Luận văn Hemingway ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 3

MỤC LỤC . 3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ NHỮNG QUY ƯỚC KHÁC. 6

PHẦN MỞ ĐẦU . 7

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: .7

2.GIỚI HẠN PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.8

3.LỊCH SỬ VẤN ĐỂ.10

4.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.12

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .13

6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .13

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ GIỚI THIỆU HEMINGWAY Ở

VIỆT NAM. 15

1.1. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP .15

1.1.1. Đối tương khảo sát.15

1.1.2. Phương pháp.15

1.2. NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH CỦA HEMINGWAY .15

1.2.1. Thống kê số lượng những tác phẩm đã được dịch và tái bản của Hemingway.15

1.2.2. Đối chiếu quá trình dịch tác phẩm của Hemingway và quá trình dịch tác phẩm

của một số nhà văn Mĩ ở Việt Nam. .24

1.2.3. Nhận xét về dịch tác phẩm Hemingway.24

1.3. TỪ NGUYÊN BẢN ĐẾN BẢN DỊCH .31

1.3.1. Một bản dịch hay .31

1.3.2. Mục đích, tiêu chí lựa chọn đối chiếu, phương pháp đối chiếu .34

1.3.3. Độ lệch giữa nguyên bản và các bản dịch ở một vài đoạn trích trong OGVBC .37

