Luận văn Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt i

Danh mục các bảng ii

Danh mục các hình iii

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA 7

1.1. CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU 7

1.1.1 Doanh nghiệp nông nghiệp 7

1.1.2 Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 7

1.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 7

1.1.4 Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa 7

1.2. VAI TRÒ CỦA CÂY CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 8

1.2.1 Về mặt kinh tế 8

1.2.2 Về xã hội 11

1.2.3 Về môi trường 11

1.2.4 Về an ninh quốc phòng 12

1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY 12

1.3.1 Chu kỳ kinh doanh dài 12

1.3.2 Năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố 13

1.3.3 Giá trị thanh lý vườn cây do thị trường quyết định 14

1.3.4 Giá trị vườn cây cao su gắn liến với giá trị đất 15

1.3.5 Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật khai thác nghiêm ngặt. 16

1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 20

1.4.1 Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản 20

1.4.2 Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 24

1.4.3 Xác định giá trị DN theo phương pháp so sánh 26

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM. 29

2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.2 Mô hình tổ chức 33

2.2. TIẾN TRÌNH CPH CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAO SU THUỘC TẬP ĐOÀN 37

2.2.1.Thí điểm CPH Nhà máy chế biến Hàng Gòn 37

2.2.2 Thí điểm CPH vườn cây gắn với nhà máy chế biến tại Nông trường cao su Hòa Bình 38

2.2.3 Thí điểm CPH toàn bộ các công ty: Công ty Cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa 39

2.3 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 42

2.3.1 Xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH tại Nông trường cao su Hòa Bình 42

2.3.2 Xác định giá trị vườn cây cao su tại Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa 45

2.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 51

2.4.1 Về phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su 51

2.4.2 Về giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su 53

2.4.3 Xác định giá trị vườn cây cao su bỏ qua các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị vườn cây 54

2.4.4 Về việc xác định giá trị vườn cây cao su bao gồm cả giá trị thanh lý vườn cây 57

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆN NAM. 61

3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM 62

3.1.1 Quan điểm cân bằng quan hệ cung cầu 62

3.1.2 Quan điểm nhất quán trong toàn Tập đoàn 62

3.1.3 Quan điểm đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể 63

3.2. NGUYÊN TẮC 63

3.2.1 Nguyên tắc đầy đủ 63

3.2.2 Nguyên tắc khách quan 64

3.2.3 Nguyên tắc công khai 64

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 64

3.3.1 Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su 64

3.3.2 Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị đất trồng cao su 66

3.3.3 Xác định giá trị vườn cây cao su có tính đến cả các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị vườn cây 68

