Luận văn Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 7

1.1. Thế giới quan và thế giới quan duy vật biện chứng 7

1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 16

1.3. Những nhân tố tác động đến thế giới quan và việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 29

Chương 2: GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 45

2.1. Thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 45

2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 60

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 69

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 93

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng của chúng. Mỗi điều may rủi xẩy ra với từng người, từng nhà, từng buôn làng đều có mối liên hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Tất tả những mối quan hệ ấy đều trên thế bình đẳng, là quan hệ anh em, người Tây Nguyên đi tìm thần như là đi tìm người đồng minh, tìm “bạn tình” như Đam San đi tìm nữ thần Mặt trời... Trên thực tế chúng ta có thể khẳng định rằng, con người Tây Nguyên tự tin vào mối quan hệ bền vững, tốt đẹp của mình với môi trường. Phải chăng cái vẻ hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho con người Tây Nguyên còn giữ được những phẩm chất “bản thiện” của người và “chưa bị tha hoá” bởi xã hội có giai cấp. Và chính cuộc sống mà trong đó hội tụ cả mọi miền thời gian, mọi nẻo không gian, cả hiện thực và huyền thoại, đã là mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng bay bổng và cho sức sáng tạo nghệ thuật. Kiến trúc nhà mồ cũng là một nét văn hoá đặc trưng của Tây Nguyên. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà là sự tiếp tục của cuộc sống ở dạng khác để rồi sẽ trở lại làm người, cho nên nhà mồ cùng với lễ hội bỏ mả hợp thành biểu tượng, hợp thành bài ca đề cao cuộc sống, sự bất diệt của con người, chứ nó không phải là đền, miếu mạo để thờ người chết như ta thấy ở các vùng khác. Qua nhà mồ, hình ảnh sống động tốt đẹp của thế giới bên này được trao cho người chết để họ sống thanh thản ở thế giới bên kia. Sự tái sinh cuộc sống in đậm nét trong kiến trúc nhà mồ - một dạng kiến trúc mang đầy tính nhân văn. Giá trị văn hoá phi vật thể thành văn và không thành văn ở Tây Nguyên trong lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu ở đây là các giá trị văn hoá dân gian khuyết danh và truyền miệng, đó là Folklore Tây Nguyên. Folklore là một thực thể sống và là một yếu tố cấu thành của tổng thể nền văn hoá dân tộc đậm đà, nó là cuốn sử thi của dân tộc Tây Nguyên. Mặc dù bản sắc của từng dân tộc biểu hiện những sắc thái riêng của mình, nhưng có thể nói đến ở Tây Nguyên từ sử thi ÊĐê đến các trường ca BaNa, GiaiRai, M’Nông,…đều nói về các anh hùng thuở khai sáng và khát vọng của con người Tây Nguyên hướng về cội nguồn tổ tiên, về cội nguồn dân tộc. Tất cả những yếu tố ấy có ảnh hưởng đến việc hình thành thế giới quan, góp phần trong việc tạo dựng phẩm chất khoan dung, lối ứng xử hài hoà, ý thức cộng đồng của con người Tây Nguyên. Về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ: Do có nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề giáo dục - đào tạo nên sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, đưa cuộc cách mạng này đi trước một bước để tạo ra tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích chủ yếu của cuộc cách mạng này là phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ dân trí, xây dựng tiềm lực trí thức ở Tây Nguyên. Qua hơn 30 năm xây dựng tiềm lực trí thức cho Tây Nguyên đã thu được thành tựu khá to lớn. Nếu như trước ngày Miền Nam chưa giải phóng, trình độ dân trí các dân tộc Tây Nguyên còn rất thấp, tiềm lực khoa học hầu như chưa có gì, dân cư phần lớn chưa biết đọc, chưa biết viết thì hiện nay thì nay đa số trẻ em đã được đến trường, có 99,24% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ, gần 32% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Số trường, lớp đến năm học 2005 - 2006 tăng 39% so với năm học 2001 - 2002, cơ bản xoá được tình trạng học ca ba. Đặc biệt Đại học Tây Nguyên (hơn 30 năm qua đã đào tạo khoảng 1.600 sinh viên dân tộc thiểu số, hiện nay tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 20% trong tổng số sinh viên hệ chính quy), Đại học Đà Lạt (tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 7% trong tổng số sinh viên hệ chính quy) trở thành trung tâm đào tạo lớn của toàn vùng. Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hình ảnh rất sinh động là nếu như trước đây nhà trường và giáo viên đi tìm học sinh thì nay học sinh đã tìm đến trường, tìm đến giáo viên để học tập. (Nguồn số liệu của Ban chỉ đạo Tây Nguyên cung cấp). Những thành tựu trong giáo dục - đào tạo tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện trực tiếp cho việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Tây Nguyên nói chung và sinh viên nói riêng. Cùng với những thành tựu trong giáo dục - đào tạo, những thành tựu trong phát triển kinh tế đã ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục và tiếp thu thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay. Trong đời sống xã hội, những nhân tố duy vật từng bước được khẳng định, và đang dần dần đẩy lùi những quan niệm thần bí, mê tín, những hủ tục, tập quán lạc hậu; Lối tư duy mang tính trực quan, cảm tính, tư duy kinh nghiệm từng bước bị phá vỡ thay vào đó là trình độ tư duy lý luận ngày càng được nâng cao. Đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng. 1.3.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý và truyền thống Các dân tộc Tây Nguyên quan niệm truyền thống là những di tồn xã hội, sức mạnh của tập quán được hình thành từ “khai thiên lập địa” và được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến hôm nay. Tâm lý của người Tây Nguyên không tách rời truyền thống của họ, nó in đậm trong các phong tục tập quán, trong lễ hội, trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và các yếu tố tâm lý ấy cũng ảnh hưởng đến thế giới quan và việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Sống trên một vùng cao nguyên rộng lớn, các dân tộc Tây nguyên từ ngàn xưa đã biết phát rừng, đốt rẫy, trồng lúa, trồng ngô…, biết đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Với núi cao rừng thẳm, đất rộng người thưa, trình độ làm chủ của con người còn hạn chế đã hình thành tập quán du canh, du cư, tập quán đó cứ tồn tại và truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên tâm lý “ỷ lại” núi rừng, “nay đây mai đó”. Xã hội Tây Nguyên cổ truyền tổ chức theo chế độ mẫu hệ và đã in đậm vào truyền thống, tâm lý, phong tục tập quán của người Tây Nguyên. Trong hội mùa, đồng bào thường gọi thần núi, thần sông, thần nương rẫy, thần lúa, thần ngô…đều là bà Pap Pôm. Phong tục của người GiaRai, BaNa, ÊĐê… con cái tính theo dòng mẹ, lấy họ mẹ. Trong hôn nhân, con gái đóng vai trò chủ động. Nếu như ở người Kinh trước đây con gái phải thực hiện “tam tòng” thì ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì ngược lại, con gái bắt chồng, cưới chồng, cưới xong thì con trai xuất giá, rời bỏ cha mẹ, anh em; và nếu vợ chết thì lấy em gái vợ làm vợ. Trong cuộc sống, vai trò của người phụ nữ trở thành chính yếu, từ việc nắm giữ kinh tế, đến nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống đều đặt lên vai người phụ nữ. Người đàn ông chủ yếu lo nương rẫy và làm nhiệm vụ “tái sản xuất dân cư”. Sự phân công xã hội từ bản sắc văn hoá cộng đồng ít nhiều ảnh hưởng đến nhân cách của con người trong hiện tại cả hai chiều thuận nghịch - tâm lý thụ động, tự ti và bao dung hoà đồng. Xã hội Tây Nguyên trước đây chưa biết đến giai cấp, nhà nước quốc gia, chưa biết đến đồng tiền, buôn bán. Họ sống quây quần trong làng mà đồng bào thường gọi là Buôn, Plei, Boon… tuỳ theo tiếng nói của từng dân tộc. Có thể nói làng đơn vị xã hội cao nhất của người Tây Nguyên cổ truyền. Làng, rừng, nương rẫy là nền tảng chung của đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên. Tình đoàn kết cộng đồng làng thể hiện rất sâu đậm và được cố kết trên công bằng nguyên sơ. Họ quan niệm “sống sao thác vậy”, sống cùng ăn chung, uống chung thì chết cũng chôn chung. Con trâu khi còn sống là của riêng một nhà, nhưng khi giết thịt tạ ơn trời thì nó lại là cái chung của cả làng. Trong làng không có người cai trị, toàn thể cộng đồng tự vận hành theo tục lệ của làng - lệ tục bao gồm toàn bộ những quy ước được cộng đồng chấp nhận mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự bình yên cho cộng đồng, ai