Luận văn Hạch toán nguyên vật liệu và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Sao Mai Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

I: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu 2

II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1. Tổng quan tài liệu 3

2.1.1. Khái quát chung 3

2.1.2. Nguyên tắc hạch toán NVL 8

2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 27

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 28

III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 29

3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 30

3.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty 31

3.1.4. Hình thức và phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty 32

3.1.5. Tình hình lao động tại Công ty 34

3.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 35

3.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 37

3.2. Đặc điểm và tình hình sử dụng NVL tại Công ty 37

3.2.1. Đặc điểm 37

3.2.2. Phân loại nguyên vật liệu 38

3.2.3. Tình hình sử dụng NVL tại Công ty 38

3.3. Thực trạng hạch toán NVL tại Công ty 39

3.3.1. Tổ chức tính giá thành 39

3.3.2. Tổ chức công tác kế toán 41

3.3.3. Phương pháp kế toán chi tiết NVL 53

3.3.4. Kế toán tổng hợp NVL 59

4.2.3 Tổ chức kiểm kê NVL 67

3.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại Công ty 70

3.4.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán NVL tại Công ty 70

3.4.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại công ty 72

VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

4.1. Kết luận 77

4.2. Kiến nghị 78

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán nguyên vật liệu và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Sao Mai Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức này sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Chứng từ số 7 - Bảng kê số 4 - Sổ cái các tài khoản: TK621, TK622, TK627, TK154,... - Sổ hoặc thẻ chi tiết các tài khoản: TK621, TK622, TK627, TK154,... Hình thức này phù hợp với các DN có quy mô lớn nhưng sử dụng kế toán thủ công. Hình thức này giảm bớt đáng kể khối lượng ghi chép hàng ngày, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán. Hình thức sổ Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này bao gồm các sổ như: - Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký chi, nhật ký mua...) - Sổ cái các tài khoản: TK621, TK622, TK627, TK154,... - Sổ cái, thẻ kế toán chi tiết tài khoản: TK621, TK622, TK627, TK154,... Hình thức sổ này đơn giản, dễ làm, công việc phân bổ đều trong tháng, do đó có thể áp dụng cho mọi loại hình DN đặc biệt là DN sử dụng kế toán máy. Hình thức Nhật ký -Sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái là Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái. Hình thức này bao gồm các sổ như: - Nhật ký - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: TK621, TK622, TK627, TK154,... Hình thức này đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu song không thích hợp với các DN lớn vì kết cấu sổ lớn không làm cùng một lúc, hệ thống sổ chi tiết tách rời hệ thống sổ tổng hợp. Hình thức này chỉ thích hợp với loại hình DN vừa và nhỏ, có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nội dung đơn giản, sử dụng ít tài khoản kế toán, số người làm ít. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Là phương pháp tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp, thứ cấp thông qua các chứng từ, sổ sách đã ghi chép ở thời gian trước. Phương pháp này áp dụng trong đề tài: - Tài liệu thứ cấp: Đó là các tài liệu sẵn có đã công bố trên các sổ kế toán, báo cáo tài chính của Công ty, các tài liệu có liên quan đến quá trình hạch toán NVL ở công ty. Các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tài liệu sơ cấp: Để thu thập thông tin phục vụ cho bài viết tài liêu còn được thu thập thông qua phỏng vấn, điều tra từ các cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Trong đề tài có sử dụng phương pháp lập bảng tính trên excel, tính và lấy kết quả để áp dụng trong đề tài. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp chuyên môn kế toán sau: Phương pháp chứng từ: Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hành thành các nghiệp vụ kinh tế. Đó là các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho NVL đã phát sinh và hoàn thành trong một quý, một năm tại công ty. Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép: Phản ánh sự biến động thường xuyên, liên tục và có hệ thống của NVL có thể chi tiết cho từng loại, từng bộ phận. Đồng thời phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản theo đúng nội dung kinh tế. Phương pháp tính giá: Là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau. Phương pháp này áp dụng để tính giá NVL nhập kho và xuất kho trong từng trường hợp. Phương pháp đối chiếu: Là phương pháp đối chiếu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp, đối chiếu chế độ kế toán hiện hành với tình hình thực hiện chế độ kế toán của công ty. Phương pháp tổng hợp và cân đối: Tại thời điểm nhất định, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi nhận vào tài khoản hình thành các mối quan hệ cân đối, từ đó tổng hợp số liệu khái quát tình hình vốn, tình hình kết quả kinh doanh. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp có nhiệm vụ điều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, tổng hợp tài liệu trên cơ sở phân tích thống kê, phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, mối quan hệ giưa các hiện tượng và dự báo sự phát triển của hiện tượng. Đồng thời còn có nhiệm vụ mô tả các nghiệp vụ kế toán đang diễn ra. Mô tả một nghiệp vụ phát sinh và quá trình ghi sổ cũng như quá trình luân chuyển chứng từ. 2.2.3.2. Phương pháp so sánh Dùng để so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất ở các năm để xác định xu hướng, mức độ biến dộng của các chỉ tiêu qua những chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối.Các yếu tố không xác định được bằng con số cụ thể chúng được so sánh với nhau dựa vào trực giác người phân tích. Qua đó đánh giá các mặt yếu m hay hiệu quả, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.3.3. Phương pháp chuyên khảo Là phương pháp tham khảo ý kiến của cán bộ trong công ty, đặc biệt là các cán bộ phòng tài chính kế toán và các thầy cô giáo trong trường về các nội dung liên quan đến quá trình hạch toán NVL. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Sao Mai Việt Nam được thành lập theo quyết định số 4891 GP/TLDN ngày 30 tháng 12 năm 1999 của UBND TP Hà Nội, với ngành nghề kinh doanh chính: In – Sản xuất bao bì nhãn mác, thiết kế, tạo mẫu, sản xuất và kinh doanh Văn phòng phẩm, quà tặng khuyến mại và dịch vụ thương mại... Đăng ký kinh doanh số 0102010006 ĐKKD do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 14 tháng 01 năm 2000. Giấy phép hoạt động nghành in số: 07/2003/GP-IN-TN do Cục Xuất bản cấp. Trụ sở: 46 Cầu Diễn - Từ Liêm – Hà Nội Điện thoại: 04. 37657.699 – 2218.2158 Văn phòng: 147 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa – TP Hà Nội Điện thoại: 04. 3533.4268 – 3533.4286 Email: Info@invitaf.com.vn Invitaf@gmail.com Tiền thân là công ty Sao Mai Việt Nam được thành lập từ năm 1997, sau khi tách ra từ công ty sản xuất và thương mại dịch vụ ATT. Sau 2 năm hoạt động đến năm 1999 do yêu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, công ty đã đổi tên thành công ty TNHH Sao Mai Việt Nam. Để đảm bảo tốt nhu cầu của thị trường, năm 2007 Công ty đã khởi công xây dựng nhà máy in và sản xuất hộp trên diện tích 20.000 m2 tại xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà nội. Nâng cấp dây chuyền máy in công nghệ hiện đại, hoàn thiện các quy trình sản xuất đầy đủ mọi công đoạn nhằm cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo nhất. Thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, trong thời gian tới thị trường của Công ty còn có thể mở rộng hơn nữa nhờ sự cố gắng của cả Công ty và các nhu cầu mới của các doanh nghiệp, phòng ban về các sản phẩm. Về việc phân phối sản phẩm, các kênh bán hàng của Công ty chủ yếu là các siêu thị, các cửa hàng bách hoá tổng hợp, cửa hàng bán lẻ và đại lý. Sau 12 năm hình thành và phát triển cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Sao Mai Việt Nam luôn cố gắng phấn đấu với tiêu chí “Chất lượng đạo đức kinh doanh hàng đầu” và đã đạt được những thành tựu khả quan, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. 