Luận văn Giải quyết tố cáo của công dân - Từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

9

1.1. Quyền tố cáo của công dân và trách nhiệm của nhà nước trong giải

quyết tố cáo

9

1.2. Khái niệm, nguyên tắc, thẩm quyền và quy trình giải quyết tố cáo

của công dân

18

1.3. Các yếu tố bảo đảm giải quyết tố cáo của công dân 36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CÔNG

DÂN Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

41

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội – bối cảnh phát sinh tố cáo của

công dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

41

2.2. Hoạt động giải quyết tố cáo của công dân ở huyện Quốc Oai, thành

phố Hà Nội

47

2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết tố cáo của công dân ở huyện Quốc

Oai, thành phố Hà Nội

56

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT TỐ

CÁO CỦA CÔNG DÂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUỐC OAI,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật

3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện giải quyết tố cáo của công

dân

3.4. Nhóm giải pháp cho huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tố cáo của công dân - Từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng của hoạt động giải quyết tố cáo hành chính. Do đó, để pháp luật có tác động tích cực đến hoạt động giải quyết tố cáo, cần nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để pháp luật thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống. 38 1.3.2. Bản lĩnh, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo Bản lĩnh, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết tố cáo. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thì hoạt động quản lý nhà nước sẽ có chất lượng, hiệu quả; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện theo đúng quy định trên cơ sở áp dụng, vận dụng linh hoạt quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ, công chức thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng thì sẽ có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động giải quyết tố cáo của công dân. Bởi vì nếu không đủ về số lượng, yếu về bản lĩnh, năng lực, thiếu phẩm chất đạo đứcthì trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao đội ngũ cán bộ, công chức sẽ không tránh khỏi những sai sót dẫn đến khiếu nại, tố cáo của công dân. Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải quyết tố cáo hành chính của công dân nhất thiết phải chú trọng đến nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết tố cáo nói riêng đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay. 1.3.3. Tính tích cực chính trị của công dân Đây là một trong các yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp nhưng đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giải quyết tố cáo hành chính. Tính tích cực chính trị của công dân được hiểu theo nghĩa chung nhất là nhận thức và ý thức chấp 39 hành các chủ trương, chính sách pháp luật của công dân, là thái độ của công dân đối với Nhà nước và xã hội. Công dân có nhận thức và ý thức pháp luật tức là biết, hiểu và chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách pháp luật thì sẽ hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo và nếu có khiếu nại, tố cáo thì cũng thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần làm cho việc giải quyết được đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Ngược lại, nếu công dân không có tính tích cực chính trị, không chấp hành pháp luật, có thái độ tiêu cực đối với nhà nước và xã hội thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động giải quyết tố cáo hành chính. Do vậy, việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, tính tích cực chính trị của công dân là một trong những nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên, quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Tiểu kết chương 1 Tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục luật định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Chủ thể tố cáo chỉ có thể là cá nhân, đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật. Tố cáo hành chính có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Giải quyết tố cáo hành chính là một trong các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tố cáo hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục luật định. Pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể về đối tượng tố cáo, nguyên tắc giải quyết tố cáo, quy định về quyền và nghĩa vụ 40 của các bên trong giải quyết tố cáo, quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo, vấn đề bảo vệ người tố cáoMặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tố cáo như: pháp luật, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, tính tích cực chính trị của công dânnhưng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện đã góp phần cho hoạt động giải quyết tố cáo hành chính đạt hiệu quả, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. 