3.3.4 Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây. 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó sự hỗ trợ, ưu đãi của Công ty cao su Đồng nai và sự biến động theo chiều hướng tăng của giá bán mủ cao su trên thị trường. Nếu không có sự hổ trợ tích cực của Công ty cao su Đồng nai, Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn phải thực sự cạnh tranh trên thương trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy không được đảm bảo do diện tích vườn cây cao su tiểu điền trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai không đáng kể do đó kết quả sản xuất kin doanh sẽ đạt hiệu quả thấp. Xuất phát từ vấn đề nêu trên Tập đoàn đã thí điểm việc CPH Nông trường Hòa Bình gắn với Nhà máy Hòa Bình để rút kinh nghiệp tiến tới CPH toàn bộ các doanh nghiệp nông nghiệp thành viên. 2.2.2 Thí điểm CPH vườn cây gắn với nhà máy chế biến tại Nông trường cao su Hòa Bình Thực hiện Nghị quyết 240/QĐ-TTg ngày 4/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi mới DN nhà nước trực thuộc Tổng Công ty cao su Việt Nam đến năm 2005, Tổng Công ty đã đánh giá một cách khách quan ưu nhược điểm của việc CPH Nhà máy chế biến Hàng Gòn trở thành công ty cổ phần độc lập, không có vườn cây để cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tổng công ty tiến hành thí điểm CPH Nông trường cao su Hoà Bình với Nhà máy chế biến cao su Hoà Bình trực thuộc Công ty cao su Bà Rịa thành Công ty cổ phần cao su Hòa Bình. Nông trường và Nhà máy chế biến Hòa Bình trú đóng trên địa bàn xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là mô hình đầu tiên về CPH vườn cây gắn với nhà máy chế biến. Nông trường Cao su Hoà Bình có diện tích vườn cây là 5.031 ha, trong đó diện tích vườn cây khai thác trên 4.953 ha. Sử dụng 1.561 lao đông. Nhà máy chế biến Cao su Hoà Bình có công suất thiết kế là 6.000 tấn/năm, sử dụng 66 lao động được CPH để trở thành Công ty cổ phần cao su Hòa Bình. Công ty cổ phần cao su Hòa Bình đi vào hoạt động đã khắc phục được những khó khăn phát sinh của Công ty cổ phần Hàng Gòn. Công ty Hòa Bình có diện tích vườn cây bảo đảm cho hoạt động của công ty khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Hoạt động của công ty sau hơn 2 năm đã tạo sự phát triển mạnh, chủ động, thích ứng với cơ chế thị trường. Công ty đã tiến hành đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị, bàn chiến lược phát triển công ty, cử Giám đốc và tổ chức sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, bố trí lại lao động, thực hiện cơ chế quản lý năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định. Năm 2004 tỷ lệ chia cổ tức của Công ty cổ phần cao su Hòa Bình là 35% vốn điều lệ, năm 2005 là 50% vốn điều lệ. Tóm lại: Việc CPH Nông trường cao su Hòa Bình đã khắc phục được nhược điểm của việc CPH riêng lẻ nhà máy chế biến, đó là thực hiện việc CPH vườn cây cao su gắn với nhà máy chế biến. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ nước, để tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm công nghiệp bắt buộc phải qua nhà máy chế biến để sơ chế thành mủ khô hoặc mủ kem. Vì vậy vườn cây cao su và nhà máy chế biến là 2 bộ phận có quan hệ mật thiết gắn kết với nhau trong một dây chuyền sản xuất. Thời gian qua thực tế đã khẳng định: Nếu chủ sở hữu vườn cây đồng thời là chủ sở hữu nhà máy sẽ có nhiều thuận lợi cho DN để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế CPH bộ phận DN thuộc 2 công ty trực thuộc Tổng Công ty cao su Việt Nam CPH riêng nhà máy chế biến và CPH vườn cây gắn liền với nhà máy chế biến cho thấy: CPH vườn cây gắn liền với nhà máy chế biến phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ tạo cho doanh nhiệp hoạt động ổn định và thật sự nâng