Luận văn Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ thương Ba Đình

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

PHẦN HAI: NỘI DUNG 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TRONG NỀN KINH TẾ 4

1.1. Khái quát chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 4

1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 4

1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt 6

1.1.3. Vai trò của TTKDTM 6

1.1.4. Các hình thức TTKDTM 9

1.1.4.1. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi 9

1.1.4.2. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 10

1.1.4.3. Hình thức thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C) 10

1.1.4.4. Hình thức thanh toán bằng Séc 11

1.1.4.5. Hình thức thanh toán bằng thẻ Ngân hàng 13

1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ Ngân hàng 13

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thẻ Ngân hàng 13

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của Thẻ 15

1.2.2.1. Khái niệm 15

1.2.2.2. Đặc điểm của thẻ 15

1.2.3. Phân loại thẻ 19

1.2.3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất 19

1.2.3.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ 20

1.2.3.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ 21

1.2.3.4. Phân loại theo chủ thể phát hành 21

1.2.4. Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán Thẻ ngân hàng 22

1.2.4.1. Chủ thẻ 22

1.2.4.2. Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT) 24

1.2.4.3. Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT) 25

1.2.4.4. Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) 26

1.2.4.5. Tổ chức thẻ quốc tế 27

1.3. Những tiện ích của Thẻ và rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ 28

1.3.1. Những tiện ích của Thẻ 28

1.3.1.1. Đối với Ngân hàng 28

1.3.1.2. Đối với chủ thẻ 30

1.3.1.3. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ 31

1.3.2. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ 33

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ kinh doanh thẻ 35

1.4.1. Các nhân tố khách quan 35

1.4.2. Các nhân tố chủ quan 37

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK BA ĐÌNH 38

2.1. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam thời gian qua 38

2.1.1. Tình hình phát hành thẻ 38

2.1.2. Tình hình thanh toán thẻ 40

2.2. Vài nét về NHTMCP Kỹ thương Việt Nam và Chi nhánh Ba Đình 42

2.2.1. Lịch sử hình thành 42

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và sắp xếp bộ máy 43

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 44

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank Ba Đình 49

2.3.1. Sơ lược về thẻ thanh toán Techcombank F@stAccess 49

2.3.2. Quy trình phát hành thẻ F@stAccess 53

2.3.3. Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ F@stAccess 55

2.3.4. Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank Ba Đình 56

2.4. Đánh giá thực trạng 60

2.4.1. . Những kết quả đã đạt được trong kinh doanh thẻ 60

2.4.1.1. Triển khai thành công phần mềm quản lý thẻ của Compass Plus 61

2.4.1.2. Hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng phát triển 62

2.4.2. Những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại 65

2.4.2.1. Độ an toàn trong sử dụng thẻ còn chưa cao 65

2.4.2.2. Việc áp dụng công nghệ trong kinh doanh thẻ vẫn còn nhiều bất cập 65

2.4.2.3. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến trong mọi tầng lớp người tiêu dùng 68

2.4.2.4. Chiến lược phát triến sản phẩm còn thiếu đồng bộ 69

2.4.2.5. Trình độ cán bộ còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu 70

2.4.2.6. Mạng lưới các ĐVCNT còn chưa rộng rãi. 70

2.4.2.7. Còn thiếu sự liên kết giữa các ngân hàng trong công tác thanh toán thẻ. 71

Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK BA ĐÌNH 73

3.1. Nhận định môi trường kinh doanh thẻ của Việt Nam 73

3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh 74

3.3. Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank Ba Đình 78

3.3.1. Giải pháp về mặt công nghệ 78

3.3.2. Tăng cường hợp tác với các Ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thẻ 81

3.3.3. Thực hiện chiến lược Marketing trong kinh doanh thẻ, hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường. 83

