Luận văn Hệ thống tài chính với việc phân tích hoạt động báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. Trang 3

I.- Hoạt động tài chính và sự cần thiết phải phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trang 3

1. Hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trang 3

1.1. Hoạt động tài chính và các chức năng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.

1.2 Các mối quan hệ tài chính doanh nghịêp.

2. Sự cần thiết phải phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trang 4

II.- Phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trang 4

III. Hệ thống báo cáo tài chính, tài liệu chủ yếu để tiến hành phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trang 5

1. Bảng cân đối kế toán. Trang 5

1.1 Kết cấu của bảng cân đối kế toán.

1.2 Nguyên tắc chung lập bảng cân đối kế toán.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh. Trang 6

2.1 Kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh.

2.2 Nguyên tắc chung lập báo cáo kết quả kinh doanh.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trang 8

3.1 Kết cấu báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3.2 Nguyên tắc chung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Trang 8

4.1 Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính.

4.2 Nguyên tắc lập bản thuyết minh báo cáo tài chính.

IV.- Nội dung phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trang 9

1. Phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp. Trang 9

1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn qua Bảng cân đối kế toán.

1.2 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn qua Bảng cân đối kế toán.

1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2. Phân tích tình hình vốn ( tài sản ). Trang 11

2.1 Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

2.11 Kết cấu tài sản lưu động.

2.12 Nguồn vốn hình thành tài sản lưu động.

2.2. Phân tích tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

2.21 Kết cấu tài sản cố định.

2.22 Nguồn vốn hình thành tài sản cố định.

3. Phân tích tình hình nguồn vốn. Trang 13

3.1 Phân tích tình hình nợ phải trả.

3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu.

4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. Trang 13

4.1 Phân tích tình hình thanh toán.

4.11 Phân tích các khoản phải thu.

4.12 Phân tích các khoản nợ phải trả.

4.2 Phân tích khả năng thanh toán.

5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Trang 15

5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.

6. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh. Trang 19

7. Dự đoán nhu cầu tài chính Trang 20

PHẦN THỨ HAI.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. Trang 22

I. Khái quát chung về tình hình hoạt động tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 22

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 22

1.1 Quá trình phát triển.

1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh.

1.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam.

2. Mô hình tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 24

II. Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 25

Các báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam.

1. Phân tích chung tình hình tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 26

1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn qua Bảng cân đối kế toán.

1.2 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn qua Bảng cân đối kế toán.

1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2. Phân tích tình hình vốn ( tài sản ) của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 29

2.1 Phân tích tình hình vốn lưu động.

2.2 Phân tích tình hình vốn cố định.

3. Phân tích tình hình nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 32

3.1 Phân tích tình hình nợ phải trả.

3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu.

4. Phân tích tìnhh hình thanh toán và khả năng thanh toán của Tổng công ty Thép Việt Nam.

Trang 34

4.1 Phân tích tình hình thanh toán.

4.2 Phân tích khả năng thanh toán.

5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trang 36

5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.

6. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh. Trang 38

7. Dự đoán nhu cầu tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam năm 1999. Trang 39

PHẦN THỨ BA.

CÁC GỈAI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. Trang 42

I. Một số ý kiến về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính. Trang 42

1. Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu.

2. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thép Việt Nam.

Trang 44

Lời kết Trang 50

Phụ luc: Mẫu các báo cáo tài chính và bảng biểu phân tích.

Tài liệu tham khảo.

