Luận văn Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA HÀ TĨNH 5

1.1. Khái quát chung về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh

5

1.2. Nội dung của quản lý Nhà nước đối xuất khẩu thuỷ sản của

Hà Tĩnh 13

1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2008 34

2.1. Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh 34

2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản và quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh

42

2.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thuỷ sản và quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh 72

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA HÀ TĨNH 81

3.1. Dự báo thị trường xuất khẩu thế giới và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 81

3.2. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu của Hà Tĩnh đến năm 2015 90

3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh 94

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 118

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghìn USD,% Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 KL % KL % KL % KL % KL % Tổng khối lượng 798 100 1.142 100 1.122,2 100 975 100 1.132 100 Tôm đông lạnh các loại 162 20,30 158 13,84 172,0 15,33 332 34,05 452 39,93 Mực đông lạnh 478 59,90 600 52,54 565,2 50,37 347 35,59 438 38,69 Cá các loại 121 15,16 264 23,12 242,0 21,56 161 16,51 154 13,60 Ghẹ 31,6 3,96 102 8,93 143,0 12,74 135 13,85 88 7,77 ốc hương 3,8 0,48 18 1,58 0,00 0,00 0,00 Tôm nguyên con 1,6 0,20 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Mặt hàng 2006 2007 2008 Cả giai đoạn KL % KL % KL % KL % tốc độ TTBQ Tổng khối luợng 1.032 100 1.006 100 1.007 100 8.214,2 100 3,38 Tôm đông lạnh các loại 503 48,74 526 52,29 581 57,70 2.886,0 35,13 20,01 Mực đông lạnh 324 31,40 221 21,97 203 20,16 3.176,2 38,67 -11,51 Cá các loại 120 11,63 160 15,90 122 12,12 1.344,0 16,36 0,113 Ghẹ 85 8,24 99 9,84 101 10,03 784,6 9,55 18 ốc hương 0,00 0,00 0,00 21,8 0,27 Tôm nguyên con 0,00 0,00 0,00 1,6 0,02 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2005, 2007, số 2008 dự ước của thông kê tỉnh. Số liệu Bảng 2.8, cho ta thấy, trong suốt cả giai đoạn 2001-2008, tổng khối lượng sản phẩm TSXK đạt 8.214,2 tấn. Trong đó, mực đông đạt 3.176,2 tấn, chiếm 38,67%, với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 11,51%/năm, kế đến tôm đông đạt 2.886 tấn, chiếm 35,13%, tốc độ tăng bình quân năm là 20,1%/năm. Con số tương tự của cá XK của tỉnh là 1.344 tấn, chiếm tỷ trọng 16,36%, tăng trưởng bình quân năm là 0,113 %. Các sản phẩm khác không đáng kể. Bảng 2.9: Kim ngạch XK sản phẩm TS Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2008 ĐVT: tấn, nghìn USD,% Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 GT % GT % GT % GT % GT % Tổng GTXK 2.984 100 3.929 100 4.576 100 4.717 100 6.141 100 Tôm đông lạnh các loại 858 28,75 1.046 26,62 1.562 34,13 2.086 44,22 2.865 46,65 Mực đông lạnh 1.651,4 55,34 2.146 54,62 2.081 45,48 1.734 36,76 2.532 41,23 Cá các loại 317 10,62 524 13,34 494 10,80 487 10,32 480 7,82 cua, ghẹ 97 3,25 188 4,78 439 9,59 410 8,69 264 4,30 ốc hương 32,6 1,09 25 0,64 0,00 0,00 0,00 Tôm nguyên con 28 0,94 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Mặt hàng 2006 2007 2008 Cả giai đoạn GT % GT % GT % GT % tốc độ TTBQ Tổng GTXK 6.066 100 6.225 100 6.368 100 41.006 100 11,45 Tôm đông lạnh các loại 3.429 56,53 3.943 63,34 4.234 66,49 20.023,0 48,83 25,65 Mực đông lạnh 2.022 33,33 1.393 22,38 1.296 20,35 14.855,4 36,23 -3,4 Cá các loại 362 5,97 572 9,19 406 6,38 3.642,0 8,88 3,6 cua, ghẹ 253 4,17 317 5,09 432 6,78 2.400,0 5,85 23,8 ốc hương 0,00 0,00 0,00 57,6 0,14 Tôm nguyên con 0,00 0,00 0,00 28,0 0,07 Nguồn: niên giám thống kê Hà Tĩnh 2005, 2007, số 2008 dự ước của thông kê tỉnh. Số liệu