Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPbank

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5

 1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 8

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 8

1.2.2. Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng 9

1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng 10

1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 11

 1.3. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 13

1.3.1. Khái niệm về hạn chế rủi ro tín dụng 13

1.3.2. Tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng 14

1.3.3. Các biện pháp cơ bản hạn chế rủi ro tín dụng 14

 1.3.3.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng 15

 1.3.3.2. Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, khoa học 15

 1.3.3.3. Phân loại và đánh giá khách hàng 16

 1.3.3.4. Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn 20

 1.3.3.5. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 20

 1.3.3.6. Phân tán rủi ro tín dụng 21

 1.3.3.7. Cần có đội ngũ cán bộ làm tín dụng chọn lọc 22

1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 22

 1.3.4.1. Nhân tố chủ quan 23

 1.3.4.2. Nhân tố khách quan 24

 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 26

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước 26

 1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Thái Lan 26

 1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Hồng Kông 27

 1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Hàn Quốc 28

 1.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Mỹ 28

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 32

 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) 32

 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 32

 2.1.2. Kết quả hoạt động chủ yếu 35

 2.2. Thực trạng hạn chế RRTD tại VPBank 44

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank 44

2.2.2. Các biện pháp hạn chế RRTD tại VPBank 54

 2.3. Đánh giá thực trạng RRTD của VPBank 60

2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế RRTD tại VPBank 60

2.3.2. Những khó khăn - vướng mắc 62

2.3.2. Nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) 73

 3.1. Định hướng phát triển VPBank 73

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngân hàng 73

3.1.2. Định hướng phát triển chung của VPBank 76

3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới của VPBank 78

 3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại VPBank 79

3.2.1. Nhóm giải pháp chủ yếu 79

 3.2.1.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro 79

 3.2.1.2. Xây dựng chính sách cho vay hợp lý, hiệu quả và khoa học 81

 3.2.1.3. Hoàn thiện quy trình cho vay 83

 3.2.1.4. Tăng cường kiểm tra tín dụng 88

 3.2.1.5. Tăng vốn điều lệ 90

 3.2.1.6. Nâng cao công tác phân tích và đánh giá khách hàng 91

 3.2.1.7. Mở rộng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và sử dụng các nghiệp vụ phát sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro 93