3.2.4. Tích cực bồi dưỡng nguồn nhân lực 85

3.4. Kiến nghị chung 87

3.4.1. Đối với Chính phủ 87

3.4.2. Đối với NHNN 89

3.4.3. Đối với NHTMCP Kỹ thương Việt Nam 90

3.4.4. Đối với khách hàng và các ban ngành kinh doanh khác 91

PHẦN BA: KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Phát triển nông thôn, NH TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), NH Công thương,….Kể từ đó, không chỉ có các NHTM Việt Nam mà còn có các chi nhánh NHTM nước ngoài tham gia vào thị trường thẻ như HSBC, ANZ, Citybank,… Các loại thẻ Ngân hàng được phát hành cũng ngày càng phong phú. Nếu như trước đây trên thị trường chỉ quen thuộc với thương hiệu VISA và Master Card của VCB và ACB phát hành, thì hiện nay đã có thêm rất nhiều loại thẻ mới: thẻ ghi nợ Connect - 24 của VCB. VCB cũng đồng thời phát hành thẻ VCB - Amex dành cho những người có thu nhập cao (với hạn mức 50 - 250 triệu đồng); kế đến là thẻ VISA và MASTER Card của Eximbank, thẻ tín dụng của HSBC và ACB hợp tác phát hành, thẻ Value của VIBank,… Cũng từ 15/12/2003, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cũng kết hợp với VCB phát hành thẻ ghi nợ F@stAccess – Connect 24. Đây là loại thẻ ghi nợ nội địa do Techcombank và VCB hợp tác phát hành. Khách hàng có thể dùng thẻ này để rút tiền tại các máy ATM, thanh toán tiền điện hay mua hàng hóa dịch vụ tại bất cứ ĐVCNT nào của Techcombank và VCB. Cho đến thời điểm tháng 01-2006, số lượng thẻ thanh toán được phát hành tại Việt Nam lên tới 2,1 triệu thẻ, trong đó thẻ nội địa là 1,6 triệu thẻ và thẻ quốc tế là 0,5 triệu thẻ. Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm với các sản phẩm cạnh tranh đa dạng và ngày càng sôi động. Biểu 1: Số lượng thẻ thanh toán đến tháng 01-2006 (Nguồn: Trung tâm thẻ Techcombank) 2.1.2. Tình hình thanh toán thẻ Như ta đã biết, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1990 với tốc độ phát triển chậm chạp. Chỉ bắt đầu từ năm 1996, khi 2 Ngân hàng VCB và ACB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA và MASTER Card, thị trường thẻ Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Số lượng các Ngân hàng tham gia làm đại lý thanh toán cho các tổ chức thẻ quốc tế ngày càng nhiều. Giai đoạn 1996-1997 được coi là thời hoàng kim của thị trường thẻ Việt Nam với doanh số ước tính lên tới 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, năm 1997, khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực xảy ra, đầu tư nước ngoài và du lịch quốc tế đến Việt Nam sụt giảm, gây nhiều khó khăn cho việc thanh toán thẻ. Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng các Ngân hàng Việt Nam vẫn không ngừng phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ. Ban đầu, các Ngân hàng chỉ tự mình thực hiện việc thanh toán gây nhiều lãng phí, phiền hà cho khách hàng. Hiện nay, các Ngân hàng đã liên minh lại với nhau, thực hiện việc thanh toán thẻ. Một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường thẻ Việt Nam là khi VCB bảo trợ làm thành viên phụ của Master Card cho các Ngân hàng liên kết như NH Kỹ thương (Techcombank), NH Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (VPBank), NH Quân đội (MB), NH Nhà Hà Nội (Habubank),…Các Ngân hàng này có thể phát hành thẻ ghi nợ nội địa hoặc Connect 24, sử dụng hệ thống ATM và POS của VCB để thanh toán các loại thẻ quốc tế và nội địa. Cho đến nay, số lượng các Ngân hàng trong liên minh thẻ đã lên tới con số 17 Ngân hàng, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho cả hệ thống thanh toán thẻ. Biểu 2: Số lượng các ngân hàng trong liên minh thẻ (Nguồn: Trung tâm thẻ Techcombank) Mạng lưới các ĐVCNT chấp nhận thẻ ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Với sự cố gắng của các Ngân hàng, tính đến thời điểm tháng 01-2006, mạng lưới ATM đã lên tới 1.200 máy và có trên 12.