Luận văn Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

Ninh Bình có nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, với hơn 80% lao động làm nông nghiệp. Các chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế vùng, xây dựng mô hình, chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng mới. được triển khai tích cực, đã phát huy tác dụng.

Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, năng suất lúa bình quân 5 năm 2001 - 2005 đạt trên 11tấn/ha/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 500 kg/người/năm.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi, đã chuyển trên 2000 ha đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao. Tập trung xây dựng và hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế vùng ven biển, kinh tế trang trại, vùng đồi rừng, áp dụng tiến bộ công nghệ sinh học đã tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p uỷ đảng, chính quyền đã đề ra nhiều giải pháp, cùng các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tìm tòi, học tập du nhập nghề mới vào, vận động người dân chuyển sang làm các nghề như sản xuất mây tre đan, thảm cói, thêu ren... Những chi phí cho lớp học nghề hoặc việc cung cấp nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm hoàn toàn do chính quyền phối hợp với các doanh nghiệp đứng ra đảm nhiệm. Nhưng khi tiến hành phát động trong dân thì chỉ có trên 15% số lao động đăng ký tham gia học nghề và chỉ có khoảng 10% làm nghề với mức thu nhập thấp (khoảng 300.000đ/tháng), Thời gian sau do thu nhập thấp một số người lại bỏ nghề. Vì vậy, số lao động thất nghiệp không bố trí được công ăn việc làm ngày một tăng lên, trong 5 năm đã có 10.386 lao động thất nghiệp do mất đất không bố trí được việc làm. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay. - Môi trường pháp lý, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện nên chưa tạo điều kiện tốt để phát triển nguồn nhân lực tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. - Hoạt động xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế: Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế tương đối cao và giảm nghèo nhanh, nhưng kết quả giảm nghèo còn chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao, phân hoá giầu nghèo giữa các vùng dân cư, giữa thành thị và nông thôn có xu hướng gia tăng. - Bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp: Nông thôn là nơi tập trung gần 90% dân số và trên 70% lao động. Nhưng do cơ cấu kinh tế và lao động lạc hậu, kinh tế hàng hoá còn ở trình độ thấp. Do đó, nạn thiếu việc làm là phổ biến và nghiêm trọng, việc làm năng suất thấp và kém hiệu quả, dẫn đến dư thừa lao động. Trong điều kiện đất canh tác bình quân trên 1 lao động rất thấp, nếu làm thuần nông sẽ dư thừa lao động. 2.2.2. Những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Ninh Bình những năm qua Những năm qua ở Ninh Bình đã thực hiện nhiều giải pháp để tạo thêm việc làm cho dân cư nông thôn. Sau đây là những giải pháp chủ yếu: 2.2.2.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Ninh Bình chủ yếu vẫn là một tỉnh nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vị trí then chốt. Trong thời gian qua, Ninh Bình đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện cả nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Trong ngành nông - lâm - thuỷ sản, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế cũng được thực hiện theo hướng tăng giá trị cơ cấu ngành thuỷ sản so với giá trị toàn ngành. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thuần tuý chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất và cơ cấu chăn nuôi so với trồng trọt (xem bảng số: 2.17). Bảng 2.17: Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp[17] Đơn vị tính: % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2001 75 23,8 1,2 2002 74,1 24,7 1,2 2003 72,7 25,7 1,6 2004 70,9 27,6 1,5 Trong trồng trọt thì tăng diện tích, giá trị sản xuất cơ cấu cây mầu, cây ăn quả, cây công nghiệp (xem bảng 2.18). Bảng 2.18: Diện tích các loại cây trồng [10, tr.68] Đơn vị tính: ha Năm Tổng số Cây hàng năm Cây lâu năm Tổng số Lúa Cây CN Tổng số cây CN lâu năm Cây ăn quả 2001 114.346 108.145 83.240 9.316 6.201 416 5.700 2002 113.869 107.495 82.572 9.888 6.374 442 5.829 2003 115.469 108.101 81.966 10.331 7.368 584 6.687 2004 115.129 107.536 81.380 10.560 7.593 585 6.900 2005 114.441 107.072 80.106 10.510 7.369 605 6.657 Một số mô hình tạo việc làm cho nông dân hiện nay: - Nhóm mô hình sản xuất trồng trọt: Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính giữ vị trí quan trọng, mặc dù đã có chủ trương giảm dần diện tích trồng lúa ở các vùng đất trũng, ven biển có năng xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản và một số diện tích từ trồng lúa sang trồng cói, nhưng cây lúa vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn trong diện tích gieo trồng: Toàn tỉnh có 287.966/362.563 hộ tham gia trồng trọt với tổng diện tích là 97.463 ha trong đó diện tích lúa cả năm 2001 đạt 83.240 ha, đến năm 2005 còn 80.106 ha; diện tích cây công nghiệp là 9888 ha; cây cói 868 ha (năm 2001) tăng lên 1003 ha (năm2005); cây dứa 2000 ha; cây mía 1467,5 ha... giải quyết việc làm thường xuyên cho 314.000 lao động. Tổng sản lượng cây có hạt năm 2001 đạt 455.851 tấn, năm 2002 đạt 470.835 tấn,... 2005 đạt 419.200 tấn; bình quân lương thực đầu người 5 năm đạt trên 500 tạ/người/năm. Số liệu điều tra của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, năm 2005 phục vụ cho Hội nghị điển hình sản xuất kinh doanh giỏi năm 2006 cho thấy: + So sánh hiệu quả kinh tế 1ha trồng lúa với 1 ha trồng cói: 1ha trồng lúa với năng xuất trung bình 112 tạ/ha/năm, với giá bán hiện hành 250.000đ/tạ giá trị sản xuất thu được 28 triệu đồng, trừ chi phí với mức trung bình 13 triệu/ha/năm thì hiệu quả đạt được là 15 triệu đồng và trung bình 1ha trồng lúa giải quyết việc làm cho 11 lao động. 1 ha trồng cói với năng suất trung bình 110 tạ/ha/năm (nếu chỉ tính thu hoạch hai vụ cói/năm, trong thực tế nếu thâm canh tốt có thể thu hoạch 3 vụ/năm) với giá bán hiện hành là 450.000đ/tạ, thì tổng số giá trị sản xuất thu được 49,5 triệu đồng (trồng cói một lần có thể thu hoạch 10 năm, chi phí cho tưới tiêu, phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh thấp hơn trồng lúa. Nhưng chi phí cho công lao động cao hơn trồnglúa. Nên mức chi phí tương đương với trồng lúa là 13 triệu đồng/ha/năm) hiệu quả đạt được là 36,5 triệu đồng cao hơn 2,5 lần so với trồng lúa và trung bình 1 ha trồng cói giải quyết việc làm cho khoảng 21 lao động gấp 2 lần so với trồng lúa. Đặc biệt là trồng cói không những hiệu quả hơn trồng lúa ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, mà còn giải quyết việc làm ở công đoạn sau thu hoạch chế biến sản phẩm từ nguyên liệu cói 1ha có thể thu hút được 150-200 công lao động, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. + Mô hình lúa, kết hợp trồng cây công nghiệp, rau màu vụ đông: Nhiều vùng nông thôn của tỉnh đã chuyển từ độc canh lúa sang kết hợp giữa trồng lúa với trồng màu, cây công nghiệp... Ví dụ, xã Khánh Vân, huyện Yên Khánh với những biện pháp luân canh đa dạng, trong đó có cây thuốc lào là chủ lực, cùng với đậu tương, ngô nếp hoặc lúa nếp - khoai tây; lúa nếp - rau các loại, có 3 cánh đồng với diện tích 18,8 