3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty TNHH Sao Mai Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất nên chi phí NVL luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do vậy, việc tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất là yếu tố rất quan trọng để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sử dung vốn lưu động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. NVL Công ty không tự sản xuất được mà chủ yếu mua từ bên ngoài căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng và kế hoạch sản xuất của công ty. NVL của công ty chủ yếu được cung cấp từ các nguồn hàng trong nước như: Công ty giấy Bãi Bằng,…Ngoài ra, Công ty cũng chủ động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, ký kết hợp đồng với các hãng nổi tiếng như Steadler, Kwtrio, HP, Giấy IK - Indonesia…Nhằm mục đích đảm bảo hàng đến tay khách hàng là hàng chính hãng và đảm bảo chất lượng. Công ty thường mua NVL phù hợp với yêu cầu sản xuất và luôn chú trọng đến yếu tố giá cả để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 3.1.2.2. Quy trình sản xuất của công ty Quy trình công nghệ của công ty là một quy trình đơn giản, sản xuất sản phẩm diễn ra một cách liên tục khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng: Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm in Chế bản Bình bản Phơi bản Dỗ có cắt In Hoàn chỉnh Thành phẩm Tở giấy - Chế bản: Khi nhận được tài liệu gốc, bộ phận kỹ thuật sản xuất trên cơ sở nội dung in sẽ thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu in. - Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu, phim ảnh, bình bản làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại (chữ, hình ảnh…) có cùng một màu vào các tấm mica theo từng trang in. - Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển sang, bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn nhôm hoặc kẽm. - Tở giấy và Dỗ có cắt là quá trình song song với các khâu trên nhằm chuẩn bị NVL sẵn sàng cho sản xuất. - In: Khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm hoặc kẽm (đã được phơi), lúc này bộ phận in offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó. - Hoàn chỉnh sản phẩm: Khi nhận được các bản in từ bộ phận in đã hoàn thành, bộ phận hoàn chỉnh sản phẩm sẽ tiến hành phân loại và hoàn thiện sản phẩm trước khi xuất bán như: Pha, xén, đóng quyển, đóng gói, nhập kho và chuyển cho khách hàng. 3.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty Trong mỗi doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy quản lý là thực sự cần thiết và không thể thiếu, nó đảm bảo cho việc giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Phòng kế toán Xưởng sản xuất Phòng kinh doanh Phòng kho vận Phòng XNK P. Giám đốc P. Giám đốc Giám đốc - Giám đốc: Là người chỉ đạo cao nhất, người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty, trực tiếp điều hành Công ty. - Phó giám đốc sản xuất: Giúp việc cho giám đốc trong công tác điều hành sản xuất của Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. Là người được phép uỷ quyền để điều hành và kí kết các văn bản khi giám đốc vắng mặt. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm khai thác và tạo nguồn hàng cho bộ phận kinh doanh, khai thác nguồn nguyên liệu, vật liệu cho bộ phận sản xuất. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ giao dịch với người cung ứng nguồn hàng và giao dịch với khách hàng, tìm kiếm khách hàng cho Công ty. - Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm khai thác, lập kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động của Công ty. Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán tài chính của công ty (ghi chép, thu nhận, kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp và lập báo cáo kế toán của công ty), giúp giám đốc nắm bắt thông tin về tình hình tài chính của Công ty, thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán quy định. - Xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất các sản phẩm dịch vụ. - Phòng kho vận: Có nhiệm vụ chủ yếu vận chuyển cung cấp hàng hoá tận nơi cho khách hàng, quản lý kho hàng hoá, thành phẩm của công ty, thực hiện nhập xuất hàng hoá khi có chứng từ hợp lệ. 3.1.4. Hình thức và phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty - Hình thức ghi sổ kế toán Xuất phát từ vai trò quan trọng của hạch toán kế toán, yêu cầu cần thiết đặt ra là phải tổ chức một cách khoa học và hợp lý công tác hạch toán kế toán. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ, yêu cầu quản lý, Công ty TNHH Sao Mai Việt Nam đã áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán tập trung được tập trung giải quyết tại phòng kế toán từ khâu hạch toán ban đầu đến tổng hợp báo cáo và kiểm tra ghi chép. Bộ máy kế toán của Công ty đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” với hệ thống sổ sách khá hoàn chỉnh. Phần mềm mà Công ty áp dụng là phần mềm kế toán MISA. Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - Phương pháp kế toán Hiện nay, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Sử dụng phương pháp tình giá bình quân gia quyền để tính giá trị hàng xuất kho. Công ty tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Công tác ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu đang được áp dụng tại Công ty là phương pháp ghi thẻ song song. 3.1.5. Tình hình lao động tại Công ty Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức quản lý lao động, bố trí hợp lý lực lượng lao động của doanh nghiệp vào từng khâu công việc cụ thể nhằm phát huy tốt nhất năng lực của người lao động, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trong chi phí SXKD. Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Công ty (ĐVT: Người) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh SL CC (%) SL CC (%) (+/-) (%) Tổng số lao động 75 100 87 100 12 116,00 1. Phân theo công việc - LĐ trực tiếp 47 62,67 56 64,37 9 119,15 - LĐ gián tiếp 28 37,33 31 35,63 3 110,71 2. Phân theo giới - LĐ nam 32 42,67 39 44,83 7 121,88 - LĐ nữ 43 57,33 48 55,17 5 111,63 3. Phân theo trình độ LĐ - Đại học, cao đẳng 26 34,67 29 33,33 3 111,54 - Trung cấp 11 14,67 14 16,09 3 127,27 - Lao động khác 38 50,67 44 50,57 6 115,79 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy, tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2007 – 2008 không có sự biến động lớn. Năm 2008 tổng số lao động tăng 16,00% so với năm 2007 tức tăng 12 người. Cụ thể, lao động trực tiếp tăng 9 người hay tăng 19,15%, còn lao động gián tiếp tăng 3 người tương ứng với tăng 10,71%, lao động trực tiếp tăng nhiều hơn lao động gián tiếp là do Công ty mở rộng xưởng sản xuất, tập trung vào sản xuất sản phẩm. Số lao động nam tăng 7 người tương ứng với tăng 21,88% còn lao động nữ tăng 5 người tương ứng với 11,63%, điều này phản ánh đúng tính chất công việc của công ty. Chính vì thế mà về trình độ học vấn, lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng 3 người tương ứng với tăng 11,54%, Trung cấp tăng 3 người tương ứng với tăng 27,27% còn lao động khác tăng 6 người tương ứng với tăng 15,79%. Do công ty mở rộng quy mô tập trung vào sản xuất sản phẩm nên sự thay đổi cơ cấu lao động như trên là hợp lý. 3.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 3.1.6.1. Tình hình cơ sở vật chất của công ty Tài sản của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là điều kiện tiền đề vật chất không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng thì phải liên tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất có ảnh rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Bảng 3.2: Giá trị tài sản cố định của Công ty (ĐVT: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh (+/-) (%) Nhà cửa vật kiến trúc 3.618.245 3.872.475 254.230 107,03 Máy móc thiết bị 1.056.345 1.786.750 730.405 169,14 Thiết bị dụng cụ quản lý 41.865 53.792 11.927 128,49 Tổng 4.716.455 5.713.017 987.562 121,13 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 3.2 ta thấy, tổng tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tăng 987.562 nghìn đồng tương ứng với tăng 21,13%. Nguyên nhân của sự biến đổi qua 3 năm là do: nhà cửa vật kiến trúc năm 2008 tăng so với năm 2007 là 254.230 nghìn đồng tức tăng 7.03%. Máy móc thiết bị tăng 730.405 nghìn đồng tương đương với tăng 69,14%. Thiết bị dụng cụ quản lý năm 2008 tăng so với năm 2007 là 11.927 nghìn đồng tương với tăng 28,49%. Có sự thay đổi đó là do năm 2008 sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng nhiều hơn. Để đáp ứng sự tin cậy của khách hàng Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, xây thêm nhà xưởng và đổi mới dây chuyền công nghệ. Nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm có mẫu mã đa dạng hơn. 3.1.6.2. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Bảng 3.3: Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty (ĐVT: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) +(-) % I. Tổng vốn 7.027.035 100 8.346.597 100 1.319.562 118,78 VCĐ 4.453.735 63,38 5.439.477 65,17 985.742 122,13 VLĐ 2.573.300 36,62 2.907.120 34,83 333.820 112,97 II. Nguồn vốn 7.027.035 100 8.346.597 100 1.319.562 118,78 Nợ phải trả 2.921.138 41,57 3.769.323 45,16 848.185 129,04 Nguồn vốn chủ sở hữu 4.105.897 58,43 4.577.274 54,84 471.377 111,48 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng 3.3 ta thấy tổng vốn của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 18,78% với mức 1.319.562 nghìn đồng. Trong đó, VCĐ tăng nhiều hơn VLĐ. Cụ thể, VCĐ tăng 22,13% hay tăng 985.742 nghìn đồng. VLĐ tăng 12,97% hay tăng 333.820 nghìn đồng. Về nguồn vốn của công ty, cơ cấu NVCSH chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng vốn chứng tỏ được tiềm lực tài chính của công ty khá mạnh. Nợ phải trả năm 2008 so với năm 2007 tăng 29.04% hay tăng 848.185 nghìn đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 11,48% hay tăng 471.377 nghìn đồng. qua đó ta thấy, nợ phải trả năm 2008 tăng cao hơn so với tốc độ tăng NVCSH 17.56% do năm 2008 công ty áp dụng chính sách đi vay để mở rộng sản xuất. 3.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 3.4: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty (ĐVT: 1000 đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh (+/-) (%) Doanh thu 11.544.703 14.199.985 2.655.282 123,00 Chi phí 11.354.153 13.995.144 2.640.991 123,26 Lợi nhuận trước thuế 190.550 204.841 14.290 107,50 Thuế thu nhập DN 53.354 57.355 4.000 107,50 Lợi nhuận sau thuế 137.196 147.485 10.290 107,50 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng 3.4 ta thấy doanh thu cũng như chi phí của Công ty năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Cụ thể, doanh thu tăng 23% hay tăng 2.655.282 nghìn đồng, chi phí năm tăng 23,26% hay tăng 2.640.991 nghìn đồng. Tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007 là 10.290 nghìn đồng tức tăng 7.5%. Tuy tốc độ tăng thấp nhưng vẫn chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang phát triển, và cũng chứng tỏ chính sách đi vay để mở rộng sản xuất của Công ty đang có hiệu quả. 3.2. Đặc điểm và tình hình sử dụng NVL tại Công ty 3.2.1. Đặc điểm NVL là nhân tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm. Chí phí NVL chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất (60%-70%). Cho nên việc tiết kiệm chi phí NVL góp phần quan trọng nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiện nay, Công ty có nhiều chủng loại nguyên vật liệu với nội dung kinh tế và chức năng khác nhau như: Giấy, mực, các loại hoá chất, bản kẽm, bản nhôm… Do NVL của Công ty rất sẵn có trên thị trường nên công ty không để tồn kho nhiều trách gây ứ đọng vốn. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng Công ty căn vào định mức tiêu hao NVL và lượng hàng tồn kho mới mua thêm NVL về sản xuất. Công ty không nhập xuất kho theo định kỳ mà khi có nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất kho mới nhập xuất. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, Công ty đang cùng một lúc sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau được thu mua từ nhiều nguồn. 3.2.2. Phân loại nguyên vật liệu Phân loại theo công dụng và giá trị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm. - Vật liệu chính: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, chủ yếu là các loại giấy như giấy Couche, giấy Tân Mai,… - Vật liệu phụ: Là đối tượng hỗ trợ nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm (gồm: Mực đen Nhật, mực đỏ Nhật, phim…) - Văn phòng phẩm: Gồm các loại vật liệu như bút bi, bút kim, băng dính, ghim, cặp sắt… - Nhiên liệu: Gồm dầu công nghiệp, dầu nhờn, dầu Diezen, hoá chất (Axít, cồn, dung môi,…) - Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng được dùng nhằm sửa chữa, thay thế máy móc như bóng đèn, vòng bi… - Phế liệu: Là những loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất như giấy xước, giấy lõi, giấy vụn... Các NVL về nhập kho sẽ được thủ quỹ sắp xếp vào kho theo những vị trí quy định để việc theo dõi NVL và việc nhập xuất NVL được thuận tiên hơn. 3.2.3. Tình