Luận văn Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

MỤC LỤC

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3

3. Nội dung nghiên cứu . 10

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .10

5. Cấu trúc của luận văn .11

Chương Một: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH

ĐỘNG CẦU KHIẾN

1. Hành động ngôn từ.12

1.1 Khái niệm về hành động ngôn từ .12

1.2 Các hành động ngôn từ.13

1.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ .16

1.4Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn. 20

1.5Phương thức thể hiện hiệu lực tại lời.22

2 Hành động cầu khiến

2.1. Khái niệm cầu khiến .31

2.2.Các loại hành động cầu khiến chủ yếu.34

2.3.Cầu khiến lịch sự .37

Chương Hai:PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN

TRONG TIẾNG VIỆT

1. Phương thức thể hiện trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt

1.1 Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai.46

1.2 Phương thức dùng tiểu từ tình thái . 53

1.3 Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái .65

1.4 Phương thức dùng vị từ ngôn hành .88

2. Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt

2.1Dùng hình thức câu khăng định.95

2.2Dùng hình thức câu nghi vấn.98

KẾT LUẬN.107

pdf118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động cầu khiến trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
än Im ngay! Câm cái mồm! chúng tôi nhận thấy hành động ngôn ngữ ra lệnh ấy chủ yếu quan hệ đến người nói. Bởi Điền quá mệt mỏi trong buổi lĩnh tiền bằng căn cước và bưu thiếp của thời bao cấp nên việc vợ ca cẩm không mua thuốc cho con khiến Điền càng thêm mệt mỏi, nhức đầu hơn. Như vậy sự im lặng của vợ hoàn toàn đem lại lợi ích cho Điền. Ví dụ(7) cho thấy: Người nói : Thầy (bố của Hồng) Người nghe: Hồng Vị thế giao tiếp của người nói cao hơn người nghe. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 51 Lợi ích của việc người nghe làm thuộc về người nói: Thầy không muốn Hồng “bám lấy” mình, để cho mình được rảnh rang về thể xác, tinh thần được thư giãn do đang căng thẳng, đầu đang đau nhức. Trong hành động ngôn ngữ này, người nói là người bậc trên, có vị thế giao tiếp cao hơn (bố) người nghe (con), đồng thời do hoàn cảnh giao tiếp đang mệt mỏi, khuôn mặt dữ tợn…) nên tính bắt buộc ở mức độ cao. Ví dụ (16) cho thấy: Dạng câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai, bên cạnh hành động ra lệnh còn có hành động khuyên nhủ, (1),(2),(4); thỉnh cầu(11),(15), mời mọc (14) Ngữ liệu đã thu thập được chỉ ra rằng hành động khuyên nhủ xuất hiện trong các câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai có tần số xuất hiện ít hơn, sau hành động ngôn ngữ ra lệnh. Bởi trong giao tiếp nó được xem như kém hiệu quả. Trong “Bài ca chúc Tết thanh niên” (1), do nhận thấy trách nhiệm cần phải bồi dưỡng ý thức cách mạng cho tầng lớp thanh niên, lực lượng rường cột, kế thừa , phát huy thành quả cách mạng mà ông cha ta để lại một cách sâu sắc nhất, Phan Bội Châu đưa ra lời khuyên nhủ có thể coi như một lời thức tỉnh tầng lớp thanh niên hãy bừng tỉnh, nhận rõ ý thức trách nhiệm của mình trước cơn nguy biến của đất nước. Ở ví dụ (2) thì ý thức ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: đồng sức đồng lòng, chung lưng đấu cật gánh vác trọng trách nặng nề của giang