Luận văn Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU: . 12

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI

RO TÀI CHÍNH . 16

1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI

CHÍNH . . 16

1.1.1. Rủi ro tài chính là gì, các loại rủi ro tài chính . . 16

1.1.1.1. Định nghĩa rủi ro tài chính, rủi ro kiệt giá tài chính . .16

1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp . . .16

1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá . . . 17

1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất . .17

1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa . .17

1.1.2. Nguy ên nhân và tác động của rủi ro tài chính: . .17

1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính . . . .17

1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá . . .18

1.1.2.1.2. Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất . 18

1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa . .18

1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính: .19

1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh c ủa doanh nghiệp. .19

1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của doanh nghiệp . . . . .20

1.1.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp . .20

1.1.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp . .20

1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ . . . 21

1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) . . . 22

1.2.2. Hợp đồng giao sau (future) . 24

1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options) . . .25

1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swaps) . . 26

1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH . . .29

1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh . . . .29

1.3.1.1 Quản trị rủi ro . . .29

1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá . . . . 29

1.3.1.3. Các lợi thế hoạt động . . . .30

1.3.1.4. Thị trường hiệu quả . . . . . .30

1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh . . . .30

1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro . . . .31

1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận .31

1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm phái

sinh không phù hợp . . . . .32

1.3.3. Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh . . . . . 32

1.4 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST

PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN

SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM

CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT

NAM . 33

1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch

hợp đồng giao sau và quy ền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME) . .33

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam . . 38

1.4.2.1. Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc để chế biến thành sản phẩm đồ gỗ . . . 38

1.4.2.2. Các dự báo về biến động giá cả và tỷ giá chỉ làm “sắc nét” cho kế hoạch

phòng ngừa, chứ không phải là căn cứ cho quyết định phòng ngừa rủi ro . 39

1.4.2.3. Quy mô hợp đồng giao sau, thời điểm đáo hạn. . .39

1.4.2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguy ên liệu: .39

1.4.2.5. Tiến hành nhận diện, đo lường độ nhạy cảm và am hiểu các loại rủi ro

công ty đang gánh chịu: . .41

1.5. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ

TẠI VIỆT NAM. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁI

SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM . 42

1.5.1. Kinh nghiệm hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam . .42

1.5.1.1. Giới thiệu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) 42

1.5.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BCEC 44

1.5.1.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai thành công giao dịch giao sau .44

1.5.1.4. Giao dịch bằng hợp đồng tương lai trên thị trường Luân Đôn, thông qua

môi giới là ngân hàng Techcombank .47

1.5.2. Bài học phát triển sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính cho các

doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. . 47

1.5.2.1. Thành lập trung tâm giao dịch, cung ứng gỗ cho 3 miền Bắc, Trung, Nam .49

1.5.2.2.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng

giao sau và quy ền chọn gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago.50

1.5.2.3. Đặc thù rủi ro tài chính, phái sinh ngành gỗ có gì khác với cà phê hoặc các nông sản khác: .51

Kết luận chương 1: . 52

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.53

2.1. ĐẶC THÙ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM . .53

2.1.1. Khó khăn về biến động tỷ giá trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ

nguyên liệu từ nước ngoài . .53

2.1.2. Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ

các tổ chức tài chính và ngân hàng .56

2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả gỗ nguy ên liệu, thu mua gỗ nguy ên liệu trong

nước và nhập khẩu gỗ nguy ên liệu từ nước ngoài. . .57

2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CỦA

RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM. .59

2.2.1. R ủi ro tỷ giá: . . . . 59

2.2.2. Rủi ro lãi suất: . . . 60

2.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa- nguyên vật liệu: . . 62

2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỔ VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM .64

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra và xử lý số liệu .64

2.3.2. Một số giá trị thống kê về cuộc điều tra 65

2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra . .65

2.3.2.2. Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và

xuất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro .65

2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro phổ

biến ở doanh nghiệp: . 68

2.3.2.4. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh .69

2.3.2.5. Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tài

chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi) .70

2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn xem nhẹ việc sử dụng sản

phẩm phái sinh .71

2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía thị trường .71

2.3.3.2.Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước,biên độ giao dịch USD .72