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống tài chính với việc phân tích hoạt động báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 đồng({ 121.176.378.043đ+ 888.996.235.014 đ + (38.670.411.451 đ + 4.569.833.079 đ ) + 5.146.277.013 đ } + { 550.125.513.408 đ + 382.516.708.565 đ + 51.405.313.712 đ } So sánh hai vế ta thấy: Vế bên trái < Vế bên phải. Như vậy, tại thời điểm đầu năm nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty không đủ bù đắp cho tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh với số tiền là 762.130.381.937 đồng.( 2.042.606.670.285 đ - 1.280.476.288.348 đ). Để bù đắp Tổng công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn vay nợ. Qua cân đối 1 cho thấy so với đầu năm tình hình tài chính cuối năm của Tổng công ty khả quan hơn do giảm nguồn vốn vay là 391.778.429.238 đồng. (1.153.908.811.175 đ - 762.130.381.937 đ) Phân tích cân đối 2 ta có: Cân đối 2. Phần B_ Nguồn vốn + Phần A_ Nguồn vốn { Mục I ( 1, 2 ) + Mục II } = Phần A_ Tài sản { Mục I + Mục II + Mục IV + Mục V ( 2, 3 ) + Mục VI } + Phần B_ Tài sản { Mục I + Mục II + Mục III }. + Tại thời điểm đầu năm, Vế bên trái ( nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay) là : 2.586.145.834.739 đồng ({ 1.312.504.287.943 đ }+{ (854.539.923.091 đ + 51.273.520.873 đ ) + 367.828.102.832 đ } ) trong khi Vế bên phải là 2.466.413.099.118 đồng.({ 119.050.580.873 đ + ( -397.500 đ ) + 1.255.971.484.458 đ + (36.264.651.965 đ + 7.240.188.360 đ ) + 2.180.261.929 đ } +{ 554.895.726.070 đ + 490.488.041.712 đ + 81.322.631.251 đ }. So sánh 2 vế ta thấy: Vế bên trái > vế bên phải. + Tại thời điểm cuối năm Vế bên trái ( nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay) là 2.418.576.147.883 đồng.({ 1.280.476.288.348 đ }+ {(807.117.035.926 đ + 50.172.301.709 đ ) + 280.810.521.900 } trong khi Vế bên phải là 2.042.606.670.285 đồng.({ 121.176.378.043 đ + 0 đ + 888.996.235.014 đ + ( 38.670.726.545 đ + 4.569.833.079 đ ) + 5.146.277.013 đ + { 550.125.513.408 đ + 382.516.708.565 đ + 51.405.313.712 đ }. So sánh 2 vế ta thấy: Vế bên trái > vế bên phải. Như vậy tại thời điểm đầu năm và cuối năm, nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay của Tổng công ty chưa sử dụng hết vào trong quá trình sản xuất kinh doanh nên bị các đơn vị khác chiếm dụng. Cụ thể số vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng : Tại thời điểm đầu năm là:119.732.735.621 đồng.( 2.586.145.834.739 đ - 2.466.413.099.118 đ) Tại thời điểm cuối năm là: 375.969.477.598 đồng( 2.418.576.147.883 đ - 2.042.606.670.285 đ) Qua cân đối 2 cho thấy số vốn cuối năm Tổng công ty bị chiếm dụng lớn hơn đầu năm là 256.236.741.977 đồng (375.969.477.598 đồng - 119.732.735.621 đồng). Tổng công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng. Mặt khác qua phân tích 2 cân đối trên cho thấy bên cạnh việc Tổng công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn vay nợ.thì Tổng công ty lại bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Do vậy, Tổng công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng để có nguồn trang trải các khoản đi chiếm dụng đặc biệt là nguồn vốn vay . . 