cao hiệu quả. 2.2.3 Thí điểm CPH toàn bộ các công ty: Công ty Cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa - Thực hiện Nghị quyết số 39/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới Nông trường quốc doanh trực thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam, năm 2006 Tổng Công ty Cao su Việt Nam thực hiện CPH toàn bộ Công ty cao su Đồng Phú và Công ty TNHH một thành viên Cao su Tây Ninh (bao gồm cả vườn cây và nhà máy). (1). Công ty Cao su Đồng Phú: - Tổng diện tích cao su là 9.198 ha - Sử dụng 3.542 lao động. - 2 nhà máy chế biến có tổng công suất 14.500tấn/năm - Tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán tính đến ngày 31/12/2004 là 389.627.915.042 đồng trong đó vốn Nhà nước: 235.353.662.676 đồng, (2) Công ty TNHH một thành viên Cao su Tây Ninh: - Tổng diện tích vườn cây 7.217 ha. - Sử dụng 2.370 lao động. - 2 nhà máy chế biến mủ cao su có tổng công suất 14.000 tấn/năm; - Tổng giá trị theo sổ sách kế toán tính đến ngày 31/12/2004 là 329.226.599.124 đồng, trong đó vốn Nhà nước: 196.871.884.901 đồng. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của 2 Công ty có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách ngày càng tăng, cuộc sống của người lao động được đảm bảo và không ngừng được cải thiện, rất thuận lợi cho việc tiến hành CPH. Bảng 2.2: Lợi nhuận trước thuế qua các năm của các công ty như sau: Đơn vị tính:Tỷ đồng Stt Đơn vị 2006 2007 01 Công ty cao su Đồng Phú 207 232 02 Công ty TNHH 1 thành viên Tây Ninh 192 177 03 Công ty Cao su Phước Hòa 394 406 (Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất của VRG – năm 2007) - Thực hiện Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn. Đầu năm 2007, Tập đoàn đã triển khai CPH toàn bộ Công ty cao su Phước Hòa, bao gồm 3 nhà máy chế biến với tổng công suất 27.500 tấn/ năm, diện tích vườn cây 15.594,53 ha, sử dụng 5.850 lao động. Giá trị thực tế của DN để CPH là 1.700,557 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN là: 953,207 tỷ đồng. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là 813 tỷ đồng (sau thời điểm xác định giá trị DN, công ty đã nộp về Tập đoàn 140 tỷ đồng vốn Nhà nước theo quyết định số 922/QĐ-CSVN ngày 21/8/2007 ), trong đó cổ phần thuộc vốn Nhà nước là: 536,58 tỷ đồng, chiếm 66 % vốn điều lệ; cổ phần của người lao động là: 65,384 tỷ đồng, chiếm 8,04% vốn điều lệ; cổ phần của tổ chức Công đoàn là 1,4 tỷ đồng, chiếm 0,17%; cổ phần bán ra ngoài là 179,636 tỷ đồng chiếm 25,79% Vốn điều lệ. Dự kiến công ty cổ phần sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm 2008. Tóm lại: Việc thực hiện CPH toàn bộ công ty không tách rời từng bộ phận thể hiện rõ quan điểm nhất thể hóa quá trình SXKD trong quá trình CPH. Hiệu quả của kinh doanh cao su thiên nhiên chỉ có thể đạt được với phương thức sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn quá trình trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy xu hướng phát triển là phải thực hiện CPH toàn bộ DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên, không CPH từng bộ phận. Thực chất của việc CPH toàn bộ công ty cao su là việc thay đổi vốn điều lệ họat động của công ty, cơ cấu tham gia vốn điều lệ, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối trên 65%. Thay đổi về quy mô và bộ máy tổ chức, chuyển hình thức họat động từ DN có 100% vốn Nhà nước sang mô hình họat động của công ty cổ phần, tạo chủ động trong sản xuất kinh doanh cho công ty. Về quy mô quản lý và sản xuất vẫn không thay đổi. 2.3 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 2.3.1 Xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH tại Nông trường cao su Hòa Bình Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su