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Biểu 3: Mạng lưới ATM đến tháng 01 – 2006 (Nguồn: Trung tâm thẻ Techcombank) 2.2. Vài nét về NHTMCP Kỹ thương Việt Nam và Chi nhánh Ba Đình 2.2.1. Lịch sử hình thành Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, hình thành các Ngân hàng tại các khu trung tâm, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp sẽ tạo động lực để có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, giám sát được nhu cầu và cung cấp được mọi dịch vụ tài chính nhằm kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 1993 trong thời hạn 20 năm. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27 tháng 9 năm 1993. Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, thời gian hoạt động của Techcombank đã được nâng lên 99 năm theo quyết định số 330/QĐ-NH5 ngày 8 tháng 10 năm 1997 của NHNN Việt Nam. Techcombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, nhằm mục đích trở thành một trung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm với những nhà đầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kì mở cửa. Nguồn vốn của Techcombank liên tục tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 2001. Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Ba Đình được thành lập năm 2004, trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao Dịch số 1 trực thuộc Chi nhánh Techcombank Thăng Long, được đặt trụ sở tại 132-138 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Techcombank Ba Đình mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 1 năm, số lượng cán bộ nhân viên chưa nhiều nhưng Chi nhánh Ba Đình đã thể hiện là một Chi nhánh có khả năng phát triển mạnh mẽ, là một trong những Chi nhánh có tổng doanh thu lớn nhất trong toàn hệ thống Techcombank. Chi nhánh đã được nhận bằng khen, công nhận là Chi nhánh xuất sắc trong mọi hoạt động của Techcombank. Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao cho sự nỗ lực của Cán bộ - Công nhân viên và tập thể Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Ba Đình. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức và sắp xếp bộ máy Tính đến hết ngày 31/12/2005, Techcombank gồm có 30 Cán bộ, Công nhân viên, phân bố đều công tác cho các Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán Giao dịch và Kho quỹ cùng đơn vị trực thuộc là Phòng Giao dịch Ngọc Khánh. Ø Chi nhánh gồm có 01 Giám đốc (bà Vũ Thị Hạnh) Ø Và các trưởng phòng, trưởng quỹ cùng công nhân viên chức. Sơ đồ mối quan hệ phòng ban Giám đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Kế toán Giao dịch và Kho quỹ Phòng Giao dịch Ngọc Khánh Tổ kế toán Giao dịch Tổ Tiền tệ Kho quỹ Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Tiền Tệ Kho quỹ 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank là một trong những NHTMCP hàng đầu và đang phát triển mạnh mẽ trong hệ thống NHTM Việt Nam. Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trong quá trình hoạt động của mình, vốn điều lệ của Techcombank liên tục tăng lên: năm 1995 là 51,5 tỷ đồng; 1999 là 80 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với khi mới thành lập. Lượng vốn điều lệ của Techcombank tăng vọt tại những giai đoạn sau đó, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ không ngừng. Biểu 4: Vốn điều lệ Techcombank (Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank ) Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy sự phát triển không ngừng của Techcombank, thể hiện qua sự tăng trưởng vốn điều lệ, trong vòng một năm từ 2003 là 180 tỷ đồng đến 2004 đã là 412 tỷ đồng, tăng 228,9% - một tốc độ tăng chóng mặt. Đặc biệt phải kể đến giai đoạn từ tháng 12 năm 2005 với con số 618 tỷ đồng, đến tháng 02 năm 2006, vốn điều lệ đã tăng lên 830 tỷ đồng, tăng thêm 212 tỷ trong vòng 2 tháng. Một tốc độ chóng mặt minh