1.4. NHỮNG GIỚI THIỆU VỀ NHÀ VĂN .60

1.4.1. Lời giới thiệu mở đầu của tác phẩm dịch .60

1.4.2. Hemingway trong những cuốn sách giới thiệu tác giả văn học, loại sách cung

cấp tài liệu ngắn gọn phổ cập để tra cứu. .62

pdf244 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hemingway ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hemingway từ khi ông khởi đầu cuộc sống cũng như văn nghiệp của ông” [61,24]. Nhà nghiên cứu Hoàng Nhân lại thấy ở đây một tâm trạng buồn đến não ruột, buông trôi: Truyện “thể hiện ít nhiều tính chất hư vô chủ nghĩa, bộc lộ “một nỗi buồn chán đến thờ ơ với cuộc sống, buông xuôi phó mặc cho dòng đời và đành chấp nhận” [143,211]. Với Trần Thị Thuận, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa mang ý nghĩa tích cực: “Sự khao khát một nơi ánh sáng đèn của con người bất hạnh đó. Nó chứng tỏ rằng, dù cuộc sống đang là một thử thách lớn, và ông lão cũng như người bồi lớn tuổi, với sự từng trải của mình, chẳng thể nào không chiêm nghiệm sâu xa về cái hư vô muôn thuở của đời người, vẫn dũng cảm đương cự với tất cả, để có thể trong một chừng mực nào đó, vượt lên và tự khẳng định mình” [180,38]. Lê Huy Bắc một mặt cùng suy nghĩ với Trần Phong Giao ở khía cạnh tác phẩm thể hiện cái hư vô. Mặt khác lại đưa ra một cách cắt nghĩa, “truyện về con người cô độc” [17,174]. Với một tác phẩm chưa đầy bảy trang dịch có tới hai mươi lần lặp từ “hư vô” – “Nada” và bốn lần lặp từ “trống rỗng” quả có gợi lên nhiều suy nghĩ trong người đọc. Nếu chỉ thấy tác phẩm nói về hư vô, phản ánh thái độ bi quan của tác giả thì nhận xét ấy chưa hoàn toàn chính xác. Sự bi quan ỏ đây là có nhưng chưa đến độ “buông xuôi phó mặc cho dòng đời”. Nếu bảo đây là chuyện tích cực, con người “vẫn dũng cảm đương đầu với tất cả” thì cũng hơi quá. Hai người bồi và ông lão thường xuyên đến quán, mỗi người một cảnh. Nhưng thế giói nội tâm của người bồi lớn tuổi và ông lão có chút gì đó gần gặn, đồng điệu: 91 họ cô đơn, không thích đi ngủ, thích những quán sạch sẽ và sáng sủa. Môi trường sạch sẽ và sáng sủa là nhu cầu tất yếu tự nhiên của con người, vậy mà hai người kia cứ phải băn khoăn lựa chọn. Nhu cầu ấy ở họ quá lớn như một nỗi khát khao, vậy thì hẳn là xung quanh họ có nhiều nơi không sạch không sáng. Phản ánh một hiện thực không tươi sáng, với những con người không có tuổi trẻ, không có niềm tin chính mình là thể hiện tư tưởng bi quan của tác giả, có điều bi quan nhưng chưa hoàn toàn tuyệt vọng. Nhân vật của Hemingway hay cũng chính là ông vẫn muốn tìm một hướng thoát, vẫn mong mỏi ánh sáng. Và dẫu có chưa tìm thấy hướng đi thì vẫn phải biết giữ mình trong sạch. Một nhà nghiên cứu nào đó đã nói: “Văn học là tôi, khoa học là chúng ta”, chính là muốn khẳng định yếu tố cá nhân trong sáng tạo văn học. Một khi tác phẩm còn tồn tại, còn có bạn đọc thì ý nghĩa của nó chưa thể đến tận cùng. Cách đọc của mỗi người đã làm nên ý nghĩa. “Khi đọc tác phẩm, tôi đặt vào sự đọc cái tình huốn của tôi Tình huống luôn thay đổi ấy làm ra tác phẩm chứ không phải tìm lại được nó. Tác phẩm không phản đối, chống lại các ý nghĩa mà tôi gán cho nó” [110,295]. Và cứ thế “có bao nhiêu độc giả và bao nhiêu sự đọc mới cho cùng một tác phẩm, thì có bấy nhiêu những thành tạo, những cụ thể hóa tác phẩm” [110,303]. Theo quan niệm trên, thì những phân tích các lớp nghĩa trong mỗi văn bản nghệ thuật như đã nêu và trong các tác phẩm khác của Hemingway chưa phải là tất cả. Các nhà nghiên cứu sẽ còn sáng tạo nữa, sáng tạo mãi để tác phẩm của ông sống vĩnh viễn, mới vĩnh viễn. c. Những biện pháp nghệ thuật tạo nên tác phẩm Tảng băng trôi Xưa nay, xem