ở Bảng 2.8 và 2.9, cho ta thấy tôm hiện vẫn là mặt hàng XK ổn định và quan trọng của tỉnh kể cả khối lượng XK và kim ngạch XK. Tổng giá trị XK tôm giai đoạn này là 20.023 nghìn USD, tỷ trọng giá trị XK của tôm trong tổng KNXK TS của tỉnh tăng liên tục qua các năm. Năm 2008, đạt mức cao nhất là 4.234 nghìn USD chiếm 66,49% tổng giá trị XKTS của tỉnh. Ba thị trường XK tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật bản và EU, thì Hà Tĩnh mới xuất sang được thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp đang tích cực tiếp cận Thị trường Mỹ và EU. Mực đông lạnh chiếm vị trí thứ nhất về khối lượng, vị trí thứ hai về giá trị XK cả giai đoạn này. Tuy nhiên, tỷ trọng của mặt hàng này giảm liên tục trong suốt cả giai đoạn này. Về khối lượng, mực đông lạnh XK giảm bình quân 11,51%/năm, về giá trị giảm 3,4%/năm. Nguyên nhân là do thị trường Đài loan bị thu hẹp. Khối lượng XK cá hầu như tăng không đáng kể trong giai đoạn này. Sản phẩm XK từ cá biển là chủ yếu. Cho đến nay, Hà Tĩnh chưa có sản phẩm cá XK từ NTTS nước ngọt, mặc dù, trên thế giới, nhu cầu về sản phẩm này cao và thực tế XK của Việt Nam thời gian qua, tỷ trọng của sản phẩm cá từ NT nước ngọt là khá lớn, tiêu biểu như cá tra, cá basa, cá rô phi đơn tính…. Có một điều đặc biệt đối với sản phẩm TSXK của Hà Tĩnh, đó là các sản phẩm khô, đặc sản được XK qua đường tiểu ngạch sang các nước Trung Quốc qua các Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, Lạng Sơn; sang Lào, Thái Lan qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất lớn. Mặc dù, số liệu này không được thống kê chính thức, nhưng theo ước tính của Sở TS Hà Tĩnh (nay là Sở NN & PTNT), hàng năm, KNXK các sản phẩm này đạt khoảng 7-10 triệu USD. Sản phẩm XK gồm nước mắm, hải sản khô (cá khô, tôm khô, mực khô),...; đặc sản nước ngọt gồm baba, ếch, cá quả… + Về thị trường XKTS của Hà Tĩnh Bảng 2.10 cho ta thấy, thị trường XK của Hà Tĩnh giai đoạn từ 2001- 2008 chủ yếu là thị trường Châu á. Đến nay, thị trường NKTS của Châu á đang phát triển mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp của tỉnh đang tiếp cận thị trường các nước EU và Mỹ. Thị trường Nhật Bản là thị trường truyền thống của TS Việt Nam nói chung và TS Hà Tĩnh nói riêng. Nhật Bản là nước NKTS lớn nhất Châu á. Nhiều năm liền, nước này luôn là thị trường NKTS số một thế giới. Sản lượng TSNK của Nhật Bản chiếm khoảng 20%-22,2% tổng sản lượng TSNK thế giới. Đối với Hà Tĩnh, trong những năm qua, thị truờng này là thị trường quan trọng của tỉnh, chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị kim ngạch chung về XKTS. Cả giai đoạn đạt 10.558 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 25,75%. Giá trị XK sang thị trường này tăng trưởng bình quân 11,87%/năm. Những sản phẩm XK chủ yếu vào thị trường này là mực đông lạnh, tôm đông lạnh, mực sashimi, sushi, mực lột da, tôm nguyên con... Bảng 2.10: Cơ cấu thị trường XKTS Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: nghìn USD, % Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 GT % GT % GT % GT % GT % 1. Nhật Bản 566 18,97 1.150 29,27 709 15,49 1.379 29,23 2.245 36,56 2. Đài Loan 536 17,96 516 13,13 323 7,06 133 2,82 106 1,73 3. Ixaren 13 0,44 15 0,38 60 1,31 30 0,64 25 0,41 4. Trung quốc 1.343 45,01 1.758 44,74 2.250 49,17 2.311 48,99 2.641 43,01 5. Hồng công 332 11,13 218 5,55 550 12,02 470 9,96 650 10,58 6. ASEAN 118 3,95 140 3,56 165 3,61 198 4,20 234 3,81 7. TT khác 76 2,55 132 3,36 519 11,34 196 4,16 240 3,91 Tổng GTXK TS 2.984 100,00 3.929 100,00 4.576 100,00 4.717 100,00 6.141 100,00 Trực tiếp XK 1.102 36,93 1.666 42,40 1.032 22,55 1.542 32,69 2.351 38,28 Uỷ thác XK 1.882 63,07 2.263 57,60 3.544 77,45 3.175 67,31 3.790 61,72 Thị trường 2006 2007 2008 Cả giai đoạn GT % GT % GT % GT % TĐTTBQ 1. Nhật Bản 1.915 