chứng cho sự phát triển thần kì trong mọi hoạt động của Techcombank. Các hoạt động kinh doanh khác của Techcombank sau hơn 12 năm đi vào hoạt động cũng đạt được hiệu quả cao, thể hiện ở những con số hết sức thuyết phục: Bảng 1: Những chỉ tiêu tài chính chủ yếu Đơn vị: tỷ đồng Trong năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu 149.03 311.61 386.23 496.63 - Tổng tài sản 2385.89 4059.82 5510.43 7667.46 10504.42 Vốn điều lệ 102.35 118.87 180.00 412.70 618.00 LNTT 9.93 10.12 42.17 107.01 286 LNST 6.75 6.88 29.34 77.23 205.92 ROE (%) 4.49 7.4 6.25 15.52 24.76 Chỉ số cổ tức (%) 4.5 4.51 15.93 23.35 - ( Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank) Chỉ tính riêng cho năm 2005, lợi nhuận năm 2005 đã tăng 170% so với 2004. Lợi nhuận trước thuế sau khi trích đủ dự phòng theo quy định của NHNN đạt 286 tỷ, trở thành 1 trong 3 Ngân hàng TMCP có mức lợi nhuận cao nhất. Tính đến thời điểm 31/12/2005, sau 5 lần tăng trong năm, tổng vốn điều lệ của Techcombank đã lên tới 618 tỷ đồng. Tổng tài sản của Techcombank cũng tăng 37% so với cùng kì năm ngoái, trở thành một trong 3 – 4 Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất. Về mặt công nghệ Ngân hàng , Techcombank cũng chứng tỏ mình là một Ngân hàng hàng đầu trong việc áp dụng cộng nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh khi thực hiện nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm GLOBUS của Temenos (Thụy Sĩ) vào cuối năm 2003.Với việc triển khai thành công dự án hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS, cơ sở hạ tầng công nghệ của Techcombank đã được đổi mới toàn diện trên cơ sở hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, cơ sở dữ liệu tập trung, dựa trên thực tiễn Ngân hàng hiện đại cho phép áp dụng những công cụ mới quản lí rủi ro cơ bản và tinh xảo, phát triển sản phẩm đa dạng và tạo dựng hệ thống báo cáo quản trị tiên tiến và kịp thời. Năm 2005, Techcombank đã trở thành Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam chuyển đổi thành công phần mềm Corebanking sang phiên bản mới nhất của Temenos là T24 R5. Hệ thống mới cho phép thực hiện tới 1000 giao dịch Ngân hàng/giây, hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày, nhờ đó nhân viên và khách hàng có thể truy cập vào hệ thống vào mọi thời điểm trong ngày. Với sức mạnh của phiên bản mới nhất này, Techcombank chuẩn bị ra mắt một loạt sản phẩm công nghệ cao vào năm 2006, chứng tỏ cam kết của Techcombank là một Ngân hàng luôn đứng đầu về công nghệ. Chi nhánh Techcombank Ba Đình được thành lập năm 2004 trên cơ sỏ nâng cấp Phòng Giao dịch số 1. Tính đến hết tháng 12 năm 2005, Chi nhánh mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm, nhưng cũng đạt được những kết quả kinh doanh hết sức khả quan, luôn vượt mức kế hoạch mà Techcombank đặt ra cho Chi nhánh, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ, ngang tầm các Chi nhánh lâu đời trong hệ thống Techcombank. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Techcombank Ba Đình năm 2005 Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Lợi nhuận sau dự phòng(triệu VNĐ) 750.32 1256 1611.03 2522.21 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.72 0.00 0.00 1.06 Lợi nhuận BQ/Lao động(triệuVNĐ) 55.4 87.29 88.50 147.89 Huy động từ dân cư (tỷ VNĐ) 457.230 750.442 761.351 782.338 Huy động từ các TCKT (tỷ VNĐ) 134.059 171.250 187.368 235.422 Doanh thu từ dịch vụ (triệu VNĐ) 47.32 102.06 127 162.37 Thu thanh toán quốc tế (triệu VNĐ) 199.2 201.31 435 369.52 Thu lãi bán lẻ (triệu VNĐ) 695.53 748 949.31 1062.25 Thu lãi vay (triệu VNĐ) 261.15 727 945.56 1530.04 Dư nợ bán lẻ (tỷ VNĐ) 62.137 75.941 96.458 105.232 Tỷ lệ lãi treo (%) 0.14 0.59 1.71 0.00 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Techcombank Ba Đình ) Để thấy rõ sự tăng trưởng của Techcombank