xét tác phẩm nói lên điều gì hoặc phản ánh sự thật nào đã là một tiêu chí định giá trị tác phẩm. Nhưng chỉ với tiêu chí ấy thôi thì văn học không còn là văn học: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ - bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” [110,21]. Tất cả độc giả nghiên cứu Hemingway đều dễ dàng nhận thấy nguyên lý Tảng băng trôi của ông gần như trùng khít với các quan niệm “ý tại ngôn ngoại”, “mạch ngầm văn bản” của người phương Đông. Và nếu chỉ có vậy thì Hemingway không thể xác định được vị trí của mình. Ông sở dĩ không hề “nhẹ kí” là bởi đã biết giành lấy hình ảnh Tảng băng trôi thuộc về mình bằng cách luôn tìm phương thức thể hiện tốt nhất, độc đáo và hiệu quả nhất. Các nhà nghiên cứu Việt Nam hay nói tới những kỹ thuật sau của Hemingway: Nghệ thuật đối thoại 92 Để nhân vật tự thể hiện mình, Hemingway coi ngôn từ là yếu tố sống còn. Ông đẽo gọt sử dụng ngôn ngữ một cách tài hoa. Riêng về nghệ thuật đối thoại ông đã khiến cho nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu cảm phục. Trên thế giới người ta ca ngợi Hemingway làm sống lại nghệ thuật đối thoại, “mỗi từ ngữ của ông đều vạch cho thấy trạng thái tâm hồn”, “độ căng thẳng không nổi lên trên bề mặt mà tấn thảm kịch diễn ra bên dưới lời đối thoại” Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã bị ám ảnh bởi những đối thoại của Hemingway, phát hiện ra cung cách nói năng bất thường của nhân vật Hemingway: “Nhiều khi họ đang đối thoại với nhau đấy mà người nào nói người ấy nghe” [71]. Cung cách nói ấy có giá trị biểu đạt cao. Nó góp phần đặc lực làm tăng độ hàm ẩn của truyện: Nghệ thuật đối thoại của các nhân vật thường xúc tích ngắn gọn như ngôn ngữ điện tín, thậm chí theo nguyên tắc “bỏ sót”, buộc người đọc phải hiểu bổ sung, thêm vào rộng ra. Nhiều khi ý tưởng sâu kín của các nhân vật lại ẩn đi phía sau các lời đối thoại tưởng như lang man vô nghĩa [205,217]. Với thủ pháp đối thoại tác giả làm cho các sự kiện và tấn kịch diễn ra với sức tác động và âm hưởng vang dội. Nghệ thuật đối thoại Hemingway rất tiêu biểu cho cái mà Bakhtin gọi là tính đa thanh [116,48]. Thoạt đọc, chúng như lối nói của trẻ em vừa bập bẹ đôi tiếng, nghe thật “dở hơi” như ai đó đã từng nhận xét. Song đọc chậm, đọc kĩ thì hóa ra không phải như thế. Những câu văn giá trị nhất luôn đòi hỏi một trình độ thưởng thức nhất định [17,237]. Nó ảnh hưởng đến cốt truyện: “Các đối thoại thường đóng một vai trò quan trọng trong việc lí giải và làm sáng tỏ tình thế chung, hơn thế nữa, với tính chất lấp lửng, úp mở của lối trao đổi, người đọc buộc phải hội nhập vào tình thái truyện một cách tích cực” [179]. Nó gắn liền với kiểu nhân vật cô đơn khắc kỉ của Hemingway “Lời đối thoại giống như độc thoại còn gắn liền với hướng khai thác đáy sâu trực giác, tiềm ẩn một hiện thực đầy nghịch lý: đó là con người cô đơn trong một thế giới dư thừa phương tiện giao tiếp. Một mảnh con người họ đang tồn tại ở đây, đang đối thoại, song con người toàn vẹn và đích thực có khi không xuất hiện qua đối thoại” [53,45]. 93 Những ý kiến trên cho thấy các nhà nghiên cứu cùng gặp gỡ nhau ở chỗ nhận thức được sức mạnh nghệ thuật này trong sáng tác của Hemingway. Nghệ thuật đối thoại thường được phát hiện nghiên cứu qua một loạt truyện ngắn (Một nơi sạch sẽ và sáng sủa, Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber, Rặng đồi tựa đàn voi trắng) hoặc qua một phần nhỏ, mục nhỏ trong bài nghiên cứu chung về Hemingway, về văn học phương Tây hiện đại (Kiểu nhân vật trung tâm trong tác phẩm của Hemingway, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới) Chỉ có một công trình dành riêng nghiên cứu về đối thoại trong một tác phẩm cụ thể - đó là luận văn sau đại học của Phan Thu Hiền với đề tài Nghệ thuật đối thoại trong Chuông nguyện hồn ai của Hemingway. Trước Phan Thu Hiền, rải rác đây đó có những nhận xét trái ngược về tác dụng của đối thoại trong Chuông nguyện hồn ai. Lê Đình Cúc, Lê Tây tiêu biểu cho một khuynh hướng ý kiến: Con người trong Chuông nguyện hồn ai không còn thụ động chấp nhận số phận như ở những tác phẩm trước đây của Hemingway. Không còn ai cô độc và bế tắc trong cuộc sống. Họ sát cánh bên nhau cởi mở và chia sẻ với nhau mọi đau thương và niềm vui của cuộc sống [32,16]. Những câu chuyện được kể lại qua lời các nhân vật đã nói lên sự cảm thông đồng điệu của họ [164,44]. Vương Chí Nhàn lại quan niệm khác: “Đối thoại của Hemingway thể hiện sự cô độc của con người trong xã hội”. Bằng những khảo sát tác phẩm cụ thể, công phu nghiêm túc, Phan Thu Hiền có cái nhìn bao quát hơn, dung hòa các ý kiến chưa thống nhất. Đối thoại lần đầu tiên được Hemingway dùng thể hiện mối quan hệ mới giữa người với người: cá nhân không còn cô lập với thế giới mà sát cánh trong tập thể, chiến đấu cho nền cộng hòa Song, dù đặc biệt, Chuông nguyện hồn ai cũng chỉ là một dáng vẻ của tư chất Hemingway. Đối thoại trong tác phẩm này không còn rất căng thẳng nữa nhưng nói rằng hoàn toàn giản dị dễ hiểu, các nhân vật cởi mở, bộc bạch với nhau thì cũng không chính xác [93,95]. 94 Tác giả cũng đã rút ra những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật đối thoại trong Chuông nguyện hồn ai, đối thoại trở thành trụ cột của tiểu thuyết, đối thoại gần với đối thoại tự nhiên ngoài đời, đối thoại ẩn ý. Lê Huy Bắc cũng là một trong những tác giả có nhiều đóng góp vào nghiên cứu nghệ thuật đối thoại Hemingway. Anh đã thống kê các loại hình ngôn từ trong mười lăm tác phẩm Hemingway, trong đó có Chuông nguyện hồn ai để thấy vị trí của đối thoại giữa các loại ngôn từ và khẳng định “trước sau Hemingway vẫn là nhà văn của ngôn từ đối thoại” [17,236]. Nghệ thuật đối thoại của Hemingway còn được so sánh với các nhà văn hiện đại khác: Hemingway và A. Robbe – Grillet với những khả năng cùa đối thoại [103]. Nhìn chung, nghiên cứu đánh giá về nghệ thuật đối thoại của Hemingway ở Việt Nam là thống nhất. Đối thoại Hemingway vừa hiện đại vừa có phong cách riêng, vừa phù hợp với nhu cầu thưởng thức mới của bạn đọc. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nghệ thuật đối thoại của Hemingway ở ta chủ yếu được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhân vật, tính cách, cốt truyện. Còn có thể mở rộng nghiên cứu nghệ thuật đối thoại trong các mối quan hệ: không gian, thời gian, nhân vật tác giả. Khi nhân vật bộc lộ mình qua những đối thoại, chú trọng đến câu hỏi, lời đáp, thì yếu tố không gian trở nên bớt quan trọng, nhịp độ kể chuyện chậm lại. Cũng như vậy, khi Hemingway nhường lời cho nhân vật, thu mình lại đến tận cùng, đến cảm giác không còn bóng hình tác giả - đó là sự hóa thân triệt đề của nhà văn vào nhân vật, thì qua thế giới nhân vật sẽ lại hiện lên hình tượng tác giả. Nghệ thuật độc thoại nội tâm (ĐTNT) Một phương diện khác của ngôn ngữ nhân vật – ĐTNT của Hemingway cũng được giới nghiên cứu quan tâm. Những khái quát về nghệ thuật độc thoại nội tâm của ông luôn được bắt đầu từ OGVBC. GS. Phùng Văn Tửu phân tích sâu sắc thành công của nghệ thuật này ở Hemingway. Giáo sư cho rằng Hemingway rất tự chủ trong khi xử lý nghệ thuật, bằng chứng là ông đã sắp đặt số trang viết ĐTNT trong ba ngày tương đương nhau, tỉ lệ ĐTNT giữa đêm và ngày được lí giải dựa trên hình