làm trái sẽ bị xử phạt để tạ lỗi thần linh, tạ lỗi người bị hại và tạ lỗi cộng đồng. Người Tây Nguyên ghét nhất là tội làm trái lệ tục. Sự xử phạt của người Tây Nguyên thường dựa trên tinh thần tự nguyện, nếu có một người nào đó chưa tự nguyện thì cũng dựa vào dư luận của cộng đồng để thuyết phục. Để thực hiện các quy ước theo lệ tục của làng, tuy không có người cai trị, nhưng những người nào hiểu biết lệ tục hơn, nắm chắc tình hình của làng, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và đời sống thì được cộng đồng tôn lên làm vai trò “trọng tài” mà người Tây Nguyên thường gọi là “già làng”. Già làng không có quyền lực, đặc quyền, đặc lợi mà duy nhất chỉ có uy tín tinh thần gần như tuyệt đối. Yếu tố truyền thống này tạo nên ý thức cộng đồng bao giờ cũng là tính trội so với ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Nói đến truyền thống các dân tộc Tây Nguyên còn phải đề cập đến lòng yêu nước nồng nàn, ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những cái tên như Bản Đôn, ngục Kon Tum, đường mòn Hồ Chí Minh; những trận thắng vang dội như Buôn Ma Thuột, Đắc Tô, Tân Cảnh… đã đi vào lịch sử, nói lên ý thức độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở đồng bào Tây Nguyên đã hình thành. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc tạo dựng phẩm chất chính trị cho sinh viên đang học tập và sinh sống trên vùng đất này. Chương 2 GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 2.1.1. Khái quát về thái độ chính trị, lối sống của sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay Hiện nay ở Tây Nguyên có trên 10 Đại học, Cao đẳng với hơn 20.000 sinh viên hệ chính quy đang học tập, nghiên cứu. Qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ở ĐăkLăk thu được kết quả như sau: - Về nhận thức, thái độ của sinh viên về nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên trước tiên thể hiện ở sự nhận thức, thái độ về nhiệm vụ chính trị của họ là học tập, rèn luyện để ngày mai lập nghiệp. Sinh viên có nhận thức, thái độ chính trị tích cực là phải phát huy cao độ được truyền thống hiếu học của dân tộc, luôn chủ động tích cực, khắc phục khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên trong học tập và rèn luyện để trở thành những trí thức trẻ có tư duy độc lập, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lao động khoa học, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học có giá trị phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Qua khảo sát cho thấy, bên cạnh số đông sinh viên tích cực học tập và rèn luyện, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, có hoài bão, phấn đấu học tập vì ngày mai lập nghiệp thì còn một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chưa xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình, lười học, ngại phấn đấu. Khi được hỏi bạn quan tâm đến vấn đề gì nhiều nhất, kết quả: quan tâm đến vấn đề việc làm sau khi ra trường chiếm 44,8%; giải trí chiếm 27,7%; học tập chính khoá chiếm 25,1%; nghề nghiệp tương lai chiếm 22,3%. Khi được hỏi, bạn đánh giá như thế nào về thái độ của sinh viên trường bạn trong việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin, kết quả: bình thường chiếm 46,2%; nghiêm túc chiếm 36%; không nghiêm túc chiếm 17%; rất nghiêm túc chiếm 0,8%. Điều này cho thấy sinh viên Tây Nguyên hiện nay, nhiều sinh viên đã có ý thức vươn lên với mục tiêu lĩnh hội sự giáo dục toàn diện, họ đã bắt đầu lo lắng đến kết quả học tập không chỉ các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo mà còn cả các môn khoa học Mác - Lênin. Họ có ý thức lập thân lập nghiệp, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức. Nhiều sinh viên đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu sâu những nội dung của các môn khoa học Mác - Lênin, tìm hiểu về đường lối chủ trương của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một lực lượng khá lớn chưa thấy được sự cần thiết phải học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Họ cho đó là những môn học bắt buộc, mang tính chính trị khô cứng mà chưa thấy được vai trò chi phối của lý luận Mác - Lênin đối với tư duy khoa học, chưa thấy được sự yếu kém của nhận thức lý luận sẽ hạn chế khả năng phát triển tài năng. Vì vậy, sinh