2.3.3.3.Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí 72

2.3.3.4.Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp . 73

2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông qua

Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nhập hợp nhất,

bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền) . . 74

2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty: . .75

2.3.4.2. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính: .75

2.3.4.3. Độ nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá . . 76

2.3.4.4. Độ nhạy cảm với lãi suất . 77

2.3.4.5. Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa . . .79

2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng

ngừa rủi ro tài chính của các DN sản xuất ch ế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam .80

2.3.5.1. Rủi ro về cân đối dòng tiền . .80

2.3.5.2. Rủi ro về lãi suất tiền vay 82

2.3.5.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái . .82

2.3.5.4. Rủi ro về khả năng tái đầu tư . . .83

2.3.5.5. Khó khăn nhập khẩu nguyên vật liệu . . .83

2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.84

2.4.1. Chưa nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp

đang gặp phải. . . 84

2.4.2. Doanh nghiệp hiện nay “Phòng” hơn là “Chống” các biến động tỷ giá, lãi suất,

giá cả hàng hóa (những biến động đã xảy ra) . .85

2.4.3. Doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính . . . .86

2.4.4. Chưa am hiểu và quan tâm việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong phòng chống rủi ro. . . . . . 86

2.4.5. Chưa xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính . 87

2.4.6. Doanh nghiệp có hoặc chưa có giám đốc tài chính: . . . . 87

2.4.7. Những nhà quản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác quản trị rủi ro tài chính . . 88

Kết luận chương 2: . . 88

Chương 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA

RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ

XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM . 89

3.1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP . . .90

3.1.1. Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính đang gặp phải. . 90

3.1.2. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị

rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng sản phẩm phái sinh. . . 91

3.1.3. Phổ biến, tuyên truy ền chính sách quản trị rủi ro, thuyết phục hội đồng quản trị

và cổ đông chấp thuận việc phòng ngừa rủi ro. . . .92

3.1.4. Nâng cao nhận thức, chất lượng của ban quản trị cấp cao và tăng cường vai trò

của hội đồng quản trị:. . .93

3.1.5. Doanh nghiệp xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích hợp. .95

3.1.6. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ, công cụ phái sinh tài

chính phải được sử dụng phù hợp.96

3.1.7. Đánh giá đúng đắn hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro mang lại.96

3.1.8. Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính:.97

3.1.9. Tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ

phái sinh để phòng ngừa rủi ro.98

3.1.10. Xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình cho công tác phòng ngừa rủi ro. . .99

3.1.11. Xây dựng chính sách và chương trình qu ản trị rủi ro tài chính phù hợp cho

từng doanh nghiệp. .102

3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. 107

3.2.1.Ngân hàng hỗ trợ tư vấn, tuyên truy ền, quảng bá giao dịch phái sinh đến doanh nghiệp .107

3.2.2. Ngân hàng cần cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, đào tạo đội

ngũ tư vấn có chất lượng. .108

3.2.3. Xác định phí quyền chọn hợp lý hơn. .109

3.2.4. Sử dụng các loại option không phí. .109

3.2.5. Rút ngắn thời hạn tối thiểu của option.110

3.2.6. Thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn: . 110

3.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ, BỘ CÔNG THƯƠNG, HIỆP HỘI GỖ VÀ

LÂM SẢN VIỆT NAM. 111

3.3.1. Giảm rủi ro trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn gỗ nguy ên liệu thông qua các hiệp

định song phương giữa Việt Nam và các nước có rừng . . .111

3.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao

sau và quy ền chọn trên sàn giao dịch Chicago, bên cạnh sàn giao dịch điện tử và chợ