tại Nông trường cao su Hòa Bình về cơ bản là theo tinh thần nghị định số 64/2002-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộâ Tài Chính. Nguyên tắc định giá vườn cây cao su để xác định giá bán tại thời điểm CPH phải: - Bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị đã khấu hao, tức bằng giá trị hoàn vốn vườn cây). - Nhỏ hơn hoặc bằng giá bán vườn cây cao su trên thị trường tại thời điểm Cổ phần hóa. Trên thực tế khi tiến hành CPH tại Hòa Bình thị trường chính thức mua bán vườn cây cao su chưa có, nhưng vẫn có sự sang nhượng vườn cây cao su. Việc sang nhượng vườn cây cao su bao gồm cả việc chuyển quyền sử dụng đất và vườn cây trên đất hình thành giá giao dịch. Như vậy, việc chuyển nhượng đó đã hình thành thị trường mua bán vườn cây cao su trong công chúng. Về tính pháp lý của việc thừa nhận quyền sở hữu pháp lý về vườn cây cao su và quyền sử dụng đất trên vườn cao su như thế nào là tùy thuộc vào chính quyền sở tại có công nhận hay không. Giá trị vườn cây cao su tại Nông trường Hòa Bình được xác định tại thời điểm CPH theo công thức sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá vườn cây cao su – Giá trị vườn cây cao su đã khấu hao (theo suất đầu tư thời điểm 2003) Vườn cây cao su của Nông trường Hòa Bình được kiểm kê tại thời điểm 01/01/2003 là: 4.953,91 ha với 1.828.088 cây. + Nguyên giá vườn cây là 112.981.255.838 đồng, + Giá trị đã khấu hao là 39.323.053.398 đồng, + Giá trị còn lại 73.658.202.439 đồng (tỷ lệ còn lại so với nguyên giá là 65% ), Như vậy nguyên giá vườn cây cao su trên 1 ha khoảng 22,8 triệu đồng, giá trị còn lại khoảng 14,8 triệu đồng/ha. - Xác định giá trị thanh lý vườn cây, chính là giá trị ước thu hồi củi, gỗ cao su để đưa vào giá trị vườn cây tại thời điểm CPH Nông trường Cao su Hòa Bình cũng được đặt ra nhưng rất khó xác định bởi các yếu tố sau: Số lượng, chất lượng và giá của củi, gỗ cao su ở các thời điểm thanh lý sau CPH ở trạng thái động không xác định được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan sau: + Xác định giá cả thanh lý vườn cây trong tương lai như giá củi, gỗ cao su từ các vườn cây thanh lý rất khó chính xác. Thời điểm thanh lý vườn cây cao su hiện tại của Nông trường Hòa Bình khoảng từ 10 đến 24 năm nữa. Khi chuyển sang công ty cổ phần vườn cây cao su sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác cho đến khi thanh lý do đó khối lượng gỗ và củi cũng có sự biến động so với dự kiến. + Đặc điểm tự nhiên của vườn cây cao su tại Nông trường Hoà Bình do gần biển nên hàng năm gió bão làm gãy đổ vườn cây cao su thường xuyên không thể ước đoán chính xác được con số cụ thể. + Theo chế độ khấu hao tài sản cố định và chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành; giá trị củi, gỗ cao su thu hồi sau thanh lý (đã khấu hao hết giá trị) là khoản thu nhập bất thường. Lợi tức thanh lý vườn cây cao su sau khi nộp thuế thu nhập DN, được phân phối theo tỷ lệ vốn tham gia của các cổ đông là hoàn toàn đúng. - Sau khi CPH thì Tập đoàn sẽ giữ 70% vốn điều lệ của công ty cổ phần. Vì vậy, khi công ty cổ phần hoạt động theo Luật DN – việc khai thác và thanh lý vườn cây cao su vẫn theo định hướng của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Do đó, để giải quyết những vướng mắc trên, việc xác định giá trị vướn cây cao su tại Nông trường Hoà Bình chưa thể ước tính giá trị củi, gỗ cao su thu hồi khi thanh lý vườn cây cao su để đưa vào giá trị DN. Qua thực tế việc định giá là tài sản vườn cây cao su tại Công ty cổ phần cao su Hòa Bình còn nhiều điểm bất hợp lý vì với giá trị định giá là 14,8 triệu đồng/ha cao su thì tại thời điểm này nếu không khai thác mà đem bán để khai thác gỗ củi sẽ thu được 40 – 50 triệu đồng/ha, như vậy việc