Luận văn Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 4

I. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo 4

1. Khái niệm đói nghèo 4

1.1. Khái niệm đói nghèo theo quan điểm của thế giới 4

1.2. Khái niệm nghèo đói của Việt Nam 8

1.2.1. Quan niệm về nghèo 8

1.2.2. Quan niệm về đói: 9

2. Chuẩn nghèo đói và các tiêu chí đánh giá đói nghèo 10

2.1. Chuẩn đói nghèo của thế giới 10

2.1.1. Khái niệm chuẩn nghèo 10

2.1.2. Các phương pháp xác định chuẩn nghèo 11

2.2. Chuẩn nghèo đói của Việt Nam 16

2.2.1. Theo phương pháp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 16

2.2.2. Theo phương pháp của Tổng cục Thống kê 18

3. Chỉ số đánh giá đói nghèo 19

3.1. Tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu người – HCR) 19

3.2. Khoảng cách nghèo: 20

3.3. Chỉ số nghèo khổ con người (Chỉ số nghèo khổ tổng hợp – HPI) 21

4. Một số nguyên nhân của đói nghèo ở các nước đang phát triển 22

4.1. Do điều kiện tự nhiên 23

4.2. Do bản thân người nghèo 23

4.3. Do cơ chế chính sách 24

II. Những vấn đề cơ bản về công tác xóa đói giảm nghèo 26

1. Quan niệm về xóa đói giảm nghèo 26

2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 27

2.1. Hậu quả của đói nghèo 27

2.2. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo với phát triển bền vững 28

3. Một số chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện 31

4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương 32

4.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Yên Bái 32

4.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Ninh Bình 33

4.3. Kinh nghiệm ở tỉnh Đồng Nai 35

4.4. Bài học kinh nghiệm cho công tác xóa đói giảm nghèo của Phú Thọ 36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 38

I. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 38

1. Đặc điểm tự nhiên và nguồn nhân lực 38

1.1. Vị trí địa lý 38

1.2. Đặc điểm địa hình 38

1.3. Đặc điểm khí hậu 39

1.4. Tài nguyên thiên nhiên 39

1.4.1. Tài nguyên đất 39

1.4.2. Tài nguyên rừng 40

1.4.3. Tài nguyên khoáng sản 40

1.4.4. Tài nguyên nước 40

1.5. Tiềm năng du lịch 41

1.6. Dân số và nguồn nhân lực 42

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 43

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 43

2.2. Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu 45

2.2.1. Nông lâm nghiệp và thủy sản 45

2.2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 46

2.2.3. Các ngành dịch vụ, du lịch 46

2.2.4. Đầu tư phát triển 47

2.2.5. Cơ sở hạ tầng 48

2.2.5. Một số lĩnh vực xã hội khác 49

II. Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ 51

1. Thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Phú Thọ 51

1.1. Thực trạng đói nghèo 51

1.1.1. Giai đoạn 2001 - 2005 51

1.1.2. Giai đoạn 2006 - 2008 53

1.2. Nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Phú Thọ 57

1.2.1 Nguyên nhân khách quan 57

1.2.2. Nguyên nhân chủ quan 57

2. Đánh giá kết quả đạt được từ một số dự án và chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 59

2.1. Các dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II 59

2.2. Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền núi phía Bắc 60

2.3. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) 62

2.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, an sinh xã hội 64

2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo 65

2.6. Dự án khuyến nông lâm ngư và phát triển sản xuất 67

3. Phân tích các nhân tố tác động tới kết quả xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua 68

3.1. Tác động của yếu tố tăng trưởng kinh tế 68

3.2. Tác động của các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo 69

III. Đánh giá chung về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 72

1. Những kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo 72

2. Một số hạn chế và nguyên nhân 74

I. Định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 78

1. Bối cảnh thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo hiện nay 78

1.1. Bối cảnh trong nước 78

1.2. Bối cảnh quốc tế 81

2. Quan điểm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 82

2.1. Chủ trương xóa đói giảm nghèo trong các văn kiện của Đảng 82

2.2. Quan điểm về xóa đói giảm nghèo hiện nay 83

3. Mục tiêu 85

3.1. Mục tiêu tổng quát 85

3.2. Mục tiêu cụ thể 85

II. Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 86

1. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của tỉnh 86

2. Mục tiêu 87

2.1. Mục tiêu tổng quát 87

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 88

2.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 89

III. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 90

1. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo 90

1.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ dịch vụ sản xuất cho hộ nông dân nghèo 90