31,57 1.353 21,73 1.241 19,49 10.558 25,75 11,87 2. Đài Loan 27 0,45 9 0,14 5 0,08 1.655 4,04 -48,97 3. Ixaren 24 0,40 25 0,40 34 0,53 226 0,55 14,72 4. Trung quốc 2.745 45,25 3.175 51,00 3.693 57,99 19.916 48,57 15,55 5. Hồng công 590 9,73 782 12,56 778 12,22 4.370 10,66 12,93 6. ASEAN 243 4,01 345 5,54 340 5,34 1.783 4,35 16,32 7. TT khác 522 8,61 536 8,61 277 4,35 2.498 6,09 20,29 Tổng GTXK TS 6.066 100,00 6.225 100,00 6.368 100,00 41.006 100,00 11,45 Trực tiếp XK 1.942 32,01 1.362 21,88 1.246 19,57 12.243 29,86 Uỷ thác XK 4.124 67,99 4.863 78,12 5.122 80,43 28.763 70,14 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh (2005, 2007), số liệu 2008 dự ước của Cục Thống kê tỉnh. Thị trường Trung Quốc, là thị trường lớn và được xem là thị trường dễ tính. Với quy mô dân số trên 1 tỷ người, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ về tiêu thụ TS, nhưng NK chủ yếu để tái chế XK. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ yếu của Hà Tĩnh. Giá trị XKTS của Hà Tĩnh vào thị trường này chiếm tỷ trọng lớn (từ 43 - 57%). Cả giai đoạn 2001-2008, tổng kim ngạch XKTS đạt 19.916 nghìn USD, chiếm 48,58%, với tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị XK vào thị trường này là 15,57%. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì kim ngạch XKTS của Hà Tĩnh vào thị trường này quá nhỏ bé. Mặt hàng TSXK chủ yếu là cá đông, mực đông, tôm đông, các loại TS nguyên liệu ướp đá. Các sản phẩm chế biến khác như nước mắm, cá khô, tôm khô, mực khô... Thị trường Hồng Công mặc dù, với dân số 6,6 triệu người, nhưng Hông Công NKTS lớn nhất nhì Châu á, thứ 8 thế giới. Đó là do i) hàng năm có hàng triệu khách du lịch đến Hồng Công; ii) Hồng Công là vùng lãnh thổ có công nghiệp tái chế TS khá phát triển; iii) mức tiêu thụ TS bình quân đầu người của Hồng Công cao nhất nhì ở khu vực, khoảng 54,6 kg/người/năm [22, tr.59]... Trong những năm qua, TS Hà Tĩnh cũng đã tiếp cận được thị trường này. Tuy nhiên, giá trị và tỷ trọng kim ngạch XKTS vào thị trường này còn nhỏ bé. Mặt hàng chủ yếu là tôm đông, nguyên liệu TS ướp đá, cá, mực, đến nay chưa xuất được sản phẩm chế biến sẵn vào thị trường này. Thị trường Đài Loan cũng là thị trường trung gian, chủ yếu NKTS rồi chế biến và tái xuất, tỷ trọng giá trị XKTS vào thị trường này quá nhỏ bé, sản phẩm TSXK vào thị trường chủ yếu là mực đông lạnh. Thị trường ASEAN chủ yếu NK sản phẩm tươi sống sơ chế hoặc nguyên liệu thô. Thị trường này thu hút khá lớn nguồn nguyên liệu có chất lượng sản phẩm không khắt khe, phù hợp với nguyên liệu miền Trung nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng không lớn, chiếm 5,34% (năm 2008) giá trị XKTS của Hà Tĩnh. Các nước ASEAN thường NK các sản phẩm đông lạnh như mực đông, cá đông, tôm đông, các sản phẩm khác. Lào là quốc gia có 2 tỉnh giáp với 3 huyện của Hà Tĩnh, đặc biệt có Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, nơi giao lưu trao đổi hàng hoá của 2 nước. Tuy nhiên, Lào là nước có số dân ít, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng TS thấp chỉ đạt 12 kg/người/năm, nhưng trong tương lai sẽ tăng lên theo xu thế chung của toàn cầu. Hà Tĩnh cần phải tranh thủ khai thác cơ hội này, khi mà Lào chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng hậu cần nghề cá để đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Về phương thức XK thủy sản, Hà Tĩnh chủ yếu uỷ thác XK. Năm 2008, phương thức này chiếm đến trên 80% tổng giá trị XK, trong khi XK trực tiếp chỉ đạt gần 20%. Cả giai đoạn 2001-2008, XK trực tiếp chỉ chiếm tỷ trọng 29,76%. Đây là một hạn chế lớn của XKTS của Hà Tĩnh. Điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh XKTS không cao, giá trị của sản phẩm thấp. 2.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản 2.2.2.