ha, thu nhập mỗi ha 85 - 86 triệu đồng/năm, gấp 2,5 - 3 lần so với trồng lúa và tạo việc làm mới bình quân từ 20-15 lao động gấp 3 lần so với trồng lúa. Nông dân xã Khánh Hải (huyện Yên Khánh) với biện pháp luân canh tăng vụ: Lạc xuân - lúa mùa sớm - bí xanh đông hoặc lạc xuân, đậu tương hè thu - 2 vụ rau đông ở 8 cánh đồng cho thu nhập 69-70 triệu đồng/ha/năm. Xã Khánh Hồng có 4 cánh đồng 43 ha với biện pháp thâm canh: Dưa hồng - dưa lê -2 vụ rau đông, hành - rau giống - rau vụ đông thu nhập 90-92 triệu đồng/ha/năm. Thông qua các biện pháp luân canh đa dạng như trên đã cho thu nhập/ha/năm gấp 2-3, tạo thêm chỗ việc làm mới gấp 3 lần so với chuyên trồng lúa. Các cơ sở, vùng 2 lúa chuyên canh cũng tạo nên những mô hình đạt hiệu quả cao như nông dân xã Khánh Thành-Yên Khánh, quy hoạch 10 ha lúa xen cá, tôm, cây thuốc nam, cho thu nhập 60-63 triệu đồng/ha/năm và nhiều xã với kinh nghiệm sản xuất cây màu được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật luân canh, xen canh tăng vụ (4cây, 3 vụ - 5 cây, 4 vụ) đã cho thu nhập 74-86 triệu đồng/ha/năm, gấp 3 lần so với trồng lúa, bình quân 1 ha đã tạo thêm 15-20 lao động/năm gấp 2 lần so với chuyên trồng lúa [32, tr.4]. Toàn tỉnh đã có 76 cánh đồng, diện tích 893 ha cho giá trị thu hoạch bình quân 78 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra diện tích trồng nấm rơm, mộc nhĩ được khôi phục và có chiều hướng phát triển, nhiều hộ nông dân đã tận dụng rơm để trồng nấm trên đất thổ cư, với diện tích hàng chục ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục ngàn lao động. - Nhóm mô hình nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi tăng từ 3.727 ha năm 2000 lên 8543 ha năm 2005. Sản lượng nuôi thả đánh bắt hàng năm tăng từ 7.625 tấn năm 2000 lên 14.048 tấn năm 2005 (tăng bình quân 16,84%/năm), có 5650 hộ tham gia và giải quyết việc làm thường xuyên cho 80.750 lao động, bình quân 1ha nuôi trồng thuỷ sản giải quyết thường xuyên cho 8-10 lao động. Trong đó: + Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt như: Nuôi cá ở ao hồ, nuôi cá lồng, bè nhỏ, nuôi chân ruộng trũng cá các loại cá tôm chủ yếu để tiêu thụ nội địa (cá chép, trắm, rô phi đơn tinh, tôm càng xanh..vv.) với diện tích 6350 ha; sản lượng tăng từ 4.997 tấn năm 2000 lên 8638 tấn năm 2005; tạo việc làm cho 54.450 lao động. + Nuôi trông thuỷ sản nước lợ ở Kim Sơn tăng từ 245 tấn năm 2000 lên 2648 tấn năm 2004. Riêng tôm sú tăng từ 103 tấn năm 2000 lên 810 tấn năm 2004. Tổng giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 67.910 triệu đồng năm 2000, lên 276.616 triệu đồng năm 2004, bình quân thu nhập 1 lao động từ ngành thuỷ sản từ 300.000 – 600.000 đồng/tháng. [28] * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn đã được Đảng và Nhà nước đề ra từ Nghị quyết TW5 (khoá VII) năm 1993, bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế thành phần kinh tế, và tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng(khoá IX) đã có Nghị quyết chuyên đề về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010, trong đó nhấn mạnh: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ mô trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất văn hoá của nhân dân ở nông thôn...” [19, tr.93-94]. Từ đó đến nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ninh Bình tuy vẫn còn chậm nhưng tương đối rõ nét. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. So sánh kết quả kinh tế và giải quyết việc làm do chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai xã Lưu Phương và xã Yên lộc, để chứng minh tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đây là hai xã giáp nhau gần với thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn có dân số, diện tích, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng tương đối ngang nhau. Trước năm 2000, cả hai xã đều xác định cây trồng chủ yếu là cây lúa và kết hợp với chăn nuôi, làm nghề phụ (đan, dệt chiếu). Từ năm 2000, thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng (khoá IX), xã Lưu Phương đã chủ động xây dựng đề án “dồn điền đổi thửa” chuyển đổi diện tích trồng lúa năng xuất thấp sang trồng cói và nuôi trồng thuỷ sản, đưa các dự án phát triển ngành nghề, chuyển một bộ phận lao động sang làm ngành nghề và dịch vụ buôn bán. Còn xã Yên Lộc thì vẫn thực hiện trồng lúa, kết hợp chăn nuôi, làm nghề phụ. Có thể đánh giá khái quát tác dụng, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua so sánh thực tế ở hai xã nói trên qua biểu dưới đây: Bảng 2.19: Hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm năm 2005 (giữa hai xã Lưu Phương và Yên Lộc) [47] STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Lưu Phương Yên lộc 1 Tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó: - Đất canh tác Đất thổ cư Đất khác ha ha ha ha 657,84 426,92 38,51 35,57 662,43 526,73 44,89 90,81 2 Dân số Người 7817 8031 3 Số hộ Hộ 1800 1840 4 Lao động Người 4788 3991 5 Tổng sản phẩm xã hội năm 2005 Tr.đồng 51.970 30.600 6 Cơ cấu thu nhập, trong đó: -Từ trồng trọt -Từ chăn nuôi -Từ nuôi trồng thuỷ, hải sản -Từ TTCN, nghề phụ -Từ nguồn làm thuê ở ngoài -Từ dịch vụ, buôn bán -Từ nguồn khác % % % % % % 15,60 15,00 11,50 45,70 - 9,50 2.7 51,0 15,43 5,00 23,57 3,00 1,70 0,3 7 Cơ cấu lao động, trong đó: - Trồng trọt - Chăn nuôi - Nuôi trồng thuỷ, hải sản - TTCN, nghề phụ - Làm thuê ở ngoài - Lao động khác % % % % % % 45,00 15,00 5,00 20,00 - 15,00 51,00 15,43 5,00 21,00 2,57 2,00 8 Số lao động thiếu việc làm Người 809 1565 9 Số lao động đủ việc làm Người 3650 2406 10 Số hộ không những đủ việc làm mà còn thuê thêm lao động hộ 98 5 11 Số hộ nhận thêm lao động ngoài xã hộ 38 12 Qua bảng trên cho thấy, tuy tổng diện tích đất nông nghiệp, dân số và lao động giữa hai xã không chênh lệch nhau lớn, nhưng xã Lưu Phương thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương, nên đã có tác dụng rõ rệt trong việc thu hút các nguồn lực và tăng thu nhập. Về lao động, xã Lưu Phương có số lao động đủ việc làm cao hơn xã Yên Lộc, số lao động thiếu việc làm xã Yên Lộc cao (gấp 2 lần) so với xã Lưu Phương.Về tổng thu nhập xã Lưu Phương cao (gấp 1,5 lần) so với xã Yên Lộc. - Mô hình tạo việc làm mới trong các làng nghề ở Ninh Bình: Làng có rất nhiều, nhưng không phải có nghề là làng nghề, theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình làng được gọi là làng nghề phải có từ 50% số lao động trở lên hoạt động ngành nghề nông thôn, hoặc có giá trị sản lượng ngành nghề chiếm 50% trở lên thu nhập của ngành nghề nông thôn, thì toàn tỉnh năm 2001 mới có 30 làng nghề, đến năm 2005 tỉnh đã có 50 làng nghề truyền thống và làng nghề mới, có 252.755 nhân khẩu, 119.731 lao động, trong đó lao động ngành nghề có 96.379 người chiếm tỷ lệ 80,5% lao động trong làng nghề, có 59.059 hộ, trong đó hộ ngành nghề là 42.739 hộ, chiếm tỷ lệ 72,3%. Các làng nghề chủ yếu là chế biến cói, thêu ren, đá mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, mây tre đan... Huyện Kim Sơn có 22 làng nghề chế biến cói (xã nghề); huyện Hoa Lư có 9 làng nghề thêu ren, đá mỹ nghệ, mộc cao cấp, cung cốt chăn bông; huyện Yên Khánh có 8 làng nghề chế biến cói, mây tre đan, bún bánh; huyện Nho Quan có 2 làng nghề đan lát, gốm mỹ nghệ; huyện Gia Viễn có 2 làng nghề đan cót, đan lát (xem bảng 2.20). Bảng 2.20: Tình hình phát triển làng nghề tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 [57] Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2005 - Số làng có nghề tiểu thủ công nghiệp Làng 50 88 - Số làng nghề Làng 30 50 - Số hộ chuyên làm tiểu thủ CN Hộ 14.444 42.739 - Số lao động chuyên làm TTCN Lao động 34.665 104.710 - Số hộ kiêm TTCN Hộ 16729 10.320 - Số hộ thuần nông trong các làng nghề Hộ 16.389 6530 - Nhóm mô hình ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn: Ngoài các địa phương có tiểu thủ công nghiệp phát triển đến mức diện công nhận là làng nghề, nhiều vùng nông thôn trong tỉnh có tiểu thủ công nghiệp nông thôn và các ngành dịch vụ. Khi mới tái lập tỉnh, ở thời gian đầu tiếp cận với cơ chế thị trường, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của Ninh Bình bị đình trệ, nhiều loại sản phẩm như chiếu cói, thảm cói, thêu ren...không tiêu thụ được, hiệu quả kinh tế thấp, người lao động thiếu việc làm, đời sống gặp khó khăn. Từ những năm đổi mới đến nay, ngành nghề nông thôn dần dần được khôi phục và tổ chức lại, nhiều cơ sở được thành lập và từng bước hoà nhập với cơ chế thị trường. Bước đầu hoạt động có hiệu quả và kinh tế gia đình các hộ cá thể được khuyến khích và phát triển, chủng loại ngành nghề nông thôn phong phú. Kết quả hoạt động ngành nghề nông thôn: Năm 2001 có 12.299 doanh nghiệp dân doanh được thành lập, thu hút được 41.077 lao động, thì đến năm 2005 đã có 21.515 đơn vị tăng 74,9%; số lao động thu hút được 59.626 lao động tăng 45,2% so với năm 2001. Huy động được nguồn vốn đáng kể đầu tư cho sản xuất năm 2001 là 301,3 tỷ đồng, đến năm 2005 huy động được 633,6 tỷ đồng tăng 110,3%. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2001 chiếm 31,6%, đến năm 2005 chiếm 52,5% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. [57] Bảng 2.21: Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 [64] STT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 1 Số đơn vị tiểu thủ công nghiệp ĐV 12.299 21.515 2 Số lao động người 41.077 59.626 3 Nguồn vốn huy động Tỷ.Đ 301,3 633,6 4 Giá sản xuất TTCN % 31,6 52,5 Đây là khu vực có ưu thế sử dụng nhiều lao động, vốn sản xuất không cao lắm nhất là các cơ sở cá thể, sản xuất phân tán rộng ở các khu dân cư nông thôn, phù hợp với điều kiện nền kinh tế của tỉnh còn thấp. Khu vực này hiện đang được khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tính theo cơ cấu hộ toàn tỉnh có 192.200 hộ. Trong đó: Hộ thuần nông có 94. 843 hộ chiếm 49%, hộ kiêm ngành nghề có 74.133 hộ chiếm 38%, hộ chuyên ngành nghề có 14.444 hộ chiếm 8%, hộ khác 8780 hộ chiếm 5%. Những huyện có nhiều hộ hoạt động ngành nghề nông thôn là: huyện Kim Sơn có 35.241 hộ, huyện Yên Khánh có 24.681 hộ. Tổng số hộ tham gia các ngành nghề nông thôn có 105.485 hộ chiếm 54,6%. Lao động hoạt động ngành nghề nông thôn có 171.130 người, chiếm tỷ lệ 46,5%. Nghề thêu ren có 9.560 người, chế biến cói có 86.435 người chiếm tỷ lệ 50,41%. Tính theo số lao động tham gia các ngành nghề, (xem phụ biểu 4) toàn tỉnh có 184.699 người làm ngành nghề: Mây tre đan có 310 người, sản xuất vật liệu xây dựng có 8465 người, sửa chữa cơ khí có 1168 người, sửa chữa xe đạp, xe máy có 1481 người, lái máy kéo làm đất 4324 người, chế biến lương thực, thực phẩm 12.963 người, vận tải cơ giới 6.523 người, dịch vụ, xây dựng 3337 người, dịch vụ khác 9370 người, dịch vụ sản xuất 20.034 người, dịch vụ đời sống 12.261 người. Các huyện có nhiều lao động hoạt động ngành nghề nông thôn: Huyện Kim Sơn có 73.433 người chiếm tỷ trọng 88% so với tổng số lao động của huyện; huyện Yên Khánh 37.134 người chiếm tỷ trọng 54,3% so với tổng số lao động của huyện; huyện Hoa Lư 17.622 người chiếm tỷ trọng 41% so với tổng số lao động của huyện. [62] Dịch vụ cơ giới hoá về chế biến lương thực. Toàn tỉnh có 2943 chiếc máy xay xát lương thực, bình quân mỗi năm xay xát trên 300.000 tấn thóc, tạo việc làm cho trên 6000 người. Về giải quyết việc làm: Bình quân 1 cơ sở ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động và 1 hộ ngành nghề cho 4-6 lao động. Ngoài ra còn thu hút lao động nhàn rỗi bình quân 2-5 người/hộ và 8-10 người/cơ sở. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 60% số lao động trong làng. Ngành nghề phát triển kéo theo các dịch vụ liên quan phát triển, tạo thêm việc làm mới. Do thu nhập của lao động làm ngành nghề, làng nghề, dịch vụ cao hơn làm nông nghiệp, nên tạo việc làm của tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn thường bền vững , ổn định hơn lao động nông nghiệp. Thu nhập bình đầu người trong toàn tỉnh, năm 2001 là 168.000 đồng /người/tháng, năm 2005 là 254.000 đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân của lao động/tháng đối với lao động chuyên về lao động nông nghiệp năm 2001 là 194.000 đồng, năm 2005 đạt 439.000 đồng, đối với lao động có ngành nghề năm 2005 đạt 521.000 đồng, nếu như lao động chuyên nghề năm 2005 đạt 692.000 đồng. Như vậy, lao động có ngành nghề và chuyên ngành nghề thu nhập cao hơn lao động nông nghiệp thuần tuý từ 1,7-3,9 lần. [62]. ở các làng nghề không còn hộ đói, hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ, hộ giầu ngày càng tăng. Vì vậy, ngành nghề nông thôn được coi như động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, tăng phúc lợi xã hội cho nông dân. Tóm lại, ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Bình bước đầu được phát triển, tạo ra được nhiều chỗ việc làm mới. Tuy nhiên, giá trị tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn còn thấp, các ngành tuy có tăng khá nhưng nhìn chung chưa được phát triển. Sản phẩm của ngành nghề nông thôn gặp khó khăn trong tiêu thụ và giá bán thấp, đây là khó khăn hàng đầu của ngành nghề nông thôn. Nguyên nhân chính là do sản phẩm ngành nghề nông thôn chất lượng kém, chi phí cao, công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu thông tin thị trường.... Năng lực của chủ hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn yếu, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chưa cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nguyên nhân quan trọng từ chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư. Trong những năm từ 1995 - 2004, cơ cấu vốn đầu tư đã có nhiều thay đổi đáng kể chính điều đó tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảng 2.22: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế [13, tr.286] Đơn vị: (%) Năm 1995 2000 2004 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 Chia ra: - Ngành nông-lâm-thuỷ sản 18,6 12,7 11,5 - Ngành công nghiệp-xây dựng 19,7 69,7 53,0 - Khu vực dịch vụ 61,7 17,6 35,5 Từ năm 1995 vốn đầu tư tăng nhanh, đầu tư cho lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng đầu tư vào khu vực này giảm dần và tăng dần cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2004 tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt 2546,3 tỷ đồng, gấp 82,9 lần năm 1991; trong đó vốn đầu tư cho lĩnh vực nông- lâm- thuỷ sản đạt 293,4 tỷ đồng, gấp 11,9 lần năm 1991; đầu tư lĩnh vực công nghiệp, xây dựng đạt 905,9 tỷ đồng, gấp 283 lần. Cơ cấu vốn đầu tư có nhiều thay đổi, khu vực nông-lâm thuỷ sản năm 1991chiếm 84,6% giảm xuống 11,5% năm 2004; các tỷ trọng tương ứng ở ngành công nghiệp - xây dựng lần lượt là 4,9 và 53%; ở khu vực dịch vụ là 10,5% và 35,5% [13, tr.268]. Do kết quả cơ cấu vốn đầu tư được điều