3.2.2. Các biện pháp hỗ trợ 95

 3.2.2.1. Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 95

 3.2.2.2. Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại 96

 3.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin 97

 3.3. Kiến nghị 98

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ 98

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 99

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của VPBank đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng qua các năm. Bắt đầu từ tháng 07/2004, sau khi có quyết định chấm dứt KSĐB, VPBank mới thực sự cởi trói hoàn toàn, mọi hoạt động ngân hàng - trong đó có hoạt động huy động vốn - mới bước vào giai đoạn cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng bạn. Xu hướng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đã tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của NH. Thành tựu này là kết quả một loạt biện pháp hữu ích: ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh chính sách xây dựng thương hiệu, VPBank đã liên tiếp đưa ra những sản phẩm huy động vốn mới lạ và hấp dẫn đối với người gửi tiền. Đặc biệt các sản phẩm tiền gửi như "Tiết kiệm VND được bù đắp trượt giá USD", "Tiền gửi VND đảm bảo bằng USD", "Tiết kiệm rút gốc linh hoạt"... đã gây sự quan tâm lớn của người dân. Đồng thời VPBank cũng liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tặng quà hiện vật, phát vé dự thưởng,... và với chính sách lãi suất hợp lý theo sát thị trường, VPBank đã thực sự trở thành một địa chỉ thu hút vốn mạnh mẽ từ người gửi tiền. Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến tháng 6/2009 là 17.125 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2008 và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nguồn vốn huy động thị trường I đạt 16.007 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2008 và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 5 VPBank tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mại dành cho khách hàng gửi tiền mang tên: Gửi tiền lãi cao, thẻ cào trúng lớn. Sau 1 tháng triển khai, so với cùng thời điểm của các chương trình khuyến mại trước đây, chương trình lần này thu được kết quả khá tốt: Tổng nguồn vốn huy động thị trường I tăng hơn 2.300 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện chương trình, doanh số đã đạt 153% kế hoạch. Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của VPBank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Số tiền 09/08 ± % Tổng nguồn vốn 10,111 66.02 18,137 79.4 18,587 2.5 20,132 8.3 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Vốn tự có 836 -4,8 2,181 160.9 2,395 9.8 2,395 0.0 Tỷ trọng (%) 8.27 12.03 12.89 11.90 Trong đó vốn cổ phần 750 2000 2118 2118 Huy động vốn DC & TCKT 5,678 48,7 12,764 124.8 14,230 11.5 16,007 12.5 Tỷ trọng (%) 56.16 70.37 76.56 79.51 Vốn vay 3,386 107 2,440 -27.9 1,278 -47.6 1,118 -12.5 Tỷ trọng (%) 33.49 13.45 6.88 5.55 Vốn khác 211 60 752 256.4 684 -9.0 612 -10.5 Tỷ trọng (%) 2.09 4.15 3.68 3.04 Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2006, 2007, 2008, 05 tháng 2009 + Vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế: Trong giai đoạn 2006-2009, nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đây là một dấu hiệu tốt, bởi lẽ nguồn vốn này có khả năng mang lại lợi nhuận cao do chi phí huy động thấp. + Vốn vay: So với nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT thì vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (vốn vay) mang lại lợi nhuận thấp nhưng các ngân hàng cần phải thực hiện giao dịch ở thị trường này nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý,... Trong giai đoạn 2006-2009, tỷ trọng nguồn vốn này liên tục giảm và chiếm tỷ trọng không còn cao trong tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện VPBank có quan hệ tốt với các TCTD và đang tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh trên thị trường tiền tệ. + Vốn tự có: Chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng một vai trò quan trọng góp phần phát triển bền vững cho NH. VPBank đã liên tục thành công trong nhiều đợt tăng vốn điều lệ bằng cách huy động vốn góp từ các cổ đông cũ, bán 10% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược OCBC và đầu nửa tháng 10/2006 vốn điều lệ tăng 750 tỷ đồng. Đến tháng 01/10/2008 VPBank tiếp tục bán thêm 5% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược OCBC, nâng tổng vốn điều lệ hiện có lên 2.117 tỷ đồng. Điều này cho thấy, quy mô và cơ cấu vốn tự có của VPBank ngày càng hợp lý sẽ giúp VPBank nâng cao năng lực hoạt động, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định quốc tế. + Các nguồn vốn khác: chủ yếu là các nguồn vốn phải