1.3- Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: - Tổng doanh thu năm nay tăng hơn so với năm trước là: 5.786.272.869.924 đ - 5.438.189.261.783 đ = 348.083.608.141 đồng; tức là tăng 6,4% - Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cuối năm so với đầu năm là 7,3% - tăng lên 386.917.755.518 đồng do tác động của tỷ giá ngoại tệ thay đổi tăng. - Chi phí quản lý, chi phí bán hàng giảm so với năm trước một lượng là 23.998.992.091 đồng; giảm khoảng 8,5%. Mặc dù giá vốn hàng bán trong năm tăng lên, song do doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi nên lợi tức sau thuế từ hoạt động kinh doanh năm nay tăng so với năm trước là 1.741.215.909 đồng; số tương đối tăng so với năm trước là 10,2%. Để phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp ta phải phân tích cụ thể các lĩnh vực quản lý sau: 2. Phân tích tình hình vốn ( tài sản ). Vốn của doanh nghiệp được hình thành trên hai phần: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ mà vốn trong doanh nghiệp được phân bổ cho hợp lý, thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có những căn cứ xác đáng trên cơ sở phân tích tình hình vốn, đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành nên tổng vốn, ta phân tích chi tiết từng bộ phận của vốn trong sự tác động qua lại của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để từ đó thấy được bản chất, mức độ và tính hợp lý của việc phân bổ vốn, trình độ sử dụng vốn. Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. ( Xem bảng số 2 - Phụ lục: Bảng phân tích tình hình phân bổ vốn năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 2.1- Phân tích tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Kết cấu của tài sản lưu động là tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.. Qua sự phân tích số liệu và tính toán về tình hình tài sản lưu động tại thời điểm đầu năm và cuối năm, ta thấy: Tổng tài sản lưu động cuối năm giảm so với đầu năm là 545.514.559.742 đồng; giảm khoảng 20%. Trong cơ cấu đó chủ yếu giảm ở các khoản: + Vốn bằng tiền tăng : 2.125.797.170 đồng. Tăng khoảng 1,75% so với đầu năm. Trong đó: - Tiền mặt tăng so với đầu năm là 1.202.669.845 đồng; tăng 7,4%. - Tiền gửi ngân hàng giảm so với đầu năm là 15.630.965.999 đồng; giảm 15,7%. - Tiền đang chuyển tăng so với đầu năm là 16.554.093.324 đồng; tăng 460%. Đầu năm tiền tồn quỹ của Tổng công ty là 119.050.580.873 đồng; chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% trong tổng tài sản lưu động và đây là một tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy Tổng công ty đã hạn chế mức tiền tồn quỹ để đưa vốn vào trong sản xuất. Đối với khoản mục này, xu hướng chung thì nếu lượng tiền giảm trong kỳ cho thấy lượng dự trữ tiền mặt và dự trữ tiền gửi ngân hàng đã giải phóng một lượng vốn vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng lượng tiền ở đây tăng không đáng kể so với đầu năm nên có thể coi là tích cực vì xét trên khía cạnh thanh toán tức thời, vốn bằng tiền trong kỳ tăng sẽ đảm bảo khả năng thanh toán thuận lợi hơn trong doanh nghiệp. Xét chi tiết thì lượng tiền trong lưu thông ( tiền đang chuyển ) tại thời điểm cuối năm rất lớn, trong khi đó thì lượng tiền mặt tại quỹ chỉ tăng 7,4% và tiền gửi ngân hàng lại giảm 15,7% so với đầu năm. + Các khoản phải thu giảm so với đầu năm là 184.509.140.636 đồng. Giảm khoảng 18%. Trong đó: - Phải thu của khách hàng tăng so với đầu năm là 138.856.348.985 đồng; tăng 33%. - Trả trước cho khách hàng giảm so với đầu năm là 116.453.441.801 đồng; giảm 79%. - Phải thu nội bộ giảm so với đầu năm là 202.265.106.603 đồng; giảm 39%. - Các khoản phải thu khác giảm so với đầu năm là 3.943.555.155 đồng; giảm 3%. Trong tổng tài sản nói chung và trong tổng tài sản lưu động nói riêng, các khoản phải thu chiếm một tỷ trong lớn ( so với tổng tài sản lúc đầu năm là 44% và lúc cuối năm là 47% - so với tài sản lưu động lúc đầu năm là 72% và lúc cuối năm là 69% ). Điều này thể hiện rõ chính sách khuyến mại của Tổng công ty trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm thép. Tuy