Luận văn Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

MỤC LỤC

 

MƠ ĐẦU

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. KN dạy học

1.2.1 KN

1.2.1.1 Khái niệm về KN

1.2.1.2 Phân biệt kĩ năng và kĩ xảo

1.2.2 Quá trình dạy học

1.2.3 KN dạy học

1.2.3.1 Khái niệm về KNDH

1.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNDH

1.2.4 Hệ thống KN dạy học

1.2.4.1 Nhóm KN hiểu HS

1.2.4.2 Nhóm KN thiết kế kế hoạch DH

1.2.4.3 Nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch DH

1.2.4.4 Nhóm KN kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động DH

1.2.5 Cấu trúc KNDH

1.2.6 Hình thành KNDH

1.3. KN dạy học môn Toán

1.3.1 Môn Toán ở tiểu học

1.3.1.1 Mục tiêu

1.3.2.2 Đặc điểm môn Toán ở TH

1.3.2 PPDH môn Toán ở TH

1.3.2.1 Khái niệm về PPDH

1.3.2.2 Các PPDH môn Toán ở TH

1.3.2.3 PPDH các kiểu bài trong chương trình

môn Toán ở TH

1.3.3 Cấu trúc KNDH môn Toán ở TH

1.3.4 Quá trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH

1.4. Kết luận chương 1

Chương 2: Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH

2.1. Khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát.

2.1.2. Đối tượng khảo sát.

2.1.3. Nội dung khảo sát.

2.1.4. Phương pháp điều tra khảo sát

2.2. Phân tích kết quả.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH

2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán

2.2.3. Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH

2.2.4. Thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH

2.3. Kết luận chương 2

Chương 3: Quy trình hình thành KNDH môn Toán

3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu

3.1.2 Nguyên tắc hệ thống

3.1.3 Nguyên tắc hiệu quả

3.1.4 Nguyên tắc khả thi

3.2. Những KNDH cơ bản của môn Toán cần hình thành ở SV ngành GDTH

3.2.1 KN tổ chức giám sát hoạt động học tập cho HS

3.2.2 KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong

giờ học Toán

3.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi hình thành KNDH môn Toán

cho SV ngành GDTH

3.3. Quy trình hình thành KNDH môn Toán của SV ngành GDTH

3.3.1 Quy trình chung

3.3.2 Quy trình cụ thể

3.4. Thử nghiệm quy trình và kết quả thử nghiệm

3.5. Kết luận chương 3

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

 

 

 

