Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ 5

1.1. Vai trò của vốn đầu tư phát triển công nghiệp 5

1.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp 29

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN 40

2.1. Tình hình thực tế phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 40

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 58

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY 73

3.1. Phương hướng phát triển công nghiệp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 73

3.2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay 87

3.3. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện giải pháp 107

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 116

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Đây là một trung tâm dệt may lớn ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên nằm ở phía Bắc thị xã với diện tích quy hoạch là 60 ha. Khu công nghiệp này có các dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, công nghiệp nhựa, sản xuất hàng tiêu dùng... - Khu công nghiệp Minh Đức với diện tích 200 ha để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp da giầy, hóa chất, sản xuất máy nông nghiệp... [38, tr. 55] Để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp là rất cần thiết, đã khẳng định những chủ trương đúng đắn, cơ chế linh hoạt, giải pháp tích cực và hiệu quả của Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành trong tỉnh. Năm khu công nghiệp này sẽ đóng vai trò nền tảng thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh chóng, nâng cao kỹ thuật và tăng khả năng cạnh tranh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, huy động nguồn vốn lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn: đã khôi phục và phát triển được 60 làng nghề với các ngành nghề truyền thống và nghề mới là: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt may, thêu ren, tơ tằm, chạm bạc, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, cơ khí sửa chữa nhỏ, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm...Công nghiệp chế biến nhỏ ở nông thôn hiện đã sử dụng nhiều thiết bị nhỏ, phù hợp, có năng suất lao động cao hơn. Các khâu lao động nặng nhọc trong sản xuất đã được thay thế bằng nhiều máy móc cơ giới, phù hợp với quy mô tích tụ ruộng đất ở Hưng Yên. * Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong các ngành công nghiệp có 27 sản phẩm chủ yếu các loại, trong đó có một số loại có sản lượng cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng tín nhiệm như: xe máy lắp ráp, phụ tùng ô tô xe máy, ti vi màu, đầu DVD, màn hình vi tính, ống thép các loại, động cơ diezen, đồ dùng trang trí nội thất, quần áo may sắn, giầy thể thao, sứ dân dụng, giấy bìa các loại, túi siêu thị...Điểm yếu hiện nay là cơ cấu sản phẩm chưa hoàn chỉnh, sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hàng tiêu dùng trực tiếp...chưa nhiều, nhất là hàng công nghiệp nhẹ, thiếu sản phẩm công nghệ hiện đại, một số ngành còn sản xuất dưới hình thức gia công, nhất là ngành may, da giầy... [38, tr. 57]. Xem Phụ lục 4: Một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên từ năm 2001 đến năm 2005. * Trình độ công nghệ và quản lý: Trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp nằm dọc quốc lộ 5 nhìn chung ở mức trung bình tiên tiến. Đối với các khu vực khác, nhất là ở các huyện phía Nam của tỉnh, công nghệ thiết bị sản xuất công nghiệp còn ở mức lạc hậu. Năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Thiết bị máy móc còn thiếu và chưa đồng bộ. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp chưa cao và thiếu ổn định. Mức phát huy công suất thiết kế còn thấp, do đó giá thành sản xuất sản phẩm cao, dẫn đến một số hàng hóa dịch vụ có sức cạnh tranh thấp so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Bộ máy hành chính còn cồng kềnh và kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề của người lao động chưa theo kịp với nhu cầu phát triển. Việc phổ cập nghề cho người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác chuẩn bị đầu tư, phát triển thị trường đã được chú ý. Trong một thời gian ngắn đã thu hút, huy động được nhiều nhà đầu tư đến tỉnh. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần tiếp tục tăng cường để đảm bảo tạo dựng được một môi trường đầu tư thuận lợi, cũng như thống nhất trong định hướng và giải quyết được nhu cầu phát triển của địa phương. 2.1.3.2. Đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong giai đoạn 2001 - 2005 có thể rút ra một số nhận xét như sau: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong bước đầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp Hưng Yên đã có những bước phát triển khả quan. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được: - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao, bình quân 26,17%; trong đó công nghiệp chế biến đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất bình quân 26,2% và là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, đưa công nghiệp dần trở thành ngành có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của tỉnh, nhất là năm 2005 chiếm tỷ trọng 38%. - Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch mạnh, ngành sản xuất phương tiện vận tải không còn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, thay vào đó là các ngành: sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị truyền thông chiếm 23,7%, sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 10,1%, sản xuất kim loại 13,3%, sản xuất sản phẩm từ kim loại 12,4%... - Hình thành một số ngành sản xuất chủ lực như: điện tử, dệt may, cơ khí, luyện thép...với công nghệ tiên tiến. Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn, nhiều sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường. - Công nghiệp Hưng Yên đã phát triển sâu rộng ở tất cả các thành phần kinh tế cũng như trên khắp vùng lãnh thổ, đặc biệt là thành phần kinh tế dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Huy động được vốn đầu tư và nhân lực xã hội của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, của đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghiệp với tốc độ cao. - Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến mới, đang vươn lên để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, sẵn sàng đón nhận và thực hiện nhiệm vụ mới trong kỳ kế hoạch tiếp theo. Tuy nhiên, để công nghiệp tiếp tục là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh, thì vẫn còn một số tồn tại cần phải hoàn thiện: - Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và nguồn nhân lực của tỉnh. Trình độ công nghệ của công nghiệp trên địa bàn, nhất là của công nghiệp địa phương còn thấp. Khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực của ngành công nghiệp còn chưa cao. - Việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý doanh nghiệp, lao động trình độ cao và công nhân kỹ thuật lành nghề còn yếu và bị động. Số lao động làm chủ được kỹ thuật và công nghệ mới có rất ít tại các doanh nghiệp. Cơ cấu trình độ lao động trong toàn tỉnh phân bố không đồng đều trong các ngành và các thành phần kinh tế, lao động phần lớn chưa được đào tạo chính quy, thiếu cán bộ quản lý giỏi. - Chất lượng tăng trưởng công nghiệp của tỉnh (xét trên một vài phương diện) chưa cao: tỷ trọng chi phí trung gian trong giá trị sản phẩm ngành công nghiệp tỉnh ngày càng cao, từ 73,7% năm 2000 lên 77,9% năm 2005, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch chậm và không mang tính định hướng [38, tr. 62]. - Các chính sách khuyến khích, thúc đẩy, ưu tiên phát triển công nghiệp chưa được ban hành kịp thời để tranh thủ vốn và chất xám ở trong và ngoài tỉnh vào phát triển công nghiệp. Dự án đầu tư công nghiệp đã đăng ký khá nhiều, nhưng dự án có quy mô lớn còn ít. Tiến độ đưa các dự án vào sản xuất kinh doanh còn kéo dài, chậm phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. - Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các ngành nông nghiệp - ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh chưa chặt chẽ, chưa phát huy được thế mạnh nội lực của từng chuyên ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. - Phân bố công nghiệp tập trung chủ yếu khoảng 80% ở khu vực phía Bắc, trong các khu công nghiệp dọc đường 5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện còn lại chậm phát triển. Các dự án công nghiệp chưa bố trí theo quy hoạch khu công nghiệp. - Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thích ứng với cơ chế thị trường, khả năng tiếp cận với thương mại quốc tế còn bị hạn chế. Công tác chuẩn bị hội nhập chưa được thực hiện đúng mức, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. - Công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn có hạn chế. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước và Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp trên địa bàn chậm được thể chế hóa hoặc việc hướng dẫn triển khai thực hiện chưa kịp thời, đồng bộ. Tóm lại, so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Hưng Yên có tương đối đầy đủ các điều kiện để xây dựng và phát triển một nền công nghiệp mạnh. Ngoài việc coi trọng kêu gọi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, trong các năm tiếp theo Hưng Yên cần có các giải pháp thông thoáng, mạnh hơn nữa hoàn thiện môi trường đầu tư, thực hiện tốt cải cách hành chính, chủ động hơn nữa trong việc thực hiện đầu tư (chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ) nhằm tạo cơ hội đạt tốc độ tăng trưởng cao, từng bước giảm dần mức chênh lệch kinh tế với các địa phương trong vùng. 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh hưng yên Trong những năm qua, cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hưng Yên đã có các cơ chế, chính sách cởi mở khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hưng Yên đã từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và phát triển. 