định giá thấp hơn thực tế từ 2-3 lần. Mặt khác nếu tính giá trị vườn cây cao su tại thời điểm này kèm theo giá trị đất đai thì vào khoảng 150 triệu đồng/ha, cao hơn mức giá đã được xác định 10 lần. Nếu nói rằng tính toán giá trị tài sản vườn cây cao su có kèm yếu tố đất đai là không hợp lý vì đất đai không thuộc sở hữu của công ty cổ phần mà là đất thuê của Nhà nước thì cũng phải thấy một điều là không phải vào thời điểm này ai cũng thuê được đất để canh tác cao su và có đất để thuê tại khu vực Bà Rịa. Chính vì việc định giá thấp như thế nên cổ tức năm 2005 của Công ty cổ phần cao su Hòa Bình được chia 55%, điều này cho thấy khoản chênh lệch địa tô đáng lẽ Nhà nước (Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam) được hưởng lại phải chia cho các cổ đông ngoài, trong khi nguồn thặng dư thu hồi từ của Công ty cổ phần cao su Hòa Bình là không đáng kể. Do đó việc xác định tài sản là vườn cây cao su để CPH phải nên áp dụng thêm phương pháp so sanh trực tiếp và tính toán thêm khỏan địa tô chênh lệch, đây cũng là vấn đề mà luận văn muốn đề cập và phân tích ở các phần sau. Tóm lại: Việc xác định giá trị vườn cây cao su của Nông trường cao su Hòa Bình mới chỉ được đánh giá lại trên cơ sở suất đầu tư nông nghiệp do Tổng công ty cao su Việt Nam ban hành áp dụng tại thời điểm định giá tại khu vực cao su Bà Rịa tại thời điểm CPH. Việc xác định giá trị vườn cây của Nông trường cao su Hòa Bình chưa tính đến việc phân loại chất lượng vườn cây và yếu tố đặc thù riêng có của cây cao su như giá trị củi gỗ thu hồi khi thanh lý. 2.3.2 Xác định giá trị vườn cây cao su tại Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa Việc xác định giá trị vườn cây cao su kinh doanh tại công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa được tính toán theo từng lô cao su và theo từng độ tuổi, trên các nguyên tắc sau đây: - Giá trị vườn cây cao su được định giá bao gồm 2 yếu tố: + Nguyên giá vườn cây cao su là giá trị đầu tư cho 1ha cao su đến khi bắt đầu khai thác để hình thành tài sản là vườn cây (bao gồm chi phí khai hoang, phục hóa; chi phí xây dựng vườn cây; chi phí trồng mới; chi phí chăm sóc suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản). Cơ sở để định giá là chi phí đầu tư bình quân cho 01 ha (suất đầu tư nông nghiệp) do Tập đoàn ban hành, áp dụng cho năm hiện hành theo từng địa bàn mà công ty trú đóng. + Giá trị vườn cây thanh lý được tính toán như một khoản đầu tư chắc chắn trong tương lai (khi thanh lý) và việc chiết khấu giá trị thu hồi này được xem như chi phí cơ hội đầu tư. Đây chính là khoản tài sản vô hình được ghi chép thành một khoản mục riêng biệt (tài sản vô hình) và tính khấu hao tài sản cố định một lần tại thời điểm vườn cây cao su đưa vào thanh lý, để đảm bảo doanh thu và chi phí liên quan được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Giá trị thực tế của vườn cây kinh doanh được tính theo công thức : Gía trị thực tế =[ Giá trị còn lại x Hệ số phân loại vườn cây] + Hiện giá của (2.1) 01 ha vườn cây giá trị thanh lý Trong đó : + Giá trị còn lại = Nguyên giá ( đã được đánh giá lại ) – Giá trị đã khấu hao. (2.2) Giá trị đã khấu hao được tính từ năm vườn cây bắt đầu khai thác đến thời điểm định giá trên cơ sở nguyên giá (đã được đánh giá lại ) và tỷ lệ khấu hao cụ thể của từng năm theo quy định của Tập đoàn ban hành tại Quyết định số 165/QĐ – TCKT ngày 21/ 02 / 2005. + Hệ số phân loại vườn cây : Căn cứ vào một số chỉ tiêu như mật độ cây cạo, tỷ lệ cây thực sinh để phân loại vườn cây. Đây là hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật của vườn cây trong cùng một độ tuổi, nó không phản ảnh tình trạng kỹ thuật thực tế đã hao mòn và còn lại của vườn vây như các tài sản