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tập, thực hành, luyện tập chung ôn tập) là cũng cố các kiến thức HS mới chiếm lĩnh được, hình thành KN thực hành và từng bước phát triển tư duy của HS. Các bài thực hành thường được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành trực tiếp đến vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo hơn . Có thể tiến hành dạy thực hành, luyện tập cho các lớp từ 1 đến 5 theo trình tự sau: + Bước 1: Giúp HS nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau . Khi luyện tập nếu HS nhận ra được các kiến thức đã học trong mối quan hệ mới thì HS sẽ làm được bài. Nếu HS không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập thì GV nên giúp các em bằng những gợi ý, hướng dẫn để HS nhớ lại kiến thức và cách làm, không nên vội làm thay HS. VD1: Sau khi học “phép cộng trong phạm vi 8”(lớp1) nếu làm các bài tập dạng 7+1=…,5+3=..thì HS dễ dàng nhớ và sử dụng các công thức đã học, nhưng với dạng bài tập phải so sánh hai biểu thức số như 7+1..2+6 thì HS phải nhận ra 7+1 và 2+6 đã gặp trong các công thức đã học: 7+1=8 và 2+6=8, do đó phải điền dấu = vào chổ chấm: 7+1=2+6. VD2: Khi HS làm bài tập dạng “sắp xếp số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn”, GV nên hướng dẫn để HS nhận ra rằng: - Cách làm bài tập này gần tương tự cách làm bài tập sắp xếp số tự nhiện theo thứ tự từ bé đến lớn thông qua các bước như: Xác định số bé nhất trong các số đã cho; xác định số bé nhất trong các số còn lại; tiếp tục xác định vị trí của số tiếp theo như cách làm trên cho đến hai số còn lại sau cùng; lần lượt viết số bé nhất tìm được ở mỗi bước trên thành một dãy, kể từ trái sang phải. - Cần phải sử dụng quy tắc so sánh hai số thập phân trong từng bước, và nhận ra được sự khác biệt trong quy tắc so sánh hai số thập phân với quy tắc so sánh hai số tự nhiên. + Bước 2: Giúp HS tự thực hành, luyện tập theo khả năng của từng em GV nên yêu cầu HS làm các bài tập theo thứ tự đã có trong SGK (hoặc do GV sắp xếp lại), không tự ý lướt qua hay bỏ qua bài tập nào kể cả những bài tập được cho là dễ. Cần lưu ý HS, các bài tập cũng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng HS. Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Cần khuyến khích HS làm nhanh, cẩn thận. Bên cạnh đó GV cần hổ trợ những em học kém hơn về cách làm bài. GV nên chấp nhận tình trạng trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài hơn HS khác, vấn đề ở đây GV không được nóng vội và làm thay cho những HS học kém hơn . Trong quá trình làm bài cần tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS. Khi cần thiết có thể cho các em trao đổi trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải của một bài toán. Nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm và trao đổi ở nhóm và lớp. + Bước 3: Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập. Tập cho HS thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai hay không. Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo lên GV. Khuyến khích HS tự nói ra hạn chế của mình, của bạn sau khi tự kiểm tra đánh giá. + Bước 4: Khuyến khích HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với những cách giải đã có. Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho HS niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân (bằng khuyến khích nêu gương). Tạo cho HS mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Vì vậy, cho dù đã hoàn thành bài học, HS vẫn không thoả mãn những gì đã đạt được. HS cần tự kiểm tra đánh giá và luôn luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm. VD: Với bài tập “tính bằng cách thuận tiện nhất: 4,2+ 3,5 + 4,5 + 6,8”. Chẳng hạn khi chữa bài HS có thể nêu cả hai cách tính sau: Cách 1: 4,2+3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 + (3,5+4,5) + 6,8 = 4,2 + 8 + 6,8 = (4,2+ 6,8) +8 = 11+ 8 = 19 Cách 2: 4,2 + 3,5 +4,5 + 6,8 = (4,2 +6,8) + (3,5 + 4,5) = 11+ 8 = 19 Khi chữa bài GV nên tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để thấy cả hai cách tính trên đều sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng. Mỗi cách tính có thể là thuận tiện nhất với từng đối tượng HS, do đó GV không nhất thiết yêu cầu HS khẳng định cách