giao ngay tại 3 miền Bắc Trung Nam . . . . 112

3.3.3. Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao

dịch phái sinh. . .113

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI

SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.114

3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô,

xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh .114

3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phát

triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp. .116

3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị trường. . .117

3.4.4. Kiến nghị đối với Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. . 119

3.4.5. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính .120

Kết luận chương 3: .121

KẾT LUẬN: . .122

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn lưu động phải tăng cao. - Với lý do cung cầu còn tạm thời là chưa cân đối nên trung bình mỗi năm giá nguyên liệu tăng khoảng 10-20% tùy chủng loại. - Những công ty là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn CoC (Chain of Custody) của thế giới, và cũng là thành viên của GFTN (Global Forest & Trade Network) trực thuộc WWF. Do đó, Những doanh nghiệp này luôn luôn thu mua gỗ từ 64 những nguồn rừng được chứng nhận quản lý bền vững do có chứng nhận FSC hoặc tương đương). Vì vậy, nguyên liệu đã, đang và sẽ mua giá cao hơn các loại gỗ cùng chủng loại mà không có chứng nhận. Theo đánh giá chung từ báo cáo tài chính cùa các doanh nghiệp CBG. Do phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu nên lợi nhuận của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam khá thấp, dưới 5% doanh thu. Giá nguyên liệu đầu vào nhìn chung tăng giá từ 10 đến 30% mỗi năm, giá bán được điều chỉnh tương ứng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu được duy trì ổn định hoặc thấp hơn. Nhưng do giá bán không thể điều chỉnh thường xuyên và tiêu dùng giảm mạnh do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính. Vì vậy có thể nhận định rằng rủi ro về giá cả hàng hóa nguyên vật liệu là một rủi ro lớn nhất đối với hoạt động của DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ. 2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM. Những biến động ngày càng phức tạp của giá cả gỗ nguyên liệu, lãi suất, tỷ giá, đã làm cho rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó lường. 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra và xử lý số liệu. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra về các vấn đề liên quan đến mức độ am hiểu về rủi ro, quản trị rủi ro, việc sử dụng và mối quan tâm đến sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp CBG Việt Nam. Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế dựa theo những nội dung cơ bản về mức độ hiểu biết, quan tâm, sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính phù hợp thực tế sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Để có đánh giá tin cậy về thực trạng rủi ro và nhận thức về rủi ro trong các doanh nghiệp CBG , từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2010, tác giả đã tiến hành gặp -phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư từ và email 141 Doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa, . . . . Ngoài ra tác giả đã gặp và phỏng vấn các doanh nghiệp CBG tại hội chợ EXPO đồ gỗ hằng năm vào tháng 10 diễn ra tại trung tâm triển lãm hội chợ Tân Bình TP Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn thỏa mãn các điều kiện sau: - Sản xuất chế biến gỗ, xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ. 65 - DN đã hoạt động liên tục từ 2 năm trở lên và hiện đang hoạt động bình thường. 2.3.2. Một số giá trị thống kê về cuộc điều tra. 2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra Bảng 2.5 dưới đây. Bảng 2.5: Thống kê về cuộc điều tra.. Chỉ tiêu Số lượng Số bảng câu hỏi phát ra 141 Số bảng câu hỏi nhận về 127 Số bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn xử lý 120 Số DN có hoạt động XNK chiếm tỷ trọng quan trọng 88 2.3.2.2. Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro. Đánh giá xem xét mức độ quan trọng các loại rủi ro tài chính tương quan so với các rủi ro kinh doanh theo nhận định của các doanh nghiệp CBG. Bảng 2.6 - Thống kê thăm dò loại rủi ro DN thường gặp Loại rủi ro Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm trung bình 1 2 3 4 5 Rủi ro lãi suất 17 21 28 18 36 3.29 Rủi ro giá cả hàng hóa 12 22 21 12 53 3.60 Rủi ro thay đổi tỷ giá 12 35 30 25 18 3.02 Rủi ro năng lực kinh doanh 53 12 8 45 2 2.43 Rủi ro tín dụng 26 30 33 20 11 2.67 Trong bảng kết quả điều tra trên, tác giả đưa ra 5 loại rủi ro phổ biến đề nghị các chủ doanh nghiệp cho điểm về mức độ thường gặp: ít gặp nhất là điểm 1 và thường gặp nhất là điểm 5. Số ý kiến đồng ý sẽ được nhân với số điểm tương ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng số người tham gia trả lời phỏng vấn. Trong 141 chủ doanh nghiệp, có 120 người tham gia trả lời câu hỏi này (7 người cho biết chưa gặp rủi ro). Kết quả thống kê thu được cho thấy: Rủi ro từ các biến động giá cả nguyên vật liệu là thường gặp nhất với điểm số trung bình là 3,60 điểm, tiếp theo là rủi ro lãi suất 3,29 điểm, đứng thứ 3 và thứ 4 là rủi ro tỷ giá 3,02 và rủi ro về tín dụng là 2,67 điểm và cuối cùng là rủi ro năng lực kinh doanh là 2,43 điểm. Số doanh nghiệp trả lời đã từng chịu rủi ro, nhưng thiệt hại không lớn hầu hết trả lời rằng rủi ro thường gặp nhất là rủi ro từ các biến động giá cả nguyên vật liệu, tiếp theo 66 là từ rủi ro lãi suất và sau nữa mới tới rủi ro tỷ giá . Trong khi đó 61 chủ doanh nghiệp đã chịu rủi ro và bị tổn thất, phần lớn thì lại cho rằng thường gặp nhất là rủi ro lãi suất, tiếp theo là giá cả hàng hóa và sau nữa là các rủi ro còn lại. Trong hình bên: - Trục tung: Điểm số chỉ mức độ rủi ro DN thường gặp; - Trục hoành: Các loại rủi ro, từ trái qua phải: Kết quả điều tra cho phép có thể nhận định: Rủi ro tài chính từ biến động giá cả hàng hóa, biến động tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá là khá phổ biến với DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở nước ta, mức độ tổn thất thường khá rõ ràng. Kết quả này cũng gần giống kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp quy mô lớn: Rủi ro lãi suất và giá cả hàng hóa cùng với rủi ro tỷ giá là 3 loại rủi ro tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với các DN xuất khẩu thì rủi ro quan trọng nhất là rủi ro về giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu. Hình 2.1: Thống kê thăm dò loại rủi ro DN thường gặp 3.29 3.60 3.02 2.43 2.67 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 Rủi ro lãi suất Rủi ro giá cả hàng hóa Rủi ro thay đổi tỷ giá Rủi ro năng lực kinh doanh Rủi ro tín dụng Mức độ rủi ro DN thường gặp Lý giải cho vấn đề này của 61 doanh nghiệp đã chịu rủi ro và tổn thất khi cho rủi ro thường gặp nhất là rủi ro về lãi suất, tiếp theo mới là rủi ro giá cả hàng hóa: Điều đáng chú ý là thời điểm xảy ra rủi ro đối với 61 DN này xảy ra từ năm 2008. Các DN này phần lớn là các DN vừa và nhỏ. Hơn 2/3 số DN chủ yếu là gia công gỗ nguyên liệu, công nghệ chế biến còn thô sơ, mang nặng tính thủ công, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Còn lại 1/3 số DN còn lại luôn chủ động tích lũy trước nguồn gỗ nguyên liệu từ đầu năm 2008 (do giá gỗ nguyên liệu năm 2007 luôn biến động và tăng liên tục) nguồn vốn tích lũy gỗ nguyên liệu là từ vốn vay ngân hàng. 61 chủ DN này nằm trong số 87 doanh nghiệp bị áp lực thiếu vốn, do đó khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra các DN này ít nhiều đã chịu rủi ro và xảy ra tổn thất. Bên cạnh đó, các giải pháp kích 67 cầu của Chính phủ hiện nay với những điều kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với các DN vừa và nhỏ. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở nước ta cũng là quá trình giải phóng sức sản xuất. Hoạt động của doanh nghiệp từ chỗ bị kìm hãm, nay được tự do phát triển, các doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng trong những năm qua vẫn phát triển thuận, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng cao và ổn định. Tuy năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp còn yếu, nhưng mức độ mở cửa của nền kinh tế còn giới hạn, nên cho đến trước khi gia nhập WTO (01/01/2007), về cơ bản các rủi ro từ những biến động trên thị trường quốc tế tác động đến nền kinh tế nước ta còn khá nhỏ, cạnh tranh của các công ty đa quốc gia tác động đến các doanh nghiệp trong nước cũng chưa nhiều. Tuy nhiên từ năm 2008, với hàng loạt các biến động của thị trường, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, nên số doanh nghiệp gặp rủi ro đã tăng lên rõ rệt. Từ tháng 3/2008, Chính phủ đã đột ngột đổi chiều, cỗ xe kinh tế đang phi nước đại bị thắng gấp bằng tất cả các phương tiện kỹ thuật cho phép nhằm mục tiêu ưu tiên mới là kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãi suất rất thấp được áp đặt, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân hàng thương mại, cắt giảm đầu tư... Tất cả biện pháp này gây ra gánh nặng lớn cho các ngân hàng thương mại cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bắt đầu từ quí 3/2008, một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá). Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất, thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó các DN này thường chọn giải pháp tìm kiếm các đơn hàng giá cao hoặc ký kết các đơn hàng ngắn hạn để giảm rủi ro về biến động giá gỗ nguyên liệu. Do đó các biến động giá cả nguyên liệu thường được các doanh nghiệp phản ánh một phần kịp thời vào đơn hàng. Với tình hình kinh tế năm 2008, đa số DN cho rằng thường gặp nhất là rủi ro lãi suất, tiếp theo là giá cả hàng hóa và sau nữa là các rủi ro còn lại. 68 2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro phổ biến ở doanh nghiệp. Đánh giá xem xét mức độ quan ngại các loại rủi ro tài chính tương quan so với các rủi ro kinh doanh theo nhận định của các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ. Bảng 2.7 - Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro Số chủ doanh nghiệp tham gia trả lời 127 a) Không quan ngại 0 b) Bình thường 17 c) Rất quan ngại 110 Kết quả phỏng vấn đa số chủ doanh nghiệp đều cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp, kể cả các nghiệp đã trả lời đến nay chưa từng gặp rủi ro. Chỉ có 17 doanh nghiệp cho rằng rủi ro là bình thường. Khi xem xét đến khía cạnh ngành hoạt động kinh doanh thì hầu hết 17 doanh nghiệp này đều hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công chế biến cho đối tác trong và ngoài nước. Với câu hỏi: "Loại rủi ro nào doanh nghiệp của ông (bà) quan ngại nhất trong các rủi ro sau đây", đã thu được kết quả như sau: Bảng 2.8 – Kết quả điều tra loại rủi ro DN quan ngại nhất Loại rủi ro Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm trung bình 1 2 3 4 5 Rủi ro lãi suất 0 23 28 38 38 3.72 Rủi ro giá cả hàng hóa 0 24 22 23 58 3.91 Rủi ro thay đổi tỷ giá 28 31 35 21 12 2.67 Rủi ro năng lực kinh doanh 87 12 9 19 0 1.69 Rủi ro tín dụng 12 37 33 26 19 3.02 Trong bảng 2.8 kết quả điều tra, tác giả đưa ra 5 loại rủi ro phổ biến đề nghị các chủ doanh nghiệp cho điểm về mức độ quan ngại: ít quan ngại nhất là điểm 1 và quan ngại nhất là điểm 5. Số ý kiến đồng ý sẽ được nhân với số điểm tương ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng số người tham gia trả lời. 127 doanh nghiệp đã tham gia trả lời câu hỏi này; số câu trả lời hợp lệ đưa vào phân tích là Kết quả thống kê thu được cho thấy: Rủi ro giá cả hàng hóa là rủi ro có mức quan ngại cao nhất với điểm số trung bình là 3,91 điểm, tiếp theo là rủi ro về lãi suất với điểm số trung bình là 3,72 điểm. Kết quả này là khá phù hợp với thực tiễn, vì thời điểm phỏng vấn vào giữa và cuối năm 2010, các doanh nghiệp vừa trải qua đợt biến động lãi suất, giá cả hàng hóa do tác động của lạm 69 phát. Xếp thứ 3 là rủi ro về tín dụng là do sự bất ổn của dòng tiền trong doanh nghiệp, khả năng thu hồi nợ kém, các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng bị thu hồi, huy động vốn từ thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn. Xếp thứ 4 là rủi ro từ thay đổi của tỷ giá hối đoái không bị ảnh hưởng nhiều do vì tỷ giá