viên chỉ quan tâm học các môn khoa học này vào kỳ thi và có quan niệm rằng kết quả thi chỉ cần 5 điểm là đủ. Xuất phát từ tinh thần thái độ học tập như vậy nên nhiều sinh viên không chuẩn bị bài trước khi lên lớp, ở lớp thì không tham gia phát biểu xây dựng bài, thậm chí không tập trung khi giảng viên thuyết trình. Thái độ học tập không tích cực này đã gây nên tác động đếm tâm lý của giảng viên, gây ức chế, làm giảm sự nhiệt huyết và khả năng sáng tạo của giảng viên. Từ đó cho thấy rằng một bộ phận không nhỏ sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay chưa hoàn toàn yên tâm với việc học tập, rèn luyện mà nỗi lo thường trực của họ là vấn đề ra trường làm gì, làm ở đâu. - Về niềm tin của sinh viên vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua đã tác động tích cực đến nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên, kết quả khảo sát cho thấy: rất tin tưởng chiếm 52%; khó trả lời chiếm 30%; không tin tưởng chiếm 18%. Bên cạnh đó thì đa số sinh viên còn băn khoăn lo lắng vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, như: vấn đề tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, nạn tham nhũng chưa được giải quyết, sự thiếu gương mẫu của người đảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của sinh viên. Thực tế này rất đáng chú ý, khiến chúng ta phải suy nghĩ, bởi đây là những lo lắng hoàn toàn chính đáng của sinh viên. Nếu chúng ta không tập trung giải quyết triệt để những băn khoăn này của sinh viên thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng sẽ khó có hiệu quả. - Về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, qua phỏng vấn nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên cho thấy, đa số ý kiến trao đổi mong muốn các trường cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy chất lượng hơn, gắn với yêu cầu của thị trường lao động. Điều kiện phương tiện, tài liệu học học tập còn ít và cũ. Nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên thường liên quan đến những vấn đề sinh viên quan tâm nhất hàng ngày. Bên cạnh nguyện vọng việc làm sau khi ra trường, sinh viên viên còn mong đợi cuộc sống được cải thiện hơn. Thực trạng điều kiện sống tạm bợ của sinh viên thuê nhà trọ, cuộc sống thiếu thốn, điều kiện học tập của sinh viên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tới hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng. - Về lối sống của sinh viên biên hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Qua tìm hiểu trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên cho thấy: các biểu hiện tích cực trong sinh hoạt hàng ngày được sinh viên đánh giá ở mức phổ biến nhất là hiện nay sinh viên có ý chí phấn đấu trong cuộc sống, sống có định hướng, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, trung thực lành mạnh. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận sinh viên sống ngại gian khổ, thiếu định hướng, thiếu lý tưởng, thực dụng, buông thả, chờ may rủi của số phận, có biểu hiện mê tín dị đoan. 2.1.2. Thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 2.1.2.1. Giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin với việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu thông qua giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin. Tất nhiên các môn khoa học khác cũng góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nhưng trong giới hạn của luận văn chỉ tập trung vào thực trạng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên thông qua việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin. - Về nội dung chương trình: Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phục vụ sự nghiệp này. Vì vậy, từ năm 1991 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành bộ chương trình và đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lênin dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng. Thực hiện Quyết số 255-CT ngày 17-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập và có nhiệm vụ tổ chức biên soạn bộ giáo trình chuẩn quốc gia. Trên cơ sở bộ giáo trình chuẩn của Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, đi kèm với mỗi cuốn giáo trình là một đề cương chi tiết, có sự phân bổ thời gian cho từng chương cụ thể. Trong