Luận văn Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU. .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 7

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 7

1.1.1. Quan niệm về vấn đề nghèo 7

1.1.1.1. Quan niệm của một số tổ chức quốc tế 7

1.1.1.2. Quan niệm của Việt Nam 8

1.1.1.3. Quan niệm về chuẩn nghèo 9

1.1.2. Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nghèo trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 10

1.1.3. Sự cần thiết phải thực hiện giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa 18

1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 20

1.2.1. Nội dung công tác giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa 20

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa 24

1.2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế. 24

1.2.2.2 Chính sách của Nhà nước 28

1.2.2.3. Hội nhập kinh tế quốc tế. 32

1.2.2.4. Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo. 34

1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BÀI HỌC CHO HÀ NỘI 35

1.3.1 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh 35

1.3.2. Bài học về giảm nghèo cho Thủ đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 39

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 42

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 42

2.1.1. Khái quát chung về Hà Nội và tình hình nghèo của Hà Nội 42

2.1.2. Tình hình nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 43

2.1.3. Nguyên nhân nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội 48

2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan 48

2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan 49

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 53

2.2.1. Chủ trương và chính sách giảm nghèo của Hà Nội 53

2.2.1.1. Quan điểm và chủ trương của các cấp bộ Đảng và Chính quyền 53

2.2.1.2. Những cơ chế, chính sách cụ thể của Hà Nội về giảm nghèo. 55

2.2.2. Tình hình triển khai thực hiện giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội 57

2.2.2.1. Về công tác tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập 58

2.2.2.2. Về công tác tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội : 64

2.2.2.3. Nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ giảm nghèo và truyền thông 70

2.2.3. Hạn chế trong công tác giảm nghèo và nguyên nhân 71

- Những hạn chế. 71

- Nguyên nhân của hạn chế. 73

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2013 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 75

3.1. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ 75

3.1.1. Về kinh tế: 75

3.1.1.1.Thuận lợi 75

3.1.1.2.Khó khăn 76

3.1.2. Về văn hoá – xã hội 78

3.1.2.1.Thuận lợi 78

3.1.2.2.Khó khăn 78

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM GIẢM NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI 79

3.2.1. Phương hướng giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội. 79

3.2.2. Mục tiêu giảm nghèo 80

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2013 80

3.2.2.2. Các chỉ tiêu giảm nghèo chủ yếu 81

3.2.3. Quan điểm giảm nghèo 83

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 86

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về xoá đói, giảm nghèo 87

3.3.2. Phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô kết hợp với xóa đói giảm nghèo 88

3.3.3. Huy động các nguồn lực phục vụ xoá đói, giảm nghèo. 92

3.3.4. Kết hợp xoá đói giảm nghèo với an sinh xã hội 93

3.3.5. Liên kết phát triển vùng Thủ đô gắn với xoá đói, giảm nghèo 95

3.4. KIẾN NGHỊ 97

3.4.1. Đối với Trung ương, Thành phố 97

3.4.2. Đối với các huyện ngoại thành Hà Nội 99

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

 