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển xuất khẩu thủy sản Về xây dựng quy hoạch Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển XKTS của Hà Tĩnh đã được quan tâm hơn trong những năm gần đây. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI của tỉnh Hà Tĩnh, Kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020 đã được xây dựng. Trong đó, mục tiêu chung của thời kỳ 2006-2020 được xác định: "Đảm bảo tăng trưởng cao và ổn định, GDP bình quân đầu người dần đuổi kịp trung bình cả nước" [19, tr.46]. Về lĩnh vực TS, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra một số văn bản phát triển định hướng ngành này. Chẳng hạn, Nghị quyết số 05/NQ, ngày 25 tháng 12 năm 2001, về tăng cường lãnh đạo phát triển NTTS, thời kỳ 2002-2005, Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 18 tháng 6 năm 2001, về tăng cường lãnh đạo chỉ đạo phát triển nghề NTTS XK, Kết luận số 10-KL/TU, ngày 01/11/2007, về phát triển kinh tế biển đến năm 2020; Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2007, về tăng cường lãnh đạo phát triển xuất khẩu giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2020,… Với định hướng phát triển đã được xác định trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy, trên cơ sở quy hoạch phát triển XK của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam đến 2010, Quy hoạch Công nghiệp Việt Nam đến 2010, UBND tỉnh đã xây dựng một số quy hoạch phát triển lĩnh vực TS. Đó là Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2002-2010, Quy hoạch NTTS trên cát của tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2003-2010, Quy hoạch NTTS nước ngọt giai đoạn 2005-2010; Quy hoạch NTTS mặn, lợ giai đoạn 2006-2015; Quy hoạch phát triển thương mại Hà Tĩnh đến 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2015 tầm nhìn đến 2020. Các quy hoạch được xây dựng tương đối đồng bộ, do đó, việc QLNN đối với XKTS đã được thống nhất hơn, linh hoạt hơn. Quy hoạch đã trở thành căn cứ định hướng cho các chủ thể kinh doanh XKTS đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh chưa có Quy hoạch riêng phát triển XKTS, Quy hoạch các cơ sở chế biến TSXK Hà Tĩnh. Thiếu quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, đối tượng nuôi...Do đó việc quản lý này còn gặp khó khăn. Giai đoạn đầu, khi chưa có quy hoạch, việc phát triển NT và chế biến còn mang tính tự phát. Về các chương trình, đề án phát triển XKTS: tỉnh đã ban hành các Chương trình bảo vệ phát triển nguồn lợi TS Hà Tĩnh đến 2010; Chương trình phát triển giống TS Hà Tĩnh đến 2010; tỉnh cũng đã xây dựng đề án phát triển XK giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến 2020. Trong đó, mục tiêu XK các nhóm hàng TS được xác định : "Các mặt hàng XK chủ yếu là tôm, mực, cá các loại và các sản phẩm khác. Dự kiến đến 2010, giá trị XKTS đạt 40 triệu USD; năm 2015, đạt 60-80 triệu USD; năm 2020, đạt 120 - 150 triệu USD"[15, tr.3]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh chưa có đề án XKTS. Do đó, chưa có định hướng thị trường XKTS, mặt hàng TSXK... Về xây dựng kế hoạch phát triển XKTS: việc xây dựng kế hoạch XKTS được tiến hành theo từng năm, năm năm. Cở sở để xây dựng kế hoạch phát triển XKTS là kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh từng thời kỳ, kế hoạch XK của Bộ Ngành Trung ương. Riêng kế hoạch XK chung do Sở Công thương chủ trì phối hợp các ngành, địa phương, tham mưu trình UBND tỉnh, trong đó có kế hoạch XK mặt hàng TS. Sở NN & PTNT trên cơ sở chương trình XKTS quốc gia, kế hoạch XK của tỉnh, chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch XKTS hàng năm, năm năm. Nội dung của kế hoạch XKTS chủ yếu phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước, trong tỉnh tác động đến XKTS trong năm kế hoạch trước, đánh giá kết quả hoạt động XKTS trong năm qua, phân