nhiên xét về tỷ trọng khoản phải thu thì việc tăng tỷ trọng này là một dấu hiệu không khả quan trong điều kiện tổng doanh thu và doanh thu thuần tỷ lệ tăng thấp ( tổng doanh thu cuối kỳ tăng so với đầu năm là 6,4% và tỷ lệ doanh thu thuần tăng so với đầu năm là 6,47% ), do đó doanh nghiệp cũng nên xây dựng một quy chế chặt chẽ để hạn chế bị chiếm dụng vốn trong lưu thông hàng hoá, từ đó giảm tỷ trọng các khoản phải thu trong cơ cấu vốn lưu động để có thể tiết kiệm được vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. + Hàng tồn kho giảm so với đầu năm là 366.975.249.444 đồng. Giảm khoảng 37,8%. Trong đó: - Hàng mua đang đi đường giảm 15.280.951.497 đồng; giảm 90% so với đầu năm. - Nguyên vật liệu tồn kho giảm 35.341.347.949 đồng; giảm khoảng 8,6% so với đầu năm. - Công cụ, dụng cụ tồn kho giảm 2.264.193.351 đồng; giảm 17% so với đầu năm. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 33.091.363.802 đồng; giảm 21,2% so với đầu năm. - Thành phẩm tồn kho tăng 42.052.973.016 đồng; tăng 31,4% so với đầu năm. - Hàng hoá tồn kho giảm 304.373.582.742 đồng; giảm 60% so với đầu năm. - Hàng gửi đi bán giảm 17.580.730.921 đồng; giảm 87% so với đầu năm. Qua phân tích trên ta thấy, nhìn chung đơn vị đã giảm lượng dự trữ hàng tồn kho, tăng cường giải phóng hàng hoá ( giảm 60% so với đầu năm ). Đây là một điểm tốt doanh nghiệp cần phát huy để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giành thị phần lớn về mặt hàng thép vốn dĩ cung đã lớn hơn cầu. Tuy nhiên khối lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ tăng lên 31,4% cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sản xuất một lượng lớn thành phẩm. Bên cạnh đó khoản hàng mua đang đi trên đường cũng giảm mạnh ( giảm 90% ) có thể do hàng mua về bù đắp cho lượng vật tư để sản xuất trong kỳ. + Tài sản lưu động khác tăng so với đầu năm là 877.620.584 đồng. Tăng khoảng 0,77% - trong đó tăng chủ yếu do khoản: -Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn cuối kỳ tăng so với đầu năm là 22.461.662.501 đồng; tăng 243% - có thể do doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp vay nợ. 2.2- Phân tích tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố định chiếm 28% trên tổng số tài sản tại thời điểm đầu năm và chiếm 31% tại thời điểm cuối năm. Dựa trên bảng cân đối kế toán năm 1998 của Tổng công ty ta xác định chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cuối năm là 17,5% ,tỷ suất đầu tư đầu năm là 14,8% tăng hơn so với đầu năm là 2,7% điều đó cho thấy trong năm 1998 Tổng công ty đã tăng cường máy móc thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật. Cụ thể là: - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng: 62.896.853.343 đồng. Tăng 6,06% so với đầu năm. - Nguyên giá tài sản vô hình giảm:103.294.673 đồng. Giảm khoảng 0,15% so với đầu năm. Đi sâu vào phân tích ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn ta có số dư cuối năm giảm là 59.835.757.538 đồng; giảm 5,72% so với số dư đầu năm. Trong cơ cấu đó thì giảm chủ yếu ở các khoản: A) Giá trị còn lại tài sản cố định giảm: 4.770.212.662 đồng, giảm 0,86% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình tăng: 607.697.220 đồng. Tăng 0,13 so với số dư đầu năm. - Giá trị còn lại tài sản vô hình giảm: 5.377.909.882 đồng. Giảm 9,01% so với số dư đầu năm. B) Các khoản đầu tư dài hạn giảm là 26.971.333.147 đồng. Giảm 6,59% so với số dư đầu năm. - Đầu tư chứng khoán dài hạn tăng 150.000.000 đồng, tăng 10% so với số dư đầu năm . - Góp vốn liên doanh giảm 27.121.333.147 đồng, giảm 6,66% so với số dư đầu năm. C) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 29.917.317.539 đồng, giảm 36,7% so với đầu năm. D) Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn tăng 1.823.105.810 đồng; tăng 4191% so với đầu năm. Qua phân tích tình hình vốn (tài sản) của Tổng công ty ta có nhận xét: + Năm 1998 Tổng công ty đã tăng cường năng lực sản xuất của mình thông qua việc cải tạo, mua sắm máy móc thiết bị và cơ sở vật chất do đó nguyên giá tài sản cố định tăng: 62.896.853.343 đồng.