trả, các tài sản nợ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (<5%). Đây là tỷ trọng lí tưởng nhất trong cơ cấu nguồn vốn của NH. Mặt khác, trong cơ cấu vốn huy động đóng một vai trò quan trọng, tạo nên một lợi thế cho ngân hàng nếu nguồn này luôn tăng trưởng. Trong giai đoạn 2006-2009 VPBank đã không ngừng tìm kiếm những biện pháp để thu hút nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Cụ thể: Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2006-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Số tiền 09/08 ± % Nguồn vốn huy động 9,056 48,7 15,448 70.6 15,508 0.4 17,125 10.4 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Ngắn hạn 7,245 107 11,849 63.5 13,049 10.1 14,740 13.0 Tỷ trọng (%) 80 76.7 84.14 86.07 Dài hạn 1,811 60 3,599 98.7 2,459 -31.7 2,385 -3.0 Tỷ trọng (%) 20 23.30 15.86 13.92 Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2006, 2007, 2008, 6 tháng 2009 Huy động vốn có kỳ hạn có vai trò quan trọng đối với NH, bởi thông qua đó giúp ngân hàng có nguồn vốn đã xác định được kỳ hạn phải trả trong tương lai, giúp ngân hàng chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn để kịp thời chi trả cho khách hàng, tránh được rủi ro thanh toán. Trong giai đoạn 2006-2009, huy động vốn kỳ hạn của VPBank có sự biến đổi tương đối. Nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng liên tục, tuy rằng tốc độ tăng trưởng không đồng đều nhưng xét về giá trị thì năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao nên huy động gần như không tăng. Trong cơ cấu kỳ hạn, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm cao, mức tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này là 60%, mặt khác tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, mức tăng trưởng bình quân chiếm 67%. Nguyên nhân do trong những năm qua với chính sách sản phẩm được vận dụng khá linh hoạt, nhiều sản phẩm có kỳ hạn lần lượt được áp dụng. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm của VPBank đưa ra chủ yếu nhằm thu hút lượng vốn có kỳ hạn ngắn. Bên cạnh đó VPBank cũng đã đưa ra những hoạt động nhằm tăng cường vốn trung dài hạn, song các hình thức đó vẫn còn chưa nhiều. Mặt khác, do thói quen, tâm lý của người dân Việt Nam nên họ vẫn chưa thể tin tưởng và gửi tiền với thời hạn dài. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho cơ cấu vốn huy động kỳ hạn của VPBank chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn. Tóm lại, với cơ cấu vốn khá hợp lý đã phần nào khẳng định khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của VPBank, càng thể hiện khả năng huy động vốn của VPBank ngày càng tốt. Và góp phần giúp cho VPBank luôn duy trì tốt các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN (>8%). Năm 2006 là 26%; năm 2007 là 21%; năm 2008 là 19% (Nguồn báo cáo thường niên của VPBank). Vì vậy trong thời gian tới VPBank cần có những biện pháp thích hợp để duy trì được cơ cấu này. Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng của VPBank đến tháng 6/2009 là 13.665 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2008 và giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 13.383 tỷ đồng chiếm 98% tổng dư nợ. Đến tháng 6/2009 VPBank mới đạt 18,6% kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm 2009. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, VPBank đã tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, đến tháng 6/2009 dư nợ các khoản hỗ trợ lãi suất của VPBank đạt gần 1.000 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến tháng 6/2009 là 366 tỷ đồng (chiếm 2,68% tổng dư nợ), giảm 75 tỷ đồng so với cuối năm trước (giảm 0,7% về tỷ lệ). Nợ cần chú ý đến tháng 6/2009 là 240 tỷ đồng (chiếm 1,76% tổng dư nợ), giảm 256 tỷ đồng so với cuối năm trước. Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại VPBank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Số tiền 09/08 ± % Tổng nguồn vốn 10,111 67 18,137 79.38 18,587 83.83 20,132 11.00 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Cho vay 5,007 67.00 13,323 166.09 12,986 159.36 13,665 2.57 Tỷ trọng (%) 49.52 73.46 69.87 67.88 Đầu tư 32 111.00 51 56.92 2,783 3,958 Tỷ trọng (%) 0.32 0.28 14.97 19.66 Sử dụng vốn khác 5,021 65.00 4,763 -5.15 2,818 -43.88 2,509 -47.32 Tỷ trọng (%) 49.66 26.26 15.16 12.46 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2006, 2007, 2008, 06 tháng 2009 Hoạt động Thanh toán quốc tế: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế toàn hệ thống VPBank 6 tháng đầu năm cụ thể như sau: Chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầu năm 2009 Trị giá L/C nhập mở trong kỳ USD 15.105.508 Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ USD 3.183.976 