tích những mặt đã đạt được, những mặt tồn tại, tìm ra nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới, trong nước, trong tỉnh, kết quả thực hiện năm báo cáo, các cơ quan QLNN xây dựng kế hoạch XK năm tới hoặc năm năm tiếp theo. Trên cơ sở dự đoán các rào cản thương mại, dự đoán xu thế vận động của thị trường quốc tế, dự báo đối thủ cạnh tranh, chính sách XKTS của nước ta, của các nước,...các kế hoạch XKTS đưa ra các chỉ tiêu tổng KNXK, khối lượng TSXK, định hướng thị trường, mặt hàng TSXK. Trong kế hoạch có phân công tổ chức triển khai thực hiện giữa các cơ quan hữu quan, bố trí nguồn lực để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đặt ra. Các quy hoạch, kế hoạch có vai trò định hướng hoạt động XKTS theo mục tiêu đã định. Tuy nhiên, trong thực tế những năm qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án XKTS còn một số điểm cần chú ý: - Tình trạng "Quy hoạch treo" vẫn diễn ra. Quy hoạch được xây dựng, sau đó thường phải điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. - Xây dựng kế hoạch chưa dựa vào điều kiện thực tiễn hoạt động XKTS. Thông tin, số liệu để xây dựng kế hoạch thiếu chính xác, khập khiễng. Số liệu cơ quan thống kê và cơ quản quản lý chuyên ngành thiếu thống nhất. Do đó, mục tiêu kế hoạch nhiều khi quá cao, khó thực hiện được, nhiều khi lại quá thấp so với khả năng thực hiện. Ngoài ra, việc xây dựng quy hoạch kế hoạch còn dựa vào y chí chủ quan của cơ quan xây dựng, thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Điều kiện để đảm bảo thực hiện quy hoạch, kế hoạch cũng là một vấn đề cần quan tâm. Các nguồn lực như con người, vật chất, tài chính... thường không được chú ý. 2.2.2.2. Thực trạng xây dựng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ XK nói chung và XKTS được tỉnh Hà Tĩnh quan tâm. Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ XK của Nhà nước Trung ương, tình hình thực tế XK tại địa phương, trong giai đoạn 2001-2008, tỉnh đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh. Cụ thể, từ năm 2001-2008, Hà Tĩnh đã xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển NTTS. Về đất đai, mặt nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh có nhu cầu sử dụng đất NT đều được giao hoặc cho thuê, đấu thầu đất, mặt nước, eo, vũng, bãi triều ven sông, ven biển đã được quy hoạch, để NTTS ổn định, lâu dài. Các địa phương được chuyển đổi ruộng trũng, ruộng nhiễm mặn, đất làm muối, đất trồng lúa bấp bênh kém hiệu quả sang NTTS. Chính sách huy động vốn, tỉnh huy động mọi nguồn vốn để phát triển XKTS. Đó là vốn ngân sách, vốn tự có của các chủ đầu tư, vốn tín dụng trung và dài hạn, vốn ngắn hạn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn Nhà nước đầu tư cho công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất nếu vay vốn tín dụng thương mại. Đối với tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hàng năm UBND tỉnh Hà Tĩnh giành một phần vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước trong kế hoạch của tỉnh và một phần vốn của quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh để cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất bột cá, cơ sở sản xuất giống và một số dự án NT khác. Chính sách KHCN, hỗ trợ XKTS, tỉnh ưu tiên giành kinh phí khoa học đầu tư cho các dự án thử nghiệm như sản xuất giống tôm, xây dựng các mô hình khuyến ngư đạt hiệu quả như: mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi ếch lồng (20 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi baba (5 tấn/ ha/ vụ), mô hình sản xuất ếch giống... Nhiều đề tài khoa học được triển khai thành công như đề tài sinh sản tôm sú sạch bệnh, đề tài sinh sản nhân tạo giống cua biển; chuyển giao thành công công nghệ sinh sản cá rô đồng, cá rô phi đơn tính. Chính sách thuế, đối với XKTS được triển khai theo quy định của chính sách thuế của Nhà nước Trung ương. Tỉnh Hà Tĩnh chỉ xây dựng các chính sách thuế thông qua việc góp ý vào các dự thảo chính sách của các cơ quan QLNN Trung ương. Ngoài ra, các dự án XKTS đầu tư vào các khu Kinh tế Vũng áng, các khu Công nghiệp, khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo được hưởng các ưu đãi tại Quyết định số: 16/2007/QĐ-UBND ngày 27/4/2007; Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008. Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh ban hành quyết định một số chính sách khuyến khích phát triển hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đó là quyết định số 30/2007/QĐ-UBND, ngày 12/7/2007. Ngày 6 tháng 3 năm 2009, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số: 05/2009/QĐ-UBND, quy định cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển xuất khẩu giai đoạn 2009-2015. Chính sách xúc tiến thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại có tầm quan trọng đặc biệt và ngày càng phát triển mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường. Từ năm 2000, Phòng xúc tiến thương mại được thành lập. Sau đó, năm 2004, Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Tĩnh được thành lập. Tổ chức này đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước, trong tỉnh, nước ngoài với các khoản kinh phí như giảm 50% tiền thuê quầy hàng, nếu trung tâm đứng ra tổ chức hội chợ; hỗ trợ 50% kinh phí, nếu doanh nghiệp tham gia hội chợ tại các tỉnh và nước khác. Trung tâm còn xây dựng Website nhằm quảng bá sản phẩm miễm phí cho các doanh nghiệp; thiết kế, xuất bản các ấn phẩm về XNK hành hoá, các ấn phẩm giới thiệu thị trường, mặt hàng, các quy định, các rào cản thương mại khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương,… tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn... nhằm hướng dẫn cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp như kiến thức về hội nhập quốc tế, các định chế, tập quán hoạt động thương mại quốc tế... Tuy nhiên, công tác xúc tiến XKTS mới chỉ dừng lại ở tổ chức hội chợ, triển lãm, hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp XKTS tham gia các hội chợ triển lãm trong tỉnh, các nước Lào, Thái Lan. Việc cung cấp thông tin thị trường chưa thật sự có hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin lên mạng. Tính thời sự, cập nhật của thông tin không cao, do đó, ít được chú ý của các doanh nghiệp. Nói chung, các chính sách do tỉnh ban hành khá phù hợp với thực tế Hà Tĩnh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hộ gia đình tham gia sản xuất, chế biến, XKTS, hỗ trợ kinh tế kịp thời để thúc đẩy hoạt động này phát triển. Cụ thể diện tích, sản lượng NT đều tăng cao qua các năm (như đã phân tích ở 2.2.1.1); KNXK tăng qua các năm, cơ cấu mặt hàng TSXK đa dạng hơn, thị trường được mở rộng và đã tiếp cận được các thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm TS và ATVSTP...(đã được phân tích kỹ ở mục 2.2.1.2). Tuy nhiên, các chính sách do tỉnh ban hành còn bị trùng lặp so với các chính sách của Nhà nước Trung ương. Các chính sách về xúc tiến XKTS chưa có tác dụng thiết thực đối với các đối tượng hưởng lợi. Cụ thể là i) nội dung thông tin cung cấp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ; ii) nội dung thông tin nghèo nàn, thiếu tính cập nhật, lạc hậu so với biến động của thị trường XKTS; iii) Các khoá tập huấn, đào tạo, hội thảo tuy có tổ chức, nhưng chất lượng chuyên môn không cao, trong khi đó nhu cầu được tự đào tạo, đào tạo lại của các đối tượng khá cao nhưng không có kinh phí để hỗ trợ; iv) dịch vụ tư vấn kinh doanh thương mại quốc tế hầu như còn bỏ ngỏ; v) do hạn chế về kinh phí, việc hỗ trợ các đơn vị tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài, tham gia hội chợ nước ngoài, nghiên cứu thị