(tăng 6,06% so với tổng nguyên giá tài sản cố định của Tổng công ty) + Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá dẫn đến hàng tồn kho giảm đáng kể ( đặc biêt số dư cuối năm hàng hoá tồn kho giảm trên 304 tỷ đồng bằng 60% so với số dư đầu năm 304.373.582.742 đ /506.427.927.730 đ ). Đây là một điểm tốt doanh nghiệp cần phát huy để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giành thị phần lớn về mặt hàng thép vốn dĩ cung đã lớn hơn cầu. + Đã thu hồi được những khoản nợ thương mại, đáng chú ý là giảm so với năm trước các khoản sau: Các khoản phải thu giảm là 184.509.140.636 đồng, giảm khoảng 18% so với đầu năm; Phải thu của khách hàng tăng là 138.856.348.985 đồng, tăng 33% so với đầu năm; Trả trước cho khách hàng giảm là 116.453.441.801 đồng, giảm 79% so với đầu năm; Phải thu nội bộ giảm là 202.265.106.603 đồng, giảm 39% so với đầu năm..... Tóm lại, trong điều kiện thị trường cạnh tranh như ngành thép, tình hình cơ cấu vốn ( tài sản ) năm 1998 của Tổng công ty có chiều hướng vận động tích cực là một dấu hiệu tốt. 3. Phân tích tình hình nguồn vốn. Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. ( Xem bảng số 3 - Phụ lục: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 3.1- Phân tích tình hình nợ phải trả. Nợ phải trả bao gồm nguồn vốn tín dụng và các khoản vốn đi chiếm dụng. Tại thời điểm đầu năm, tỷ trọng của khoản nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn là 65% và tại thời điểm cuối kỳ là 59%, giảm khoảng 6%. Như vậy, Tổng công ty đã cố gắng giảm bớt những khoản nợ. Căn cứ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta có số dư cuối kỳ nợ phải trả số tuyệt đối giảm là 573.322.317.685 đồng; số tương đối giảm 23,5% so với số dư đầu năm. Trong đó: A) Nợ ngắn hạn giảm 484.779.798.728 đồng; giảm khoảng 23,6% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Vay ngắn hạn giảm 47.422.887.165 đồng, giảm 5,5% so với số dư đầu năm. - Phải trả cho người bán giảm 94.341.976.398 đồng, giảm 32% so với số dư đầu năm. - Người mua trả tiền trước giảm 77.871.254.713 đồng, giảm 50% so với số dư đầu năm. - Thuế và các khoản phải nộp giảm 6.876.900.007 đồng; giảm 36% so với số dư đầu năm. - Phải trả nội bộ giảm 231.695.914.403 đồng, giảm 42% so với số dư đầu năm. - Phải trả phải nộp khác giảm 18.510.497.462 đồng, giảm khoảng 22% so với số dư đầu năm. B) Nợ dài hạn giảm 87.017.580.932 đồng, giảm 23,6% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Vay dài hạn giảm 86.092.632.052 đồng, giảm 24% so với số dư đầu năm. - Nợ dài hạn giảm 924.948.880 đồng, giảm 8,8% so với số dư đầu năm. C) Nợ khác cuối kỳ giảm so với đầu năm là 1.524.938.025 đồng; giảm 12% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Chi phí phải trả giảm 817.381.956 đồng, giảm 7,9% so với số dư đầu năm. - Tài sản thừa chờ xử lý giảm 704.556.065 đồng, giảm 33% so với số dư đầu năm. - Ký cược, ký quỹ dài hạn giảm 3.000.000 đồng, giảm 10% so với số dư đầu năm. Qua số liệu trên ta thấy: + Xét về mặt tỷ trọng, khoản nợ ngắn hạn này chiếm 84% trong tổng khoản nợ phải trả ( Số dư đầu năm và cuối năm). Qua số liệu trên ta thấy do tích cực tiêu thụ hàng hoá tồn kho