1.2. Gắn xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế lâm nghệp, tạo việc làm cho người nghèo 92

1.3. Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp 92

1.4. Xuất khẩu lao động: 93

1.5. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo 94

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững 95

3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ tại các huyện, xã nghèo của tỉnh 96

4. Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo 97

5. Huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo 98

6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác XĐGN 98

7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về xóa đói giảm nghèo. 100

8. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án XĐGN 100

PHẦN KẾT LUẬN 102

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến động kinh tế thế giới và trong nước, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn giữ được ổn định và duy trì được đà tăng trưởng khá. Mặc dù chịu tác động của lạm phát, giá cả vật tư nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và chịu sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước và quốc tế, song nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp về thị trường, lựa chọn đầu tư những sản phẩm có lợi thế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nên giá trị sản xuất công nghiệp vẫn đạt 9.401 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007. Trong đó, quốc doanh Trung ương tăng 4,2%; quốc doanh địa phương tăng 3%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 24%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,3% so với 2007. Về sản phẩm có 16/25 loại sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2007 như chè chế biến tăng 19,7%; giấy bìa tăng 11,8%; cao lanh tăng 59,2%; ximăng tăng 15%; nhôm định hình tăng 68,4%... 2.2.3. Các ngành dịch vụ, du lịch Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá toàn diện, mức tăng trưởng trung bình khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2008 tăng 21,3 %, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân, song do giá xăng dầu tăng, gây áp lực cước phí vận tải doanh thu lĩnh vực vận tải chỉ tăng 2,8%. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư mở rộng, số lượng thuê bao tăng 46,8 %; đạt 30,1 máy/100 dân. Dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ, số lượng khách thăm quan tăng nhanh, doanh thu từ các dịch vụ khách sạn, nhà hàng tăng 18,7 %. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, pháp lý, lao động, việc làm góp phần làm phong phú các loại hình dịch vụ trên địa bàn và cải thiện đáng kể nhu cầu của nhân dân. Giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 tăng 75,2 %; giá trị hàng nhập khẩu tăng 97,3 % so với cùng kỳ năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè khô, sản phẩm may, dệt, da, hàng thủ công mỹ nghệ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp như bột giấy, hoá chất, tơ sợi dệt, vải và phụ liệu may mặc, sắt thép 2.2.4. Đầu tư phát triển Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt kết quả khá, tổng vốn huy động toàn xã hội là 5.569 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2007. Trong đó Tích cực thực hiện các giải pháp về huy động vốn để thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, cụ thể hoá một số chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng tiếp tục có chuyển biến, tuy nhiên tốc độ triển khai, giải ngân vốn đầu tư còn chậm; giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc; chất lượng một số công trình dự án còn thấp; việc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu còn mang tính hình thức; công tác lập dự án, thiết kế còn chưa sát với tình hình thực tế; công tác giám sát, kiểm tra chất lượng công trình, bảo trì, bảo dưỡng sau thi công còn yếu 2.2.5. Cơ sở hạ tầng a. Hệ thống cung cấp điện Hệ thống điện lưới của tỉnh Phú Thọ tương đối ổn định và trải đều ở các huyện, thị. Đến nay toàn tỉnh đã có 100% số xã hoà mạng lưới điện quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện năm 2008 là 88,5%. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một hệ thống trạm, nguồn, lưới truyền tải, các trạm trung gian (trạm phân phối) và lưới điện phụ tải với tổng chiều dài đường cao áp là 990 km, đường dây hạ thế là 915 km và 367 trạm hạ thế. b. Hệ thống cấp nước Công suất của Nhà máy nước Việt Trì từ 36.000 m3/ngày đêm được nâng lên 60.000 m3/ngày đêm đáp ứng được yêu cầu sử dụng nước sạch của thành phố với chất lượng đảm bảo. Các hệ thống cấp nước sạch dạng giếng khoan, công suất nhỏ (500 – 700 m3/ngày đêm) ở thị trấn Yên Lập, Hừng Hoá, Hạ Hoà, Sông Thao. Năm 2008, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch là 72,4% trong đó khu vực nông thôn đạt 68%. c. Giao thông vận tải Phú Thọ là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông phát triển khá hợp lý, hệ thống đường bộ hiện có 10.612 km, bao gồm: - Đường quốc lộ do Trung ương quản lý gồm Quốc lộ 32A dài 84 km, Quốc lộ 32B dài 10 km, Quốc lộ 32C dài 78 km. - Đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 566,6 km gồm 24 tuyến - Đường đô thị