tính nào là thuận tiện nhất. Điều quan trọng là HS nhận được sự động viên khuyến khích của GV, của các bạn và tự HS rút ra được kinh nghiệm khi làm bài. Với cách dạy học như thế GV không nhất thiết phải lo chọn thêm bài tập cho đối tượng HS có nhu cầu làm thêm bài tập mà có thể giúp HS khai thác sâu quá trình thực hiện một số bài thực hành có sẵn trong SGK. Đồng thời cách dạy như vậy sẽ tạo cho HS thói quen không thoả mãn với kết quả đã đạt được, tạo cho HS hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học tập. 1.3.3 Cấu trúc KNDH môn Toán ở TH Việc dạy học môn Toán ở tiểu học, đòi hỏi người giáo viên cần có những KNDH cơ bản sau: - KN xác định mục tiêu, yêu cầu của một bài lên lớp cụ thể trong toàn bộ chương trình môn Toán ở tiểu học . - KN phân tích và lựa chọn nội dung bài học cụ thể trong chương trình môn Toán. (Nắm được vị trí của mảng kiến thức đó trong toàn bộ chương trình và biết huy động kiến thức mà HS đã được học trước đó để bổ trợ cho việc nắm kiến thức mới). - KN lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nội dung của bài học, trình độ và điều kiện học tập của HS. - KN thiết kế các hoạt động học tập chủ yếu.(Mục tiêu của các hoạt động, cách thức tiến hành, thời gian cho hoạt động đó) . - KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS. (Tổ chức các mối quan hệ giữa GV và HS giữa HS và tài liệu học, giữa HS với nhau giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới và cách thức hành động mới trong tiết học Toán ). - KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán. - KN tổ chức quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. 1.3.4 Quá trình hình thành KNDH môn Toán của SV ngành GDTH. Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, để hình thành bất kì một KNDH nào cũng cần phải luyện tập, cũng cố thông qua việc thực hiện các thao tác, hành động và diễn ra theo một quy trình trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hình thành KNDH môn Toán cũng vậy, quá trình hình thành nó cũng không nằm ngoài quá trình chung để hình thành bất kì một KNDH nào. Khi bàn về quá trình hình thành KN, các nhà tâm lí đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Theo X.I.Kiêxgôp, ông phân chia việc hình thành KN cho SV thành năm bước như sau: - Bước 1: Người SV được giới thiệu cho biết về hoạt động sẽ được tiến hành như thế nào . - Bước 2: Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kĩ năng, kĩ xảo được tạo ra. - Bước 3: Trình bày mẫu hành động. Người GV trình bày mẫu hành động với tốc độ bình thường, sau đó làm lại với tốc độ chậm, vừa làm vừa phân tích từng thao tác cho SV chứng kiến. Sau đó nguời GV làm lại một lần nữa theo tốc độ bình thường để SV quan sát. - Bước 4: Người SV tiếp thu hoạt động một cách thực tiễn. Nghĩa là người SV bắt đầu vận dụng các quy tắc một cách có ý thức để luyện tập. - Bước 5: Đưa các bài độc lập và có hệ thống vào luyện tập . X.I.Kixêgôp cho rằng, trong 5 bước trên thì bước trình bày mẫu là rất cần thiết, nhưng không được gây cho SV sự bắt chước mù quáng. Trong quá trình rèn luyện cần phải kết hợp với các bước khác để đảm bảo tính mềm dẻo và sự uyển chuyển của các KN trong hoạt động. Theo tác giả Trần Quốc Thành, lại phân chia quá trình hình thành KN gồm ba bước cơ bản: Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động. Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu. Bước 3: Luyện tập để tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đề ra. Theo chúng tôi cả ba bước trên đều quan trọng như nhau, để hình thành một KN không thể bỏ qua hoặc rút gọn bất cứ một khâu nào. Việc nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động giúp người học có được định hướng rõ ràng về hành động của mình, từ đó lập kế hoạnh và tìm các điều kiện, biện pháp để đạt mục đích. Ở giai đoạn làm mẫu, người học một mặt thực hiện các thao tác theo mẫu, mặt khác đối chiếu với tri thức hành động và điều chỉnh thao tác, hành động nhằm đạt được kết quả, giảm bớt sai sót trong quá trình hành động. Để có thể có được KN ổn định người học cần phải luyện tập các hành động trong những tình huống khác nhau đến mức cá nhân có thể nắm được các quy tắc, quy luật chung của hành động và triển khai nó khác xa với dạng ban đầu. Như chúng ta đã thấy, có nhiều cách phân chia về các bước để hình thành KN. Tuy nhiên, theo chúng tôi về thực chất những ý kiến đó không hề mâu thuẫn với nhau. Sự khác nhau trong ý kiến của các tác giả là do các tác giả xuất phát từ các góc độ khác nhau để phân chia các giai đoạn hình thành kĩ năng hoặc gộp một số giai đoạn lại. Chúng tôi cũng nhất trí với quan điểm của tác giả Trần Quốc Thành. Như vậy, việc hình thành bất kì một KN nào cũng cần phải trải qua các bước, các giai đoạn luyện tập. Hay nói cách khác, KN được hình thành và phát triển trong hoạt động. Sự hình thành KNDH nói chung và KNDH môn Toán nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nó được hình thành trên cơ sở người học đã nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của môn học và thông qua quá trình luyện tập có hệ thống. Để hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH cũng cần trải qua những giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn học lí thuyết ở trường sư phạm Giai đoạn học lí thuyết ở trường sư phạm, SV được học những tri thức cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ. Những tri thức này đều là cơ sở cho việc hình thành KNDH sau này nhưng vai trò của chúng có khác nhau. Các môn khao học cơ bản giúp SV nắm được lôgíc khoa học, các môn khoa học cơ sở giúp SV nắm được lôgíc của sự phát triển trẻ em cũng như những đặc điểm và khả năng lĩnh hội của trẻ em tiểu học. Những môn học này cơ sở là cần thiết cho việc hình thành bất cứ một KNDH nào. Các môn khoa học nghiệp vụ giúp SV nắm được tri thức khoa học nghiệp vụ mà thực chất chúng là logíc khái quát của các hành động sư phạm tiểu học mà SV sẽ thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục HS tiểu học. Chẳng hạn, để hình thành KNDH môn Toán thì SV phải học môn “PPDH môn toán ở tiểu học”. Như vậy, để có được KNDH điều đầu tiên đòi hỏi SV phải nắm vững các tri thức khoa học. Tuy nhiên, nhà trường sư phạm phải có vai trò giúp SV thấy được mối quan hệ giữa học lí thuyết ở trường với KNDH mà họ sẽ được hình thành và vận dụng vào công việc dạy học trong tương lai. Ngoài ra công việc học tập trên lớp còn giúp cho SV hình thành và bổ sung thêm một số kiến thức về cách giải quyết, xử lí các tình huống sư phạm, tác phong sư phạm cần có thông qua cán bộ giảng dạy. Và cũng chính ở giai đoạn này SV có được định hướng về động cơ, mục đích, cách thức cho quá trình rèn luyện sắp tới. Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hành, kiến tập sư phạm Là giai đoạn thực sự bắt đầu hình thành các KNDH nói chung và KNDH môn Toán nói riêng thông qua các hoạt động khác nhau mà quan trọng nhất là hoạt động thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và kiến tập sư phạm. Ở giai đoạn này SV chủ yếu được quan sát các giờ dạy mẫu của GV ở trường phổ thông. Qua đó SV được đối chiếu những kiến thức lí thuyết mà mình đã được học ở trường sư phạm với những kiến thức đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, bước đầu tập giảng trước đối tượng chính của mình là HS dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và sự đóng góp rút kinh nghiệm của bạn bè.(tập giảng chủ yếu tiến hành trong giai đoạn kiến tập). Quá trình thực hành và kiến tập sư phạm giúp SV có cơ hội vận dụng những tri thức khoa học chuyên môn và nghiệp vụ để giải quyết bài tập thực tiễn, nhờ đó mà một số KNDH được hình thành. Cũng chính thông qua hoạt động này, người SV có điều kiện gắn lí luận vào thực tiễn, giúp cho việc nắm tri thức của họ vững chắc hơn, tạo cơ hội cho họ “hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt”. Tuy nhiên, để hoạt động thực hành, kiến tập có hiệu quả thực sự việc rèn luyện KNDH của SV cũng cần tuân thủ theo các bước đã nêu ở trên. - Bước 1: SV cần nhận thức đầy đủ về mục đích (cần hình thành KN nào, ở mức độ nào sau đợt thực hành), nội dung (định rõ những công việc cần phải làm), phương pháp (cách thức thực hiện công việc), phương tiện, hình thức tổ chức, kế hoạch thời gian của toàn đợt, cách thức kiểm tra đánh giá. - Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu. SV quan sát mẫu là các tiết dạy của GV tiểu học sau đó tiến hành làm thử theo mẫu trong các tình huống giả định dưới sự tổ chức của cán bộ hướng dẫn, SV thực hiện những bài tập hành động theo mẫu, sau đó cán bộ hướng dẫn cùng bạn góp ý, sữa chữa những động tác còn thừa, thiếu… Từ đó họ rút ra được những kinh nghiệm giúp cho việc luyện tập ở những lần sau trở nên chuẩn xác hơn. - Bước 3: Luyện tập các KN trong các tình huống sư phạm thật, trên đối tượng chính là HS tiểu học.