nên so với năm trước Tổng công ty đã trang trải công nợ ngắn hạn với ngân hàng cũng như thanh toán cho người bán hàng, giảm phần chiếm dụng của người mua trả tiền trước + Về nợ dài hạn này chỉ chiếm tỷ trọng 15% trong tổng số khoản nợ phải trả ( số dư đầu năm và cuối năm). Do sản xuất có tăng trưởng, trích khấu hao đảm bảo theo khế ước vay nên Tổng công ty đã thanh toán trả nợ ngân hàng đúng hạn nên việc giảm khoản nợ dài hạn này được coi là hợp lý.. + Các khoản nợ khác chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn nên có thể mức độ ảnh hưởng của chúng không rõ rệt. Tỷ trọng khoản nợ này trong tổng khoản nợ phải trả chỉ chiếm 0,51% lúc đầu năm và chiếm 0,59% lúc cuối kỳ; mức độ có tăng lên song không nhiều ( tăng 0,08% ). 3.2- Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trên tổng nguồn vốn, ứng với số dư đầu năm là 35%, số dư cuối năm là 41% , chênh lệch cuối kỳ tăng 6%. Nhưng xét về số tuyệt đối thì số dư cuối năm vốn chủ sở hữu lại giảm là 32.027.999.595 đồng so với số dư đầu năm. Để xác định được khả năng tự chủ về mặt tài chính, ta có thể đánh giá qua tỷ suất tự tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = X 100% Tổng nguồn vốn 1.312.504.287.943 đ Tỷ suất tự tài trợ năm 1997 = = 35% 3.744.573.682.145 đ 1.280.476.288.348 đ Tỷ suất tự tài trợ năm 1998 = = 40% 3.139.223.364.865 đ Tuy rằng vốn chủ sở hữu cuối kỳ giảm so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu giảm là do: + Nguồn vốn và quỹ giảm : 39.175.121.988 đồng. Trong đó: - Vốn kinh doanh giảm: 57.488.080.150 đồng, Chủ yếu giảm do năm 1998 Tổng công ty được Nhà nước cho phép xử lý giảm giá đối với hàng hoá tồn kho nên vốn lưu động được giảm. - Quỹ dự phòng tài chính giảm: 6.142.593.500 đồng. -Chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng: 19.214.133.115 đồng. - Quỹ đầu tư phát triển tăng: 4.066.710.102 đồng. + Nguồn kinh phí tăng: 7.147.122.393 đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy giảm nhưng có khả năng chủ động về tài chính của Tổng công ty cho những hoạt động của mình tốt lên do tỷ suất tự tài trợ năm 1998 cao hơn năm 1997. Nói cách khác nếu năm 1997 doanh nghiệp phải chủ yếu tài trợ bằng nguồn vay nợ ( chiếm 65% tổng nguồn vốn ) thì năm 1998 doanh nghiệp đã tự chủ được phần nào về mức độ độc lập về mặt tài chính, giảm nguồn tài trợ bằng vay nợ (chiếm 59% tổng nguồn vốn). 4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam. 4.1- Phân tích tình hình thanh toán. Để phân tích tình hình thanh toán ta dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán để lập bảng phân tích. ( Xem bảng số 4 - Phụ lục: Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 4.1.1- Phân tích các khoản phải thu. Qua bảng phân tích tình hình thanh toán trên ta thấy: Về các khoản phải thu chênh lệch giữa số dư cuối năm và đầu năm giảm là 184.509.140.636 đồng bắng 15,25% số dư cuối năm. Trong đó giảm chủ yếu là khoản: - Trả trước cho người bán giảm 116.453.441.801 đồng, giảm 79,5% số dư đầu năm. - Phải thu nội bộ giảm 202.265.106.603 đồng, giảm 38,8% số dư đầu năm. - Dự phòng phải thu khó đòi tăng lên 703.386.062 đồng, tăng 58,87% số dư đầu năm. - Phải thu của khách hàng tăng 138.856.348.985 đồng, tăng 33,36% số dư đầu năm. Xác định tỷ lệ giữa các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn ta có: Năm 1997 là 32,29%.; Năm 1998 là 32,65% . Như vậy tỷ lệ các khoản phải thu năm 1998 cao hơn năm 1997 là 0,36% có nghĩa là mặc dù Tổng công ty có nhiều cố gắng giảm các khoản: Trả trước cho người bán; Phải thu nội bộ giảm nhưng xét về khả năng nguồn vốn huy động thì Tổng công ty còn phải tích cực phấn đấu thu hồi khoản phải thu của khách hàng( Năm 1998, tỷ lệ Phải thu của khách hàng/ Các khoản phải thu là 54,16%; So với năm 1997 tỷ lệ này là 34,41%) . 