó, chịu khổ, ngày càng có nhiều Việt kiều thành đạt trong kinh doanh buôn bán và làm các ngành nghề dịch vụ. Một số tầng lớp trẻ đã thành đạt trong học tập, đạt trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Một số có trình độ học vấn cao, tay nghề tốt đã được thu nhận vào làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học và các ngành nghề khoa học kỹ thuật cao về nguyên tử, điện, tin học, luyện kim, hóa dầu, hàng không… và đang phát huy tác dụng tốt, làm rạng rỡ nòi giống Việt Nam trên đất người. Trong điều kiện như vậy, số đông Việt kiều đã có tài sản, vốn liếng tích lũy, tạo thanh nguồn ngoại tệ tiềm năng khá mạnh và chuyển về Việt Nam qua phương thức chuyển tiền kiều hối nhằm giúp đỡ bà con, người thân của họ ở quê hưongViệt Nam phát triển sản xuất kinh doanh và giải quyết các khó khăn trong đời sống hằng ngày. Nhận thấy đây là một tiềm lực về vốn đáng quý cần được khai thác, nên trong những năm 1990, Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích kiều hối trở về nước, tuy nhiên vẫn không ít hạn chế mang tính chất của nền kinh tế tập trung và chưa thực sự khuyến khích chuyển kiều hối về nước như: người nhập cảnh không được tự do mang ngoại tệ, khi rút ngoại tệ từ ngân hàng phải quy đổi sang VND, hạn chế khối lượng rút từng lần, làm tiền gửi cũng bị hạn chế do phải chịu thuế thu nhập, người nhận kiều hối phải làm đơn xin cơ quan công an địa phương cư trú cấp “sổ nhận kiều hối”, trong đơn xin phải khai rõ họ tên người gửi tiền, quan hệ với người gửi tiền từ nước ngoài…Sổ nhận kiều hối còn quy định hạn mức và số lần nhận tiền. 2.3.1.2. Từ 1990 đến 2000. Nhưng từ năm 1990 các quy định nêu trên bắt đầu dần dần được bãi bỏ, thay vào đó là các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi cả về mặt thủ tục lẫn kinh tế, cho phép người thụ hưởng nhận tiền kiều hối bằng ngoại tệ (USD, CAD, AUD,…), đồng thời cho phép nhiều tổ chức tham gia chuyển tiền kiều hối (như bưu điện, các Ngân hàng thương mại, các công ty làm dịch vụ kiều hối), biểu phí được quy định rõ ràng. Nhà nước không còn tập trung tất cả nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để phục vụ nhu cầu nhập khẩu, giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm sức ép tỷ giá, nghĩa là không còn kết hối số ngoại tệ chuyển về, không phải chịu thuế thu nhập. Nhờ đó lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vào cuối những năm 1990 chỉ có 1 tỷ USD, thì năm 2000 đã tăng lên 1,8 tỷ USD. Từ 2000 đến nay. Từ năm 2000 đến nay với việc xây dựng nền kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng cho các giao dịch ngoại hối. Vào năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Do đó Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Năm 2007, theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam được xếp ở nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và được Tổ chức thương mại Thế giới xếp thứ 6 về hấp dẫn đầu tư trên thế giới. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trên thế giới hiện nay điều này được coi là một động thái tích cực, là cơ sở cho sự phát triển các dòng vốn quốc tế. Thêm vào đó là sự phát triển vượt bậc của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước. Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu công bố trên website Ngân hàng Nhà nước tính đến tháng 5 năm 2008 đã có đến 84 ngân hàng bao gồm 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 6 Ngân hàng quốc doanh, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 2 ngân hàng mới cấp phép thành lập. Do đó, các kênh thanh toán ngày càng được mở rộng đã giảm thiểu chi phí lưu thông, vận chuyển tiền mặt trong quá trình chi trả. Các dịch vụ liên kết với các Tổ chức chuyển tiền quốc tế ngày càng phổ biến giúp việc chuyển tiền đến và đi nhanh chóng, dễ dàng. Nhờ đó lượng kiều hối rủ nhau đổ về Việt Nam ngày càng tăng vượt bậc. Lượng kiều hối năm 2000 đạt khoảng 1,7 tỷ USD; 2001 đạt khoảng 1,8 tỷ USD; 2002 đạt khoảng 2,1 tỷ USD, 2003 đạt khoảng 2,7 tỷ USD; năm 2004 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, năm 2005 đạt khoảng 3,8 tỷ USD; 2006 đạt khoảng 4,7 tỷ USD; 2007 đạt khoảng 6 tỷ USD. 2.3.2. Những cơ hội. 2.3.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của TP.HCM trong những năm đầu tiên hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc năm 2007 với nhiều thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng phấn khởi. Mặc dù tình hình thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh gia cầm, gia súc diễn biến phức tạp, giá dầu thô và nhiều vật tư chủ yếu liên tục tăng cao gây bất lợi đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, nhưng với sự chỉ đạo xuyên suốt của Thành ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân Thành phố, sự điều hành kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm của Ủy ban nhân dân Thành phố cùng với sự nỗ lực, năng động sáng tạo của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Thành phố đã thực hiện đạt và vượt 14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007. Trong đó, nổi bật hơn cả là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt mức 12,6% cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 (12%) và chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo đã về trước Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 (giảm tỷ lệ hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm chỉ còn 1,8%). Để thấy rõ tình hình kinh tế, xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh đã tác động đến lượng kiều hối đổ về Việt Nam, chúng ta xem xét trên các lĩnh vực sau: - Về lĩnh vực đầu tư, Thành phố Hồ Chí Minh có vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn hằng năm đều tăng cao. Trong năm 2007, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 84.800 tỷ đồng, tăng 26,6%; trong đó đầu tư từ vốn nhà nước chiếm 32%, vốn dân doanh chiếm 51%, vốn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 17%. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng đầu tư nước ngoài đã dồn dập đổ vào Việt Nam. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, trong năm Thành phố đã thu hút được hơn 400 dự án đầu tư mới. Nếu tính cả vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đầu tư đang hoạt động thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút trên địa bàn Thành phố đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,9%. Đây cũng là mức thu hút cao nhất từ trước tới nay. Điều này cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. - Về lĩnh vực dịch vụ du lịch, du lịch của Thành phố là trong những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao phù hợp với xu thế của thời kỳ hội nhập. Năm 2007, tổng doanh thu du lịch đạt trên 20.000 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD), tăng 20%; số lượng khách quốc tế đến Thành phố đạt 2,65 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2006. Với một lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh hằng năm gia tăng thì nguồn tiền kiều hối theo đường du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Thấy được điều đó các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đã thể hiện vai trò năng động trong quá trình hội nhập, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch thành phố thông qua việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch phù hợp với thu nhập xã hội. Bên cạnh những tour mở- thu hút khách phổ thông, các công ty lữ hành đã mở nhiều tour cao cấp hướng đến dòng khách thương gia có mức chi tiêu cao, phục vụ loại hình du lịch hội nghị- hội thảo ở một số doanh nghiệp hàng đầu như công ty Dịch vụ Lữ hành Saigon Tourist, Công ty Fidi Tourist, Bến Thành Tourist... Việc ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý môi trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được các doanh nghiệp đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu qủa quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, góp phần bảo vệ môi trường. Phương thức quảng bá, chào bán sản phẩm qua mạng đã được hầu hết các doanh nghiệp lữ hành lớn, khách sạn từ 3-5 sao áp dụng. Xu hướng liên kết doanh nghiệp lữ hành trong ngành để tăng chất lượng phục vụ và sức cạnh tranh đang phát triển mạnh không chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà còn khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp du lịch còn chủ động bắt tay liên kết với các tập đoàn lớn có thương hiệu mạnh trên thế giới để hỗ trợ phát triển, khai thác thị trường hai bên, tạo nguồn khách ổn định. - Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 23 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) với tổng diện tích khoảng 6.500 ha. Còn hiện nay, Ban Quản lý các KCX - KCN TPHCM đang quản lý 3 KCX và 12 KCN với tổng diện tích là 2.354 ha. Ở hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ đất 60% - 100% trên tổng diện tích đất cho thuê. Trong vòng 9 tháng đầu năm 2007 tổng vốn đầu tư thu hút đạt 306,35 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 55% kế hoạch cả năm. Nhìn chung các KCX-KCN chỉ thu hút thêm 67 dự án mới, trong đó có 50 dự án trong nước với vốn đầu tư đăng ký là 199,80 triệu USD, tăng 564% so với cùng kỳ 2006. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là 21,62 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ 2006. Tính đến 30-9, tại các KCX-KCN có 1.167 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 3,78 tỷ USD, trong đó nước ngoài 484 dự án, vốn đầu tư 2,45 tỷ USD; trong nước 683 dự án, vốn đầu tư là 1,33 tỷ USD (Theo Thông tấn xã Việt Nam). Các KCN-KCX này đã tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động Việt Nam. Tuy nhiên, Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn chưa khai thác hết tiềm lực đầu tư nước ngoài tại các KCN-KCX. Đây là lĩnh vực có khả năng thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam rất lớn, vì vậy cần khắc phục những thiếu sót trong việc quản lý các KCN-KCX như nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở, năng cao chất lượng tay nghề của đội ngũ nhân công…để đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài. - Ngoài ra, Thành Phố Hồ Chí Minh có một tính chất rất đặc trưng, là thành phố có số lượng người định cư ở nước ngoài sau năm 1975 nhiều nhất nước và cũng là thành phố có số lượng người xuất khẩu lao động cao nhất nước hiện nay. Những tầng lớp dân cư này, hằng năm chuyển một lượng lớn kiều hối về quê hương cho người thân, bạn bè đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Thấy được điều này, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. HCM luôn muốn thành phố là nơi thí điểm những mô hình mới để thực hiện xúc tiến thương mại và đầu tư đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5lvhoanchinh.DOC