41 Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI - BỐI CẢNH PHÁT SINH TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 20 km. Diện tích tự nhiên là 147, 01 km2. Dân số toàn huyện có 50.650 hộ và 197.847 nhân khẩu. Huyện có 20 xã, 01 thị trấn (02 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số là xã Phú Mãn và Đông Xuân với diện tích tự nhiên của 02 xã 2.623,05 ha,chiếm 17,8% diện tích toàn huyện). Phía Đông giáp huyện Đan phượng, huyện Hoài Đức, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ Về địa hình: huyện Quốc Oai được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng ven sông Đáy; vùng Vàn và vùng bán Sơn địa. Đây là lợi thế để đa dạng hóa sản phẩm kinh tế của huyện. Với vị trí thuận lợi gần các quận nội thành, mấy năm gần đây quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều dự án được triển khai, đất đai có giá trị cao, xuất hiện các giao dịch ngầm trong nhân dân diễn ra khá phổ biến mà không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến phát sinh các mẫu thuẫn, tranh chấp giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan nhà nước, khi quyền lợi không được bảo đảm công dân sẵn sàng gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, việc thuận lợi giao thông nên khi công dân gửi đơn chưa được giải quyết, công dân sẵn sàng trực tiếp lên trụ sở tiếp công dân cấp cao như các cơ quan Trung ương, Thành phố để khiếu nại, tố cáo vượt cấp. 42 Theo quy hoạch, huyện Quốc Oai được định hướng phát triển thị trấn sinh thái Quốc Oai và các xã nông thôn nằm trong hành lang xanh dọc theo sông Đáy và sông Tích. Huyện Quốc Oai sẽ phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn, kết hợp với bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên và vùng nông nghiệp năng suất cao. Quốc Oai có 17 làng nghề truyền thống, sản phẩm của các làng nghề hiện đang được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu đây là những sản phẩm tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn một số ngành chủ yếu đạt 12.583,60/12.625,48 tỷ đồng, đạt 99,67%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 57,1%; Dịch vụ 28,4%. Kế hoạch phát triển kinh tế của huyện những năm tới đã xác định, cơ cấu kinh tế huyện sẽ chuyển dịch từng bước theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 7.516/7.512 tỷ đồng, bằng 100,05% Kế hoạch năm, bằng 113,3% so năm 2018. UBND Thành phố đã phê duyệt thành lập 05 cụm công nghiệp gồm: Cụm Công nghiệp: Tân Hòa (13 ha), Ngọc Mỹ - Thạch Thán (21 ha), Làng nghề Liệp Tuyết, Cấn Hữu và Tuyết Nghĩa. Giá trị thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, giá trị sản xuất ngành thương mại- dịch vụ đạt 3.625/3.629 tỷ đồng, bằng 100,08% kế hoạch năm, tăng 14,1% so với năm trước. Hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống các chợ: chợ Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, chợ Lập Thành xã Đông Xuân. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm và duy trì, giá trị đạt 1.435,6% tỷ đồng, huyện đã triển khai nhiều mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung như nhãn chín muộn Đại Thành, vùng bưởi Sài Sơn- Yên Sơn. Đầu tư hạ tầng 02 khu chăn nuôi tập trung, triển khai 03 mô hình chăn nuôi thủy sản công nghệ cao "sông 43 trong ao" bảo đảm an toàn vệ sinh thưc phẩm để triển khai mở rộng những năm tiếp theo. Hiện nay, huyện Quốc Oai đã và đang tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục triển khai đồng bộ chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã, tiến hành dồn điền đổi thửa, thực hiện các dự án đất dịch vụ, tăng cường xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, chuẩn bị các điều kiện để tiến tới đại hội Đảng bộ các cấp.Tình hình đó đã có ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, trong đó có đơn thư tố cáo. Cụ thể như sau: Do quá trình tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế phát triển, đất nông nghiệp bị thu hẹp, việc thu hồi giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án còn có hạn chế, tồn tại dẫn đến việc người dân không đồng thuận và gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, trong đó có việc xử lý vi phạm đối với công dân (lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, nông thôn mới, dồn điền đổi thửa), quyền lợi của một bộ phận nhân dân bị ảnh hưởng nên công dân đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Quá trình chuẩn bị các điều kiện để tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII và đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, đặc biệt trong quá trình chuẩn bị công tác nhân sự, một bộ phận nhân dân do nhận thức còn hạn chế và bị lôi kéo, xúi giục gửi đơn khiếu nại, tố cáo 2.1.2. Tình hình tố cáo của công dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến quý I năm 2020 2.1.2.1. Tình hình tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh Trong các năm từ 2016 đến quý I năm 2020 tổng số đơn trên địa bàn huyện đã tiếp nhận là: 1.598 đơn (cấp huyện 1.133 đơn; cấp xã 465 đơn). Cụ 44 thể: - Năm 2016: Tiếp nhận 412 đơn (cấp huyện: 253 đơn (Khiếu nại: 25 đơn; tố cáo: 35 đơn; KNPA: 191 đơn); cấp xã: 161 đơn (Khiếu nại: 09 đơn; tố cáo: 18 đơn; KNPA: 134 đơn). - Năm 2017: Tiếp nhận 232 đơn (cấp huyện: 142 đơn (Khiếu nại: 10 đơn; tố cáo: 23 đơn; KNPA: 109 đơn); cấp xã: 90 đơn (Khiếu nại: 05 đơn; tố cáo: 11 đơn; KNPA: 74 đơn). - Năm 2018: Tiếp nhận 396 đơn (cấp huyện: 311 đơn (Khiếu nại: 62 đơn; tố cáo: 31 đơn; KNPA: 218 đơn); cấp xã: 85 đơn (Khiếu nại: 06 đơn; tố cáo: 09 đơn; KNPA: 70 đơn). - Năm 2019: Tiếp nhận 300 đơn (cấp huyện: 237 đơn (Khiếu nại: 29 đơn; tố cáo: 40 đơn; KNPA: 168 đơn); cấp xã: 63 đơn (Khiếu nại: 03 đơn; tố cáo: 07 đơn; KNPA: 53 đơn). - Quý I năm 2020: Tiếp nhận 108 đơn (cấp huyện: 76 đơn (Khiếu nại: 19 đơn; tố cáo: 21 đơn; KNPA: 36 đơn); cấp xã: 32 đơn (Khiếu nại: 04 đơn; tố cáo: 08 đơn; KNPA: 20 đơn). Trong đó: - Đơn khiếu nại: 177 đơn (cấp huyện 149 đơn; cấp xã 28 đơn). - Đơn tố cáo: 242 (cấp huyện 164 đơn; cấp xã 78 đơn). - Đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh: 1.179 đơn (cấp huyện 820 đơn; cấp xã 359 đơn). Trong tổng số 242 đơn tố cáo có: + Có 237 đơn tố cáo cá nhân, 05 đơn tố cáo tập thể. + Lĩnh vực phát sinh tố cáo: quản lý đất đai: 191 đơn (chiếm tỷ lệ 80,6%); quản lý, sử dụng tài chính ngân sách: 29 đơn (chiếm tỷ lệ 12,23%); lĩnh vực khác: 17 đơn (chiếm tỷ lệ 7,17%). Kết quả xử lý: 45 + Đơn tố cáo đủ điều kiện xử lý: 223 đơn (thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện: 162 đơn; xã: 61 đơn) + Đơn không đủ điều kiện xử lý: 19 đơn (Do không rõ nội dung tố cáo, không ký tên của người tố cáo, không xác định được họ tên, không có địa chỉ người bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo). Trên cơ sở kết quả tiếp nhận và xử lý đơn thư trên địa bàn huyện Quốc Oai trong các năm từ 2016 đến Quý I năm 2020 cho thấy: Tình hình tố cáo của công dân trên địa bàn huyện không có diễn biến phức tạp, không phát sinh điểm nóng, không có tố cáo đông người. Số vụ tố cáo không nhiều, tổng số đơn tố cáo trong 4 năm từ 2016 đến quý I năm 2020, cấp huyện là 164 vụ, cấp xã là 78 vụ. Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ xã, thị trấn vi phạm pháp luật về quản lý đất đai như giao đất trái thẩm quyền, bán đất trái phép, thu tiền qua giao đất cao hơn mức quy định, xây dựng nhà trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật, vi phạm luật ngân sách về chế độ thu, chi tài chính, làm sai chính sách xã hội, có hành vi trù dập. 2.1.2.2. Nguyên nhân phát sinh tố cáo của công dân ở huyện Quốc Oai a. Nguyên nhân khách quan - Một số quy định bồi thường, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư thường xuyên thay đổi theo hướng mở, ngày càng tăng mức bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, một số quy định của pháp luật về đất đai còn bất cập, thiếu tính nhất quán, tính ổn định. Vì vậy, người bị thu hồi đất, giải tỏa trước khi có chính sách thay đổi thường nhận được giá trị bồi thường, hỗ trợ thấp hơn người bị giải tỏa sau. Có những trường hợp người chấp hành tốt, bàn giao mặt bằng sớm thường bị thiệt; người cố tình không chấp hành thường được lợi, dẫn đến sự so bì, bức xúc giữa các hộ dân từ đó làm phát sinh khiếu nại, tố cáo. - Các văn bản quy phạm pháp luật về tố cáo tuy đã được ban hành 46 nhưng nhiều nội dung quy định còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, đặc biệt là các quy định về chế tài xử lý đối với người tố cáo sai dẫn đến việc công dân tùy tiện gửi đơn tố cáo, tố cáo nặc danh, mạo danh, tố cáo sai sự thật. Huyện Quốc Oai đang là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án xây dựng được triển khai đầu tư, điển hình như Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Bệnh viện Phụ Sản trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2.., đất đai dần bị thu hẹp, có giá trị lớn; việc thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng trong nhân dân liên quan đến đất đai phổ biến; năm 2016 là năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, năm 2020 chuẩn bị các điều kiện tiến hành Đại hội Đảng các cấp; huyện cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa, tăng cường xử lý trật tự xây dựng, vi phạm đất đai... Quá trình tổ chức thực hiện ở cơ sở còn gặp khó khăn, một bộ phận nhân dân chưa hiểu, chưa đồng thuận là những nguyên nhân phát sinh tố cáo. b. Nguyên nhân chủ quan - Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng ban ngành còn hạn chế, coi nhẹ công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. - Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu về số lượng; bản lĩnh, năng lực trong quá trình giải quyết tố cáo của một số cán bộ, công chức còn hạn chế. - Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Nhất là công tác quy hoạch sử dụng đất, quản lý hiện trạng sử dụng đất, công tác thống kê, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận nguồn gốc đất và việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo còn ít được chú trọng. - Nhận thức, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, một số trường hợp đã lợi dụng để cố tình khiếu kiện, tố cáo kéo dài, vượt cấp. 47 2.2. HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2.1. Tiếp nhận và thụ lý vụ việc tố cáo 2.2.1.1. Về việc phân công tiếp nhận tố cáo Trước khi Luật Tiếp công dân năm 2013 ra đời, UBND huyện Quốc Oai đã ban hành Quyết định số 5065/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 v/v thành lập Tổ tiếp công dân, do đồng chí Phó Chánh văn phòng HĐND & UBND huyện làm tổ trưởng, 01 đồng Chánh thanh tra huyện làm Tổ phó; Thành viên gồm: 01 đồng chí Trưởng phòng Tư pháp; đồng chí Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; 01 Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường; 01 Chuyên viên Thanh tra huyện. Ở cấp xã, Ủy ban nhân dân xã cũng thành lập Tổ tiếp công dân gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Tổ trưởng, các thành viên là trưởng các ngành, đoàn thể xã, công chức chuyên môn. Tổ tiếp công dân huyện, xã chịu trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư của công dân. Sau khi Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ được ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Tiếp công dân có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai ban hành Quyết định số 3258/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hanh của Ban tiếp công dân thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện do một đồng chí Phó chánh văn phòng làm Trưởng ban, 01 đồng chí Phó Chánh thanh tra làm Phó Ban, thành viên của ban gồm: 02 công chức chuyên trách; 03 công chức kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh của công dân. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm thường xuyên trực tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư của công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Ủy ban nhân dân huyện. Ngoài ra, một tháng ba lần, lãnh đạo UBND huyện, 48 Tổ đại biểu HĐND Thành phố tổ chức tiếp công dân định kỳ để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đối với cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp công dân của đơn vị mình, phân công một công chức chuyên môn kiêm nhiệm công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư thường xuyên tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, Chủ tịch UBND xã thực hiện tiếp công dân định kỳ 1 ngày/tuần. Thực tế trên địa bàn huyện Quốc Oai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thường phân công công chức công chức Tư pháp hoặc công chức Địa chính làm nhiệm vụ kiêm nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. 2.2.1.2 Việc xử lý đơn và giao nhiệm vụ xác minh tố cáo Đối với cấp huyện: Khi tiếp nhận tố cáo của công dân, nếu đơn đủ điều kiện xử lý tức là đơn đáp ứng được yêu cầu: dùng chữ viết là tiếng Việt và được người tố cáo ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn. Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Ban Tiếp công dân huyện thực hiện xử lý đơn như sau: Một, nếu nội dung đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân huyện thì trong thời hạn 10 ngày, Trưởng Ban Tiếp công dân dự thảo văn bản đề xuất Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách giao cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết theo quy định. Ở huyện Quốc Oai, các đơn tố cáo thường giao cho Thanh tra huyện tham mưu giải quyết. Hai, nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Trưởng ban tiếp công dân đề xuất với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách chuyển đơn và các chứng cứ, thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định 49 của pháp luật. Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn; thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện quá thời hạn theo quy định mà chưa được giải quyết thì Trưởng ban Tiếp công dân báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách ra văn bản yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn thủ trưởng cơ quan, đơn vị giải quyết. Ba, đơn tố cáo đối với Đảng viên vi phạm quy định Điều lệ của Đảng, Trưởng ban tiếp công dân đề xuất Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách chuyển đơn đến Ủy ban kiểm tra Huyện ủy; Ủy ban kiểm tra Đảng ủy xã, thị trấn để được xem xét giải quyết theo quy định của Điều lệ Đảng. Đối với cấp xã, thị trấn: Khi tiếp nhận đơn tố cáo của công dân, nếu đơn đủ điều kiện xử lý, cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận đơn thư sau đó chuyển Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách để giao các bộ phận chuyên môn tham mưu giải quyết. Trên địa bàn huyện Quốc Oai, đơn thường được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn giao cho công chức Tư pháp và công chức Địa chính xây dựng tham mưu giải quyết. Nếu đơn không thuộc thẩm quyền hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì cán bộ tiếp nhận đơn hướng dẫn công dân gửi đơn hoặc chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định. 2.2.1.3 Thụ lý vụ việc tố cáo Các vụ việc tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thường được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách giao cho Thanh tra huyện tham mưu xem xét, giải quyết. Sau khi được UBND huyện giao tham mưu giải quyết đơn tố cáo của công dân, Thanh tra huyện tiến hành tổ chức kiểm tra, xác 50 minh về họ tên, địa chỉ của người tố cáo; làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung công dân tố cáo. Nếu tố cáo đủ điều kiện để thụ lý giải quyết thì Thanh tra huyện tham mưu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định việc thụ lý tố cáo. Trên cơ sở đề xuất của cơ quan tham mưu, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định thụ lý và thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo. Việc ban hành quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo năm 2018. Tổ xác minh giải quyết đơn tố cáo của Chủ tịch UBND huyện bao gồm từ 02 người trở lên, thường là đồng chí Chánh thanh tra hoặc Phó Chánh thanh tra huyện làm Tổ trưởng, 02 đồng chí Thanh tra viên làm thành viên. Sau khi đơn tố cáo được thụ lý, Tổ xác minh có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND huyện thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo về các nội dung tố cáo được thụ lý, thời hạn giải quyết tố cáo. Hình thức thông báo thụ lý tố cáo bằng văn bản, được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho người tố cáo, người bị tố cáo. Tổ trưởng tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo và trình người ra quyết định thành lập tổ xác minh phê duyệt. Kế hoạch tiến hành xác minh là căn cứ để thực hiện xác minh các nội dung theo đơn tố cáo. Ở xã, thị trấn: Việc tham mưu thụ lý vụ việc và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo được giao cho công chức tư pháp hoặc công chức địa chính xây dựng thực hiện. Công chức được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo, dự thảo các văn bản liên 51 quan đến việc thụ lý, quyết định thành lập tổ xác minh và là những người thực hiện tham mưu chính trong quá trình giải quyết nội dung tố cáo. 2.2.2. Xử lý vụ việc và ra kết luận, quyết định xử lý tố cáo 2.2.2.1. Tiến hành xác minh nội dung tố cáo Tổ xác minh nội dung tố cáo tiến hành làm việc với người bị tố cáo để công bố quyết định thụ lý tố cáo, đoàn xác minh giải quyết nội dung tố cáo theo quy định. Trong một số vụ, việc phức tạp, UBND huyện giao Thanh tra huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo theo quy định. Qua thực tế và bản thân cá nhân đã trực tiếp tham gia Tổ xác minh đơn tố cáo của công dân từ hoạt động giải quyết tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai cho thấy, hoạt động xác minh nội dung tố cáo được thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục: thời hạn xác minh đúng quy định. Tuy nhiên, có một số vụ việc do quá phức tạp nên thời gian tiến hành xác minh tương đối dài, phải gia hạn thời gian xác minh, nhiều vụ giải quyết quá thời hạn quy định). Việc giải trình của người bị tố cáo được thực hiện đầy đủ trong quá trình tiến hành xác minh giải quyết tố cáo. Tổ xác minh nội dung tố cáo tổ chức làm việc với người tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung tố cáo. Từ thực tế hồ sơ vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện đang được lưu trữ tại Thanh tra huyện Quốc Oai đều có đầy đủ các thành phần hồ sơ theo quy định của Luật Tố cáo, cụ thể như: Đơn tố cáo, biên bản làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo; báo cáo giải trình của người bị tố cáo ...; kiểm tra 10 hồ sơ vụ việc của cấp xã, thị trấn cũng thể hiện đầy đủ các thành phần hồ sơ như đã nêu trên. 2.2.2.2. Ra kết luận, quyết định giải quyết tố cáo Thứ nhất, báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo 52 Kết thúc quá trình xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh xây dựng báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thành viên trong tổ thảo luận, thống nhất kết quả xác minh, các nội dung kết luận, kiến nghị xử lý của tổ xác minh trước khi Tổ trưởng tổ xác minh báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về nội dung tố cáo được giao xác minh. Để đảm bảo việc ban hành các kết luận, quyết định giải quyết tố cáo khách quan, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên tổ chức các buổi giao ban để tham khảo ý kiến tư vấn của các phòng, ban chuyên môn hoặc các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trước khi ban hành kết luận. Thứ hai, ban hành kết luận, quyết định giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_to_cao_cua_cong_dan_tu_thuc_tien_huyen_q.pdf
Tài liệu liên quan