hình sử dụng NVL tại Công ty Quá trình in là một quá trình diễn ra liên tục qua các khâu khác nhau. Trong đó, khâu đầu vào là quan trọng nhất. Sử dụng tốt hay không tốt ảnh hưởng đến chi phí tạo ra sản phẩm. Công ty thường mua NVL từ các bạn hàng thường xuyên. Việc khảo sát giá cả được thực hiện bằng cách liên hệ với các đơn vị bán vật tư và nhận bảng báo giá của các đơn vị đó. Sau đó ban giám đốc sẽ xem bảng báo giá đó và ra quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp có lợi nhất cho Công ty về giá cả, chất lượng. Hàng ngày, căn cứ vào các đơn đặt hàng và các bảng định mức sản xuất mà tiến hành nhập xuất kho NVL để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, NVL không bị ứ đọng nhiều, để sản xuất đạt hiệu quả cao. Kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng thường được lên vào đầu mỗi tháng. Việc mua nguyên vật liệu cho sản xuất thường căn cứ vào kế hoạch sản xuất và số lượng NVL tồn trong kho để có kế hoạch thu mua NVL vừa đủ, đảm bảo hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành liên tục. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng không tránh được tạo ra phế liệu trong quá trình sản xuất. Phế liệu ở công ty thường không tận dụng được, những phế liệu này Công ty không nhập lại kho mà nhập thẳng vào kho phế liệu. 3.3. Thực trạng hạch toán NVL tại Công ty Hiện nay công tác kế toán của Công ty có sự trợ giúp của máy vi tính (phần mềm kế toán máy) do đó công việc vào sổ sách đơn giản hơn so với công tác kế toán thủ công trước đây. 3.3.1. Tổ chức tính giá thành 3.3.1.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu dùng sản xuất trong Công ty chủ yếu được thu mua từ bên ngoài, Công ty không tự sản xuất. - NVL mua ngoài Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua (nếu có) Ví dụ: Nhập kho giấy Bãi Bằng của Công ty giấy Bãi Bằng theo hoá đơn số 101 ngày 12/01/2009. Giá mua ghi trên hoá đơn là: 35.123.000đ và chi phí vận chuyển là 1.350.000đ thì giá thực tế nhập kho là: 35.123.000 + 1.150.000 = 36.273.000 đ Nếu như doanh nghiệp mua vật liệu mà chi phí vận chuyển, bốc dỡ bên bán chịu và chi phí này được cộng luôn vào giá mua vật liệu thì giá thực tế của vật liệu đúng bằng giá mua trên hoá đơn. - NVL nhập khẩu Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Thuế nhập khẩu + Chi phí VC, bốc dỡ Ví dụ: Theo Hóa đơn GTGT số 908 ngày 26/10/2008, Công ty mua giấy Cacbonless của Công ty văn phòng phẩm Việt Hàn: Giá ghi nguyên trên hoá đơn (chưa thuế) của lô hàng này là: 130.800.000đ, thuế nhập khẩu 5%. Giá thực tế NVL nhập kho là: 130.800.000 +130.800.000 x 5% = 196.200.000 đ 3.3.1.2. Tính giá NVL xuất kho Nghiệp vụ xuất kho NVL được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là xuất cho sản xuất sản phẩm, ngoài ra NVL còn được xuất dùng chung cho phân xưởng. Trong chế độ kế toán hiện hành có nhiều phương pháp xuất kho khác nhau. Với mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất để áp dụng phương pháp xuất kho phù hợp. Ở Công ty TNHH Sao Mai Việt Nam kế toán tính giá NVL theo phương pháp giá bình quân gia quyền: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Trong đó: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Theo cách này thì tương đối đơn giản, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL đến cuối tháng cộng dồn và tính giá bình quân gia quyền. Như vậy phiếu xuất kho chưa ghi được ở cột thành tiền mà đến cuối tháng mới ghi vào. Công việc đều dồn vào cuối tháng gây khó khăn cho việc ghi chép, công việc tồn đọng ảnh hưởng đến tính kịp thời. Ví dụ: Trong tháng 02 năm 2009 có tình hình nhập, xuất kẽm (55x65) như sau: Bảng 3.5: Tình hình nhập xuất kẽm (55x65) tháng 02 năm 2009 Ngày Số hiệu Diễn giải Số lượng (kg) Đơn giá Thành tiền Tồn Nhập Xuất 01/02 Tồn đầu tháng 84 27.850 2.339.400 02/02 248 Xuất 40 27.970 1.118.800 03/02 232 Nhập 200 28.000 5.600.000 07/02 251 Xuất 68 27.970 1.901.960 12/02 257 Xuất 72 27.970 2.013.840 19/02 241 Nhập 148 28.000 4.144.000 25/02 263 Xuất 76 27.970 2.125.720 28/02 267 Xuất 64 27.970 1.790.080 (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng trên ta tính được giá NVL xuất kho là: Giá xuất kẽm (55x65) Tháng 02/2009 = 2.339.400+5.600.000+4.144.000 84+200+148 ≈

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
Tài liệu liên quan