tượng nhân vật một cách thuyết phục. Điều quan trọng là tác giả đã sử dụng tất cả các dạng ĐTNT ở tác phẩm này. Tiếp cận các ĐTNT trong tác phẩm ta thấy nhà văn sử dụng linh hoạt nhiều dạng, phổ biến là có kèm theo lời của người dẫn truyện như “lão nghĩ bụng”, “lão thầm nghĩ”, “lão 95 lẩm bẩm”. Bên cách thức cổ điển ấy ông cũng lược bỏ những lời dẫn chuyện ấy đi theo dòng suy tư của nhân vật được liền mạch hoặc chuyển sang ngôn từ nửa trực tiếp [204,149]. Tiếp thu ý kiến của GS. Phùng Văn Tửu, Lê Huy Bắc thống kê các dạng ĐTNT trong OGVBC, Giã từ vũ khí, Có và không đề lí giải kiểu con người tâm trạng của Hemingway, anh có những phát hiện lí thú: Mỗi cung bậc đối thoại nội tâm của nhân vật nó không chỉ lột tả nỗi quạnh hiu mà còn làm tăng thêm diện mạo trong chính bản thân một con người Tuy chỉ nhấn mạnh vào nghị lực, ý chí của ông lão, song khía cạnh khác trong tâm lý Santiago vẫn hiện diện. Ông lão vẫn có những phút giây yếu đuối. Một con người của ước mơ một con người của quá khứ [17,256]. Với những độc thoại được đối thoại hóa, Lê Huy Bắc còn cảm nhận về sự xuất hiện nhiều giọng điệu, tạo tính đa thanh cho tác phẩm. Như vậy với các nhà nghiên cứu Việt Nam, ĐTNT với đủ các kiểu dạng hình thức như Hemingway đã thể hiện trở thành một phương thức tự sự, làm hiện lên thế giới nội tâm con người, làm giàu thêm ý nghĩa tượng trưng của hình tượng, tính đa thanh của tác phẩm Tuy nhiên theo chúng tôi, đặc điểm nổi bật của con người tâm trạng của Hemingway qua những độc thoại nội tâm là con người hay triết lí. Dáng vẻ hiền triết mà ông lão Santiago có được là nhờ những ĐTNT. Từ những trải nghiệm cuộc đời, nhân vật đúc kết kinh nghiệm cho mình, bật ra những lời nói tự nhiên mà thấm đầy chất triết lí. Những điều lão nói ra dường như không thuộc về cá nhân mà thuộc về nhân loại. Khó ai có thể quên được một Santiago nghèo khổ, lam lũ, ít học mà triết lí về đủ mọi lĩnh vực cuộc sống. Lão nói về quan niệm giữa con người và thiên nhiên – môi trường “Ở đời không ai phải cô đơn nơi biển cả” về ranh giới của may – rủi, hạnh phúc – bất hạnh “những gì tốt đẹp quá chẳng mấy khi bền”, về ý nghĩa cuộc sống “chỉ nghĩ đến một điều thôi. Mình sinh ra đời này để làm gì”, về ý chí nghị lực “con người có thể bị thất bại chứ không thể bị khuất phục”. Nghệ thuật mỉa mai Phương châm sáng tác để nhân vật tự bộc lộ khiến cho vai trò của người kể chuyện bị mờ đi trong sáng tác của Hemingway. Giọng điệu chủ yếu trong lời văn của ông là trần thuật khách quan. Thái độ của người kể chuyện bị nén lại giấu đi. Người ta vẫn thường nói vẻ lạnh lùng, giọng điệu thản nhiên khi thuật chuyện của người kể chuyện Hemingway nhưng ẩn sâu trong cái vè dửng dưng ấy là tình cảm nhiệt thành, là chính kiến nhà văn với 96 hiện thực miêu tả. Một trong những thái độ ấy là cách nhìn đời, nhìn người mỉa mai xa xót. Sự mỉa mai ở Hemingway được nâng lên thành nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu đánh giá cao Hemingway ở sự vận dụng nghệ thuật này. Vào những năm 60, khi Hemingway vừa được giới thiệu ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Phong Giao đã để ý ngay “Hemingway làm những vần thơ phù phiếm và hài hước theo kiểu Ring Larder” [61,19]. Tiếp đó, Lê Đình Cúc tìm hiểu nghệ thuật hài hước của Hemingway qua một số tác phẩm: Ba truyện ngắn và mười bài thơ, Ở thời đại chúng ta, Đạo quân thứ năm, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Đã rút ra kết luận “Hemingway đã sử dụng yếu tố hài hước để chuyên chở chủ nghĩa hiện thực của mình” [32,105]. Chúng tôi cho rằng đây là những phát hiện quan trọng đầu tiên về nghệ thuật mỉa mai