trường ngoài nước còn hạn hẹp. Cho đến nay, chưa có một văn phòng đại diện xúc tiến XK của tỉnh ở nước ngoài... Chính sách xúc tiến XK của tỉnh chưa quan tâm công tác xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, xây dựng mặt hàng mới, thị trường mới... Đối với chính sách hỗ trợ về vốn, mặc dù đã được ban hành song việc tiếp cận vốn của các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ đang là vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn. Một mặt, do các đơn vị cung cấp vốn quy định quá nhiều thủ tục rườm rà..., mặt khác, do các chủ thể đi vay vốn chưa có trình độ để lập các dự án đảm bảo yêu cầu của các chủ thể tài trợ vốn, khó khăn về tài sản thế chấp... 2.2.2.3 Thực trạng tổ chức các hệ thống cơ sở sản xuất, chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Về tổ chức các hệ thống cơ sở NTTS, đánh bắt TS Trong những năm qua, hệ thống các cơ sở này có nhiều bước phát triển. Các mô hình trang trại sản xuất tập thể, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất NTTS đều được khuyến khích phát triển và nhận được nhiều hỗ trợ từ các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh. Mô hình tổ chức các trang trại được lập ra dưới nhiều hình thức hộ gia đình, kinh tế tư nhân, hợp tác xã, DNNN. Một số vùng NT thành lập Ban quản lý, chủ yếu ở những vùng dự án của Chương trình 224...Các chủ thể NT tự trang trải từ đầu tư, lập kế hoạch và vận hành các trang trại đó. Thông thường mức đầu tư của các trang trại nước ngọt không cao như mức đầu tư trang trại nuôi bãi triều...Điểm nổi bật trong ngành TS trong những năm qua là phát triển các hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp tập trung, tạo được các vùng nuôi liên vùng, tập trung, năng suất cao như Hộ Độ, Thạch Bằng, Cẩm Lĩnh, Kỳ Nam... Tuy vậy, mô hình sản xuất NTTS của tỉnh chưa phát triển mạnh. Tính cho đến nay, toàn tỉnh có khoảng 35 trang trại NTTS. Mỗi một trang trại sản xuất quy mô vừa và nhỏ diện tích khoảng 2-5 ha, khoảng 5-10 công nhân tham gia sản xuất. Số hợp tác xã NTTS là 10. Số DNNN NTTS là 1, số doanh nghiệp tư nhân NT thủy sản là 5, số Ban quản lý vùng nuôi là 6. Việc tổ chức hệ thống các đội tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu theo mô hình hợp tác xã, các tổ hợp tác hoặc các hộ gia đình cùng góp vốn tham gia đầu tư tàu thuyền và tổ chức đánh bắt. Các đội tàu có công suất nhỏ hơn chủ yếu do các hộ gia đình tổ chức đánh bắt. Hiện nay, các tàu thuyền có công suất nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn (81%), các tàu có công suất trên 90 CV có 30 chiếc. Số tàu dịch vụ và kiểm ngư chỉ có 1 chiếc, không đáp ứng được nhu cầu thu mua hải sản, dịch vụ bảo quản cho ngư dân trên biển. Việc tổ chức đăng ký, đăng kiểm các đội tàu được tiến hành đúng quy định của Nhà nước. Về tổ chức các hệ thống cơ sở chế biến và các doanh nghiệp XKTS Cho đến nay, tỉnh chưa có quy hoạch hệ thống các cơ sở chế biến XKTS. Tuy vậy, số cơ sở chế biến TS của tỉnh phát triển chủ yếu ở các vùng biển và ven biển, hình thành các làng nghề chế biến hải sản như Cẩm Nhượng, Kỳ Ninh, Hộ Độ... Hiện nay, toàn tỉnh có 5 làng nghề chế biến TS. Các cơ sở này chủ yếu chế biến nước mắm, sản phẩm phơi khô như cá khô, mực khô, tôm khô, được tổ chức dưới mô hình hợp tác xã, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp chế biến TS được tổ chức dưới mô hình công ty TNHH, chi nhánh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số vốn thấp. Doanh nghiệp có vốn cao nhất là Công ty Cổ phần XNK TS Nam Hà Tĩnh có số vốn đăng ký ban đầu là 2.800 triệu đồng. Trong số các cơ sở chế biến, chỉ có 2 doanh nghiệp đủ điều kiện để XK sang các thị trường nước ngoài. Nhìn chung, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van sua lan cuoi.doc
  • docbia, muc luc.doc
Tài liệu liên quan