do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 94,1 km . Đường sắt: tổng chiều dài đường sắt qua tỉnh dài 98,2 km, với 8 ga đặt trong toàn tỉnh trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là những ga lớn. Đường sông: tổng chiều dài đường sông dài 296 km, sông chảy qua hầu hết các huyện, thị, đảm bảo cho tàu kéo đẩy sà lan trọng tải 400 tấn lưu thông. Mạng lưới giao thông nông thôn toàn tỉnh có 8.108 km, trong đó bao gồm 2.131 km đường huyện, 5.977 km đường giao thông nông thôn. Tính đến năm 2006 đã làm mới được 208 km đưòng giao thông nông thôn, nâng cấp được khoảng 3.762 km, xây mới 106 cầu, 64 đập tràn và hàng ngàn mét cống. 2.2.5. Một số lĩnh vực xã hội khác Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng. Tỷ lệ huy động học sinh vào các lớp đầu cấp đạt cao. Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ được chú trọng, năm 2008 đã triển khai 43 đề tài, dự án về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường Công tác y tế dự phòng, giám sát dịch bệnh, phòng chống cúm gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng đã góp phần đảm bảo sức khoẻ cho người dân, đồng thời hạn chế tác hại của dịch bệnh tới sản xuất nông nghiệp. Công tác tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng được duy trì thường xuyên, tổ chức tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội. Công tác đảm bảo đời sống, lao động, việc làm và thực hiện chính sách xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2008 đạt 22%, năm 2008 đã giải quyết việc làm mới cho 11,2 nghìn người; xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người. Các hoạt động văn hoá thông tin, thể thao, phát thanh truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị, kịp thời tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác quân sự địa phương được quan tâm chỉ đạo và giữ vững sự ổn định. Một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2008: tỷ lệ học sinh nhập học đúng tuổi là 99,8%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 74,57%; tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hoá là 70%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế là 61,4%; tỷ lệ phòng học kiên cố là 64%; tỷ lệ hộ được dùng nước sạch là 72,8%, trên toàn tỉnh có 92% số xã có bưu điện văn hoá xã, 100% trạm y tế xã có bác sỹ, 100% số thôn có nhân viên y tế Nhận xét chung: Là một tỉnh miền núi mới được tái lập và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1997, Phú Thọ bước đầu gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trường hàng năm đạt 9,71%/năm, giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,6% năm 2008, đời sống người dân được nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như khả năng khai thác tiềm năng và lợi thế chưa cao, kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, sản xuất nông lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá nhưng chưa đảm bảo phát triển vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao, tình trạng ô nhiễm môi trường do phát triển các khu công nghiệp vẫn chưa được xử lý triệt để. Trong thời gian tới, để hòa nhập vào quá trình phát triển chung của vùng và cả nước, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ xác định lấy phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ làm động lực cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc. II. Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ 1. Thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Phú Thọ 1.1. Thực trạng đói nghèo Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉnh Phú Thọ cùng với cả nước đã và đang thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả, phát huy tiềm năng sẵn có đồng thời huy động tối đa những nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài, triển khai mạnh mẽ tại các địa phương nhiều mô hình giúp người dân làm kinh tế hiệu quả, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, do vậy đến nay toàn cảnh bức tranh xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã thu được nhiều kết quả khả quan, được các ban, ngành và toàn xã hội đánh giá cao. 1.1.1. Giai đoạn 2001 - 2005 Theo số liệu tổng hợp của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2001, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 56.871 hộ, chiếm tỷ lệ 19,6%, tập trung nhiều ở các huyện miền núi như Thanh Sơn (34,3%), Yên Lập (37,8%), các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Toàn tỉnh có 50 xã đặc biệt khó khăn, có 46 xã nghèo ngoài chương trình 135. Sau 5 năm (2001 – 2005) thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, bằng việc huy động tổng hợp các nguồn lực với số tiền trên 300 tỷ đồng cho thực hiện các chương trình và dự án, cùng với sự giúp đỡ từ các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh và sự nỗ lực của người dân, trên 30 nghìn hộ đã thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,6% năm 2001 xuống còn 7,2% năm 2004 và 4,9% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm 3% (theo chuẩn nghèo cũ). Đây là một kết quả quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Hình 2.3. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2005 (Theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005) Đơn vị: % (Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ - 2005) Nhìn chung giai đoạn 2001 – 2005, ngoại trừ năm 2001, tỷ lệ nghèo của tỉnh Phú Thọ ở luôn mức thấp hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước, tốc độ giảm nghèo tương đối ổn định. Đến cuối năm 2005 trên địa bàn tỉnh về cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ tái đói nghèo giai đoạn này không đáng kể, 100% xã có đường tới trung tâm, có trường học, trạm y tế, trong đó 230 xã có bác sỹ phục vụ (đạt trên 84%), nhiều người dân được tạo công ăn việc làm, cho thu nhập ổn định, đời sống nhân dân cơ bản ổn định. Hàng chục nghìn người dân được trang bị kiến thức cơ bản về sản xuất, được giao đất và vay vốn làm ăn, trong tỉnh đã xuất hiện một bộ phận những hộ làm kinh tế giỏi không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả. Cuộc sống của người dân nghèo không chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà còn tham gia vào các ngành tiểu thủ công nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, làm nón Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng thiên tai, dịch bệnh được giải quyết kịp thời. 1.1.2. Giai đoạn 2006 - 2008 Áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006 – 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2005 là 31,08%, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 26,6%. Năm 2007, toàn tỉnh có 70,3 nghìn hộ nghèo, giảm 10,8 nghìn hộ so với 2006, tỷ lệ hộ nghèo là 22,9%. Năm 2008 có 16,3 nghìn hộ thoát nghèo, đưa số hộ nghèo trong tỉnh giảm xuống còn khoảng 54 nghìn hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 17,6%. Hình 2.4. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2008 (Theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010) Đơn vị: % (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ - 2008; Bộ LĐ – TB & XH – 2008) Giai đoạn 2006 – 2008 khi áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ nghèo của tỉnh Phú Thọ luôn ở mức cao hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Nguyên nhân là do thu nhập của nhiều hộ gia đình mặc dù ở mức trên nhưng vẫn nằm giáp ranh với ngưỡng nghèo, do vậy khi có điều chỉnh về chuẩn nghèo sẽ khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 01 huyện - huyện Tân Sơn có tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2008 là 55,17%, được xếp vào diện được hỗ trợ thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất trên cả nước (trên 50%) theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như Thu Cúc 57,7%; Đồng Sơn 60,7%; Lai Đồng 62%; Vinh Tiền 66,8%. Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ năm 2008 theo đơn vị hành chính Huyện, thị xã, thành phố Tổng số hộ trên địa bàn Tổng số hộ nghèo trên địa bàn Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn (%) Thành phố Việt Trì 34.716 2.085 6,1 Huyện Lâm Thao 27.999 1.904 6,48 Thị xã Phú Thọ 15.938 1.163 6,3 Huyện Phù Ninh 26.016 3.642 10,2 Huyện Tam Nông 18.540 2.892 11,6 Huyện Thanh Thuỷ 16.924 3.131 13,3 Huyện Thanh Ba 26.493 4.888 14,0 Huyện Hạ Hòa 26.139 5.113 16,13 Huyện Đoan Hùng 25.307 5.021 16,35 Huyện Cẩm Khê 29.128 7.049 20,1 Huyện Thanh Sơn 25.442 7.633 23,02 Huyện Yên Lập 18.277 7.872 31,1 Huyện Tân Sơn 16.070 8.865 55,17 Toàn tỉnh Phú Thọ 306.989 53.917 17,6 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ - 2009) Theo bảng trên, những đơn vị hành chính có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển như thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao là những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Ngược lại một số huyện có tỷ lệ nghèo cao như Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn, Cẩm Khê là những huyện thuộc khu vực địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối và núi đồi, khe rạch, do đó giao thông chưa có điều kiện phát triển. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau; các tháng 4, 5, 6 lại chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, nhiệt độ có thời điểm lên tới 39 – 400C; tháng 8 và tháng 9 thường có mưa bão, lốc xoáy gây lũ quét, lũ ống sạt lở đất, mùa đông kéo dài thường có sương muối, giá rét, nhiệt độ xuống dưới 50C Điều kiện tự nhiên là một trở ngại lớn không những gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân. Đặc trưng của những huyện có tỷ lệ nghèo cao trong tỉnh là lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (78 - 80%) nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp lại không cao, do đó thu nhập của người dân rất thấp và thường không ổn định. Người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 15% dân số toàn tỉnh nhưng lại chiếm tới 34% tổng số người nghèo, hay nói cách khác cứ 100 người nghèo thì có 34 người là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nghèo chung của các hộ dân tộc thiểu số năm 2006 là 59,6%; cao gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh. Đặc biệt có một số xã ở vùng sâu vùng xa gần 100% hộ dân tộc thiểu số là hộ nghèo. Hình 2.5 : Tỷ lệ nghèo của một số dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Năm 2006) Đơn vị: % (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ - 2007) Nhìn chung trong thời gian qua tỷ lệ hộ nghèo của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số đã giảm nhưng nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao. Mặt khác tỷ trọng hộ nghèo người dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của tỉnh có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiểu số chậm hơn so với tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc Kinh. Tình trạng này xuất phát từ thực tế đặc điểm của những hộ dân tộc thiểu số thường là những người có trình độ dân trí và tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, phong tục tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất còn lạc hậu, công cụ sản xuất chủ yếu là thủ công. Do đó khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả các biện pháp đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật, về tài chính của người dân tộc thiểu số thường thấp hơn so với người dân tộc Kinh, khả năng nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo do đó cũng bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó do tác động khách quan của điều kiện tự nhiên, thời tiết không thuận lợi ở những vùng núi cao là nơi tập trung đông người dân tộc thiểu số nên tỷ lệ nghèo của những hộ này thường rất cao so với tỷ lệ nghèo chung của toàn huyện. Nhận xét chung: Phú Thọ được đánh giá là một tỉnh có xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh khác trong khu vực và so với cả nước, quá trình khai thác tiềm năng và lợi thế chưa phát huy hiệu quả tương xứng, sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp tuy đã có những bước tăng trưởng khá nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa ổn định. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp cùng với sự nỗ lực của người dân trong tỉnh, công cuộc giảm nghèo của Phú Thọ đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm, đời sống của người dân nghèo từng bước được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới vẫn ở mức cao so với cả nước. Công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ thiết thực tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp lãnh đạo, các đơn vị doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của người dân nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10% năm 2010. 1.2. Nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Phú Thọ 1.2.1 Nguyên nhân khách quan Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo tại tỉnh Phú Thọ là từ những khó khăn chung như điều kiện địa hình không thuận lợi, trong 13 huyện, thị, thành thì có tới 11 huyện thuộc diện miền núi, giao thông đi lại tới một số vùng còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa bão, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt, rét đậm gây thiệt hại nặng nề tới sản xuất của người nông dân; nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn luôn tiềm ẩn; những biến động bất thường của thị trường tiền tệ, yếu tố lạm phát, giá cả tăng cao ảnh hưởng tới đầu vào sản xuất cũng như tiêu dùng của người dân. Do điều kiện giao thông liên lạc còn nhiều khó khăn nên một số chương trình, dự án kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn kéo dài, một số công trình đã đầu tư trên địa bàn các huyện chưa thể phát huy hiệu quả như mong đợi để tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các huyện nghèo trong tỉnh, tuy nhiên hệ thống chính sách vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết như chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trên địa bàn, mức hỗ trợ còn nhỏ lẻ, hình thức hỗ trợ chưa phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận của người nghèo, do đó mặc dù nhận được sự hỗ trợ nhưng người nghèo vẫn không thể thoát nghèo hoặc nhanh chóng rơi vào tái nghèo. 1.2.2. Nguyên nhân chủ quan Trình độ dân trí của người nghèo còn thấp và chưa đồng đều, lực lượng lao động phổ thông dồi dào nhưng tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề, lao động đã qua đào tạo không nhiều, không đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Bản thân người nghèo thường thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, do đó việc tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hay sử dụng những nguồn vốn vay vào kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao. Một bộ phận lao động còn thiếu ý thức chủ động tìm việc làm, mang nặng tâm ý trông chờ, ỷ lại vào những chính sách hỗ trợ về vật chất của Nhà nước và chính quyền địa phương, hạn chế sự phát huy nội lực và nỗ lực tự vươn lên thoát nghèo. Sản xuất ở những xã nghèo của tỉnh chủ yếu vẫn đang trong tình trạng sản xuất tự cấp tự túc, chưa phát triển sản xuất hàng hóa, giao thông liên lạc khó khăn cũng là nguyên nhân hạn chế khả năng vận chuyển lưu thông hàng hóa với các huyện khác trong tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn còn chậm, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chỉ đạt 75%, dẫn đến năng suất lao động thấp. Phong tục tập quán canh tác lạc hậu tồn tại từ lâu và chậm đổi mới. Thói quen sinh hoạt của người dân ở một số nơi vẫn tồn tại nhiều hủ tục, quan niệm về dân