chỉnh, mở mang công nghiệp, dịch vụ nên tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động nông thôn và lực lượng lao động giữa các khu vực cũng thay đổi. Bảng 2.23: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế [13, tr.268] Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 1995 2000 2004 Tổng lao động 100 100 100 Chia ra: - Lao động nông-lâm-thuỷ sản 80,6 75,9 73 - Lao động công nghiệp, xây dựng 9,5 12,6 14,3 - Lao động khu vực dịch vụ 10,9 11,5 12,7 Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm từ 80,6% (năm 1995) xuống còn 73% (năm 2004) và tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng từ 20,4% (năm1995) lên 30% (năm 2004). Kết quả của việc tăng cường vốn đầu tư và chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Bảng 2.24: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo ngành kinh tế [13, tr.269] Đơn vị tính: % Năm Tổng số Chia ra Nông-lâm-thuỷ sản Công nghiệp, xâydựng Dịch vụ 1991 100 61 18,9 20,1 1995 100 55,4 18,2 26,4 2000 100 46,34 21,59 32,08 2004 100 36,78 30,04 33,18 Nếu phân chia nền kinh tế thành ba khu vực: (I) nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; (II) công nghiệp - xây dựng; (III) dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị của mỗi khu vực theo giá trị thực tế chiếm trong tổng sản phẩm của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ (khu vực II và III); giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực I), nếu năm 1991, cơ cấu kinh tế của tỉnh 61% là nông nghiệp; 38% là công nghiệp và dịch vụ thì đến năm 2004, 2 tỷ lệ tương ứng là 36,78% và 63,12%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 80,6% xuống còn 73% và lao động phi nông nghiệp tăng lên 10,6%. Cơ cấu kinh tế vùng từng bước có sự chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế cũng theo hướng tích cực. 2.2.2.2. Đã bước đầu quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình là tỉnh có lao động ở nông thôn chiếm trên 70% so với tổng số lao động, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thô sơ, lạc hậu không được thường xuyên đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, công tác thông tin thị trường còn nhiều bất cập... nhưng các trung tâm dịch vụ việc làm đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để triển khai các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề cho người lao động. Năm 2003 quỹ khuyến công được hình thành để thực hiện hỗ trợ cho công nghiệp nông thôn phát triển. Từ năm 2003-2005 đã hỗ trợ cho 77 dự án, với tổng số tiền 2.400 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương cấp theo kế hoạch hàng năm là 2.250 triệu đồng và kinh phí khuyến công trung ương hỗ trợ 150 triệu đồng (chỉ hỗ trợ năm 2005); đào tạo nghề từ năm 2003-2005 cho 2.593 lao động. Ngoài ra các ngành như: Lao động, Thương binh - Xã hội 2001-2005 đã đào tạo 2.393 lao động; Chi Cục phát triển nông thôn 2001-2005 đã đào tạo 3.140 người; Trung tâm hỗ trợ phát triển hợp tác xã-DNVVN từ năm 2001-2005 đã tham gia đào tạo được 177 người... [64]. Tỉnh đã thành lập một số trung tâm đào tạo nghề như: Trung tâm khuyến công, Trung tâm dạy nghề Hội phụ nữ tỉnh, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của Liên đoàn lao động tỉnh... ngoài ra các huyện còn tổ chức các Trung tâm dạy nghề (Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan) và các xã trong toàn tỉnh đều có trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức dạy nghề cho lao động ở nông thôn. Bảng 2.25: Kết quả tư vấn, đào tạo nghề giải quyết việc làm nông thôn [5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan vanL3.doc
  • docBia LV.doc
Tài liệu liên quan