doc132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm qua cho thấy, không ít những hộ nông dân được nhận khối lượng tiền từ đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình đô thị hóa, đã không cố gắng chuyển đổi nghề nghiệp mà tiêu sài lãng phí và cuối cùng lại rơi vào tình trạng nghèo sau một thời gian. Một số hộ khác do thiếu kiến thức kinh doanh trong kinh tế thị trường nhưng ham làm lớn đã bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Rất nhiều hộ nghèo được nhận hỗ trợ từ phía nhà nước song đã không cố gắng để thoát nghèo, cho nên hỗ trợ hết lại tiếp tục nghèo. Tình trạng người nghèo không cố gắng tự vươn lên thoát nghèo, hoặc không có kiến thức để thoát nghèo làm cho các chính sách giảm nghèo thường khó đạt được hiệu quả như dự định, hiệu quả giảm nghèo không bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tình trạng đó đòi hỏi trong các chính sách giảm nghèo, ngoài các cơ chế hỗ trợ thì cần phải có các cơ chế kích thích tinh thần cho người nghèo tự vươn lên giảm nghèo. 1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BÀI HỌC CHO HÀ NỘI 1.3.1 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đi đầu trong cả nước về thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã cho thấy công tác xoá đói, giảm nghèo của Thành phố nói chung và tại các huyện ngoại thành, nơi đang diễn ra quá trình đô thị hóa nói riêng, đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Tổng kết chương trình Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1 (1992-2003), Thành phố đã đánh giá những thành tựu cơ bản hoàn thành việc xoá đói giảm nghèo (với chuẩn nghèo 3 triệu đồng thu nhập/bình quân người/năm ở nội thành và 2,5 triệu đồng ở ngoại thành) và những tồn tại cũng như những bài học được rút ra để làm sao tiếp tục cuộc vận động mạnh hơn ở giai đoạn 2 (2004-2010) với mục tiêu nhiệm vụ nặng nề hơn theo hướng tiếp cận dần với chuẩn nghèo của khu vực và thế giới (với chuẩn nghèo mới là 6 triệu đồng thu nhập/bình quân người/năm thì có thể vượt hơn một chút chuẩn nghèo thế giới là 1USD/người /ngày). Đây chỉ là giai đoạn mở đầu bởi vì sự nghiệp chống đói nghèo vẫn đang là một thách thức lớn đối với một thành phố đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Trong giai đoạn 1 này, nhờ chăm lo trực tiếp cho trên 115.000 hộ nghèo khó, Thành phố đã thu ngắn được khoảng cách, kéo giảm sự chênh lệch mức sống và phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm dân cư. Quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ cao của Thành phố trong thập niên vừa qua là tiền đề vật chất quan trọng để Thành phố thực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo nhưng nếu không có nhận thức đúng và việc tổ chức thành một phong trào hành động rộng rãi, có tính xã hội cao thì không thể có được những kết quả như ngày hôm nay. Từ chủ trương, chương trình XĐGN, nhiều chính sách xã hội như: xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cho người nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp học bổng cho con em các hộ nghèo...thể hiện tính nhân văn sâu sắc của chế độ XHCN. Những cơ chế, chính sách chủ yếu có tác động giảm nghèo tại các huyện ngoại thành trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh là các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, và đặc biệt là các chính sách về giải quyết việc làm như tăng cường đào tạo nghề cho những nông dân bị thu hồi đất có thể nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tổ chức các hội chợ việc làm... Ở đây một lần nữa, vai trò tất yếu của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo và quản lý xã hội ghi một dấu ấn quan trọng trong việc tổ chức, định hướng mọi nguồn lực vào việc giải quyết một vấn đề xã hội cực kỳ bức xúc của đất nước nói chung và của Thành phố nói riêng. Mặt khác nhờ vào việc xóa đói giảm nghèo mà một bộ phận quan trọng của dân cư Thành phố thoát nghèo, góp phần tạo nên một thị trường quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội được thể hiện ở chương trình Xóa đói giảm nghèo này. Thành tích giảm nghèo ở Thành phố đã góp phần làm cho phát triển kinh tế xã hội thêm bền vững và sự phân hoá giàu nghèo không quá cách biệt trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến theo cơ chế thị trường ở một thành phố lớn. Có thể nói chương trình XĐGN vừa là một chính sách xã hội vừa là một chính sách kinh tế (gián tiếp) trong tiến trình phát triển của Thành phố. Chuẩn nghèo của Thành phố cũng diễn biến qua thời gian. Nếu lúc khởi đầu, vào tháng 2/1992, ở ngoại thành, thu nhập dưới mức 500.000 đồng là hộ nghèo, tháng 10/1992 dưới 700.000 đồng ở ngoại thành và một triệu đồng ở nội thành, thì đến năm 1995 mức này ở nội thành là 1,5 triệu đồng, ngoại thành là 1 triệu đồng, và đến năm 1997, sau hội nghị tổng kết 5 năm (1992-1997), thì Thành phố đề ra chuẩn nghèo từ 2,5 - 3 triệu đồng. Cũng cần nói thêm là chuẩn nghèo của Thành phố có khác với chuẩn nghèo của cả nước ở giai đoạn 2001-2005 là 1,8 triệu đồng ở thành thị, 1,2 triệu đồng ở nông thôn đồng bằng và 960.000 đồng ở nông thôn, miền núi, hải đảo. Sự khác biệt này phản ánh tính đa dạng trong việc xác định chuẩn nghèo cho các địa bàn cụ thể. Năm 2007, công tác xóa đói giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành tựu nổi bật, tạo bước đột phá về tiến độ giảm hộ nghèo trên 3%/năm, với 11 quận, huyện và 163 phường, xã đã hoàn thành và hoàn thành cơ bản mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2, trước thời hạn 3 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VIII đề ra. Đây là nền tảng vững chắc để Thành phố tiếp tục phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2 trong năm 2008, về đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Kết quả cụ thể đó là, tổng nguồn vốn vận động, huy động thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2007 đạt 1.218,66 tỉ đồng, tăng 128,213 tỉ đồng so cùng kỳ năm trước. Cả Thành phố có thêm 27.217 hộ nghèo vượt chuẩn nghèo giai đoạn 2 (thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/năm). Trong đó, có 747 hộ vượt qua mức thu nhập 10 triệu đồng/người/năm, 1.246/1.398 hộ nghèo được hỗ trợ nâng thu nhập từ dưới 4 triệu lên trên 4 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân của 20 phường, xã nghèo trọng điểm của Thành phố chỉ còn lại 8,05% (so với cuối năm 2001 là 25,06%; bình quân mỗi năm giảm gần 3%). Trong đó, xã Long Thới (Nhà Bè) đã hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo (tỉ lệ hộ nghèo là 0,32%). Có 4 quận (các quận 3, 5, 6 và Phú Nhuận), 122 phường thuộc 15 quận nội thành và quận đô thị hóa hoàn thành mục tiêu "không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2 của Thành phố" trước thời hạn 3 năm so với kế hoạch đề ra. Có 7 quận, 28 phường và 13 xã hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2 của Thành phố trước thời hạn 3 năm. Như vậy, tính đến cuối năm 2007, số hộ nghèo Thành phố chỉ còn 17.033 hộ, bằng 1,37% tổng hộ dân thành phố, trong đó chỉ còn 243 hộ (tại 8 quận, huyện) có thu nhập dưới 4 triệu đồng/người/năm. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo Thành phố, kết quả đã đạt được trong công tác này là do: - Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, có lộ trình giảm nghèo thích hợp; ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo ở các địa phương. Sự tác động, hỗ trợ của các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công tác khuyến nông, cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; các hoạt động tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ…đã tạo ra nhiều cơ hội làm ăn, sản xuất, kinh doanh cho người nghèo - hộ nghèo nâng cao thu nhập. - Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi xã hội như: bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ về nhà ở, điện, nước sinh hoạt, cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng. Các hoạt động của quỹ vì người nghèo và các chương trình xã hội - từ thiện ngày càng góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hộ nghèo ổn định cuộc sống và vượt chuẩn nghèo. - Chương trình giảm nghèo gắn kết chặt chẽ với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; chương trình mục tiêu 3 giảm; chương trình phổ cập giáo dục; chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở… đã và đang phát huy tác dụng mạnh mẽ đến ý thức cộng đồng, trách nhiệm của người dân, nhất là ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người nghèo. - Đại bộ phận hộ nghèo đã vượt qua được chuẩn nghèo giai đoạn 2 của Thành phố là những hộ có nhận thức đúng, có quá trình phấn đấu kiên trì, bền bỉ trong nhiều năm, biết tính toán, chủ động tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ, chăm lo của chương trình giảm nghèo. 1.3.2. Bài học về giảm nghèo cho Thủ đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Thứ nhất, §ổi mới cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa, khắc phục lối tư duy cứng nhắc, kìm hãm tính sáng tạo của các tổ chức kinh tế và người dân; khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng trên cơ sở giải phóng mạnh sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực hiện có tạo ra tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. T¹o ra những cơ hội thuận lợi cho các tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong đó có người nghèo, cộng đồng nghèo được tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế chung và cùng hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, xác định đúng đối tượng nghèo đói và nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo của từng nhóm dân cư trong quá trình đô thị hóa để triển khai chính sách hỗ trợ giúp đỡ phù hợp. Chẳng hạn, đối với nhóm hộ nghèo do không biết cách làm ăn thì phải tập trung hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn chi tiêu; nghèo do thiếu các tư liệu sản xuất thì triển khai các chính sách hỗ trợ vốn để mua sắm tư liệu sản xuất; còn nhóm hộ đói nghèo do các nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh, ốm đau... thì phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt hơn,... Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy cùng với hỗ trợ về vật chất, cần triển khai các biện pháp động viên, khích lệ người nghèo tự lực vươn lên, sử dụng vai trò của tập thể và cộng đồng để giúp họ thì kết quả xóa đói, giảm nghèo sẽ cao hơn, bền vững hơn. Thứ ba, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành vào công tác xóa đói, giảm nghèo đói ở từng địa phương trong quá trình đô thị hóa. Thực tế cho thấy vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo phải được xem là mối quan tâm không phải của riêng người nghèo, mà là của toàn xã hội. Cần phải huy động sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội và người dân, trong đó có cả chính bản thân người nghèo. Việc nhận thức được đúng nhiệm vụ giảm đói nghèo là của toàn xã hội và giải quyết nó bằng sự tham gia rộng rãi, đa dạng của toàn xã hội quan tâm có thể coi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của công tác giảm nghèo đói những năm vừa qua. Thứ tư, triển khai vµ thùc hiÖn ®ång bé nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo: chương trình hỗ trợ tạo việc làm; Chương trình hỗ trợ người nghèo sản xuất; Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc; Chương trình xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm; Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản cho các xã nghèo... và nhiều chương trình khác. Tại nhiều địa phương các chương trình, dự án đã được lồng ghép nhằm nâng cao đời sống của người nghèo, giảm mức độ chênh lệnh về chất lượng cuộc sống giữa các nhóm, vùng, khu vực như chương trình nước sạch nông thôn, môi trường... Thứ năm, tranh thủ được các nguồn lực nước ngoài cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian qua nói chung và tại từng địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nói riêng đã có được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế. Nhờ đó sự giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân người nước ngoài có tâm giúp đỡ người nghèo và cộng đồng nghèo ở các vùng của Việt Nam những năm qua đã đem lại hiệu quả một cách thiết thực nhất. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 2.1.1. Khái quát chung về Hà Nội và tình hình nghèo của Hà Nội Thành phố Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, từ ngày 01 tháng 08 năm 2008 Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người. Thành phố Hà Nội phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ; Ngày nay Thành phố Hà Nội có 10 quận là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, 1 thị xã – Sơn Tây và 18 huyện: Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh. Trong những năm qua, Hà Nội đặc biệt quan tâm tới công tác giảm nghèo vầ đã đạt được những thành tích lớn trong giảm nghèo. Đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo tính chung trên địa bàn Hà Nội mới là dưới 5%, thấp hơn nhiều so với mức 14,87% trung bình của cả nước. Theo kết quả điều tra theo chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 07 tháng 04 năm 2009, tại thời điểm tháng 01/2009, toàn Thành phố có: - 117.825 hộ nghèo, với 406.232 nhân khẩu, chiếm 8,43% tổng số hộ toàn thành phố. Trong tổng số hộ nghèo có: + 69.980 hộ thuộc nhóm I (chiếm 59,4%) có thu nhập bình quân /người/tháng thấp nhất trong tổng số hộ nghèo. + 1.500 hộ thuộc diện chính sách người có công, 64.000 hộ có đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 67/CP và 45.000 nhân khẩu dân tộc thiểu số. + 3.500 hộ có nhà ở dột nát, hư hỏng, gia đình không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa. - Có 12/29 quận, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10% trở lên, trong đó một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như huyện Mỹ Đức 22,65%, Ba Vì 19,64%, Sóc Sơn 17,7%, Ứng Hoà 16,6%, Chương Mỹ 16,3 %. - Có 43/577 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên, tập trung ở 9 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thanh Oai. - Có 108 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 25% - Có xã An Phú (huyện Mỹ Đức), và 5 thôn (thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai là đơn vị khó khăn thuộc chương trình 135). - Trong tổng số 117.825 hộ nghèo có 45.035 hộ nghèo do gia đình có người già yếu, tàn tật, ốm đau. Thực tế việc giảm nghèo đối với số hộ này rất khó khăn. - Toàn Thành phố có 39.543 hộ với 147.219 nhân khẩu cận nghèo, chiếm 2,83% so với tổng số hộ dân cư. 2.1.2. Tình hình nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Hà Nội trước ngày 01/8/2008 có 5 huyện ngoại thành là Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, gồm 98 xã, thị trấn. Kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2008 Hà Nội có tổng số 18 huyện ngoại thành. Tình hình chung về diện tích và dân số phân theo thành thị và nông thôn của các huyện ngoại thành như sau: Biểu 2.1. Diện tích và dân số các huyện ngoại thành Hà Nội Diện tích tự nhiên Dân số Dân số thành thị Dân số nông thôn Tỷ lệ dân số thành thị Tỷ lệ dân số nông thôn Km Người Người Người % % 1 Huyện Ba Vì 428.00 260,973 13,070 247,903 5.01 94.99 2 Huyện Chương Mỹ 232.90 279,240 34,268 244,972 12.27 87.73 3 Huyện Đan Phượng 77.20 137,477 8,382 129,095 6.10 93.90 4 Huyện Đông Anh 182.30 316,100 26,200 289,900 8.29 91.71 5 Huyện Gia Lâm 114.79 224,200 31,800 192,400 14.18 85.82 6 Huyện Hoài Đức 88.30 171,172 4,343 166,829 2.54 97.46 7 Huyện Mê Linh 141.65 184,447 0 184,447 0.00 100.00 8 Huyện Mỹ Đức 230.00 174,887 6,883 168,004 3.94 96.06 9 Huyện Phú Xuyên 171.10 187,731 15,024 172,707 8.00 92.00 10 Huyện Phúc Thọ 117.10 158,534 6,916 151,618 4.36 95.64 11 Huyện Quốc Oai 147.00 156,273 11,815 144,458 7.56 92.44 12 Huyện Sóc Sơn 306.51 277,600 4,200 273,400 1.51 98.49 13 Huyện Thạch Thất 202.44 170,578 5,511 165,067 3.23 96.77 14 Huyện Thanh Oai 132.30 169,378 6,512 162,866 3.84 96.16 15 Huyện Thanh Trì 63.27 194,400 15,000 179,400 7.72 92.28 16 Huyện Thường Tín 127.30 206,232 6,310 199,922 3.06 96.94 17 Huyện Từ Liêm 75.32 296,000 18,600 277,400 6.28 93.72 18 Huyện Ứng Hoà 183.70 195,952 13,663 182,289 6.97 93.03 Tổng số của các huyện ngoại thành 3,021.18 3,761,174 228,497 3,532,677 6.08 93.92 Toàn Thành phố 3,344.70 