của Hemingway ở nước ta. Trong bài viết này, mặc dù sử dụng khái niệm hài hước nhưng thực chất ông đề cập đến nghệ thuật mỉa mai, xem như là hai khái niệm trùng nhau. Lê Bá Hán đã phân biệt rõ các khái niệm này. “Hài hước là cung bậc đầu tiên trong phạm trù hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui” [132,92]. “Mỉa mai còn gọi là phương thức thể hiện hài trong văn học, trào phúng. Lối nói ngược của mỉa mai như nén sức mạnh phản đối lại để cho nó được bùng lên mạnh mẽ trong ý thức người tiếp nhận, nhưng lại tạo được một bề ngoài mát mẻ, dí dởm, nhẹ nhàng [132,135]. Tiếng cười mỉa mai có tính chất thâm thúy hơn. Trong hai cung bậc của cái hài, tác phẩm của Hemingway yếu tố mỉa mai nổi trội hơn. Ngay trong bài viết Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway, có chỗ Lê Đình Cúc viết “Nghệ thuật hài hước được thể hiện rõ ở sự mỉa mai giễu cợt” Chính vì những lý do trên, chúng tôi không dùng khái niệm nghệ thuật hài hước mà dùng nghệ thuật mỉa mai khi lược thuật vấn đề này. PGS. TS. Đặng Anh Đào cũng là tác giả có hứng thú nghiên cứu nghệ thuật mỉa mai. Thẩm thấu dư vị mỉa mai trong Thiên đường đã mất, Thủ đô của thế giới, Người không chịu chiến bại, Nhà vô địch, Giã từ vũ khí bà rút ra nhận xét về hiệu quả của nghệ thuật này: “Nhờ nghệ thuật mỉa mai mà dù tác giả vắng bóng trong tác phẩm chúng ta vẫn thấy tác phẩm có khuynh hướng. Bởi mỉa mai chính là cách để bộc lộ thái độ với hiện tượng được miêu tả một cách kín đáo” [53,725]. 97 Tác giả Đặng Anh Đào còn chỉ rõ các cấp độ mỉa mai được sử dụng phong phú đa dạng ở các tác phẩm Hemingway và cho đó là những đóng góp của ông với nghệ thuật mỉa mai: Sáng tạo mới mẽ của Hemingway trong nghệ thuật mỉa mai đó chính là chỗ nhà văn không chỉ giới hạn nó ở cấp độ từ ngữ, hoặc cao hơn thế là cấp độ đoạn mạch, kết cấu của một văn bản mà sự mỉa mai có lúc đã xuất hiện ở một cấp độ khác, cấp độ liên văn bản, ở nhiều tác phẩm đặt cạnh nhau [53,726]. Các tác giả khác như Huy Liên, Trần Thị Thuận, Lê Huy Bắc xem xét nghệ thuật mỉa mai của Hemingway ở gốc độ mâu thuẫn giữa lý tưởng khát vọng tốt đẹp mà thực tại nhân vật nếm trải đẩy nhân vật đến bi kịch. Như vậy có thể khái quát rằng nghệ thuật mỉa mai Hemingway xuyên thắm bao trùm các tác phẩm của Hemingway từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, là một nét phong cách nhà văn. Với nghệ thuật này, hiện thực được ông tái tạo như những bức biếm họa. Nhìn những bức vẽ ấy, người xem hình dung được phong thái của họa sĩ, người đứng cao hơn hiện thực, hiểu thấu qui luật hiện thực, quan sát và phán xét hiện thực, dẫu bất dưng cay đắng vẫn lặng lẽ mỉm cười. Nghệ thuật tượng trưng Nghiên cứu nghệ thuật tượng trưng của Hemingway ở nước ta cũng trải qua một thời gian đáng kể. Ngay khi OGVBC vừa được giới thiệu, Huy Phương đã có liên tưởng giữa hình ảnh đầu cá mập với chủ nghĩa tư bản. Ông chưa nêu lên thuật ngữ tượng trưng, Mười ba năm sau trong Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway, Lê Đình Cúc đã chỉ ra những hình ảnh tượng trưng khác: Cặp tương phản Núi đồi và Đồng bằng tượng trưng cho yên bình, hạnh phúc và chiến tranh, thảm họa. Hình ảnh cơn mưa là điềm báo những tang tóc, chia li. Mái tóc là biểu tượng của nữ tính, sự dịu dàng Lê Huy Bắc phát hiện thêm – màu đêm là thời khắc của những thua thiệt, mất mát rồi huyền thoại Santiago Nếu xem Núi đồi và Đồng bằng là một cặp tương phản tượng trưng thứ nhất về không gian thì Đêm tối và Ánh sáng là một cặp tương phản tượng trưng thứ hai về thời gian. Giữa chúng có những liên kết thú vị: Bống tối – Đồng bằng – Sự bất ổn >< Ánh sáng – Núi đồi – Sự bình yên. Những sự kiện xảy ra trong đêm, gắn với bóng đêm trong sáng tác Hemingway đúng là luôn dự báo về một tương lai không tốt đẹp như Lê Huy Bắc đã phân tích. Còn những sự kiện diễn ra trong ánh sáng ngày, đặc biệt là ban mai, nắng sớm thường gắn liền 98 với trạng thái hạnh phúc, thanh thản. Đó là những khoảnh khắc con người tạm trút bỏ những ưu phiền mệt mỏi, tạm thoát khỏi thế giới xô bồ hỗn độn nhiễu nhương để được sống là mình, được nói lời mình. Và rủi có ai lỡ đánh mất mình, thì khi một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc họ tìm lại được những gì đã mất. Ở Khu trại người da đỏ, suốt một đêm dài những cảnh tượng khủng khiếp diễn ra, nối tiếp nhau đập vào trí não còn non nớt dại khờ của Nick, bao câu hỏi dồn dập hiện lên căng thẳng Đêm cứ thế trôi đi. Vào thời điểm “mặt trời sắp vượt qua mấy ngọn đồi”, trong vòng tay của người cha yêu thương, Nick đã hoàn toàn giải tỏa được những bức bối tâm trạng với ý nghĩ sẽ không bao giờ chết. Đến Sông lớn hai lòng, ngắm “những dòng nước lấp lánh dưới mặt trời”, dẫm chân lên những thảm lá thông, không khí trong lành, tâm hồn Nick thư thái. Cảm giác “anh hạnh phúc” được nhắc đi nhắc lại mấy lần trong lời người kể chuyện. Cánh rừng này, dòng sông này khơi dậy trong anh những xúc cảm ngọt ngào, khỏa lấp những đắng cay của hiện thực phũ phàng ứ đọng. Ở đây, những đổ nát chiến tranh, những miền cháy rời xa như thuộc về dĩ vãng, chỉ còn Nick và núi đồi thơ mộng. Rơi vào cảnh huống cực kì nghiệt ngã – tình yêu đầu đời bị phản bội, Nick hai lần những tưởng trái tim mình tan vỡ, thế rồi anh lại tự hồi sinh vào “buổi sáng cơn gió mạnh ào đến, sống hồ dựng cao xô bờ và cậu tỉnh dậy hồi lâu trước lúc chợt nhớ rằng trái tim mình tan vỡ” (Mười người da đỏ). Hai đêm đi săn ở Châu Phi của Macomber cũng là hai đêm kinh hoàng. Đêm thứ nhất ông bị hành hạ bởi tiếng sư tử gầm, sợ hãi, ngột ngạt đến không ngủ được. Đêm thứ hai là nỗi xấu hổ giày vò ông (trốn chạy sư tử). Vừa thiếp đi trong nỗi đau ấy, thức giấc Macomber phải chịu tiếp một cực hình nữa – vợ trắng trợn chạy theo người khác bóng đêm như đồng lõa với cái ác để hủy diệt tinh thần của con người. Chỉ đến sáng hôm sau, nhận ra được “một buổi sáng trong lành”, Macomber mới lấy lại những gì ông đã mất, đã bỏ phí - Ấy là niềm phấn hứng mà cả đời ông chưa từng được thể nghiệm (Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber). Câu chuyện tình thơ mộng miền Sơn cước chẳng có gì là thơ mộng, cảnh tượng hãi hùng đến khó tin. Số phận người đàn bà đen bạc, cả khi chết đi rồi vẫn chưa yên ổn. Bà ta chỉ thực sự được yên nghỉ, được trở về với đất theo đúng nghĩa của nó, như qui luật của 99 muôn đời sau 5 tháng trái tim ngừng đập, vào lúc “Mặt trời làm tuyết tan đi và hong khô cánh rừng” “ Buổi sáng tháng năm rực rỡ “. Có lẽ quan niệm Ánh sáng – Rừng núi – Sự bình yên được Hemingway gửi trọn nơi Chỗ tốt lành cuối cùng. Đồng thời với ý định chạy trốn là định hướng chạy trốn xuất hiện trong Nick. Nick bảo em gái phải chạy vào rừng: “Đừng sợ, ở đây sáng lắm. Thời xửa thời xưa vốn là như thế. Có lẽ đó là chỗ tốt lành cuối cùng”. Và cảm giác ở rừng thật nhẹ nhõm cũng đến vào buổi sáng: “Một buổi sớm thật là diệu kì. Bầu trời cao, trong xanh và mây còn chưa xuất hiện. Nick thấy hạnh phúc bên em và nghĩ rằng dù cho sự việc có đến thế nào chăng nữa, chúng vẫn có thể rông rênh được chỉ có ngày hôm nay, chính hôm nay mới là ngày của mình” (Chỗ tốt lành cuối cùng). Nhân vật hiện lên trong đoạn văn không phải với tâm trạng của nạn nhân, kẻ bị săn đuổi mà là người đi thưởng ngoạn. Ánh sáng sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đêm hết những phút giây thanh thản, do vậy nhân vật của Hemingway khát khao ánh sáng, dù chỉ là ánh sáng đèn (Một nơi sạch sẽ và sáng sủa) và hơn thế nữa họ thích ngủ trong ánh sáng, chỉ có thể ngủ trong ánh sáng (Sông lớn hai lòng, Bây giờ tôi nằm nghỉ. Với chi tiết ấy, một số bạn đọc có thể cho là nhân vật Hemingway làm dáng, lập dị cũng như tác giả của nó nhiều khi trong đời làm nhiều chuyện khác người. Nhưng thật ra đó là chi tiết lột tả sâu sắc tổn thương nặng nề về mặt tinh thần của nhân vật – như một căn bệnh không thuốc gì chữa khỏi. Liệu pháp tâm lí tốt nhất để họ bớt đau đớn một phần nào là đưa họ đến với thiên nhiên, tắm mình trong ánh sáng của trời đất, thở hít không khí cùng cỏ cây, núi đồi Viết về nghệ thuật tượng trưng của Hemingway có nhà nghiên cứu đã chỉ ra cách nhận diện hiện tượng tượng trưng của tác phẩm: “Mỗi hiện tượng tượng trưng của ông đều có chủ ý, điều được lặp đi lặp lại nhiều lần ở một tác phẩm, ở trong nhiều tác phẩm và trở thành một hình ảnh khẩn thiết của chủ đề nhằm vào một mục đích nhất định” [31,106]. Ý nghĩa tác dụng của nghệ thuật tượng trưng đối với tác phẩm: Tượng trưng là phương tiện nghệ thuật nhờ đó mà mở rộng vóc dáng của hình tượng, tăng thêm tính hàm ẩn của ngôn từ, khơi sâu thêm mạch nguồn văn bản [50,727]. 100 Những yếu tố tượng trưng ở Hemingway là phương tiện nhằm khơi sâu ý nghĩa triết học, nâng hình tượng lên tầm khái quát rộng lớn [116,25]. Rất nhiều hình ảnh tượng trưng trong tiểu thuyết Hemingway (đồng bằng, mái tóc, cơn mưa, bóng đêm) vừa mang lại tính đa nghĩa cho tác phẩm, vừa gợi nên tính bất định ở người kể chuyện, ở kiểu nhân vật [9,47]. Có thể nói những phân tích đánh giá về nghệ thuật tượng trưng của Hemingway khá chụm và không có tranh luận. Nghệ thuật thể hiện nhân vật Cũng như các nhà văn hiện đại, Hemingway không thể hiện nhân vật với chiều dài một cuộc đời, có lí lịch bản thân, có ngoại hình, tính cách mà chỉ viết về một khoảng ngắn ngủi của đời sống nhân vật, khoảng ngắn ấy được đo bằng ngày tháng, cũng có khi chỉ là trong chốt lát: sự kiện diễn ra trong một quán cà phê, trong lúc đợi tàu, trong cơn mưa tóm lại chỉ là một cuộc gặp gỡ không định trước. Điều Hemingway quan tâm ở nhân vật là tâm trí nhân vật, các nhà nghiên cứu cũng xác định rõ đối tượng miêu tả ở Hemingway là “lấy trạng thái tâm lý làm đối tượng miêu tả” và ông có cách miêu tả tâm lí riêng để không dẫm chân lên cái mà các nhà văn trước đã làm. Ông chọn thời điểm thể hiện nhân vật nghiệt ngã mà độc đáo. Ấy là nhân vật cô đơn, ít giao tiếp: “Cũng như ở hoàng loạt truyện khác, nét đặc biệt trong quan hệ của nhiều nhân vật chính của Hemingway là họ ít bạn thân, dường như không có ai để cho những con người cô đơn ấy kể lể về mình. Tất nhiên đó là nét độc đáo trong sự lựa chọn nhân vật” [53,26]. Nhân vật bị dồn đến bước đường cùng, đối đầu với thất bại: Nhân vật hiện ra trong điều kiện quẫn bách trong hoàn cảnh thúc bách căng thẳng. Nó sẽ đương đầu với cái chết [21,138]. Tấn kịch được đặt ra do tác giả đặt nhân vật trong một “tình huống cực hạn” hay nói một cách hình ảnh là ở đây nhân vật đã bị đẩy đến “bên bờ vực thẳm” và nhân vật chỉ có thể có một lựa chọn: hoặc là hèn nhát khuất phục hoặc là sẵn sàng chết một cách can đảm và hiên ngang [115,48]. Trong cô đơn, trong tâm trạng đứng trước ngã ba đường nhân vật đã tự bộc lộ mình. Những đối thoại, độc thoại như những mã số cần được giải và ngôn ngữ từ người kể chuyện nhịp nhàng, phi tính cách Và c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_8112308461_6888_1869317.pdf
Tài liệu liên quan