san; trui rèn cho mình ý chí kiên cường, bền bỉ. Trong hai ví dụ trên, người nói là sĩ phu yêu nước, nhà lãnh đạo cách mạng Phan Bội Châu; người nghe là tầng lớp thanh niên có vai trò quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Phan Bội Châu yêu cầu lớp trẻ nhận rõ ý thức trách nhiệm của mình, điều này phù hợp với bối cảnh xã hội, tình hình của đất nước. Chính vì vậy (1) và (2) là hành động ngôn ngữ khuyên nhủ. Lợi ích trong trường hợp này thuộc về cả người nói lẫn người nghe nhưng chủ yếu thuộc về người nghe, với vai trò là nhà lãnh đạo cách mạng việc bồi dưỡng ý thức cách mạng cho thế hệ trẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà chính trị Phan Bội Châu. Tính bắt buộc trong trường hợp này cao do hoàn cảnh phát ngôn (đất nước đang trong cảnh ngặt nghèo, rơi vào tay thực dân Pháp, các phong trào nông dân khởi nghĩa còn mang tính chất bộc phát, tự giác nên dễ bị thất bại. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 52 Tuy nhiên hành động được thực hiện hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Ở ví dụ(4), Người nói: Trang Người nghe: Minh (bạn Trang) Lợi ích của việc người nghe thực hiện hoàn toàn thuộc về họ. Người nói và người nghe là bạn học cùng lớp của nhau, người nói không có quyền uy gì đối với người nghe nên đây là hành động khuyên nhủ. Qua ngữ liệu thu thập như ví dụ (11), chúng tôi nhận thấy hành động ngôn ngữ thỉnh cầu ít xuất hiện trong các phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai vì nó được xem là thiếu tế nhị, lịch sự. Bởi lẽ đối với hành động ngôn ngữ thỉnh cầu, lợi ích của việc người nghe làm chủ yếu thuộc về người nói. Người nói : Trang Người nghe: Minh (bạn Trang) Trang nhờ Minh giảng giúp bài tập cho mình hiểu. Trang hiểu bài nhưng Minh bị tốn công sức nên lợi ích việc giảng bài của Minh thuộc về Trang. Do Trang và Minh là hai người bạn học cùng lớp, Trang không có quyền uy gì đối với Minh. Chính vì vậy tính bắt buộc thấp. Hành động “giảng bài”được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Minh và thái độ thành khẩn của Trang. Ở ví dụ(15), Người nói : Tràng Người nghe: cô gái Tràng mới quen (vợ Tràng sau này) Đối với hành động cầu khiến có hành động tại lời rủ rê, mời gọi ít xuất hiện ở dạng phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai trừ khi mối quan hệ giữa người nói và người nghe thật sự thân thiện gần gũi hoặc ngược lại họ mới gặp nhau lần đầu còn có một khoảng cách về xã hội. Họ còn thiếu tự nhiên và điều đó được biểu hiện ở sự e dè trong cách xưng hô. Ở ví dụ(14), Người nói :Tràng Người nghe: Cô gái mà Tràng mới quen (vợ của Tràng sau này) Lời mời của Tràng chỏng lỏn nghe như lời bông đùa, bỡn cợt bởi hai người trai chưa vợ, gái chưa chồng mới gặp gỡ nhau đầu nên lời rủ rê mời gọi còn có chút e dè, ngượng ngùng, thiếu tự nhiên. Cách nói bâng quơ vốn đã trở nên quen thuộc đối với người Việt trong những hoàn cảnh tương tự như thế này. Tóm lại người Việt thường sử dụng phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai trong trường hợp hành động ngôn ngữ có hiệu lực tại lời ra lệnh. Bởi vì Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 53 trong giao tiếp, dạng cấu trúc như vậy thường mang sắc thái mệnh lệnh cao: Người nói có vị thế giao tiếp cao hơn, người nghe hoặc là người bậc trên và vì vậy hành động ngôn ngữ này có tính bắt buộc cao. Ở hành động khuyên nhủ thì người nói thường có vị thế giao tiếp hoặc vị thế xã hội là người bậc trên so với người nghe hay người nói có trình độ, kinh nghiệm sống, từng trải hơn thì những phát ngôn đó mới có hiệu lực. Lợi ích thuộc về người nghe nên việc được thực hiện hay không tuỳ thuộc vào nhận thức của người nghe, chính vì vậy mà tính bắt buộc không cao. Trong trường hợp hành động ngôn ngữ thỉnh cầu do lợi ích thuộc về người nói nên tính bắt buộc không cao và vì vậy việc được người nghe thực hiện hay không hoàn toàn tùy thuộc vào người nghe. Và cuối cùng là đối với hành động ngôn ngữ rủ rê, mời gọi lợi ích thuộc cả về người nói lẫn người nghe nên tính bắt buộc của việc được thực hiện ở mức độ trung bình. Người nói có vị thế cao hơn người nghe hoặc ngang bằng và thông thường người nói và người nghe có mối quan hệ thật thân mật, gần gũi hay ngược lại mới chỉ quen biết lần đầu (như tình huống vừa nêu) thì mới sử dụng dạng câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai. Ở những phát ngôn này ta dễ dàng thêm các nhóm phụ từ: hãy, đừng, chớ… cần, phải, nên…vào đầu phát ngôn hoặc tiểu từ tình thái: đi, nào, nhé… vào cuối phát ngôn để có hệ quả là đạt được hiệu lực giao tiếp bởi sắc thái ý nghĩa được tạo ra sau khi thêm phụ từ, tiểu từ phát ngôn thêm thân mật, gần gũi hơn hay tăng thêm sắc thái mệnh lệnh. Chẳng hạn: (a) Đi chơi đi! Để cho thầy nghỉ! So sánh với : (a’) Đi chơi đi ! Để cho thầy nghỉ nào. (a): Hành động ngôn ngữ ra lệnh cứng nhắc mang tính bắt buộc ở mức độ cao. (a’): Cũng là hành động ngôn ngữ ra lệnh nhưng sắc thái mệnh lệnh giảm. Câu lệnh bớt gay gắt, lời cầu khiến thêm mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn. Như vậy trong mối quan hệ với tính lịch sự, các phương tiện ngôn ngữ trong câu không chỉ thực hiện các chức năng cú pháp hay ngữ nghĩa mà còn đảm đương các chức năng dụng học khác nhau. Điều này biểu hiện ở khả năng có thể làm thay đổi mức lịch sự của phát ngôn theo hướng tăng lên, giảm đi hay ở mức độ trung bình.Thủ pháp lược bỏ chủ ngữ ở ngôi thứ hai trong điều kiện Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 54 vẫn bảo toàn đích ngôn trung cầu khiến có hiệu lực như là một dấu hiệu làm giảm tính lịch sự . 1.2 Phương thức dùng tiểu từ tình thái Có nhiều thuật ngữ khác nhau để gọi thay cho TTTT như: tiểu tố tình thái, toán tử logic tình thái; trợ từ; hư từ; tình thái ngữ; khởi ngữ tình thái… Xét thấy thuật ngữ TTTT phù hợp hơn cả nên chúng tôi đã sử dụng thuật ngữ này. Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, đặc biệt là vài thập niên trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học đã phải thừa nhận vai trò của các TTTT trong việc hình thành hiệu lực tại lời của các phát ngôn. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng các TTTT: đi, nhé, đã, thôi, nào… có tác dụng biến câu trần thuật thành câu cầu khiến và ý nghĩa cầu khiến có trường hợp thể hiện trực tiếp và cũng có trường hợp được suy ra một cách gián tiếp từ ý nghĩa chung, khái quát mà tiểu từ này mang lại cho phát ngôn. Khi tìm hiểu về các TTTT tạo phát ngôn cầu khiến chúng tôi nhận thấy TTTT khá đa dạng, phong phú như: đi (đi thôi), nào (đi nào), nhé (nhá, nha, ha), cái, coi, cho, đã, vào, với, xem, thôi…Song trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ khảo sát, thu thập một số TTTT xuất hiện với tần số cao trong các phát ngôn cầu khiến mà người Việt sử dụng. Ngữ liệu được thu thập để khảo sát thuộc các loại diễn ngôn trong hầu hết các phong cách nhưng chủ yếu là phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách nghệ thuật và phong cách chính luận. Chúng tôi trình bày như sau: 2.2.1. Dùng TTTT “đi”- Biểu thức “P đi” (20) Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?. (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan) (21) Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé! Ừ em cứ ngủ đi. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ) (22) Dậy đi, An, tàu đến rồi. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ) (23) Thôi đi ngủ đi chị. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ) Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 55 (24) Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải rỗ gông đi. (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù) (25) Đứng lại! Xuống ruộng nhổ lúa đi, không có chết cả bây giờ. (Nam Cao, Tranh tối tranh sáng) (26) Được rồi. Quét đi. (Nam Cao, Bài học quét nhà) (27) Quét đi. Bây giờ mày quét đi. (Nam Cao, Bài học quét nhà) (28) Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. (Nam Cao, Chí Phèo) (29) Cầm lấy mà cút đi, đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bám người ta mãi à? (Nam Cao, Chí Phèo) (30) Cho bu mượn cái đĩa đi con! (Nam Cao, Một đám cưới) (31) Đi nấu nước đi con! (Nam Cao, Một đám cưới) (32) Vâng, thế thì ta cứ đọc. Mình lấy ra đi! (Nam Cao, Đôi mắt) (33) Mình đọc hay tôi đọc? Mình đọc (Nam Cao, Đôi mắt) (34) Thôi đi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi. Bà đừng bênh con. (Vũ Trọng Phụng, Hạnh phúc một tang gia) (35) Vậy hứa đi. Ta nên lấy danh dự mà thề với nhau đi. (Vũ Trọng Phụng, Một buổi tiếp khách) (36) A phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi. (Tô Hoài, Vợ chồng Aphủ) Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 56 (37) Thị vẫn đứng trước mặt hắn. – Đấy muốn thì ăn đi. (Kim Lân, Vợ nhặt) (38) Hắn xích lại cười cười. – Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi (Kim Lân, Vợ nhặt) (39) -Mai nói cho tôi chữ o có móc là chữ chi đi. Còn chữ chi đứng sau đó nữa, chữ chi có cái bụng to đó? (Nguyễn Trung Thành, Rừng Xànu) (40) Có máy bay à? Để em nghe kỹ xem đã. Anh cứ tắt đèn đi. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) (41) Cho xe chạy tiếp đi anh, nó còn tiếp tục đánh ngầm đấy. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) (42) Đây là giang sơn của em rồi. Anh đi đi, không trời sáng mất. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) (43) Vậy thì em cứ thẳng đường mà đi đi. (Truyện đọc Bảy anh em chú bé mồ côi SGK lớp 5) (44) Hay là mình hoãn cưới đi. (Thời trang trẻ số ra 9/2003,Chia sẻ) (45) Anh cứ hút trước đi. (46) Im đi (47) Ừ! Thế thì trả đi. (48) Chúng mình đi đi. (49) Đem mà rửa đi. (50) Mình lấy ra đi. (51) Được rồi! Đi đi (52) Thôi, bà ăn đi. (53) Trúc Linh ơi! Đi tắm đi con. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 57 (54) Đã có cháu ngoại lớn thế này rồi cơ à? Bà nghỉ buôn bán, ở nhà mà bế cháu đi. (55) Anh phụ em nấu nướng đi cho nhanh. (56) Dọn nhà đi. (57) Đóng cửa lại đi. (58) Bà xơi thêm chén nữa đi ạ (59) Đi đường xa mệt rồi. Vào nhà rửa chân tay đi cho tỉnh táo. (60) Uống cho hết đi nào. (61) Nói nhanh nên đi. (62) Tớ nấu nướng xong xuôi rồi đấy. Cậu dọn lên ăn đi. (63) Bóc quà sinh nhật ra đi. (64) Cô ơi cuối tuần này cô cho cháu và em đi chơi đi cô. (65) Này, chiều mai đến nhà mình tổ chức ăn nhậu đi. (66) Con gái gì mà chết chương chết nứt lên thế. Dậy đi. (67) Đằng trai đã tới rồi. Kìa, mình ra đón đi. (68) Tiền giả không tiêu được thì vất đi, bà còn giữ mãi làm gì. (69) Cứ yên tâm về đi, việc này tôi hứa giúp được là được. (70) Cô ơi! Bụng cháu to lắm rồi đây này – Ừ, thôi thì ăn hết chén cơm đó đi. Cháu đừng bỏ dở, con nhà người ta không có mà ăn đâu đấy. Khi xem xét 50 câu cầu khiến có chứa TTTT đi chúng tôi nhận thấy TTTT đi đã đóng một vai trò quan yếu trong việc biểu đạt thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với vấn đề nào đó đang được đề cập đến. Và những phát ngôn ấy thực hiện những hành động ngôn từõ khác nhau như: ra lệnh (34), (29), (36)…; sai bảo(31), (56), (57)…; rủ rê, mời mọc(38), (48), (52)…; nhờ vả(55), (62) khuyên lơn(54), (59), (20)… hay yêu cầu đề nghị (49), (56), (57)… Trong phát ngôn với lực ngôn trung là ra lệnh, sai bảo, khuyên lơn, yêu cầu, đề nghị có chứa TTTT đi, người nói luôn luôn có vị thế giao tiếp cao (mạnh) hơn hoặc ngang bằng với người nghe.TTTT đi xuất hiện trong câu có tác dụng : làm tăng thêm sắc thái mệnh lệnh; khiến cho lời sai bảo, đề nghị, yêu cầu thêm dứt khoát, có phần như hối thúc, thúc giục, động viên hành động Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 58 cho nhanh, gọn, lẹ làng hơn.Hành động đó rất cần được thực hiện thậm chí thực hiện ngay tức thì vào thời điểm nói. Còn đối với hành động ngôn ngữ khuyên lơn, khi có TTTT đi trong câu sẽ khiến cho lời khuyên thêm chân thành, tha thiết. Thử so sánh: – Ở hành động ngôn ngữ ra lệnh So sánh ví dụ(34) : Thôi đi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi. Bà đừng bênh con. Với(34’) : Thôi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi. Bà đừng bênh con. Rõ ràng trong câu (34) có chứa TTTT đi đã tăng thêm sắc thái mệnh lệnh so với câu(34’) Lời ra lệnh của cụ ông đối với cụ bà không chỉ”thôi” mà còn im đi, đừng nói lôi thôi, nhiều lời. Cụ ông có vai xã hội cao hơn cụ bà và đồng thời cũng có vị thế giao tiếp cao hơn. – Ở hành động sai bảo So sánh ví dụ(31) Đi nấu nước đi con. Với (31’) Đi nấu nước con. Người nói là người mẹ; người nghe là cô con gái. Trong câu (31) có TTTT đi và phần bổ trợ của từ xưng hô con khiến cho lời cầu khiến sai bảo thêm nhẹ nhàng và mềm mỏng hơn. Ở ví dụ này mặc dù trong gia đình người nói có quyền uy hơn người nghe (là người bậc trên) nhưng theo sự tác động của đích ngôn trung, lời cầu khiến đó đã gây thiệt cho H. Cho nên sự hiện diện của TTTT đi và có thêm phần bổ trợ của từ xưng hô con khiến cho lời sai bảo thêm nhẹ nhàng ,gây thiện cảm hơn đồng thời còn có tác dụng hối thúc, động viên hành động đi nấu nước đi, còn chần chừ gì nữa… – Ở hành động khuyên nhủ So sánh ví dụ(20) : Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà không đi xe ư? Với (20’) : Con rửa mặt, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà không đi xe ư?. – Sự có mặt của tiểu từ tình thái đi ở câu (1) rõ ràng đã biến câu trần thuật con rửa mặt thành câu cầu khiến con rửa mặt đi. Đồng thời người nói là bà của Thanh; người nghe là Thanh. Bà khuyên cháu đi rửa mặt cho mát giữa trời trưa nắng gắt rồi đi nghỉ. Sự có mặt của TTTT đi có tác dụng làm cho lời khuyên nhủ có tính thuyết phục cao và lời khuyên ấy thiết thực, ân cần nên hãy Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 59 thực hiện. Mặt khác việc được thực hiện mang lợi lại cho H chứ không phải cho S. – Đối với hành động yêu cầu đề nghị: Xem xét thí dụ (57) và so sánh: (57) : Đóng cửa lại đi! Với (57’): Đóng cửa lại. Ở hành động yêu cầu, đề nghị người nói có vị thế cao hơn hoặc ngang bằng với người nghe và lời yêu cầu đề nghị luôn gây thiệt cho H. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp người nói cần sử dụng những cách thức khác nhau. TTTT đi xuất hiện trong câu mang lại cho phát ngôn những sắc thái ý nghĩa mới; khiến cho lời yêu cầu đề nghị thêm nhẹ nhàng, mềm mỏng, và hệ quả là người nghe sẽ thực hiện yêu cầu đó, thậm chí vui vẻ mà thực hiện cho dù hành động này có thể mang lợi hoặc chẳng có lợi gì cho mình. Ngược lại với những hành động ra lệnh, sai bảo… mà người nói có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc ngang bằng người nghe thì ở hành động mời mọc, rủ rê hay nhờ vả… người nói lại có vị thế giao tiếp thấp hơn hoặc ngang bằng với người nghe. TTTT đi có mặt trong câu có tác dụng tăng thêm sức biểu cảm cho lời mời mọc, rủ rê. Lời mời trở nên chân thành, tha thiết. Và lời nhờ vả thêm khẩn khoản, cần thiết hơn. Chẳng hạn ở hành động mời mọc, rủ rê (38). Ví dụ (38): Hắn xích lại cười cười. – Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi. So sánh với (38’) Hắn xíchlại cười cười . – Thôi khuya rồi đấy, ngủ. Ở ví dụ(38’), vắng TTTT đi sẽ khiến người nghe cảm nhận rằng đây là lời ra lệnh , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . Người nói là Tràng người nghe là vợ Tràng(mới “nhặt” được) Người phụ nữ lần đầu tiên theo Tràng về làm vợ, làm dâu còn rụt rè, bỡ ngỡ. Đồng thời với Tràng “nhặt” đựơc vợ là điều thật bất ngờ,anh chưa chuẩn bị gì về mặt tâm lý . Tâm trạng của Tràng cũng chẳng khác gì mấy so với vợ. Sự có mặt của TTTT đi giúp Tràng thể hiện được sự nhẹ nhàng đằm thắm trong quan hệ vợ chồng. – Đối với hành động cầu khiến nhờ vả : Xét ví dụ (55) và so sánh: (55) : Anh phụ em nấu nướng đi cho nhanh. với (55’): Anh phụ em nấu nướng cho nhanh. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 60 Người nói là người vợ, người nghe là người chồng. Trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng (trong gia đình) người vợ bị coi là người bậc dưới còn người chồng là người bậc trên. Vì vậy người vợ cóvị thế giao tiếp thấp hơn người chồng cho nên có thể coi đây là HĐNN nhờ vả. Trong câu (55’) thiếu vắng TTTT đi câu mang sắc thái mệnh lệnh. Sẽ kém đem lại hiệu quả hơn mặc dù lợi ích của việc người nghe làm không hoàn toàn thuộc về người nói. Trong xã hội ngày nay quan niệm này đã thay đổi, công việc tề gia nội trợ không phải hoàn toàn do người vợ đảm đương. Tuy nhiên tục ngữ có câu “nói ngọt lọt đến xương” có thể coi sự có mặt của TTTT đi trong câu (55) là một cách “nói ngọt” khiến cho lời yêu cầu thêm nhẹ nhàng, mềm mỏng. Đồng thời trong câu còn có yếu tố chỉ mục đích cho nhanh chính vì vậy mà lời nhờ vả của người vợ tăng thêm sự khẩn khoản và cần thiết hơn. Tóm lại qua ngữ liệu thu thập được và việc phân tích chúng, chúng tôi nhận thấy các phát ngôn cầu khiến có chứa TTTT đi thể hiện nhữngsắc thái ý nghĩa khác nhau, lực ngôn trung thì thường thuộc nhóm khuyến lệnh. Đối với các cấu trúc câu có dùng động từ vị ngữ ở kiến trúc mệnh lệnh, sai bảo, khuyên lơn, yêu cầu, đề nghị…để biểu thị hiển ngôn hành động cầu khiến mà với sự có mặt hoặc không của TTTT đi và có hoặc không các từ xưng hô nhưng phát ngôn vẫn giữ được mức lịch sự cần thiết. Còn đối với các phát ngôn cầu khiến biểu thị lời mời mọc, rủ rê, nhờ vả… việc dùng các động từ vị ngữ ở dạng trực tiếp kết hợp với TTTT đi làm cho lời mời trở nên lịch sự hơn, lời nhờ vả thêm khẩn cầu và mang tính thuyết phục hơn. Các phát ngôn cầu khiến có chứa TTTT đi biểu thị ý mời mọc, rủ rê, cho phép… thường mang lợi cho H. Vì vậy người Việt cho rằng một lời mời có tính chân thành khi người mời hiển ngôn điều lợi mà người nghe nhận được (hay nói một cách khác là phải bộc lộ một đích ngôn trung rõ ràng) để tăng lợi giảm thiệt cho H .Do vậy để tăng mức lịch sự cho lời mời người Việt thường là tăng mức áp đặt, giảm mức lựa chọn của phát ngôn. Tức là người nói tăng mức trực tiếp và giảm mức gián tiếp ở bình diện biểu hiện. Chính vì vậy đây cũng là một trong những phương thức biểu hiện trực tiếp hành động cầu khiến của người Việt mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp. 2.2.2 Dùng TTTT “ đa”õ - Biểu thức “P đã”õ. (71) Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù) (72) Vào nhà uống nước đã. (Nam Cao, Nước mắt) Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 61 (73) Gọi nó dậy, nó thổi cơm cho mà ăn đã. (Nam Cao , Nước mắt) (74) Ấy ông ngồi chơi đã!... Đi bây giờ nắng chết. Ôâng tha phép… Tôi phải ra tỉnh ngay cho kịp. (Nam Cao, Nước mắt) (75) Vào đây uống nước đã. (Nam Cao, Chí phèo) (76) Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội. (Nam Cao, Đời thừa) (77)Khoan đã. Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại. Con chó to và dữ lắm. (Nam Cao, Đôi mắt) (78) Anh ra xin lấy một lượt danh thiếp đã. (Vũ Trọng Phụng, Một buổi tiếp khách) (79) Về muộn mấy. Hẵng vào nhà chơi cái đã nào. (Kim Lân, Vợ nhặt) (80) Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. (Kim Lân, Vợ nhăt) (81) Có việc gì vậy? Thì u hẵng vào ngồi trên giường lên chiếc chĩnh chện cái đã nào . (Kim Lân, Vợ nhặt) (82) Để em nghĩ kỹ xem đã. Anh cứ tắt đèn đi. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rưng) (83) Để nghe ngóng xem sao đã. (84) Này thì yên tôi bảo đã. (85) Ấy ông ngồi chơi đã. (86) Cô phải nghe tôi giải thích đã. (Báo tiếp thị và gia đình số 28, Chuyện tình yêu) (87) Thong thả đã. Đi đâu mà vội? Chúng mình đi uống rượu… Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 62 (88) Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. (89) Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước xơi trầu đã. (90) Mình thắp đèn to đấy à? Vâng tôi đổ thêm dầu đã. (91) Chờ Lan đã. (Hoa học trò, sô37, Chuyện cô bạn thân) Cũng như TTTT khác, TTTT đã xuất hiện trong 21 câu trên thể hiện sắc thái ý nghĩa riêng, bộc lộ thái độ của người nói đối với hành động đã được nêu. Trong câu xuất hiện TTTT đã bao giờ người nghe cũng nhận thấy có ít nhất hai hành động cần thực hiện. Chính vì vậy sự xuất hiện của TTTT này thể hiện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN004.pdf