Doanh số nhờ thu (xuất, nhập) USD 1.597.667 Thu phí dịch vụ VND 4.485.768.188 Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) đến tháng 6/2009 là 1.118 tỷ đồng - giảm 240 tỷ đồng so với cuối năm trước. Nguyên nhân nguồn vốn thị trường 2 giảm là do trong 6 tháng đầu năm nguồn vốn huy động từ dân cư (thị trường 1 của VPBank tăng khá mạnh (tăng 1.570 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng 2 tháng đầu năm giảm, chỉ tăng trở lại từ tháng 3/2009 nên mức tăng dư nợ thấp hơn nhiều (dư nợ chỉ tăng 692 tỷ đồng) so với tăng nguồn vốn, nguồn vốn của VPBank tạm thời dư thừa nên VPBank đã chủ động điều chỉnh giảm nguồn vốn huy động trên thị trường 2. Tổng tiền gửi có kỳ hạn, cho vay liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu các loại đến tháng 6/2009 là 3.958 tỷ đồng - tăng 1.175 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong đó riêng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay liên ngân hàng là 1.930 tỷ đồng - tăng 569 tỷ đồng so với cuối năm trước. Số dư đầu tư trái phiếu Chính phủ và trái phiếu khác là 2.028 tỷ đồng - tăng 606 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường đặc biệt là USD cũng có nhiều biến động, nguồn ngoại tệ mua bán khan hiếm, tuy nhiên ngân hàng vẫn luôn cố gắng khai thác các nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng xuất nhập khẩu tại VPBank. Hoạt động của Trung tâm Thẻ: Đến tháng 6/2009 tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành là 53.082 thẻ tăng 1% so với cuối tháng trước. Số lượng thẻ Platinum đã phát hành tính đến tháng 6/2009 đạt 1.438 thẻ, trong đó có 1.006 thẻ Credit. Dư nợ tín dụng của chủ thẻ Platinum credit đạt gần 16 tỷ đồng tăng 17% so với cuối năm 2008. Số lượng thẻ MC2 phát hành được đến tháng 6/2009 là 5.950 thẻ trong đó có 3.494 thẻ credit với tổng dư nợ đạt hơn 13 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2009 số lượng máy ATM đã lắp đặt trên toàn quốc là 241 máy. Trong tháng 5 Trung tâm thẻ đã cho ra đời sản phẩm thẻ ATM nhận diện - là thẻ ghi nợ nội địa giống như thẻ Autolink kết hợp với chức năng nhận diện chủ thẻ. Thẻ mới này sẽ đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan đơn vị muốn kết hợp chức năng giữa thẻ ATM với chức năng thẻ nhận diện (thay cho thẻ sinh viên, thẻ nhân viên,...). Hoạt động của các công ty con: VPBank có 2 công ty trực thuộc (sở hữu 100% vốn) là AMC và Công ty chứng khoán. Công ty Quản lý tài sản VPBank (AMC) tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại (Fideco, Bình Tân-Sakico, 362 Phố Huế, Dự án Hòa Bình - Đầm sen...), phối hợp với các chi nhánh VPBank triển khai các văn phòng trụ sở, thẩm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ thanh quyết toán XDCB tại các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc... Công ty Chứng khoán VPBank, với sự hồi phục dần của thị trường chứng khoán, giao dịch của thị trường trong tháng 5 đã diễn ra sôi động với xu hướng tăng điểm mạnh mẽ, hoạt động của công ty trong tháng 5 cũng diễn ra hết sức sôi động. Trong tháng số lượng tài khoản mở mới đạt 146 tài khoản, lũy kế đạt 4.880 tài khoản. Tổng giá trị giao dịch chứng khoán niêm yết toàn công ty đạt 530 tỷ đồng, phí môi giới thu được đạt gần 1,3 tỷ đồng. Tuy tình hình thị trường phục hồi và tăng điểm thời gian gần đây, song định hướng và chỉ đạo đầu tư của các cấp lãnh đạo Công ty Chứng khoán là không tham gia đầu tư, tập trung vào phân tích tình hình thị trường cũng như các công ty niêm yết để có bước chuẩn bị thích hợp về sau, đồng thời xử lý và cơ cấu lại danh mục hiện tại. Tổng thu nhập thuần của công ty 6 tháng đầu năm 2009 đạt 16,6 tỷ đồng, tổng chi phí hoạt động là 18,4 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh : Năm 2008 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, với giải pháp kích cầu kịp thời của Chính phủ thông qua gói hỗ trợ lãi suất đã tạo cho các Ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng đứng vững và có kết quả kinh doanh rất tốt. Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của VPBank Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng thu nhập 995.003 111 1.834.731 84 2.711.217 48 Tổng chi phí (838.195) 113 (1.520.242) 81 (2.512.494) 65 Lợi nhuận trước thuế 156.808 106 313.523 100 198,273 -37 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2005-2008 Qua bảng số liệu có thể phân tích theo 2 giai đoạn: giai đoạn năm 2006-2007 và giai đoạn năm 2007-2008. Trong giai đoạn năm 2006 đến nửa đầu năm 2007 tổng thu nhập của NH năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng của tổng thu nhập kéo theo sự tăng tổng chi phí. Đây chỉ là một trong những nguyên nhân làm tăng tổng chi phí. Bên cạnh đó tăng chi