Luận văn Giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Cùng với CPH, việc bán DNNN là một trong những biện pháp cần thiết và hữu hiệu, có tác dụng thiết thực, cho phép sử dụng, phát huy năng lực sẵn có ở các DNNN có hướng phát triển, nhưng hạn chế về quy mô công suất, vốn đầu tư, trình độ công nghệ, phương thức quản lý và tình trạng yếu kém về tài chính, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động. Nghị định và Thông tư cho phép xử lý nhiều tồn tại về tài chính doanh nghiệp khi doanh nghiệp áp dụng Nghị định như nợ khó đòi, xử lý lỗ luỹ kế. tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau chuyển đổi có hiện trạng tài chính bình thường để vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Các chế độ ưu đãi về giá bán trong hình thức bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động cho phép người lao động có thể mua cổ phần, sau đó với tư cách là cổ đông họ có điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp mới thành lập.

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng ưu đãi từ phía Nhà nước; Các doanh nghiệp này có lợi thế nhất định đối với các nhà đầu tư (lợi thế về vị trí địa lý và mặt bằng sản xuất, về khả năng khai thác tài nguyên và các nguồn lợi trên địa bàn). Trong quá trình triển khai thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc, kết quả là hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch chuyển đổi sở hữu đều không hoàn thành. Số lượng DNNN không thực hiện chuyển đổi sở hữu trong năm nay thì dồn sang cho cho năm sau, làm cho nhiệm vụ chuyển đổi sở hữu năm sau nặng nề hơn năm trước. Bảng 3: Kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 Năm Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành kế hoạch 2001 342 274 81 2002 286 215 75 2003 1026 607 59 2004 827 796 96 2005 780 737 95 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương Kết quả trên được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ 2: Kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương Qua bảng và sơ đồ ta thấy kế hoạch thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN giai đoạn 2001 – 2005 đã không hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp nhất là 59% năm 2003 và cao nhất là 96% năm 2004. Đối với hai năm 2004 và 2005, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở mức tương đối cao trên 90% do trong có nhiều đổi mới về cơ chế và chính sách liên quan đến chuyển đổi sở hữu DNNN. Tình hình cả nước là vậy song nếu đi sâu phân tích các ngành và địa phương ta thấy: cùng một điều kiện cơ chế chính sách như nhau, cùng được khuyến khích và hỗ trợ nhưng có ngành lại hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra (điển hình là ngành Công nghiệp) và cũng có ngành không hoàn thành mục tiêu và tỷ lệ hoàn thành thấp (điển hình là ngành Giao thông vận tải). Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu của các ngành trong giai đoạn 2001 – 2005 Ngành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành kế hoạch Tổng số 910 632 69 Ngành Công nghiệp 249 263 106 Ngành Xây dựng 198 188 95 Ngành Thương mại - Dịch vụ 87 20 23 Ngành Giao thông vận tải 139 29 21 Khác 237 144 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương 1.1. Tình hình thực hiện chuyển đổi tại một số ngành điển hình 1.1.1. Ngành Công nghiệp a. Những nỗ lực đồng bộ từ Bộ Công nghiệp đến các doanh nghiệp Có thể nói công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp ở Bộ Công nghiệp là cả một quá trình, với những bước tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện khoa học, xuyên suốt từ Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ Công nghiệp, tới các Tổng công ty và doanh nghiệp, sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp giữa chính quyền và công đoàn các cấp, làm chuyển biến nhận thức của toàn thể công nhân viên chức trong các doanh nghiệp. Ngay sau khi có Nghị quyết TW3, khoá IX, Đảng uỷ Cơ quan Bộ Công nghiệp đã phối hợp với Khối Công nghiệp Hà Nội và Đảng uỷ khối Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị quyết tới các cán bộ chủ chốt thuộc cục, vụ, viện, Tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ. Tiếp đó, các Đảng uỷ, Chi uỷ đã tổ chức quán triệt Nghị quyết và tổ chức học tập tới Đảng viên ở các cơ quan, doanh nghiệp. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp đã họp để quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản pháp quy, liên quan đến sắp xếp đổi mới DNNN , như Quyết định sô 183/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW3, khoá IX, chỉ thị số 27/2002/CT-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện chuyển đổi DNNN và quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28 tháng 1 năm 2003 về việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty nhà nước và DNNN thuộc Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003 – 2005. Đây là căn cứ pháp lý để Bộ Công nghiệp chỉ đạo công tác chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp thuộc Bộ. Cùng với việc sớm ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn như Chỉ thị số 01/2003/CT-BCN của Bộ Công nghiệp đôn đốc các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện chỉ thị số 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công văn 208/CV-TCTK về việc khẩn trương thực hiện CPH các doanh nghiệp theo chương trình, kế hoạch mà các doanh nghiệp đã đăng ký, ban hành quy trình và hướng dẫn CPH, phương án mẫu… Bên cạnh Trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các Thứ trưởng phụ trách ngành cũng đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi sở hữu. Căn cứ vào những chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp kiên quyết chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi, không cho doanh nghiệp lùi tiến độ và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, cũng như động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi sở hữu một cách nhanh gọn, đúng tiến độ và có hiệu quả. b. Những kết quả đạt được Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn từ năm 2003 – 2005, Bộ Công nghiệp đã có 330 doanh nghiệp cần phải sắp xếp, đổi mới. Trong đó, 144 doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước, 153 doanh nghiệp thực hiện CPH và 33 doanh nghiệp thực hiện giao, bán. Báo cáo của Ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công nghiệp cho thấy thắng lợi của quá trình chuyển đổi sở hữu trước hết phải kể đến CPH. Nếu như năm 2002, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết TW3 về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, bên cạnh việc quán triệt, phổ biến và bước đầu triển khai nghị quyết, trên cơ sở đăng ký CPH và thí điểm xây dựng mô hình mới, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp và đổi mới DNNN, Bộ Công nghiệp đặt chỉ tiêu CPH 46 doanh nghiệp nhưng thực tế chỉ đạt được 9 doanh nghiệp, đạt 20% kế hoạch đặt ra. Số còn lại 7 doanh nghiệp trong chương trình CPH năm 2002 phải chuyển sang thực hiện vào năm 2003, làm cho số doanh nghiệp CPH năm 2003 lên tới 101 doanh nghiệp. Mục tiêu phấn đấu của Bộ Công nghiệp năm 2003 là xác định giá trị doanh nghiệp đạt 100%, duyệt xong phương án và quyết định CPH là 70%, bán xong cổ phần là 50% và tiến hành đại hội cổ đông khoảng 30% doanh nghiệp. Song với sự chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo Bộ và sự triển khai tích cực của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2003, mục tiêu trên đã không chỉ hoàn thành mà hoàn thành vượt mức đặt ra. Năm 2003, Bộ hoàn thành 100% việc xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt và quyết định chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần đạt 89% kế hoạch. Tổng giá trị vốn của các doanh nghiệp CPH đạt gần 6000 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị thực tế vốn Nhà nước là 2800 tỷ đồng. Phần lớn các Tổng công ty đã tích cực triển khai CPH và đạt tỷ lệ cao. Cụ thể là các Tổng công ty: Hoá chất 12/14 doanh nghiệp, Xây dựng Công nghiệp 8/9 doanh nghiệp, Dệt – May 7/9 doanh nghiệp, Máy và thiết bị Công nghiệp 6/6 doanh nghiệp, Máy Động lực và máy Nông nghiệp 5/6 doanh nghiệp, Điện tử - Tin học 5/5 doanh nghiệp, Khoáng sản 5/8 doanh nghiệp, Thép 6/7 doanh nghiệp, Than 3/3 doanh nghiệp… Tính chung cho cả giai đoạn 2001 – 2005, ngành đã hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. c. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi sở hữu Các doanh nghiệp sau chuyển đổi sở hữu được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên năng động hơn, tài chính của doanh nghiệp được xử lý lành mạnh hơn và lao động dôi dư của các doanh nghiệp được sắp xếp, xử lý. Qua khảo sát ở 23 doanh nghiệp đã CPH trên 1 năm cho thấy doanh nghiệp đều phát triển hơn trước. Về vốn kinh doanh: có 74% số doanh nghiệp sau CPH có vốn kinh doanh tăng lên so với trước khi CPH, với mức xấp xỉ 2 lần. Công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh sau CPH vốn tăng từ1,13 tỷ đồng lên 9,52 tỷ đồng. Công ty cổ phần May Vĩnh Phúc vốn trước khi CPH có 2,3 tỷ đồng nay tăng lên 4 lần. Về doanh thu: có 73,9% số doanh nghiệp sau CPH doanh thu tăng hơn trước. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Điện tử - Tin học Đà Nẵng doanh thu tăng từ trên 6 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng. Công ty cổ phần than Tây Nam đá mài doanh thu tăng từ 21 tỷ đồng lên 41 tỷ đồng. Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu doanh thu tăng từ 27 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng. Về lợi nhuận: sau khi CPH 91% doanh nghiệp có lãi. Nhiều công ty cổ tức đạt khá cao như công ty cổ phần May Bình Minh đạt cổ tức trên 18%. Công ty cổ phần Bao bì hộp thiếc Cầu Tre cổ tức đạt 11,6%. Đặc biệt có công ty cổ phần đạt cổ tức cao tới 25% như Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp số 2. Về nộp ngân sách: có trên 52% doanh nghiệp nộp ngân sách cao hơn trước khi CPH. Điển hình là Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng, thuộc Tổng công ty Than Việt Nam, nộp ngân sách tăng từ 47 triệu đồng lên 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nộp ngân sách tăng ít hơn các tiêu chí khác, chủ yếu do doanh nghiệp vẫn đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Về lao động: có 78% số doanh nghiệp lao động tăng hơn trước khi CPH, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. Điển hình là công ty cổ phần may Hồ Gươm tăng 886 lao động, công ty cổ phần May Việt Hưng tăng 442 lao động, công ty cổ phần May Lê Trực tăng 142 lao động. Tóm lại, ngành Công nghiệp là một trong những ví dụ điển hình cho thành tích hoàn thành mục tiêu kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN ở mức cao. Để có được kết quả này, trước hết phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của Bộ cũng như của các doanh nghiệp. Đặc biệt là nhận thức của cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp được thông suốt, thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc chuyển đổi sở hữu DNNN. Mặt khác, ngành Công nghiệp được xem là ngành chủ đạo của nền kinh tế, có tính chất quyết định cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó các doanh nghiệp thuộc ngành phải có quy mô đủ lớn, hoạt độn kinh doanh có hiệu quả, năng suất lao động cao và thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN của ngành. 1.1.2. Ngành Giao thông vận tải a. Công tác chỉ đạo, điều hành và các biện pháp tổ chức thực hiện Ngay sau khi có các Nghị quyết Hội nghị TW3, Nghị quyết TW 9 về DNNN, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc trong toàn ngành. Bộ đã tổ chức phổ biến quán triệt nội dung các Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt trong toàn ngành và chỉ đạo các đơn vị phổ biến nội dung các Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và công nhân viên chức của từng đơn vị. Đồng thời Bộ cũng chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng trong ngành và chỉ đạo các đơn vị xây dựng Chương trình hành động của từng đơn vị. Trong năm 2004 và 2005 đã tổ chức các Hội nghị tập huấn ở hai miền Nam - Bắc để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đến cán bộ chủ chốt. Tại Hội nghị đã mời các chuyên gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến phổ biến, giới thiệu các chủ trương, chính sách, các quy định mới của Đảng và Chính phủ về chuyển đổi sở hữu DNNN. Việc học tập, quán triệt Nghị quyết đã được Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, thường xuyên và có hiệu quả; nhận thức của cán bộ Đảng viên, công nhân viên chức và người lao động trong ngành về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được nâng cao. Cùng với Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Đảng và tổ chức các Hội nghị tập huấn cho doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ đã làm việc cụ thể với lãnh đạo từng doanh nghiệp để chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng phương án của đơn vị. Để giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triẻn doanh nghiệp của Bộ đã xây dựng các phương án mẫu, điều lệ mẫu... đến từng doanh nghiệp. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải trong việc chuyển đổi sở hữu: chuyển đổi sở hữu DNNN là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong giai đoạn hiện nay bởi xuất phát từ thực tế các DNNN trong ngành đều ở tình trạng manh mún, nhỏ bé, thiếu vốn. Do đó, ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ thống nhất chủ trương: - Khuyến khích áp dụng hình thức giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút thêm vốn từ cán bộ công nhân viên và các thành phần kinh tế khác đối với hình thức cổ phần hoá. - Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động công ích trong ngành Giao thông Vận tải, chuyển đổi các doanh nghiệp công ích sang cổ phần hoá hoặc chuyển về cho địa phương quản lý. Những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không thể tiến hành cổ phần hoá thì Bộ kiên quyết thực hiện hình thức bán hoặc giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động. b. Kết quả thực hiện Nhìn chung kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN của ngành trong giai đoạn 2001 – 2005 không hoàn thành mục tiêu đặt ra. Cụ thể: năm 2001, chuyển đổi được 15 doanh nghiệp (kế hoạch là 22 doanh nghiệp), năm 2002 được 21 doanh nghiệp (kế hoạch là 28 doanh nghiệp). Năm 2003 kế hoạch chuyển đổi là 34 doanh nghiệp nhưng chỉ thực hiện được 29 doanh nghiệp. Đến năm 2005 ngành chỉ hoàn thành 29% (kế hoạch là 45 doanh nghiệp trong khi đó chỉ thực hiện được 13 doanh nghiệp). Đánh giá chung: Tình hình hoạt động của các DNNN ngành Giao thông vận tải vẫn còn manh múm, nhỏ bé, vốn chủ sở hữu thấp, công nợ lớn kéo dài (phần lớn là các doanh nghiệp thuộc khối xây dựng cơ bản) do trước đây để đảm bảo việc làm cho người lao động đã bỏ giá thầu thấp dẫn tới thua lỗ, mất cân đối về tài chính... tính hấp dẫn không cao do đó không thu hút được nhà đầu tư. Do đó, trong quá trình chuyển đổi sở hữu, ngành Giao thông vận tải thực hiện còn chậm, thời gian kéo dài dẫn đến không hoàn thành mục tiêu đặt ra trong giai đoạn. Nguyên nhân là do đặc điểm của ngành chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản, còn quá nhiều dự án, công trình còn dở dang, chưa quyết toán xong gây cản trở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản. Bởi vậy, việc chuyển đổi sở hữu DNNN còn chậm trễ, lúc lên lúc xuống… 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi thực hiện chuyển đổi sở hữu Đa số doanh nghiệp sau chuyển đổi đều cho rằng tình hình tài chính tốt hơn so với trước khi chuyển đổi. Mặc dù doanh thu chỉ tăng bình quân khoảng 13% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng lên 48,8%. Điều đó cho thấy trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác động tức thời đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như tăng sức sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Tương tự, ngay trong năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi, năng suất lao động của doanh nghiệp cũng đã tăng lên 26%, tiền lương bình quân trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với trước khi chuyển đổi sở hữu. Trong các chỉ tiêu kể trên, tốc độ tăng năng suất lao động là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Việc tăng năng suất lao động chủ yếu là do động lực và sự gắn bó về lợi ích của toàn thể cán bộ quản lý và tập thể người lao động đối với doanh nghiệp. Đối với đầu tư tài sản cố định, việc tăng trưởng có hai nguyên nhân: một là do doanh nghiệp nỗ lực đầu tư thêm ngay sau khi thực hiện chuyển đổi và hai là do việc đánh giá lại tài sản. 2. Tình hình thực hiện kế hoạch đối với từng hình thức chuyển đổi sở hữu Đánh giá chung cho cả giai đoạn 2001 – 2005, tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch có sự khác biệt đối với từng hình thức chuyển đổi sở hữu. Bảng 5: Kết quả thực hiện đối với từng hình thức chuyển đổi sở hữu trong giai đoạn 2001 – 2005 2001 2002 2003 2004 2005 Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thnàh Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Tổng 342 274 81 286 215 75 1026 607 59 827 796 96 780 737 95 CPH 240 205 85 57 34 60 78 51 65 35 24 69 25 20 77 Giao 50 28 56 57 34 60 78 51 65 35 24 69 25 20 77 Bán 52 41 73 38 17 45 41 24 59 27 19 71 30 24 80 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương Nhận thấy qua bảng, tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch kế hoạch của CPH thường cao hơn so với hình thức giao hoặc bán. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, CPH được xem là nhiệm vụ trọng tâm của chuyển đổi sở hữu DNNN. Chỉ những doanh nghiệp nào không thể tiến hành CPH thì mới áp dụng hình thức chuyển đổi sở hữu bằng giao hoặc bán. 2.1. Tình hình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Có thể nói CPH DNNN giai đoạn này được triển khai đúng định hướng và từng bước vững chắc. Các ngành, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, xử lý những vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh và đạt kết quả tốt hơn so với giai đoạn trước (1996 – 2000). Nhiều ngành, nhiều địa phương đã hoàn thành mục tiêu đặt ra, điển hình là: ngành Công nghiệp 110%, ngành Xây dựng 125%, thành phố Hồ Chí Minh 109%, Vĩnh Phúc 115%... CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu bao gồm Nhà nước, người lao động và cổ đông ngoài doanh nghiệp. Đối với 2347 doanh nghiệp được CPH, bình quân Nhà nước nắm 46,5% vốn điều lệ, người lao động nắm 38,1% vốn điều lệ và còn lại là cổ đông ngoài doanh nghiệp. Tỷ lệ này lại có sự khác nhau giữa các ngành, đáng lưu ý là ngành Giao thông vận tải, tỷ lệ vốn của Nhà nước chiếm hơn 53% - tỷ lệ cổ phần chi phối. Điều này cho thấy quá trình CPH của ngành diễn ra còn chậm chạp. Thông qua CPH, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao và cơ chế quản lý của doanh nghiệp năng động, thích nghi với thị trường. Bởi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp tự chủ tự chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo về kết quả thực hiện CPH DNNN ở các ngành và địa phương cho thấy: vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,7% và thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%... Mặc dù vậy, CPH vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2001 – 2005. Số lượng doanh nghiệp tham gia CPH chủ yếu do địa phương quản lý nên chỉ là những doanh nghiệp nhỏ. Qua đó chứng tỏ chúng ta mới chỉ làm được công đoạn dễ nhất trong toàn bộ khối lượng công việc đồ sộ. Nguyên nhân của việc không hoàn thành mục tiêu kế hoạch là do nhận thức của cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp về yêu cầu bức bách và nhiệm vụ to lớn của công tác CPH DNNN. Bên cạnh đó phải kể đến những hạn chế về cơ chế chính sách và công tác tuyên truyền chưa được tổ chức thường xuyên và đồng đều. 2.2. Hình thức giao, bán doanh nghiệp nhà nước Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của hai hình thức giao cho tập thể người lao động hoặc bán tăng dần qua các năm, khẳng định sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN. Nhưng kế hoạch chuyển đổi sở hữu bằng hình thức giao hoặc bán cũng không hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tính chung cả nước, tỷ lệ hoàn thành kê hoạch chỉ đạt 57% trong đó, địa phương đạt 87% còn các ngành chỉ đạt 53% bởi việc thực hiện giao hoặc bán đối với các doanh nghiệp ở địa phương thường dễ dàng hơn do quy mô doanh nghiệp nhỏ. Nguyên nhân của việc không hoàn thành mục tiêu đặt ra là do đối tượng thực hiện giao, bán chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên không hấp dẫn các nhà đầu tư; đối tượng tham gia chuyển đổi sở hữu chủ yếu người lao động, chưa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, sử dụng kinh nghiệm của họ vào việc khôi phục và phát triển doanh nghiệp; cán bộ quản lý cũ thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ năng và quan hệ cần thiết, thích hợp với cơ chế thị trường; bất cập trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Nếu so sánh hiệu quả do các loại hình chuyển đổi sở hữu mang lại cho doanh nghiệp ta thấy CPH đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Bảng 6: So sánh tốc độ tăng một số chỉ tiêu quan trọng của DNNN sau chuyển đổi Đơn vị: % TT Tốc độ tăng trưởng so với cuối năm trước khi chuyển đổi DNNN CPH DNNN thực hiện giao, bán 1 Vốn kinh doanh 200 67.3 2 Doanh thu 150 42.5 3 Lợi nhuận 200 - 4 Thu nhập bình quân tháng 140-200 38.7 5 Số lượng lao động 110-120 12.8 Nguồn: Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương Từ bảng trên ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, vốn kinh doanh… của doanh nghiệp thực hiện CPH cao hơn hẳn so với doanh nghiệp được bán hoặc giao. Cụ thể: chỉ tiêu vốn kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần gấp 2,97 lần và doanh thu gấp 3,53 lần so với doanh nghiệp được giao, bán. Có thể xem đây cũng là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp có xu hướng thực hiện chuyển đổi sở hữu bằng CPH nhiều hơn hình thức giao hoặc bán. 3. Kết luận và phân tích những nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch chuyển đổi sở hữu 3.1. Những đóng góp tích cực của quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước Mặc dù kế hoạch chuyển đổi sở hữu không hoàn thành mục tiêu đặt ra song không thể không phủ nhận những đóng góp tích cực mà chuyển đổi sở hữu mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.1. Phát triển sản xuất kinh doanh và phát huy tốt nguồn nội lực của các doanh nghiệp nhà nước Chuyển đổi sở hữu DNNN là chủ trương đứng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực từ người lao động. Sau chuyển đổi, những người lao động sẽ chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối thu nhập, từ đó trách nhiệm của người lao động được nâng cao, tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chuyển đổi sở hữu DNNN đã khuyến khích người lao động và chủ sở hữu mới tận dụng nguồn tài sản sẵn có ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Chính sách ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp nhận giao, mua, cổ phần và các ưu đãi khác đã khuyến khích tối đa việc duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả, cắt giảm bao cấp và bù lỗ của Nhà nước, cho phép Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và hỗ trợ một số ít DNNN cần củng cố và phát triển vốn tốt hơn. Với việc chuyển đổi sở hữu DNNN, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được đảm bảo thực sự, thông qua đó mà đảm bảo lợi ích của người lao động. So với hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN bằng CPH thì việc thực hiện giao, bán DNNN có nhiều điểm tiến bộ và tích cực: Nhận thức của cán bộ quản lý và người lao động ở các doanh nghiệp được chuyển đổi có sự chuyển biến nhanh hơn, người lao động dễ dàng chấp nhận hình thức chuyển đổi này, đặc biệt là hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; Giải quyết được tình trạng người lao động nghèo không có tiền mua được cổ phần, mặc dù họ đã được Nhà nước ưu đãi bằng cách giảm giá 30% hoặc cấp không thu tiền một số cổ phần căn cứ vào thời gian cống hiến; Về trình tự, thủ tục chuyển giao DNNN cho tập thể người lao động đơn giản hơn do đó rút ngắn được thời gian chuyển đổi. Cùng với CPH, việc bán DNNN là một trong những biện pháp cần thiết và hữu hiệu, có tác dụng thiết thực, cho phép sử dụng, phát huy năng lực sẵn có ở các DNNN có hướng phát triển, nhưng hạn chế về quy mô công suất, vốn đầu tư, trình độ công nghệ, phương thức quản lý và tình trạng yếu kém về tài chính, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động. Nghị định và Thông tư cho phép xử lý nhiều tồn tại về tài chính doanh nghiệp khi doanh nghiệp áp dụng Nghị định như nợ khó đòi, xử lý lỗ luỹ kế... tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau chuyển đổi có hiện trạng tài chính bình thường để vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Các chế độ ưu đãi về giá bán trong hình thức bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động cho phép người lao động có thể mua cổ phần, sau đó với tư cách là cổ đông họ có điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp mới thành lập. Sau khi chuyển đổi sang hình thức mới, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và phát triển: việc làm và đời sống cho lao động được ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức lại sản xuất kinh doanh theo đúng phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp, sau khi thực hiện chuyển đổi, đã được tinh giản gọn nhẹ, giảm lao động gián tiếp, vai trò tham gia quản lý, giám sát của người lao động đã từng bước được tăng cường. Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương về chuyển biến liên quan đến mô hình tổ chức doanh nghiệp so với trước khi chuyển đổi cho thấy tình trạng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự cải thiện sau khi bán, giao hoặc CPH. Những chuyển biến này được người lao động và doanh nghiệp đánh giá là tích cực thực sự. Bảng 7: So sánh tình hình doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi sở hữu Đơn vị: % doanh nghiệp trả lời Chỉ tiêu đánh giá Giao Bán Cổ phần hoá Tự chủ trong quản lý điều hành Tốt hơn 93,3 100 92,3 Như cũ 6,7 0 7,7 Kém đi 0 0 0 Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý Tốt hơn 100 100 100 Như cũ 0 0 0 Kém đi 0 0 0 Ý thức làm việc của người lao động Tốt hơn 82,4 92,9 88,5 Như cũ 17,6 7,1 11,5 Kém đi 0 0 0 Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy sự tăng thực sự của vốn kinh doanh, doanh thu, nộp ngân sách, lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28323.doc
Tài liệu liên quan