4.1.2- Phân tích nợ phải trả. Phân tích nợ phải trả, đã được phân tích trong phần 3.1 - Phân tích tình hình nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam. Xác định tỷ lệ giữa các khoản nợ phải trả trên tổng nguồn vốn ( còn gọi tỷ số nợ) ta có: Năm 1997 là 64,95%.; Năm 1998 là 59,21% . Như vậy tỷ số nợ năm 1998 thấp hơn năm 1997 là 5,74% có nghĩa là Tổng công ty có nhiều cố gắng trang trải các khoản nợ phải trả như : Vay ngắn hạn; Phải trả cho người bán; Phải trả nội bộ; Vay dài hạn; Nợ dài hạn ....Tỷ lệ nợ có xu hướng giảm cho thấy tình hình sử dụng vốn có chuyển biến tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn năm trước. 4.2- Phân tích khả năng thanh toán. Để phân tích khả năng thanh toán của Tổng công ty, ta xét trên một số chỉ tiêu sau: ( Xem bảng số 5 - Phụ lục: Bảng phân tích khả năng thanh toán năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm cuối năm là 1,37 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm đầu năm là 1,3 tăng 0,07 so với Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy tại thời cuối năm khả năng thanh toán hiện thời của Tổng công ty có chiều hướng khả quan hơn khả năng thanh toán hiện thời đầu năm. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm cuối năm là 0,73 Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm là 0,65.tăng 0,08 so với Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy tại thời cuối năm khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty có chiều hướng khả quan hơn khả năng thanh toán nhanh đầu năm. Nhưng với yêu cầu Hệ ssó này phải lớn hơn 1 thì Tổng công ty chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh. - Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cuối năm là 0,077; Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền đầu năm là 0,058; Mặc dù Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cuối năm có khả quan hơn đầu năm song này hệ số này của Tổng công ty vẫn còn quá thấp. - Số vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 1998 là 6,4 vòng; Số vòng quay hàng tồn kho lúc đầu năm là 4 vòng. Như vậy, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho nhanh hơn năm trước là 2,4 vòng ( 6,4 - 4 ) chứng tỏ năm 1998 hoạt động kinh doanh cũng như sử dụng vốn của Tổng công ty có tiến bộ và hiệu quả hơn - Số vòng quay các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm là 5,5 vòng so với Số vòng quay các khoản phải thu tại thời điểm đầu năm là 4,4 vòng. Như vậy số vòng quay các khoản phải thu cuối năm so với đầu năm tăng nhanh hơn 1,1 vòng. Qua công thức trên ta thấy trong năm 1998 Tổng công ty đã quan tâm thu hồi nhanh các khoản nợ đã và đang bị chiếm dụng để sử dụng có hiệu quả hơn. Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy khả năng thanh toán năm 1998 của Tổng công ty tuy chưa cao nhưng đã có nhiều chuyển biến tốt so với năm 1997. 5.- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công Ty Thép Việt Nam. Căn cứ báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ( Xem bảng số 6 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Dựa vào số liệu trên các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính, ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng phân tích, ta có nhận xét sau: - Hệ số luân chuyển của vốn lưu động năm 1998 là 5,88 vòng so với năm 1997 là 5,45 vòng thì tốc độ vòng chu chuyển vốn lưu động đã tăng lên 0,43 vòng.Nói cách khác, một đồng vốn lưu động năm 1997 làm ra được 5,45 đồng doanh thu thuần, còn năm 1998 đã làm ra 5,88 đồng Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Khi tăng được tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng được doanh thu, đồng thời tiết kiệm được vốn lưu động, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận; Mỗi đồng vốn lưu động năm 1998 đã làm tăng doanh thu thuần lên 0,43 đồng so với năm 1997. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Tổng công ty năm 1998 là 0,17 so với năm 1997 là 0,18 giảm là 0,01. Tức là: năm 1997 để làm ra một đồng doanh thu cần thì cần 0,18 đồng vốn lưu động thì năm 1998 chỉ cần 0,17 đồng. Như vậy Tổng công ty đã vốn lưu động hợp lý hơn.. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ( sức sinh lời của vốn lưu động ) tăng từ 0,04 lên 0,046 . Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động năm 1998 đem lại 0,046 đồng lợi nhuận ròng, trong khi năm 1997 chỉ đem lại 0,04 đồng lợi nhuận ròng. Điều này do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên 0,43 lần hay số ngày cho một vòng luân chuyển rút ngắn từ 66 ngày xuống còn 61 ngày. Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Khi tăng được tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng được doanh thu, đồng thời tiết kiệm được vốn lưu động, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Dựa vào các số liệu trên ta có thể tính được lượng vốn lưu động tiết kiệm là: 5.708.216.210.784 đ X ( 61 - 66 ) = 79.280.780.704 đồng. 360 Qua đó ta có thể tính toán được hiệu quả của vốn lưu động năm 1998 của Tổng công ty do giảm được số ngày của một vòng quay hay tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã tăng thêm 79.280.780.704 đồng doanh thu. Như vậy năm 1998 Tổng công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 1997 trong sản xuất kinh doanh. 5.2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Dựa trên số liệu của “Báo cáo kết quả kinh doanh” , “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” và “Bảng cân đối kế toán” ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. ( Xem bảng số 7 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố địmh năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta thấy: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1998 cao hơn so với năm 1997. Nếu năm 1997, cứ một đồng vốn cố định tạo ra được 9,66 đồng doanh thu thì năm 1998 tạo được 10,38 đồng doanh thu, cao hơn 0,72 đồng doanh thu, tỷ lệ tăng là 7,45% so với năm 1997. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 1998 cũng tăng hơn so với năm 1997 là 0,04 đồng - tức là năm 1997, cứ một đồng tài sản cố định tạo ra được 4,85 đồng doanh thu, năm 1998 tạo được 4,89 đồng doanh thu; tăng 0,04 đồng doanh thu, tỷ lệ tăng là 0,82% so với năm 1997. - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 1998 giảm so với năm 1997, nghĩa là năm 1997, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,10 đồng vốn cố định thì năm 1998 chỉ cần 0,096 đồng vốn cố định , giảm 0,004 đồng vốn cố định và tỷ lệ là 96% so với năm 1997. do đó ta thấy doanh nghiệp đã cố gắng sử dụng vốn cố định đúng mục tiêu và đã đầu tư thích hợp. Như vậy năm 1998 Tổng công ty đã sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn năm 1997 trong sản xuất kinh doanh. Kết hợp việc sử dụng vốn cố định và vốn lưu động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1998 ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 6.- phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất. Vì mục tiêu đó, bên cạnh việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24120.DOC
Tài liệu liên quan