khác. Việc phân hạng vườn cây được thực hiện theo công văn số 622/CSVN-QLKT ngày 20/03/2006 của Tổng công ty cao su Việt Nam về việc ban hành đề cương hướng dẫn kiểm kê phân hạng vườn cây kinh doanh phục vụ cho việc CPH các công ty cao su, theo đó vườn cây cao su kinh doanh sẽ được phân hạng thành 4 loại là A, B, C, D tương ứng với hệ số điều chỉnh là A = 1, B = 0.95, C = 0.9, D = 0.8. Căn cứ vào báo cáo kiểm kê, đánh giá xếp loại vườn cây tại thời điểm CPH và tham khảo trong 03 năm gần nhất liên tiếp để đánh giá phân loại vườn cây tại thời điểm xác định giá trị DN. Nhìn chung vườn cây của các công ty cao su đều được quản lý tương đối chặt chẽ, từng lô, phần cạo đều có hồ sơ theo dõi diễn biến của vườn cây như chia theo từng lô, đặt tên (đánh số), diện tích đất, loại đất, năm trồng, giống cây, mật độ cây, năng suất… Hàng năm vườn cây đều được đánh giá và xếp loại A, B, C, D, do đó rất thuận lợi cho công tác kiểm kê và đánh giá chất lượng vườn cây. Bảng 2.3: Xếp hạng và hệ số vườn cây khai thác dựa vào mật độ cây cạo : Năm 01 Năm 02 Năm 03 - năm thứ 09 Năm thứ 10 trở đi Hệ số phân loại 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha ≥200 ≥225 ≥250 ≥300 ≥325 ≥350 ≥400 ≥425 ≥450 ≥380 1 ≥150 ≥175 ≥200 ≥250 ≥275 ≥300 ≥350 ≥375 ≥400 ≥330 0.95 <150 <175 <200 ≥200 ≥225 ≥250 ≥300 ≥325 ≥350 ≥280 0.9 <200 <225 <250 <300 <325 <350 <280 0.8 (Theo quy trình đến năm thứ 3 cho mở cạo hết cây đạt vanh từ 40cm trở lên), nếu tỷ lệ cây thực sinh lớn hơn 20% vườn cây sẽ bị đánh tụt một hạng) (Nguồn: Công văn số 622/CSVN-QLKT, ngày 20/03/2006 –VRG ) + Giá trị thanh lý của vườn cây chỉ được thu hồi khi vườn cây đã hết thời gian khai thác. Do vậy để tính giá trị hiện tại của giá trị thanh lý phải chiết khấu giá thanh lý về hiện tại. Hiện giá thanh lý vườn cây được tính theo giá thực tế trên thị trường bình quân gần nhất( đối với Cao su Đồng Phú và Tây Ninh là bình quân 02 năm liền kề, đối với Cao su Phước Hòa là 01 năm ) tại thời điểm xác định giá trị DN, nơi DN trú đóng, và được tính toán thu hồi dần theo chu kỳ kinh tế của vườn cây (theo năm tuổi thực tế của cây), có loại trừ cây gãy đổ hàng năm. Hiện giá của giá trị thanh lý vườn cây, được tính theo công thức: Hiện giá của = B (2.3) giá trị thanh lý ( 1 + lãi suất chiết khấu) số năm khai thác còn lại Lãi suất chiết khấu được tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Tính B: Giá trị thu hồi khi thanh lý vườn cây tại thời điểm thanh lý Giá trị thanh lý trung bình trong 02 năm gần nhất Giá trị thanh lý 01 cây = (2.4) Mật độ cây trung bình 01 ha (Theo công văn số: 2247/BNN-ĐMDN ngày 05 tháng 09 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) + B = Giá trị thanh lý 01 cây ( x ) Mật độ trung bình 01 ha vườn cây tuổi i ( x ) (1 – tỷ lệ gãy đỗ trung bình)số năm khai thác còn lại (2.5) Tỷ lệ gãy đổ bình quân hàng năm: Do hầu hết các công ty cao su đều có vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng ….khác nhau nên tỷ lệ gãy đỗ hàng năm không giống nhau, vì thế phải căn cứ vào tình hình gãy đỗ thực tế của từng công ty, dựa trên báo cáo kiểm kê gãy đổ hàng năm để xác định (trong phạm vi từ 1% đến 2% năm ). Sau khi xác định giá trị thực tế bình quân 01 hecta cao su của các Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa đều tăng so với giá trị sổ sách và so với Công ty cổ phần cao su Hòa Bình hơn 2,5 lần. Cụ thể như sau : Công ty cao su Đồng Phú: 44.044.706 đồng/ha, trong đó giá trị thanh lý 21.768.329 đồng/ha. Tăng 2,89 lần so với giá trị còn lại theo sổ sách kế toán và tăng 2,7 lần so với Công ty cổ phần cao su Hòa Bình ( Giá trị thực tế bình quân 01 ha cao su của Công ty cổ phần cao su Hòa Bình là 14. 