phí của giai đoạn này phải kể đến do tốc độ tăng nhanh của việc thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch mở để mở rộng mạng lưới phát triển. Tuy nhiên, mức tăng chi phí vẫn còn thấp hơn mức tăng của tổng thu nhập nên vẫn đảm bảo cho lợi nhuận trước thuế vẫn đạt sự tăng trưởng về quy mô năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 156,808 tỷ, năm 2007 đạt 313,532 tỷ với mức tăng trưởng đột phá 100%. Nguyên nhân chính do các chi nhánh, phòng giao dịch mới đã bước đầu thu được lợi nhuận, giảm bớt một phần lỗ mà toàn hệ thống phải gánh chịu, tình hình kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao dẫn tới nhu cầu cao về vốn của các đối tượng trong nền kinh tế... Trong giai đoạn từ nửa cuối năm 2007 đến năm 2008 thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt. Điều này đã làm các ngân hàng không đạt được các kế hoạch về tăng trưởng và phát triển trong đó có VPBank. Kết quả kinh doanh năm 2008 đã sụt giảm rất nhiều: lợi nhuận trước thuế năm 2008 chỉ đạt 198,273 tỷ đồng, bằng 63% so với lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 313,523 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2009, tổng thu nhập thuần của VPBank đạt 323 tỷ đồng, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 125 tỷ đồng (đã trừ hơn 20 tỷ đồng trích lập dự phòng tín dụng); lợi nhuận của công ty TNHH Quản lý tài sản VPBank đạt 0.7 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán lỗ 1.8 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của Ngân hàng và hai công ty con đạt hơn 124 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng hạn chế RRTD tại VPBank Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng - loại hình kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao. Nguy cơ này phát sinh ngay từ khi phát tiền ra khỏi nâng hàng hay nói một cách khác rủi ro là một bộ phận hợp thành trong cơ chế kinh doanh của ngân hàng. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng cũng gây thiệt hại khôn lường, thậm chí làm phá sản ngân hàng. Vì thế hạn chế khả năng gây ra rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, huy động vốn và cho vay vốn là các hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Những năm qua, VPBank đã chú trọng phát triển hoạt động tín dụng đi đôi với kiểm soát vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp. Vì vậy dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng với chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định của Ngân hàng. Qua số liệu tại bảng 2.3, trong cơ cấu sử dụng vốn thì hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng khá cao. Điều này phù hợp với sự phát triển của NH. VPBank là một ngân hàng "trẻ", vì thế hoạt động kinh doanh truyền thống vẫn là hoạt động chủ yếu, là hoạt động mang lại nhiều thu nhập cho NH. Trong thực tế, khi chúng ta xem xét hoạt động tín dụng theo các tiêu thức khác nhau, chúng ta sẽ nhận được bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng. Cụ thể: - Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn. Bảng 2.5: Tình hình cho vay vốn theo thời hạn năm 2006-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Số tiền 09/08 ± % Tổng dư nợ 5,007 67 13,323 166.1 12,986 -2.5 13,665 5.2 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Tín dụng ngắn hạn 2,489 111 6,959 179.6 8,526 22.5 9,216 8.1 Tỷ trọng (%) 49.71 52.23 65.66 67.44 Tín dụng trung và dài hạn 2,518 65 6,364 152.7 4,460 -29.9 4,449 -0.2 Tỷ trọng (%) 50.29 47.77 34.34 32.56 Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2006, 2007, 2008, 06 tháng 2009 Cơ cấu dư nợ trong giai đoạn này, ta thấy tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn không có nhiều biến động đáng kể, xoay quanh mức tỷ lệ khoảng 50% cho mỗi loại trong năm 2006, 2007. Tuy nhiên, đến năm 2008 tỷ lệ này đã có sự thay đổi đáng kể. Nguyên nhân chính do sự biến động mạnh của thị trường, các yếu tố lạm phát. Năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, năm 2008 chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 18,5%/năm đối với tiền gửi bằng VND. Trong tháng 1/2008 hoạt động tín dụng của VPBank tăng trưởng mạnh (dư nợ  tín dụng đến cuối tháng 1/2008 tăng 14% so với cuối năm 2007), tuy nhiên từ cuối tháng 1, khi nguồn vốn trên thị trường trở nên khan hiếm, nhằm đảm bảo thanh khoản VPBank đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế tín dụng: ngừng cho vay kinh doanh bất động sản; áp dụng hạn mức tín dụng cho các chi nhánh; hạn chế các khoản vay của khách hàng mới...nên dư nợ tín dụng của VPBank trong tháng 2 và tháng 3 tăng chậm lại. Từ tháng 4/2008 VPBank tiếp tục thắt chặt hoạt động cho vay bằng cách tiếp tục áp dụng hạn mức tín dụng cho các chi nhánh; Nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp; Tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu cơ tích trữ xi măng, săt thép...)... Ngoài việc chỉ chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn với thời gian thu hồi vốn nhanh và rủi ro thấp, VPBank đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho vay các dự án trung và dài hạn, tuy thời gian thu hồi vốn chậm nhưng lại tạo được lợi nhuận cao cho NH. Đặc biệt trong cơ cấu vốn trung, dài hạn, cho vay dài hạn chỉ mới chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều này phù hợp với chính sách tín dụng của VPBank hiện nay và phù hợp với giai đoạn tăng trưởng hiện nay của NH. - Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay. Với định hướng chiến lược là kinh doanh bán lẻ, nên xác định thị phần chủ yếu của ngân hàng là hướng các DNVVN. Đây là một thị trường tiềm năng, chưa được sự quan tâm nhiều của các loại ngân hàng khác, nên có khả năng tạo nên lợi nhuận lớn cho NH. Tuy nhiên khi thực thi chiến lược ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu, nguyên nhân sâu sắc nhất đó là sự nhận thức chưa đúng đắn của các nhân viên: thói quen và cách làm cũ chưa kịp thay đổi, vẫn nhìn nhận các khoản cho vay lớn, các khoản đồng tài trợ cho doanh nghiệp Nhà nước mới là hấp dẫn. Với các nhân viên tín dụng và lãnh đạo ở cấp cơ sở, việc cho vay tiêu dùng, cho vay DNVVN là đang còn miễn cưỡng. Sự khó khăn này đã được Ban lãnh đạo nhìn nhận và khắc phục. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ đã được VPBank tập trung nguồn lực và thu hút được nhiều kết quả khả quan. Dư nợ vay trong giai đoạn này tăng đều qua các năm. Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Số tiền 09/08 ± % Tổng dư nợ 5,007 67 13,323 166.1 12,986 -2.5 13,665 5.2 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Doanh nghiệp lớn 503 67 1826 263.0 1952 6.9 1980 1.4 Tỷ trọng (%) 10.05 13.71 15.03 14.49 DNVVN 2502 111 6459 158.2 6104 -5.5 6,220 1.9 Tỷ trọng (%) 49.97 48.48 47.00 45.52 Tiêu dùng, cá nhân 2002 65 5038 151.6 4930 -2.1 5465 10.9 Tỷ trọng (%) 39.98 37.81 37.96 39.99 Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank 2006-2009 Qua số liệu bảng 2.5 cho chúng ta thấy VPBank đã phần nào thực hiện đúng hướng đã đề ra. Tuy nhiên, hướng tới thị phần DNVVN; tiêu dùng, cá nhân tuy đem lại nhiều lợi nhuận lớn nhưng ngân hàng cũng sẽ gánh chịu rủi ro vì tính đặc thù của các DNVVN nên trong thời gian tới ngân hàng cũng nên có những giải pháp để giảm bớt được rủi ro. Tóm lại: trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực: - Mức tăng trưởng tín dụng được duy trì. - Thực hiện đúng định hướng đề ra: hướng tới thị phần DNVVN, tiêu dùng và cá nhân. - Hoạt động tín dụng vẫn được giữ vững theo phương châm "bảo thủ". - Chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của VPBank. - Chất lượng tín dụng của toàn hệ thống vẫn tiếp tục duy trì ở mức an toàn. Nhằm khẩn trương xử lý nợ xấu bằng các chế tài mạnh theo pháp luật, tránh để nợ xấu dây dưa, kéo dài, trong thời gian qua ban Tổng Giám đốc đã có nhiều chỉ thị, văn bản yêu cầu các phòng ban tại Hội sở và các chi nhánh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, phát hiện và xử lý kịp thời nợ xấu, thành lập các bộ phận thu hồi nợ chuyên trách tại các chi nhánh và bổ sung nhân sự cho phòng Pháp chế Hội sở để đủ nhân lực giải quyết nhanh chóng các khoản nợ xấu cho các chi nhánh trên toàn quốc. Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở Hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không tránh khỏi. Nợ xấu từ mức 0.49 % tại thời điểm cuối năm 2007 đã tăng lên 3.41% vào thời điểm 31/12/2008 (tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành là 3.5%). Nợ xấu đến tháng 6/2009 là 366 tỷ đồng (chiếm 2,68% tổng dư nợ), giảm 75 tỷ đồng so với cuối năm trước (giảm 0,7% về tỷ lệ). Nợ cần chú ý đến tháng 6/2009 là 240 tỷ đồng (chiếm 1,76% tổng dư nợ), giảm 256 tỷ đồng so với cuối năm trước. Dự kiến năm 2009 VPBank cũng như các NHTM nói chung vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng nợ xấu khi nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng và thị trường bất động sản chưa tan băng. Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại VPBank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Số tiền 09/08 ± % 1. Tổng dư nợ (TDN) 5,007 67 13,323 166.1 12,986 -2.5 13,665 5.2 2. Nợ xấu 29.18 38,3 65.28 123.7 441.52 576.3 336 -23.9 3. Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0.58 0.49 3.4 2.68 4. Nợ không thu hồi được/TDN - 0 - - 5. Trích lập dự phòng rủi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26295.doc
Tài liệu liên quan