số kế hoạch hoá gia đình mặc dù đã được phổ biến rộng rãi tuy nhiên tác động tới người dân ở một số vùng, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa hiệu quả. Tâm lý người dân vẫn muốn sinh con trai, sinh nhiều con, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ cũng như khả năng đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo tại các khu vực này. Chính vì vậy số lượng hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ mặc dù đã giảm nhưng chất lượng giảm nghèo vẫn đang là một vấn đề được quan tâm. Trong quá trình thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo cần tìm hiểu những nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp gây nên nghèo đói tại tỉnh để từ đó đưa ra những giải pháp giảm nghèo hiệu quả. 2. Đánh giá kết quả đạt được từ một số dự án và chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trong những năm qua một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo đã được triển khai trên địa bàn tỉnh như Chương trình 134, 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm, các dự án do Ngân hàng thế giới hỗ trợ... Quá trình triển khai những chương trình, dự án này đã góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo tại địa phương. 2.1. Các dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II Sau 3 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, cùng với các chính sách đổi mới, đến nay toàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả tích cực, trên địa bàn hiện có 43 xã, 190 thôn, bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn II. 4 dự án hợp phần thuộc Chương trình 135 giai đoạn II bao gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng; Hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý. Tổng kinh phí kế hoạch là 152.528 triệu đồng. Phát huy hiệu quả đạt được cùng với những kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I, Phú Thọ đã triển khai thực hiện đồng bộ trong xây dựng hệ thống quản lý cũng như thực hiện Chương trình. Các xã được thụ hưởng Chương trình đều thành lập Ban quản lý dự án, Ban Giám sát Chương trình, thực hiện dân chủ, công khai việc lựa chọn danh mục đầu tư xây dựng, đã có 15/43 xã làm chủ đầu tư, thực hiện bình xét hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân vùng đặc biệt khó khăn Đến nay sau 3 năm thực hiện trên toàn tỉnh đã xây mới 137 công trình hạ tầng, tăng thêm 70 km đường nhựa, 50 km đường bê tông, 13 công trình thuỷ lợi và nhiều hạng mục khác; 34.775 hộ gia đình được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến; 4.147 lượt các hộ được tập huấn kiến thức cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, giám sát thi công xây dựng và đánh giá sau khi đưa vào sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương. Kết quả thực hiện các hợp phần của Chương trình đều đạt 100% kế hoạch đề ra. Hầu hết các công trình đều đáp ứng được nhu cầu bức thiết và mong đợi của đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các chính sách hỗ trợ thiết thực và linh hoạt đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình, Ban điều hành Chương trình còn kết hợp, huy động các nguồn vốn khác từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để đẩy mạnh đầu tư. Theo đó, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, 100% các xã, 95% số thôn, bản có đưòng giao thông cho xe cơ giới đến trung tâm xã, 68% diện tích lúa được chủ động tưới tiêu, 72 % dân số được sử dụng nước sạch, 100% các xã duy trì phổ cập giáo dục và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, cơ cấu kinh tế các xã đặc biệt khó khăn đã bắt đầu hình thành và có sự chuyển dịch theo hướng nông - lâm kết hợp, tiến tới thực hiện sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp 2.2. Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền núi phía Bắc Dự án được triển khai cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở 40 xã với 325 thôn bản thuộc 7 huyện là Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy trong thời gian từ 2002 – 2007. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA vay của Ngân hàng thế giới (WB), vốn viện trợ của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFDI) và vốn đối ứng trong nước. Tổng vốn đầu tư tại địa bàn tỉnh Phú Thọ là 20,69 triệu USD, tương đương 334,04 tỷ đồng, chiếm 15,6 % tổng vốn đầu tư của dự án cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Lần đầu tiên tham gia vào một dự án có quy mô lớn, thời gian kéo dài và tập trung đầu tư vào các xã vùng sâu, vùng xa với nhiều nội dung liên quan đến kinh tế -xã hội, ngay sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương xúc tiến công việc, trong đó tổ chức thành lập Ban quản lý dự án ở cả 3 cấp Tỉnh, huyện, xã theo đúng yêu cầu của WB. Sau 5 năm triển khai, dự án đã trao 5.338 hợp đồng giao thông, thủy lợi, chợ, nước sinh hoạt, trường học, nhà ở giáo viên, trạm y tế và trên 5.100 tiểu dự án nhỏ trong hợp phần nhằm phát triển ngân sách xã. Qua đó đưa vào sử dụng 332 km đường, gần 2.500 mét cầu, ngầm, tràn, cống, 6.900 m2 chợ, gần 30.000 m2 nhà ở cho giáo viê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2638.doc
Tài liệu liên quan