đó Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin phải thực hiện giảng dạy lý thuyết 2/3 số tiết và dành 1/3 cho thời gian thảo luận và tự học cho sinh viên trong tổng số tiết quy định của từng môn học và coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Cho đến năm học 2008 - 2009, các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên thực hiện giảng dạy theo giáo trình và những quy định trên của Bộ Giáo dục. Trong quá trình giảng dạy theo bộ giáo trình này cũng có nhiều ý kiến của giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên cũng như giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng cả nước cho rằng nội dung của giáo trình, đã tập trung đi sâu vào những vấn đề lý luận phục vụ cho đường lối quan điểm của Đảng trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết, bảo đảm tính thống nhất trong chương trình đào tạo. Các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã giữ vai trò nền tảng, chỉ đạo, định hướng chính trị cho các môn khoa học khác và mục tiêu đào tạo chung, đồng thời các môn khoa học này góp phần trực tiếp vào giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Tuy nhiên, nội dung bộ giáo trình này vẫn còn một số hạn chế như: chương trình và giáo trình chưa thực sự bám sát từng đối tượng người học; trong các giáo trình vẫn còn nặng nêu các quan điểm chính trị, hàm lượng khoa học chưa cao, chủ yếu là yêu cầu sinh viên thừa nhận một cách xuôi chiều; tính phê phán chiến đấu còn thấp. Trích kinh điển còn mang tính tầm chương trích cú mà chưa làm rõ ý nghĩa, giá trị của từng luận điểm đối với thực tiễn Việt Nam. Do đó, các vấn đề lý luận và thực tiễn còn chưa có sự thống nhất, lý luận chưa có sự thuyết phục cao đối với người học, chưa gây được cảm xúc tình cảm đối với môn học, bởi vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra chưa được giải quyết; nội dung giữa các cuốn giáo trình vẫn còn có nhiều chỗ trùng lặp nên gây cho người học sự nhàm chán. Từ học kỳ 2 năm học 2008 - 2009 các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên hiện nay đang triển khai thực hiện giảng dạy theo đề án mới từ năm môn rút lại còn ba môn: Môn 1: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Môn 2: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Môn 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong học kỳ 2 năm 2008 - 2009, các trường triển khai thực hiện theo công văn số: 512/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hiện nay hầu như tất cả các trường đã tiến hành giảng dạy xong phần I “Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin” của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua phỏng vấn đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk và trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên, chúng tôi có nhận xét như sau: đa số giảng viên đang còn rất băn khoăn về chủ trương tích hợp các môn khoa học Mác - Lênin theo đề án mới này; về nội dung cuốn giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” đã làm rõ hơn các khái niệm có tính chất công cụ để đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, vì nội dung tích hợp nên trong giáo trình thiếu hẳn phần vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh viên trong quá trình tự học, tự nghiên cứu. - Về giảng viên: Chất lượng, số lượng giảng viên và cơ cấu giảng viên giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở Tây Nguyên hiện còn nhiều hạn chế và còn chưa phù hợp so với các vùng khác trong nước. Về số lượng, qua tìm hiểu các trường Đại học, Cao đẳng ở ĐăkLăk cho thấy đội ngũ giảng viên Mác - Lênin là thiếu và không đồng đều như trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên chỉ có 2 giảng viên nhưng lại kiêm nhiệm ở phòng công tác sinh viên; trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk chỉ có 01 giảng viên, trường Cao Đẳng sư phạm ĐăkLăk có 08 nhưng lại tập trung chủ yếu vào giảng viên được đào tạo chuyên ngành triết học, không có giảng viên nào được đào tạo chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Do vậy, ở Tây Nguyên hiện nay đội ngũ giảng viên hiện nay vẫn còn thiếu nhiều, điều đó thể hiện tình trạng một giảng viên phải giảng dạy nhiều môn, có những giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk phải