6,232,940 2,536,935 3,696,005 40.70 59.30 % huyện NT 90.33 60.34 9.01 95.58 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây 2006, Niên giám thống kê Hà Nội 2007, Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2007, Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”. Theo các số liệu trên, các huyện ngoại thành có tổng diện tích tự nhiên là 3.021,18 km (chiếm 90,33% diện tích tự nhiên toàn thành phố), có dân số là 3.761.174 người (chiếm 60,34% dân số của Hà Nội), trong đó dân số thành thị là 228.497 (chiếm 6,08% dân số các huyện ngoại thành) và dân số nông thôn là 3.532.677 người (chiếm 93,92% dân số các huyện ngoại thành). Như vậy, dân cư các huyện ngoại thành chủ yếu là dân cư nông thôn. Tác động của đô thị hóa tới vấn đề sử dụng đất các huyện ngoại thành Hà Nội được thể hiện như sau: Biểu 2.2. Kết quả giải phóng mặt bằng cho các dự án đang triển khai trên địa bàn Thành phố Hà Nội tính đến 31 tháng 12 năm 2008 (ha) Diện tích phải thu hồi Diện tích đã bàn giao TS Đất NN và khác TS Đất NN và khác Toàn Thành phố 13,445.08 13,097.03 1,531.14 1,512.09 Các huyện ngoại thành 11,543.04 11,424.41 1,160.01 1,143.47 % của huyện ngoại thành 85.85 87.23 75.76 75.62 1 Huyện Ba Vì 686.28 685.68 179.17 179.17 2 Huyện Chương Mỹ 987.04 985.54 19.25 19.25 3 Huyện Đan Phượng 139.13 137.36 74.60 73.72 4 Huyện Đông Anh 319.15 311.76 159.71 157.68 5 Huyện Gia Lâm 192.17 176.40 18.25 17.60 6 Huyện Hoài Đức 329.81 328.52 0.00 0.00 7 Huyện Mê Linh 1,645.36 1,645.36 0.00 0.00 8 Huyện Mỹ Đức 169.72 166.63 0.00 0.00 9 Huyện Phú Xuyên 109.43 105.54 24.42 22.67 10 Huyện Phúc Thọ 219.76 210.77 31.23 31.23 11 Huyện Quốc Oai 2,108.72 2,103.23 468.27 462.78 12 Huyện Sóc Sơn 402.81 397.62 52.80 49.70 13 Huyện Thạch Thất 2,643.05 2,619.67 0.00 0.00 14 Huyện Thanh Oai 590.74 590.65 5.51 5.51 15 Huyện Thanh Trì 190.79 170.97 12.24 10.53 16 Huyện Thường Tín 111.39 110.78 50.93 50.93 17 Huyện Từ Liêm 632.07 612.74 60.66 59.73 18 Huyện Ứng Hoà 65.62 65.19 2.97 2.97 Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội năm 2008. Ngoài việc chuyển 20 xã thuộc 5 huyện (Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia lâm, Thanh trì) thành phường của các quận ven đô trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006, ngày nay quá trình đô thị hóa tại các huyện ngoại thành cũng đang diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành các dự án khu dân cư, các trường đại học và các khu công nghiệp. Quá trình đó đã và đang không ngừng làm giảm quy đất nông nghiệp của các huyện ngoại thành. Theo các số liệu trên, chỉ tính riêng tới ngày 31 tháng 12 năm 2008, diện tích đất cần phải thu hồi phục vụ cho các dự án tại các huyện ngoại thành Hà Nội là 11,543.04ha (chiếm 85,85% tổng diện tích đất phải thu hồi trên địa bàn Thành phố), trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp - 11,424.41 ha (chiếm 98,97% diện tích đất phải thu hồi tại các huyện ngoại thành Hà Nội). Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác, chắc chắn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống và lao động của những người dân bị thu hồi đất. Những nông dân không còn đất sản xuất phải chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, nếp sống đô thị đã và đang hình thành. Được sự quan tâm của Trung ương và Thành phố với chủ trương phát triển kinh tế ngoại thành, trong những năm qua tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngoại thành đã được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tại các vùng ngoại thành. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, từ đó đã cho phép phát huy nhiều tiềm năng của các vùng ngoại thành. Nhiều hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất, được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đã cố gắng vươn lên làm giàu. Ngược lại, những hộ không thích ứng được với điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, sau khi tiêu hết tiền đền bù đã trở thành nông dân nhưng không có đất để sản xuất, do đó trở thành nghèo khó. Vì vậy, đô thị hóa có thể tác động tiêu cực tới một bộ phân dân cư, song nhìn chung sẽ mở rộng môi trường hoạt động và sinh sống cho đại bộ phận dân cư, buộc họ và thúc đẩy họ phải vươn lên để thay đổi cuộc sống của mình. Tình hình nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến đầu năm 2009 được thể hiện qua các số liệu dưới đây: Biểu 2.3 Tình hình nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội Diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo ha Hộ % Toàn Thành phố 13,097.03 117,825 8.43 Các huyện ngoại thành 11,424.41 107,253 12.19 % của huyện ngoại thành 87.23 91.03 1 Huyện Ba Vì 685.68 11,024 19.64 2 Huyện Chương Mỹ 985.54 10,602 16.33 3 Huyện Đan Phượng 137.36 4,238 13.16 4 Huyện Đông Anh 311.76 4,610 5.95 5 Huyện Gia Lâm 176.40 2,489 5.00 6 Huyện Hoài Đức 328.52 2,461 5.89 7 Huyện Mê Linh 1,645.36 4,636 11.27 8 Huyện Mỹ Đức 166.63 9,180 22.65 9 Huyện Phú Xuyên 105.54 7,089 13.88 10 Huyện Phúc Thọ 210.77 5,395 14.79 11 Huyện Quốc Oai 2,103.23 6,087 15.69 12 Huyện Sóc Sơn 397.62 10,814 17.69 13 Huyện Thạch Thất 2,619.67 5,487 13.39 14 Huyện Thanh Oai 590.65 5,853 13.52 15 Huyện Thanh Trì 170.97 2,366 5.74 16 Huyện Thường Tín 110.78 4,368 8.44 17 Huyện Từ Liêm 612.74 2,534 4.04 18 Huyện Ứng Hoà 65.19 8,020 16.63 Nguồn: Báo cáo của Báo cáo của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội năm 2008 và Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo Thành phố Hà Nội. Những số liệu trên cho thấy sự phát triển không đồng đều giữa khu vực các quận, thị xã và các huyện ngoại thành của Hà Nội. Tỷ lệ nghèo của các huyện ngoại thành vào đầu năm 2009 ở mức 12,19%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ nghèo chung của toàn Thành phố. Đồng thời, tỷ lệ nghèo cũng rất không đồng đều giữa các huyên ngoại thành với nhau. Phần lớn những huyện có tỷ lệ nghèo thấp dưới tỷ lệ nghèo chung của toàn Thành phố như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm đang là những huyện có vị trí nằm sát các quận ven đô. Các huyện có tỷ lệ nghèo cao như Mỹ Đức, Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ Ứng Hòa đều nằm khá xa trung tâm Thủ đô. Tác động tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp tới tỷ lệ nghèo của các huyện ngoại thành chưa thể hiện rõ. Do đó, đô thị hóa có thể là một trong những nhân tố có tác động tới tình hình nghèo, song chưa phải là nguyên nhân chủ yếu. 2.1.3. Nguyên nhân nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội 2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan Trước những năm 2000, các vùng ngoại thành Hà Nội có điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng yếu kém. Trình độ dân trí chưa cao, nguồn vốn tự có trong dân để phát triển sản xuất còn ít, nông dân còn chưa thích ứng với phát triển sản xuất hàng hoá gắn với cơ chế thị trường, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ chậm. Do có điểm xuất phát thấp nên khi bước vào nền kinh tế thị trường nhân dân gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống chưa tương xứng với vị trí của Thủ đô; giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nước sinh hoạt, hệ thống chợ tiêu thụ nông sản… còn thiếu và yếu, một số công trình được xây dựng từ những năm bao cấp nay đã xuống cấp, chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các vùng ngoại thành. Ruộng đất manh mún là kết quả của việc phân chia đất đai một cách thái quá trong những năm trước đây, nay là vật cản trong quá trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng tập trung và hiện đại hoá nông nghiệp. Bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp, ngành nghề phụ phát triển chưa đồng bộ, lao động dư thừa nhiều nên thu nhập của nông hộ hầu hết là rất thấp. 2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan Trình độ dân trí chưa cao nên việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với cơ chế thị trường diễn ra chậm và không bền vững Theo kết quả điều tra của Sở Lao động Thương binh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiảm nghèo tại các huyện ngoại thành hà nội trong quá trình đô thị hóa.doc
Tài liệu liên quan