868.700 đồng/ha). Công ty TNHH Tây Ninh : 44.923.429 đồng/ha, trong đó giá trị thanh lý 18.115.911 đồng/ha. Tăng 2,56 lần so với giá trị còn lại theo sổ sách kế tóan và tăng 2,7 lần so với Công ty cổ phần cao su Hòa Bình. Công ty cao su Phước Hòa: 43.099.712 đồng/ha, trong đó giá trị thanh lý 26.438.244 đồng/ha. Tăng 2,16 lần so với giá trị còn lại theo sổ sách kế toán và tăng 2,8 lần so với Công ty cổ phần cao su Hòa Bình. Bảng 2.3: Tóm tắt kết quả xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa các đơn vị : : Hòa Bình, Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa. Đơn vị Khoản mục Diện tích khai thác (ha) Giá trị sổ sách Giá trị xác định lại Giá trị bình quân trên 1ha sau khi xác định lại giá trị vườn cây (Đ/Ha) Giá trị (đồng) Bq/ha (đồng/ha) Giá trị (đồng) Bq/ha (đồng/ha) 1. Hòa Bình Nguyên giá 4,953.91 112,981,255,838 22,806,481 112,981,255,838 22,806,481 14,868,700 Giá trị còn lại 73,658,202,439 14,868,700 73,658,202,439 14,868,700 Hiện giá giá trị thanh lý 0 2. Đồng phú Nguyên giá 8,321.99 195,115,037,721 23,445,733 298,743,138,978 35,898,063 44,044,706 Giá trị còn lại 125,616,605,248 15,094,548 167,684,030,940 20,149,523 Hiện giá giá trị thanh lý 0 198,855,354,345 23,895,183 Tổng giá trị vườn cây KD 366,539,385,285 3. Tây Ninh Nguyên giá 6,055.45 141,237,751,711 23,324,072 209,415,124,748 34,582,917 44,923,429 Giá trị còn lại 92,571,946,827 15,287,377 125,994,897,837 20,806,860 Hiện giá giá trị thanh lý 146,036,681,933 24,116,570 Tổng giá trị vườn cây KD 272,031,579,770 4. Phước Hòa Nguyên giá 13,812.88 315,024,900,764 22,806,605 683,092,800,300 49,453,322 43,099,712 Giá trị còn lại 156,498,212,292 11,329,876 230,142,858,539 16,661,468 Hiện giá giá trị thanh lý 365,188,297,025 26,438,244 (Nguồn: Số liệu CPH các đơn vị Ban đổi mới – VRG ) Tổng giá trị vườn cây KD 595,331,155,564 Tóm lại: Việc xác định giá trị vườn cây cao su của các Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh, Phước Hòa nhìn chung đã khắc phục được những nhược điểm khi xác định giá trị vườn cây của Công ty cổ phần cao su Hòa Bình chưa được đề cập tới như có tính đến một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị vườn cây và giá trị vườn cây thanh lý. Tuy nhiên việc đưa ra các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến giá trị vườn cây chỉ mới dựa vào mật độ cây cạo là chưa đủ và tính hiện giá giá trị thu hồi cây cao su thanh lý vào giá trị DN, việc áp giá bán bình quân cây thanh lý chỉ từ 01 năm đến 02 năm là chưa thỏa đáng. Toàn bộ diện tích đất của 04 công ty Hòa Bình, Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa đều thực hiện theo hình thức thuê đất của địa phương. Không thực hiện giao đất, không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN, chính vì vậy giá trị của vườn cây cao su thực hiện CPH của các công ty luôn thấp hơn giá trị giao dịch thực tế trên thị trường. 2.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN Nghiên cứu quá trình xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa các DN kinh doanh cao su thiên nhiên tại Tập đoàn thực tế nhận thấy phát sinh một số vấn đề cần nghiên cứu để hoàn thiện, cụ thể như sau : 2.4.1 Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su Xác định giá trị vườn cây cao su là xác định đúng giá trị và giá cả quyền tài sản DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên để có thể trao đổi, giao dịch trên thị trường. Giá trị quyền tài sản DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên bao gồm toàn bộ giá trị tài sản còn lại tại thời điểm trao đổi và giao dịch trên thị trường. Giá trị quyền tài sản DNNN thường được phân làm 2 khu vực, đó là: - Tài sản khu vực công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN CHINH.doc
Tài liệu liên quan