trong giai đoạn vừa qua đã được Nhà nước quản lý khá ổn định theo hướng tăng giá ngoại tệ để khuyến khích thích xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CBG có vốn đầu tư nước ngoài không quan ngại sự biến động về tỷ giá do đa số các công ty này là công ty con ở Việt Nam, chủ yếu là gia công gửi công ty mẹ ở nước ngoài tiêu thụ . Và xếp cuối cùng là rủi ro năng lực cạnh tranh với 1,69 điểm, điều này cũng phù hợp với thực tế, vì giai đoạn này các doanh nghiệp lo tiêu thụ những mặt hàng còn tồn kho, giảm tuyển dụng nhân sự, đầu tư công nghệ. - Trục tung: Điểm số chỉ mức quan ngại rủi ro; - Trục hoành: Loại rủi ro thứ tự từ trái qua phải: Hình 2.2 - Mức quan ngại về các loại rủi ro của DN 3.72 3.91 2.67 1.69 3.02 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 Rủi ro lãi suất Rủi ro giá cả hàng hóa Rủi ro thay đổi tỷ giá Rủi ro năng lực kinh doanh Rủi ro tín dụng Mức độ quan ngại 2.3.2.4. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh. Bảng 2.9 Thống kê thăm dò thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Số lượng Số người tham gia trả lời 127 a) Chưa bao giờ nghe đến 26 b) Có biết, nhưng ít hoặc chưa sử dụng 79 c) Đã có sử dụng thường xuyên 22 Trong 22 doanh nghiệp (tỷ lệ 28%) thường xuyên sử dụng sản phẩm phái sinh thì đều sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua bán nguyên vật liệu gỗ cho các đơn đặt hàng đã ký kết. Chỉ có 2 doanh nghiệp có sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua USD để thanh toán cho hợp 70 đồng mua nguyên vật liệu nhập khẩu, nhưng số lượng hợp đồng này rất ít, phần lớn là doanh nghiệp chủ động giữ ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, phần ngoại tệ còn dư doanh nghiệp có thể bán lại cho các ngân hàng bằng hợp đồng giao ngay hoặc gửi kỳ hạn tại ngân hàng. Khó khăn về nguồn cung gỗ nguyên liệu các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng kỳ hạn nguồn cung ứng ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng mua quyền khai thác cả khu rừng. Điển hình là Công ty Trường Thành là một trong những doanh nghiệp đầu tư mua quyền khai thác cả khu rừng(thông tin từ báo cáo thường niên của Trường Thành). Tuy nhiên do các hợp đồng kỳ hạn là phải có rõ số lượng, giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng nên các hợp đồng khai thác rừng chưa phải là hợp đồng kỳ hạn mua gỗ nguyên liệu. Bên cạnh đó, khi được hỏi về hiểu biết của doanh nghiệp về hợp đồng kỳ hạn có phải là công cụ phái sinh tài chính hoặc là công cụ phòng chống rủi ro hay không. Ngoài một số ít hiểu rõ còn lại đa số doanh nghiệp điều chưa định nghĩa rõ hoặc đầy đủ về hợp đồng kỳ hạn. Theo đánh giá của tác giả tuy hợp đồng kỳ hạn đã tồn tại lâu đời nhưng xem ra chưa được hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ là một công cụ phòng ngừa rủi ro những bất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm nguồn cung ổn định, mua gỗ nguyên liệu trong tương lai với chất lượng, số lượng, giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Các doanh nghiệp còn lại (tỷ lệ 72%) không sử dụng sản phẩm phái sinh, hợp đồng mua bán ngoại tệ và gỗ nguyên được thực hiện bằng hợp đồng giao ngay. Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào thực hiện các hợp đồng phái sinh về lãi suất. Các hợp đồng kỳ hạn này rất thành công đã giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm được nguồn gỗ nguyên liệu với giá hợp lý, giải quyết kịp thời các đơn đặt hàng xuất khẩu, giá gỗ nguyên liệu tăng kịp thời điều chỉnh vào hợp đồng bán hàng. Doanh nghiệp linh động sử dụng các kỳ hạn giao gỗ nguyên liệu khác nhau và mức đặt cọc ký quỹ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, chủ động đàm phán giá cả gỗ nguyên liệu và giá cả sản phẩm sau khi chế biến. 2.3.2.5. Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tài chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi). Trong 127 người được phỏng vấn và trả lời có tới 26 người, tương ứng với 20% trả lời chưa từng biết đến loại sản phẩm này; có 79 người trả lời có biết. Tuy nhiên khi 71 được hỏi thêm câu hỏi phụ “ông, bà biết về sản phẩm phái sinh như thế nào?” thì hầu hết các câu trả lời là biết do đọc trên sách báo. Điều này cho thấy mức độ hiểu biết và nhận thức về các công cụ tài chính này của DN còn rất hạn chế. Hai yếu tố về việc thiếu nhận thức và thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh còn dẫn đến một vấn đề là doanh nghiệp nhầm lẫn lợi ích của sản phẩm phái sinh đến từ đầu cơ kiếm lời chứ không phải từ chuyện phòng ngừa rủi ro. (Mục tiêu sử dụng phái sinh là ở lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro) Theo kết quả khảo sát, đối với các doanh nghiệp mức am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất, sau đó đến quyền chọn và giao sau. Hoán đổi là sản phẩm ít quen thuộc với doanh nghiệp nhất. Theo số liệu được thể hiện trên Hình 2.3 hầu như rất ít người sử dụng (mức 1 là hầu như chưa từng sử dụng, 2 là sử dụng chỉ 1 lần). Theo số liệu thể hiện thì bình quân thị trường hầu như không sử dụng. Hình 2.3: Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh 2.29 2.46 2.48 2.54 2.15 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 Hoán đổi Quyền chọn Giao sau Kỳ hạn Mức độ am hiểu 2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu Việt Nam còn xem nhẹ việc sử dụng sản phẩm phái sinh. 2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, ngoại hối của nước ta còn thấp. Cùng với đó là tư duy kinh doanh truyền thống còn phổ biến. Trong thực tế, những biến động về tỷ giá, lãi suất được dự báo khá “chắc chắn” và giống nhau 72 giữa các đối tượng có mặt trên thị trường tài chính và những “sai lệch” dễ dự báo đó được các bên “cân đối” ngay vào giá của sản phẩm chính như tỷ giá, lãi suất. Thêm vào đó, do mức độ hiệu quả của thị trường ngoại hối còn yếu nên các giao dịch quyền chọn nói chung không minh bạch và gây thiệt hại cho nhà đầu tư, doanh nghiệp nếu thiếu thông tin. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến các nhà đầu tư còn dè dặt áp dụng đối với các công cụ tài chính phái sinh. 2.3.3.2. Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước, biên độ giao dịch USD. Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VNĐ không dao động mạnh, do có sự điều tiết từ phía ngân hàng Nhà Nước khiến cho tỷ giá ổn định theo chiều hướng đi lên để khuyến khích xuất khẩu. Với xu hướng tỷ giá này, các nhà đầu tư luôn muốn thực hiện quyền chọn mua ngoại tệ để kiếm lợi nhuận chứ không mua quyền chọn bán. Do đó, từ sự giao dịch một chiều này, sẽ tạo ra những rủi ro cho ngân hàng khi bán quyền chọn ngoại tệ. Để giảm rủi ro, ngân hàng phải tăng phí bán quyền chọn khiến cho quyền chọn càng không có điều kiện thực hiện và không còn muốn mua quyền chọn nữa. Vòng luẩn quẩn này gây khó khăn cho cả nhà đầu tư và phía ngân hàng. Đối với các giao dịch mua bán USD, do chính sách neo VNĐ vào đồng USD nên biên độ dao động giá của USD được ngân hàng Nhà Nước qui định hiện nay là +/-5% ( từ ngày 24/03/2009) nhưng tỷ giá vẫn chưa được thả nỗi tự do mà phải bị khống chế bởi biên độ của ngân hàng Nhà Nước. Biên độ dao động như vậy đã hạn chế bớt rủi ro do biến động tỷ giá nên hạn chế phần nào tâm lý phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế sử dụng công cụ tài chính phái sinh. 2.3.3.3. Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí . Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh, cụ thể là 73 một hợp đồng quyền chọn trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đó mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thời sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 01 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán má còn là kẽ hỡ của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phí thực hiện sản phẩm phái sinh cao. Đây là một điều hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy là kỳ hạn và giao sau không có phí nhưng quyền chọn thì lại có phí và phí quyền chọn “khá cao”. Doanh nghiệp không có nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh. 2.3.3.4. Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia tài chính, do sản phẩm phái sinh khá phức tạp nên hiện nay, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước vẫn ngại sử dụng. Thêm vào đó, hiểu biết của doanh nghiệp và nhà đầu tư về các sản phẩm này vẫn còn khá hạn chế. Trong khi đó, các tổ chức cung cấp, đặc biệt là ngân hàng, vẫn còn yếu trong công tác tuyên truyền, tiếp cận khách hàng. Lý do của nguyên nhân này một phần vì doanh thu của các sản phẩm quyền chọn ngoại tệ vẫn còn hạn chế nên các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm. Tham gia thị trường tài chính còn thiếu các doanh nghiệp và nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Các nhà môi giới chuyên nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thực hiện các công cụ tài chính phái sinh còn quá ít trên thị trường tiền tệ, ngoại hối nên chúng ta chưa thể thúc đẩy họ tham gia mạnh mẽ vào thị trường phái sinh này. Bản thân các khách hàng còn dè dặt áp dụng công cụ phái sinh. Như ví dụ từ Ngân hàng HSBC mặc dù hoạt động tại Việt Nam đã hơn 6 năm với trên 1.000 doanh nghiệp là khách hàng “ruột”, nhưng sau 2 năm được phép sử dụng các công cụ phái sinh, mới chỉ có một vài doanh nghiệp trong số hàng ngàn doanh nghiệp khách hàng đó dám ứng dụng nghiệp vụ này. Chỉ riêng việc thực hiện một giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền, ngân hàng này cũng mất tới nửa năm để giải thích, thoả thuận. Các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ cũng thường phải mất một vài tháng mới được ký kết. Theo đánh giá của các chuyên gia Dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần " thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số doanh nghiệp Việt Nam đến nay có hệ thống quản trị rủi ro là rất ít, phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm, chú trọng đến quản trị rủi ro. Năm 2008, khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề “Doanh 74 nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào”, PGS.Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang đã nhận xét “Phòng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty (enterprise risk management approach) trong chiến lược kinh doanh” Theo kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp: nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thực hiện sản phẩm phái sinh hoặc gặp khó khăn trong sử dụng sản phẩm phái sinh nằm ở 3 nguyên nhân chính là: - Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh. - Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của QTRR bằng sản phẩm phái sinh. - Khung pháp lý chưa rõ ràng. Hình 2.4: Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh 12 1 7 30 4 8 18 4 0 10 20 30 40 Pháp lý chưa rõ ràng Qui định hạch toán thuế bất lợi Sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu DN chưa am hiểu đầy đủ về SPPS Tâm lý ngại trách nhiệm Biến động lãi suất, tỷ giá không đủ lớn Doanh nghiệp chưa am hiểu Lý do khác Số DN lựa chọn nguyên nhân quan trọng nhất 2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông qua Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nhập hợp nhất, bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền). Nghiên cứu trường hợp điển hình trong việc đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Đánh giá các rủi ro tài chính qua xem xét và phân tích các thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành. Là một trong những công ty dẫn đầu ngành chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam, chỉ sau các doanh nghiệp nước ngoài lâu năm trong ngành và có tiềm lực tài chính mạnh. Tuy chỉ nghiên cứu số liệu một doanh 75 nghiệp điển hình nhưng đặc trưng của doanh nghiệp này đã phản ánh tương đối toàn diện mức độ nhạy cảm về rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đang gặp phải. (số liệu báo cáo tài chính phụ lục 4) 2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty. Bảng cân đối kế toán của Công ty Trường Thành cho thấy một số vấn đề cần quan tâm về tính thanh khoản. Tỷ số than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_su_dung_cong_cu_phai_sinh_de_phong_ngua_rui_ro_tai_chinh_cua_cac_doanh_nghiep_san_xuat.pdf
Tài liệu liên quan