đảm nhiệm 5 môn (theo chương trình cũ) và giảng dạy vượt giờ chuẩn trở thành phổ biến. Về chất lượng giảng viên: nói chung trình độ giảng viên Mác - Lênin ở Tây Nguyên có trình độ thấp hơn các địa phương khác, số lượng giảng viên có học vị tiến sỹ, thạc sỹ rất hạn chế, hiện tại ở trường Đại học Tây Nguyên có 1 tiến sỹ, Đại học Đà Lạt 2 tiến sỹ, trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk có 1 thạc sỹ, trường Cao đẳng nghề Tây Nguyên, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk thì chưa có Thạc sỹ nào. Với thực trạng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin chưa đạt chuẩn trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao nên việc nâng cao hiệu quả giáo thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên gặp không ít khó khăn. Nhận thức được thực trạng này Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có những chính sách quan tâm cho đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, đội ngũ giảng viên này ở Tây Nguyên đã nỗ lực phấn đấu, học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, số lượng giảng viên đi học cao học ngày càng nhiều. Điển hình như trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk hiện tại có 4 giảng viên đang học cao học, trường Đại học Tây Nguyên hiện tại đang có 5 giảng viên đi học cao học (xem phụ lục 3). - Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp được hiểu là cách thức, biện pháp mà con người dùng để nhận thức và hoạt động nhằm để biến đổi hiện thực. Theo cách hiểu này, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò, là loại phương pháp được hình thành trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học đã được xác định. Phương pháp giảng dạy thể hiện cách thức tác động giữa người dạy trực tiếp hoặc gián tiếp với người học cùng nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học. Vì vậy, phương pháp dạy học càng hiện đại, càng phù hợp với đối tượng và môn học bao nhiêu thì kết quả, chất lượng của quá trình dạy học càng cao bấy nhiêu. Khi xác định được mục tiêu, xây dựng xong nội dung chương trình thì phương pháp dạy học sẽ quyết định chất lượng của quá trình đào tạo. Chính vì vậy các nước có nền giáo dục tiên tiến thường xuyên tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp dạy học, điều đó thể hiện tính chất đa dạng, phong phú và phức tạp của cách thức tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành cho người học trong quá trình lĩnh hội tri thức. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta có cách phân loại khác nhau. Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin, chúng ta có các phương pháp: thuyết trình, trực quan, thực hành. Phân loại theo các nhiệm vụ cơ bản lý luận dạy học có các phương pháp: truyền thụ kiến thức, hình thức kỹ năng, kỹ xảo, ứng dụng tri thức; hoạt động sáng tạo; củng cố; kiểm tra. Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học có các phương pháp: giải thích, minh hoạ, tái hiện, giới thiệu vấn đề, tìm kiếm từng phần. Phân loại theo hoạt động dạy học, ta có: thông báo và thu nhận; giải thích và tái hiện; thiết kế thực hành và tái hiện thực hành; giải thích, kích thích và tìm kiếm từng phần… Ngoài cách tiếp cận theo kiểu phân loại nói trên, người ta còn tiếp cận theo loại phân nhóm. Theo hướng này, người ta chia phương pháp dạy học ra thành bốn nhóm bốn nhóm cơ bản sau đây: một là, nhóm các phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ; hai là, nhóm các phương pháp dạy học trực quan; ba là, nhóm các phương pháp dạy học thực hành; bốn là, nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức của người học. Ngày nay, một số quốc gia có nền giáo dục phát triển đã đưa ra và kết hợp một số phương pháp dạy học sau đây: thuyết giảng, thao diễn minh hoạ, công việc thực hành - phòng thí nghiệm, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, thực địa - tham quan, động não, học tập qua giải quyết vấn đề, học tập qua máy tính…Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào nội dung và đặc điểm của môn học. Nói cách khác, nội dung và đặc điểm môn học sẽ chi phối việc lựa chọn và vận dụng phối hợp phương pháp dạy học khác nhau. Trong những năm qua, chúng ta chủ yế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan