Luận văn Giám đốc thẩm: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các

vấn đề sau:

Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm như: đặc điểm,

khái niệm, ý nghĩa của giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình

sự.

Những quy định của pháp luật thực định thể hiện nội dung của chế

định giám đốc thẩm cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định này

trong hoạt động giám đốc thẩm ở Việt Nam trên cơ sở đó có đối chiếu với

pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới.

Nguyên nhân của thực trạng giám đốc thẩm ở Việt Nam những năm

qua và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc thẩm

trước yêu cầu của cải cách tư pháp.

pdf11 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Giám đốc thẩm: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT QUẢN THỊ NGỌC THẢO GIÁM ĐỐC THẨM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - NĂM 2007 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình khởi xướng và chỉ đạo công cuộc đổi mới Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết về cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống pháp luật như: Nghị quyết TW8, Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW7, Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Các Nghị quyết này đặt cơ sở cho việc từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng tư pháp, giúp cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòngNguyên tắc pháp quyền XHCN từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Tuy nhiên nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng và sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao, thiết chế bảo 3 đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu so với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu của việc chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Công tác tư pháp chưa ngang tầm với yều cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, làm giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp. Để khắc phục tình trạng đó trong BLTTHS năm 2003 tại chương XXX vẫn tiếp tục quy định thủ tục giám đốc thẩm nhằm xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, do các quy định về giám đốc thẩm trong BLTTHS năm 2003 và các văn bản hướng dẫn áp dụng còn nhiều điểm chưa rõ ràng và đầy đủ dẫn đến việc áp dụng các quy định giám đốc thẩm trong thực tiễn còn chưa đúng và chưa chính xác. Thực trạng này, phản ánh hiệu quả hoạt động giám đốc thẩm còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự đang còn nhiều vấn đề liên quan thực tiễn. Đây không phải là lần đầu tiên nguyên tắc chế định giám đốc thẩm được đem ra mổ xẻ, nghiên cứu nhưng có lẽ là lần đầu tiên chế định này được nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện, đặc biệt trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Đã có nhiều công trình, sách, tạp chí bàn về giám đốc thẩm như: Trong sách tham khảo của Đinh Văn Quế (1999), Thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đinh Văn Quế (1997), Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự- những vấn đề lý luận và thực tiễn; Phạm Thanh Bình (1997), "Một số vấn đề xung quanh các quyết định giám đốc thẩm", Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Nguyễn Văn Hiện (1997), "Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền xét xử 4 giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp", Tạp chí Tòa án nhân dân; Nguyễn Đức Mai (1994), "Thẩm quyền của Tòa án cấp giám đốc thẩm", Tạp chí Tòa án nhân dân; Đinh Văn Quế (2004), "Những quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm một số vấn đề về giám đốc thẩm hình sự; những quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam ...Nhưng có lẽ chưa ai nghiên cứu sâu, toàn diện và đặt giám đốc thẩm trong định hướng chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Nghị quyết 49 Bộ chính trị. Vì vậy, từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn: “ Giám đốc thẩm – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình 2. Mục đích của đề tài. 2.1. Về mặt lý luận. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến chế định Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự. Góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nước ta trong bối cảnh cải cách tư pháp trên tinh thần của Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng tại Việt Nam hệ tố tụng hoàn chỉnh, tiến bộ và vì con người. Là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu. 2.2. Về mặt thực tiễn. Thứ nhất, trong quá trình cải cách tư pháp, việc nghiên cứu chế định giám đốc thẩm giúp chúng ta nhìn nhận lại thực tiễn xét xử tại Việt Nam trong thời gian qua và xác định một bước đi đúng đắn cho nền tư pháp Việt 5 Nam với mong muốn đưa Toà án thực sự trở thành cơ quan độc lập, là linh hồn của Nhà nước pháp quyền. Thứ hai, nghiên cứu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xét xử nói chung và giám đốc thẩm nói riêng từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng giám đốc thẩm. 3. Phạm vi nghiên cứu. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm như: đặc điểm, khái niệm, ý nghĩa của giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những quy định của pháp luật thực định thể hiện nội dung của chế định giám đốc thẩm cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định này trong hoạt động giám đốc thẩm ở Việt Nam trên cơ sở đó có đối chiếu với pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới. Nguyên nhân của thực trạng giám đốc thẩm ở Việt Nam những năm qua và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc thẩm trước yêu cầu của cải cách tư pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu. Ngoài phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chung là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật thì công trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng hình sự còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử 6 5. Cơ cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm. Chương 2: Thực trạng giám đốc thẩm ở Việt Nam. Chương 3: Nguyên nhân và các giải pháp nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm. Do hạn chế về khuôn khổ luận văn, thời lượng và tài liệu tham khảo cũng như kiến thức pháp lý của bản thân cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy, cô và các bạn để cho luận văn được hoàn thiện hơn. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỐC THẨM 7 1.1. KHÁI NIỆM GIÁM ĐỐC THẨM Trong quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp của luật tố tụng hình sự qui định nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật thì vụ án đều đã được giải quyết khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội mà có một số trường hợp vẫn còn phát hiện ra các tình tiết mới làm thay đổi tính chất của vụ án hoặc phát hiện ra những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nên việc khắc phục những sai lầm, khiếm khuyết của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án là việc làm cần thiết mang tính tất yếu được qui định trong Luật tố tụng hình sự. Sai lầm của bản án hoặc quyết định của Toà án được thể hiện theo hai hướng: để lọt tội phạm (là bỏ lọt hành vi phạm tội và kẻ phạm tội) và làm oan người vô tội ( xét xử người không có tội, tội nhẹ xử nặng không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm do người có hành vi phạm tội gây ra; hành vi của họ không cấu thành tội phạm hình sự). Điều đó gây thiệt hại đến lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tiến hành xét xử, gây mất niềm tin trong nhân dân, vi phạm các nguyên tắc của BLTTHS (như nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân..v.v.). Những sai lầm được phát hiện từ những bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và nó tồn tại như một quy luật. Bởi lẽ, nhận thức chân lý là một qúa trình phản ánh nhận thức của con người từ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất. Đó là quá trình trải qua hai giai đoạn tất yếu từ 8 nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) đến nhận thức lý tính ( tư duy trừu tượng), từ việc thu thập, kiểm tra chứng cứ đến việc đánh giá tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được nhằm làm rõ tình tiết của vụ án. Mặt khác, nhận thức còn là một quá trình mâu thuẫn: giữa biết ít và biết nhiều, biết chưa đầy đủ và biết đầy đủ và phải đặt các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, luôn vận động biến đổi nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các chủ thể của quá trình nhận thức. Do vậy, có những nhận thức sai lầm là không tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này thì vấn đề đi giải quyết những sai lầm đó là mang tính tất yếu, là yêu cầu khách quan đặt ra đối với Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Theo pháp luật hiện hành quy định nghĩa vụ chứng minh nhằm làm sáng tỏ bản chất của vụ án thuộc về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn người bị kết án có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Qui định như vậy, bởi vì quan hệ pháp luật hình sự là mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước với tư cách là chủ thể của mối quan hệ pháp luật hình sự có quyền quy định hành vi nào là tội phạm đồng thời buộc người có hành vi phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi bằng bản án của Toà án hoặc các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền để truy cứu trách nhiệm của một người buộc Nhà nước phải có những chứng cứ chứng minh hành vi của họ là phạm tội và đi ngược lại với lợi ích của xã hội. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội của họ thì không thể buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự họ. Để việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của một người nào đó đạt hiệu quả Nhà nước lập ra các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ chứng minh tội phạm. Ở Việt Nam các cơ quan đó là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Các cơ quan này có nhiệm vụ phải áp dụng các biện pháp 9 cần thiết để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, đúng người, đúng tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiện hình sự. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghĩa vụ chứng minh, pháp luật quy định cho các cơ quan này được áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ chứng minh tội phạm đồng thời phải đảm bảo tôn trọng các quyền tự do của công dân. Nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu có giai đoạn một trong những cơ quan tiến hành tố tụng mắc sai lầm mà bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện ra sai lầm đó thì nghĩa vụ khắc phục phải là các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị kết án không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội nhưng có quyền đưa ra các chứng cứ và yêu cầu để chứng minh là mình không có tội. Khi bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện có sai lầm thì tuỳ theo từng hình thức và mức độ của sai lần đó mà chia thành các dạng khác nhau thông thường được luật tố tụng hình sự các nước phân chia làm hai loại: Thứ nhất, phát hiện ra các tình tiết mới của vụ án mà trong các giai đoạn tố tụng trước đó không xác đụnh được; Thứ hai, phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong qúa trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà trong quá trình giải quyết vụ án chưa xác định được. Những tình tiết mới này do những người tiến hành tố tụng không phát hiện và xác định được khi giải quyết vụ án và nó ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án thì được được xét lại theo trình tự tái thẩm. Khi tiến hành theo thủ tục 10 này thì bản án hoặc quyết định đó có thể được điều tra lại, truy tố lại hoặc xét xử lại. Đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có những vi phạm pháp luật thì được tiến hành theo trình tự giám đốc thẩm. Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự. Thủ tục này chỉ có thể tiến hành khi có kháng nghị của những cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải tất cả các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án được phát hiện đều là căn cứ để xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm mà chỉ là những vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính khách quan của bản án. Qui định này nhằm đảm bảo sự ổn định của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên nhưng vi phạm không nghiem trọng, không ảnh hưởng nhiều tới tính khách quan của vụ án và đặc biệt là ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự của người bị kết án thì thì không được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc “xét lại” bản án đã có hiệu lực pháp luật của cấp giám đốc thẩm được hiểu đó là hoạt động thẩm tra, xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định đó có phù hợp với các quy định của luật hình sự không và quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng có tuân thủ những qui định của luật tố tụng hình sự không. Khi xác định tính hợp pháp phải xem xét một số vấn đề như: việc định tội có đúng tội danh quy định trong BLHS không? Căn cứ quy định hình phạt có đúng không? áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng có đúng với quy định Luật hình sự không, phần kết luận của bản án hoặc quyết định đó có phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, các chứng cứ, tình tiết được thẩm tra, xác minh tại phiên tòa không 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_01311_6816_2010072.pdf
Tài liệu liên quan