Ba Đình, ta có thể so sánh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại hai thời điểm tháng 12/2004 và tháng 12/2005: Bảng 3: So sánh kết quả kinh doanh của Techcombank Ba Đình Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Tăng trưởng (%) Huy động từ dân cư (tỷ VNĐ) 112.571 311.479 277% Huy động từ các TCKT(tỷ VNĐ) 27.963 92.079 329% Thu TTQT (triệuVNĐ) 48 103 214% Thu dịch vụ trong nước(triệu VNĐ) 41.151 63 151% Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.88% 0.00% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Techcombank Ba Đình ) Nhìn vào bảng trên ta thấy, hoạt động kinh doanh của Techcombank Ba Đình tăng trưởng mạnh trong vòng 1 năm. Nguồn vốn huy động từ dân cư vào tháng 12/2005 tăng trưởng 277% so với cùng kì năm ngoái; nguồn huy động từ các TCKT cũng tăng trưởng mạnh (329%). Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0.88% năm 2004 xuống còn 0.00% trong tháng 12/2005. Hoạt động thanh toán quốc tế trong tháng 12/2005 tuy không tăng mạnh bằng hoạt động huy động vốn, nhưng cũng thể hiện một sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng 214% so với cùng kì năm trước. Để đạt được những con số tăng trưởng như trên, là kết quả của sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên làm việc tại Chi nhánh cũng như sự quan tâm của Techcombank đối với Chi nhánh, tạo điều kiện hoạt động cho Chi nhánh. 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank Ba Đình Bắt đầu từ ngày 15/12/2003, chiếc thẻ F@stAccess đầu tiên do Techcombank phát hành đã ra đời. Đây là thẻ ghi nợ nội địa do Techcombank phát hành, thực hiện thanh toán trên mạng lưới ATM và các điểm chấp nhận thẻ của Techcombank, Vietcombank và các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Bên cạnh đó, Techcombank còn thực hiện làm đại lý thanh toán cho các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master Card, Amex, JBC,…Ngày 21/09/2004, NHNN Hà Nội ra Quyết định số 0565/NHNN-HAN7 cho phép Techcombank được phát hành thẻ nội địa và thẻ quốc tế mang thương hiệu Master Card. Từ ngày 27/05/2005, Techcombank chính thức trở thành thành viên phát hành của tổ chức thẻ quốc tế Visa. Dự kiến sẽ phát hành thẻ Visa vào quý II/2006. Việc trở thành thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế đánh dấu mốc quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Techcombank trên thị trường thẻ. 2.3.1. Sơ lược về thẻ thanh toán Techcombank F@stAccess Thẻ thanh toán Techcombank F@stAccess ra đời ngày 15/12/2003, là kết quả của sự hợp tác giữa Techcombank và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) trong việc phát hành thẻ thanh toán. F@stAccess thực chất là thẻ ghi nợ nội địa do Techcombank và VCB hợp tác phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi của khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt, thực hiện một số dịch vụ tại các máy rút tiền tự động (ATM) và thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT, được trang bị máy đọc thẻ tự động EDC, có khả năng kiểm tra mã số cá nhân (PIN). Thẻ có 3 hạng là: hạng chuẩn, hàng vàng và hạng đặc biệt với những hạn mức khác nhau. Bảng 4: Hạng thẻ Techcombank F@stAccess Chuẩn (Blue) Vàng (Gold) Đặc biệt (Diamond) Hạn mức rút tiền tối đa 1 lần 2.000.000 2.000.000 2.000.000 Hạn mức rút tiền và chuyển khoản tối đa 1 ngày 10.000.000 15.000.000 20.000.000 Phí phát hành Thông thường 90.000 110.000 130.000 Nhanh 180.000 200.000 240.000 (Nguồn: tài liệu TTT Techcombank ) Thẻ Techcombank F@stAccess là thẻ ghi nợ đặc biệt với tính năng 3 trong 1, với Techcombank F@stAccess, chủ thẻ có thể sử dụng vào nhiều mục đích chi tiêu khách nhau: - Rút tiền tại máy ATM của Techcombank, Vietcombank và các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ. - Gửi tiết kiệm với F@stSaving (cho phép chủ thẻ đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi sang tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn). - Vay tiền Ngân hàng với Ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance (cho phép chủ thẻ có thể sử dụng vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của mình). Đặc tính bảo mật riêng biệt về mã số cá nhân (PIN) của thẻ sẽ giúp chủ thẻ luôn là người sở hữu duy nhất nắm chìa khóa để mở chiếc ví điện tử F@stAccess của mình. Thông qua thẻ F@stAccess, các đơn vị, tổ chức có thể thực hiện trả lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên của mình, thay vì trả bằng tiền mặt, vừa tiết kiệm thời gian cho đơn vị, vừa thuận tiện cho cán bộ công nhân viên sử dụng thẻ để chi tiêu. Ngoài ra, F@stAccess còn có một số tính năng khác như: kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, điện thoại,…), kiểm tra tình hình chi tiêu từ tài khoản của mình thông qua sao kê hàng tháng,…. Mạng lưới ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) của Techcombank không ngừng được mở rộng trong cả nước, từ siêu thị, nhà hàng, khách sạn đến các trung tâm thương mại, sân bay và nhiều địa điểm khác. Hơn nữa, thẻ F@stAccess cũng có thể sử dụng để thanh toán dễ dàng trên mạng lưới ATM và POS của Vietcombank và 18 Ngân hàng trong liên minh thẻ. Hiện nay đã có gần 600 máy rút tiền tự động ATM và trên 5000 POS trên 30 tỉnh thành của Techcombank, Vietcombank và các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Với thẻ Techcombank F@stAccess, chủ thẻ được cung cấp những tiện ích sau: - Rút tiền từ tài khoản cá nhân - Gửi và rút tiền tiết kiệm trên tài khoản F@stSaving - Kiểm tra số dư tài khoản, in sao kê giao dịch - Chuyển khoản - Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, thu phí bảo hiểm,… Ngoài những tiện ích trên, khi sở hữu thẻ F@stAccess, chủ tài khoản còn có thể dễ dàng theo dõi hoạt động giao dịch tài khoản thanh toán thẻ F@stAccess mọi lúc, mọi nơi qua dịch vụ Ngân hàng Techcombank HomeBanking và nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác. Tháng 12/2004, Techcombank kí hợp đồng mua hệ thống phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với tên gọi Tranzware của hãng Compass Plus (Liên bang Nga), một trong những phần mềm quản lý thẻ tiên tiến hàng đầu thế giới. Techcombank là Ngân hàng đầu tiên thực hiện việc triển khai công nghệ này tại thị trường Việt Nam, giúp giản tiện các thủ tục dùng thẻ của khách hàng và tăng tính bảo mật cho thẻ. Compass Plus sẽ cung cấp cho Techcombank một phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ hoàn chỉnh, đa chức năng, đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống thẻ hoàn chỉnh. Phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus đảm bảo một sự tương thích với phần mềm quản lý Ngân hàng của Temenos mà Techcombank cũng như nhiều Ngân hàng khác đang áp dụng. Phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus sau khi triển khai sẽ đảm bảo việc kết nối với hệ thống quản lý thẻ của các Ngân hàng khác một cách thuận lợi. Công nghệ này sẽ giảm tải cho các Ngân hàng khi kết nối hệ thống chuyển mạch thẻ với Techcombank, đồng thời nó giúp triển khai được những sản phẩm riêng của Ngân hàng mà không ảnh hưởng tới hệ thống kết nối chung. Việc áp dụng công nghệ này cho phép Techcombank đẩy nhanh quá trình kết nối hệ thống thẻ với các Ngân hàng khác và trong tương lai là cả VNSWITCH (hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia). Sau một thời gian thử nghiệm, ngày 29/09/2005 Techcombank đã chính thức đưa hệ thống quản lý này vào hoạt động trên toàn hệ thống Techcombank , đây là một hoạt động tích cực, chào mừng 12 năm thành lập Techcombank. Đến thời điểm hiện tại, Techcombank đã phát hành được trên 60.000 thẻ F@stAccess, chiếm 7,5% tổng số thẻ ATM được phát hành, cùng với