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Nguồn vốn dùng cho đầu tư phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã được mở rộng và đa dạng hóa. Bên cạnh nguồn vốn của Nhà nước, các nguồn vốn khác như: nguồn vốn huy động qua ngân hàng, các tổ chức tài chính trung gian khác, nguồn vốn đầu tư phát triển của dân doanh, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả. Để đạt được những kết quả trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, lượng vốn đầu tư được huy động cho phát triển đạt khá, cơ cấu vốn đầu tư đã hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội của Hưng Yên trong 5 năm (giai đoạn từ 2001 - 2005) ước đạt khoảng 18.652 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thực hiện được 3.730 tỷ đồng, riêng năm 2005 tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt 5.181 tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm là 25,06%; đây là một tỷ lệ tương đối cao. Nhìn chung công tác thu hút, huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế đều tăng lên, nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt rất lớn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 26,17%/năm, vượt mức chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra là 20%/năm [38, tr. 79]. Biểu 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số (tỷ đồng) 1.681 1.913 2.530 3.158 4.189 5.181 I. Phân theo thành phần kinh tế 100 100 100 100 100 100 1. Khu vực nhà nước 24,4 22,9 18,4 14,8 14,6 15,2 2. Khu vực ngoài quốc doanh 67,6 73,1 70,6 72,3 75,3 76,1 3. Đầu tư nước ngoài 8,0 3,9 11,1 12,9 10,1 8,7 II. Phân theo khoản mục đầu tư 100 100 100 100 100 100 1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 67,5 67,8 70,9 71,7 77,3 77,4 2. Vốn lưu động bổ sung 27,8 26,9 24,7 25,1 19,5 19,8 3. Vốn đầu tư phát triển khác 4,7 5,3 4,3 3,2 3,1 2,9 III. Phân theo nguồn vốn 100 100 100 100 100 100 1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước 15,0 17,3 14,3 14,4 10,4 10,5 - Ngân sách trung ương 4,8 4,2 3,9 2,3 3,7 3,6 - Ngân sách địa phương 10,2 13,1 10,4 12,1 6,7 6,9 2. Vốn vay 16,8 12,9 12,6 15,6 21,9 20,8 3. Vốn tự có 62,5 59,7 62,8 59,3 59,2 60,6 4. Vốn khác 5,7 10,2 10,2 10,6 8,5 8,2 IV. Phân theo ngành kinh tế 100 100 100 100 100 100 1. Nông, ngư nghiệp 16,2 18,9 18,2 15,7 12,8 10,7 2. Công nghiệp, xây dựng 46,1 47,2 48,5 52,8 52,9 53,8 Trong đó: + Công nghiệp 35,7 33,2 38,0 38,3 46,0 44,9 + Xây dựng 3,8 4,0 3,5 3,3 3,5 4,1 + Giao thông 6,6 10,1 6,9 11,2 3,5 4,7 3. Dịch vụ 37,7 33,9 33,4 31,5 34,2 35,5 Trong đó: + Thương mại 5,9 7,5 7,5 6,5 5,3 5,8 + Vận tải, kho bãi, thông tin 1,0 0,9 0,9 0,8 0,9 0,9 + Tài chính, tín dụng 1,6 1,5 1,2 1,1 0,9 0,9 + Kinh doanh tài sản 18,4 16,5 17,2 17,4 20,0 19,8 + Các dịch vụ khác 10,8 7,6 6,6 5,7 7,2 8,1 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2005 Về cơ cấu vốn đầu tư, nếu xét theo thành phần kinh tế, thì vốn đầu tư của khu vực kinh tế trong nước (đầu tư của khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, chiếm 92% năm 2000 và 91,3% trong năm 2005. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần, từ 24,4% năm 2000 xuống còn 15,2% năm 2005; nhưng vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh có tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn và có xu hướng tăng nhanh trong 5 năm qua, từ 67,6% năm 2000 lên 76,1% năm 2005. Điều này cho thấy việc cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm qua đã có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư trong nước đến đây lập nghiệp. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này có tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua, chiếm 8,0% năm 2000 và 8,7% năm 2005 [38, tr. 80]. Nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên trong những năm tới về việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh. Nếu xét về khoản mục đầu tư, có thể nhận thấy rằng phần lớn số vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2000 chiếm 67,5% đến năm 2005 tăng lên 77,4%. Phần vốn đầu tư dành cho mua sắm vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn và có xu hướng giảm trong 5 năm qua, từ 27,8% năm 2000 xuống còn 19,8% năm 2005 [38, tr. 81]. Điều này cho thấy, phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ các nhà đầu tư đã dành phần lớn vốn đầu tư cho việc tạo lập tài sản cố định của doanh nghiệp. Nếu xét theo nguồn vốn đầu tư, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 15,0% năm 2000 xuống còn 10,5% năm 2005. Trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng rất nhỏ, từ 4,8% năm 2000 giảm xuống còn 3,6% năm 2005; còn nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, năm 2000 là 10,2% và năm 2005 giảm xuống là 6,9%. Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chúng có xu hướng tăng lên rõ rệt, từ 16,8% năm 2000 lên 20,8% năm 2005. Riêng vốn đầu tư từ nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm qua, năm 2000 là 62,5% năm 2005 là 60,6% [38, tr.82]. Từ đó cho thấy, nếu có chính sách tốt, môi trường đầu tư thuận lợi, có thể thu hút được một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Nếu xét theo ngành kinh tế, hầu hết vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong 5 năm qua tập trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp - xây dựng và có chiều hướng tăng lên rõ rệt, từ 46,1% năm 2000 lên 53,8% năm 2005; trong đó vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2000 là 35,7% đến năm 2005 là 44,9%. Khi đó vốn đầu tư giành cho ngành dịch vụ chỉ chiếm 37,7% năm 2000, 35,5% năm 2005 trong tổng số vốn đầu tư và chúng tương đối ổn định trong toàn giai đoạn. Vốn đầu tư giành cho khối ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn, có xu hướng ngày càng giảm xuống, từ 16,2% năm 2000 xuống còn 10,7% năm 2005 [38, tr. 83]. Xét cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2005, cho thấy xu hướng đóng góp ngày càng lớn của khối ngành công nghiệp - xây dựng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh là điều hợp lý. Trong những năm qua, công tác vận động và thu hút nguồn vốn ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được củng cố và phát triển. Tỉnh đã kêu gọi đầu tư được 4 dự án: Dự án hệ thống cấp nước thị xã Hưng Yên với tổng vốn đầu tư là 5,3 triệu USD; Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên đã triển khai giai đoạn 2 với tổng số vốn đầu tư là 3,1 triệu USD; Dự án chương trình nước và vệ sinh cho các thị trấn với thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hưng Yên với tổng số vốn đầu tư 12,5 triệu USD [26, tr. 25]. Công tác thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn có thể được xem xét theo từng nguồn vốn cụ thể. 2.2.1.1. Thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Trong giai đoạn 2001 - 2005 mức tăng trưởng GDP của Hưng Yên đạt tương đối cao, bình quân là 12,3% cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước đạt 7,5%/năm). Nhờ vậy mà thu ngân sách nhà nước tăng nhanh tạo điều kiện tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp thì vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ 11,4%. Tuy nhiên, vốn ngân sách nhà nước cấp thì lại rất khiêm tốn chỉ chiếm 5,8% tập trung chủ yếu vào công nghiệp điện và cung cấp nước sạch, còn lại là vốn do các doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư [26, tr. 34]. Với một tỉnh mới tái lập từ năm 1997 như Hưng Yên. Chính vì vậy mà tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn còn thấp so với nhu cầu chi tiêu. Thực trạng về thu chi ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh được thể hiện qua biểu số liệu sau: Biểu 2.4: Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 I. Tổng thu NSNN 358.870 473.034 822.263 898.701 985.642 1. Thu nội địa 293.656 339.901 512.625 448.701 477.138 Tỷ trọng (%) 81,83 71,86 62,34 49,93 48,40 2. Thu xuất, nhập khẩu 65.214 133.133 309.638 450.000 508.504 Tỷ trọng (%) 18,17 28,14 37,66 50,07 51,60 II. Tổng chi NSNN 611.320 670.986 838.373 915.084 997.636 1. Chi đầu tư phát triển 176.744 168.238 212.831 290.772 325.728 Tỷ trọng (%) 27,44 25,07 25,39 31,77 32,65 2. Chi thường xuyên và chi khác 434.576 502.748 625.542 624.312 671.908 Tỷ trọng (%) 72,56 74,93 74,61 68,23 67,35 Nguồn: [5]. Từ thực trạng này cho thấy nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trên địa bàn là khó thực hiện nếu không có nguồn vốn trợ cấp từ ngân sách trung ương, vốn tín dụng và vốn huy động của các thành phần kinh tế. Đối với các tỉnh có nền kinh tế kém phát triển như Hưng Yên thì một yêu cầu đặt ra là ngân sách trung ương phải hỗ trợ tích cực hơn nữa để đầu tư vào những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành có nhiều lợi thế, tạo ra động lực phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đó chính là công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. 2.2.1.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Mặc dù Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành từ năm 1987 và đã sửa đổi, bổ sung vào năm 1992 để hấp dẫn hơn, nhưng tính đến cuối năm 1996 trên địa bàn Hưng Yên chưa có một dự án đầu tư nước ngoài nào, mặc dù tỉnh có rất nhiều lợi thế về địa lý và nguồn lực. Tuy nhiên, từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997 công tác vận động thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới được chú trọng. Đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 32 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 213,86 triệu USD, số vốn đầu tư thực hiện là 128,54 triệu USD chiếm tỷ lệ 60,1% tổng số vốn đăng ký. Hưng Yên hiện đang xếp thứ 26 trong cả nước về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam [26, tr. 37]. Hiện tại đã có 24 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy được hiệu quả tốt. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 1.667,52 tỷ đồng, nhưng đến năm 2005 tăng lên đạt 2.553,86 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2000 và chiếm 34,7% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (giá trị sản xuất công nghiệp cả tỉnh năm 2005 là 7.358 tỷ đồng). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 345,08 tỷ đồng tiền thuế các loại cho ngân sách nhà nước trong năm 2005, chiếm 35% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Một số dự án mới được cấp giấy phép đầu tư và các dự án khác đang làm thủ tục thuê đất và khắc phục khó khăn về giải phóng mặt bằng để sớm triển khai dự án [26, tr. 37]. 2.1.1.3. Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư Trong những năm gần đây, thực hiện cơ chế đổi mới về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đã được chủ động tạo lập và sử dụng nguồn vốn đầu tư từ lợi nhuận để lại và khấu hao TSCĐ. Sự thay đổi này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, tăng dần quy mô và năng lực sản xuất, tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng nhanh hoạt động tự đầu tư. Trong tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn do doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm tỷ trọng trung bình 16,43%. Tuy tỷ trọng vốn đầu tư không cao nhưng các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp lại, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, tỉnh đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tiến hành cổ phần hóa. Đây cũng chính là một kênh huy động vốn đầu tư rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Qua quá trình tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đến hết năm 2005 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 16 doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh với tổng số vốn 587,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Một số doanh nghiệp đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, liên doanh liên kết mở rộng sản xuất, bước đầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Huy động tiết kiệm trong dân cư và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh cũng là nguồn vốn quan trọng để thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp của Hưng Yên. Trong những năm gần đây, do tình hình lưu thông tiền tệ tương đối ổn định, mức lạm phát thấp nên lượng tiền gửi vào ngân hàng của dân cư có xu hướng ngày càng tăng lên, ngay cả khi lãi suất tiền gửi giảm xuống thấp dưới 1%/tháng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn vào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh cũng có xu hướng ngày càng gia tăng, năm 2000 là 518,49 tỷ đồng đến năm 2005 tăng lên 1.017,38 tỷ đồng, kéo theo sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuất [26, tr. 41]. Biểu 2.5: Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số 15.155 16.632 17.720 18.254 19.206 1. Doanh nghiệp tư nhân 28 37 42 51 58 2. Công ty cổ phần và TNHH 107 118 133 142 153 3. Hợp tác xã 22 22 23 24 24 4. Hộ cá thể và tổ sản xuất 14.998 16.455 17.522 18.037 18.971 Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2005. Như vậy, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đã ngày càng tăng lên. Kết quả hoạt động của các cơ sở này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh, năm 2001 chiếm tỷ trọng 26,8% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đến năm 2005 tăng lên 48,2%. Các cơ sở này đã làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước ở địa phương, tạo điều kiện tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế, trong đó có vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đây là khu vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất, đồng thời cũng là khu vực năng động và có hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng vốn. 2.1.1.4. Thu hút vốn đầu tư tín dụng ngân hàng Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại ở tỉnh Hưng Yên đang hoàn thiện và trên đà phát triển. Khi mới tách tỉnh chỉ có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động, đó là: Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương và Ngân hàng ngoại thương. Với sự hoạt động của các ngân hàng này số vốn đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và cho công nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế. Đến năm 2000 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.681 tỷ đồng, trong đó vốn vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng là 282,40 tỷ đồng, chỉ chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Nhưng đến năm 2005, số lượng các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã tăng lên nhiều, quy mô hoạt động nhận tiền gửi và cho vay vốn của các ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Ngoài 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, còn có các ngân hàng thương mại cổ phần: Ngân hàng Sài Gòn thương tín, Ngân hàng á Châu, Ngân hàng Cổ phần kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Đông á...làm đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng. Với sự phát triển nhanh chóng hệ thống ngân hàng đã đáp ứng được nhu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - ML bang.doc
Tài liệu liên quan