gần 600 máy ATM và trên 5000 POS của Techcombank và các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ, chắc chắn thẻ F@stAccess của Techcombank sẽ đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2.3.2. Quy trình phát hành thẻ F@stAccess Bảng 5: Sơ đồ phát hành thẻ F@stAccess qua Chi nhánh Bước Trách nhiệm Tiến trình thực hiện 1 Khách hàng Đăng kí định danh thẻ và các giấy tờ cần thiết Thỏa thuận, kí hợp đồng với khách hàng Phát hành thẻ, kích hoạt thẻ và trả lại thẻ cho Chi nhánh Bàn giao thẻ cho khách hàng, thu phí phát hành thẻ Chuyển danh sách đăng kí định danh thẻ đến TTT 2 Techcombank/Chi nhánh 3 Techcombank/Chi nhánh 4 Trung tâm thẻ 5 Techcombank/Chi nhánh (Nguồn: tài liệu TTT Techcombank ) Bước 1: Khách hàng tới Chi nhánh Techcombank xin phát hành thẻ F@stAccess, đăng kí định danh thẻ và nộp bản sao CMTND hoặc các giấy tờ cần thiết khác. Bước 2: Chi nhánh Techcombank, sau khi nhận bản đăng kí định danh thẻ từ phía khách hàng, kiểm tra xem khách hàng đã có tài khoản tại Techcombank hay chưa? - Đối với khách hàng đã có tài khoản tại Techcombank: lưu đơn đăng kí theo tài khoản của khách hàng. - Đối với khách hàng chưa có tài khoản: mở tài khoản cho khách hàng trước khi lưu đơn đăng kí. Bước 3: Chi nhánh Techcombank tập hợp danh sách khách hàng phát hành thẻ và gửi danh sách đến trung tâm thẻ (TTT). Bước 4: Căn cứ vào danh sách do Chi nhánh phát hành thẻ gửi đến, TTT chịu trách nhiệm phát hành thẻ theo đúng quy định. Sau khi phát hành, TTT có trách nhiệm gửi thẻ và thông báo mã số cá nhân (PIN) cho Chi nhánh phát hành để Chi nhánh trả cho khách hàng. Bước 5: Sau khi nhận được thẻ từ TTT: - Giao dịch viên có trách nhiệm liên lạc với khách hàng, mời khách hàng đến nhận thẻ. Thủ tục giao thẻ đúng theo quy định hiện hành của Techcombank áp dụng cho toàn hệ thống. - Giao dịch viên có trách nhiệm yêu cầu khách hàng điền đầy đủ thông tin và kí đơn xác nhận đã nhận đầy đủ thẻ. - Giao dịch viên cung cấp số tài khoản, số thẻ F@stAccess, sổ hướng dẫn sử dụng thẻ,…. cho khách hàng sử dụng. Sau khi hoàn thành việc mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ F@stAccess cho khách hàng, Giao dịch viên tiến hành lưu trữ thông tin khách hàng trên hệ thống GLOBUS và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định hiện hành của Techcombank. 2.3.3. Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ F@stAccess Bảng 6: Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ F@stAccess Bước Trách nhiệm Tiến trình thực hiện 1 Khách hàng Đến Ngân hàng xin sử dụng thẻ Cung cấp thẻ và thông báo cho các ĐVCNT Nộp biên lai vào Ngân hàng để đòi tiền Trả tiền cho các ĐVCNT Mua hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền tại các máy ATM 2 Techcombank 3 Khách hàng 4 ĐVCNT 5 Techcombank (Nguồn: tài liệu TTT Techcombank ) Bước 1: Khách hàng là các đơn vị, cá nhân đến Techcombank hay các Chi nhánh Techcombank xin được sử dụng thẻ. Bước 2: Techcombank cung cấp thẻ cho người sử dụng và thông báo cho các ĐVCNT. Bước 3: Người sử dụng sử dụng thẻ để mua hàng hóa dịch vụ hay rút tiền tại các máy ATM trong hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ của Techcombank, Vietcombank và các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ trên toàn quốc. Bước 4: Trong vòng 10 ngày kể từ khi thực hiện các giao dịch thẻ, ĐVCNT nộp biên lai vào Techcombank để đòi tiền hàng hóa dịch vụ mình đã bán. Bước 5: Trong vòng 1 ngày, Techcombank phải thực hiện trả tiền cho các ĐVCNT. 2.3.4. Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank Ba Đình Chi nhánh Techcombank Ba Đình chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004, và bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ của Techcombank từ thời điểm đó. Techcombank Ba Đình thực hiện đầy đủ các quy trình nghiệp vụ kinh doanh thẻ cần có trên thị trường thẻ, tham gia làm đại lý thanh toán cho thẻ quốc tế Visa, Master Card, Amex, JBC,….; phát hành thẻ Master Card. Đồng thời thực hiện phát hành và thanh toán thẻ Techcombank F@stAccess, là thẻ ghi nợ nội địa do Techcombank phát hành. Thẻ F@stAccess có thể được sử dụng trên hệ thống ATM và các điểm chấp nhận thẻ của Techcombank, Vietcombank cùng các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Là một Chi nhánh mới mẻ, nhưng do sự nhận được sự quan tâm đúng mức từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, cũng như việc áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán một cách kịp thời, nhanh chóng, hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank Ba Đình diễn ra một cách suôn sẻ và thể hiện một sự không non kém so với các Chi nhánh lâu đời. Số lượng thẻ F@stAccess do Techcombank Ba Đình phát hành cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trên tổng số thẻ F@stAccess mà Techcombank phát hành. Biểu 5: Số lượng thẻ F@stAccess phát hành tại Techcombank Ba Đình (Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank Ba Đình) Trong năm 2005, tổng số thẻ F@stAccess mà Techcombank Ba Đình đã phát hành là 2375 chiếc, phân bố trong các quý theo như biểu số liệu trên. Ba tháng đầu năm 2005, Techcombank mới triển khai dịch vụ thẻ nhưng đã phát hành được 412 chiếc thẻ, là số lượng tương đối khả quan cho một Chi nhánh mới đi vào hoạt động. Đến quý II, số lượng thẻ đã tăng lên 721 chiếc thẻ với tốc độ tăng 175%, cho thấy sự phát triển rõ rệt trong hoạt động phát hành thẻ của Techcombank Ba Đình. Tuy nhiên, sang đến quý III, con số này lại giảm đáng kể, chỉ còn 441 thẻ, tuy có tăng so với quý I nhưng lại giảm 39% so với quý II. Quý I năm 2006 lại đánh dấu cho sự khởi sắc của nghiệp vụ phát hành thẻ F@stAccess của Techcombank Ba Đình với số lượng thẻ phát hành trong giai đoạn này là 1102 chiếc, tăng 301 chiếc so với 3 tháng cuối năm 2005; tăng 267,5% so với cùng kì năm trước, một tốc độ tăng trưởng có thể gọi là thần kì cho một Chi nhánh mới mẻ trong một hệ thống lâu đời với gần 60 điểm giao dịch trên cả nước. Tổng số lượng thẻ F@stAccess mà Techcombank Ba Đình phát hành cho tới thời điểm hiện tại là 3477 thẻ, chiếm 5,8% trong tổng số thẻ F@stAccess mà Techcombank đã phát hành cho đến cùng thời điểm. Là một Chi nhánh mới thành lập trên tổng số gần 60 điểm giao dịch của Techcombank trên toàn quốc, con số 5,8% cho thấy sự tăng trưởng mạnh của Techcombank Ba Đình trong hoạt động phát hành thẻ. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, dưới sự trợ giúp của hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus và hệ thống phần mềm Ngân hàng Globus, với việc bổ sung thêm 2 tính năng mới, hấp dẫn lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là tài khoản tiết kiệm - F@stSaving và Ứng trước tài khoản cá nhân - F@stAdvance, đã khiến thẻ F@stAccess nhanh chóng được thị trường đánh giá là một trong những thẻ tiện ích nhất, thu hút một khối lượng lớn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào thị trường thẻ của Techcombank. Doanh thu từ thanh toán thẻ F@stAccess qua Chi nhánh Ba Đình cho đến thời điểm hiện tại đã lên tới trên 40 tỷ. Đằng sau con số đơn giản này là sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, đảm bảo hệ thống thanh toán thẻ có thể thực hiện được 24h/24h, mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và người sử dụng. Khoản doanh thu từ việc thu phí dịch vụ thẻ mang lại cũng đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu từ dịch vụ trong nước của Chi nhánh. Biểu 6: Doanh thu từ dịch vụ thẻ (Nguồn: báo cáo tài chính Techcombank Ba Đình) Tổng doanh thu từ dịch vụ thẻ cho đến thời điểm hết tháng 3 năm 2006 là 152

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28209.doc
Tài liệu liên quan