(Tiến hành trong đợt kiến tập sư phạm) Giai đoan 3 :Tập giảng ở trường sư phạm Giai đoạn này được tiến hành truớc lúc SV bước vào đợt thực tập, cũng là một cuộc diễn tập trước giúp cho đợt thực tập sư phạm ở kì học cuối đạt kết quả tốt nhất. Ở giai đoạn này, SV được tập giảng ngay trên lớp học của mình, đối tượng là những HS giả định. SV tiến hành soạn bài, lên lớp tập thể hiện nội dung bài soạn mà mình đã thiết kế, tập tổ chức bao quát lớp cũng như tập xử lí các tình huống sư phạm. Sau đó giảng viên phụ trách cùng với tập thể SV sẽ đánh giá nhận xét giờ dạy, trên cơ sở đó rút ra ưu nhược điểm mà đặc biệt là kinh nghiệm cho mỗi cá nhân sau mỗi lần tập giảng. Giai đoạn 4: Giai đoạn thực tập sư phạm. Đây là giai đoạn luyện tập cuối cùng trong quá trình học tập của SV, giai đoạn tập duyệt thực sự trước khi bước vào nghề dạy học. Ở giai đoạn này, SV phải huy động toàn bộ kiến thức, KNDH đã được hình thành ở các giai đoạn trước đó vào công việc thực tập của mình. Mỗi giai đoạn thực hành luyện tập của SV đều phải tiến hành theo các bước như đã nêu ở trên. Tuy nhiên ở giai đoạn thực tập sư phạm SV cần chú trọng nhiều hơn đến bước 3, luyện tập các KN trong các tình huống có thật. SV tự mình trực tiếp tìm hiểu nội dung môn học, xác định mục tiêu của mỗi bài học, lên kế hoạch bài dạy dưới sự giúp đỡ của GV hướng dẫn và tiến hành thực hiện kế hoạch bài dạy trên lớp. Sau khi tập giảng xong thì SV sẽ được GV hướng dẫn cùng tập thể GV tham gia dự giờ rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu cũng như nhược điểm để SV có thể khắc phục trong các tiết thực hành sau. Họat động thực hành của SV trong quá trình thực tập sư phạm là một cơ hội tốt để người SV thể hiện toàn bộ năng lực và các phẩm chất nghề nghiệp của mình một cách rõ ràng và chính xác. Hoàn thiện quá trình hình thành KNDH bằng việc kết hợp các KN đơn lẽ hoặc đã kết hợp nhưng chưa hoàn chỉnh qua các đợt thực hành trước đó. Nâng cao trình độ của các KNDH lên mức tối thiểu, đảm bảo cho đa số SV khi tốt nghiệp có vốn KN tương ứng với trình độ đào tạo. Nói tóm lại, các KNDH nói chung cũng như KNDH môn Toán nói riêng cần được rèn luyện một cách thường xuyên liên tục ngay trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm và trong suốt quá trình dạy học sau này. Sự hoàn thiện hệ thống KNDH sẽ là công việc suốt đời của mỗi nhà giáo trên cơ sở vốn tri thức, khả năng tự học, ý thức tự rèn luyện và đặc biệt là biết vận dụng và phát triển vốn KN và phương pháp hình thành KNDH mà SV đã được nhà trường sư phạm trang bị. Việc phân chia sự hình thành KNDH thành các giai đoạn cụ thể như thế, một lần nữa khẳng định rằng việc xây dựng quy trình hình thành KNDH từng môn học là rất cần thiết. 1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. Kĩ năng là một vấn đề hết sức phức tạp trong tâm lí học và giáo dục học. Các nhà tâm lí, giáo dục đã có những quan niệm khác nhau về KN. Chúng tôi cho rằng, giữa các khái niệm có khác nhau nhưng không mâu thuẫn, sự khác nhau chủ yếu là mở rộng hay thu hẹp phạm vi của khái niệm mà thôi. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi dựa trên quan điểm của N.D.Lêvitôp để xây dựng khái về KN: “KN là khả năng thực hiện một hành động hay một họat động nào đó trong những điều kiện nhất định, bằng cách vận dụng những tri thức và kinh ngiệm đã có.” Trong quá trình nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sử dụng khái niệm KNDH theo định nghĩa của tác giả Phạm Minh Hùng, vì rằng tác giả cũng đã dựa trên quan niệm của N.D.Lêvitôp để xây dựng định nghĩa: “KNDH là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hay nhiều hành động DH bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động DH của người GV đạt kết quả cao”. Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình dạy học cũng như định nghĩa về KNDH, chúng tôi đã xây dựng hệ thống KNDH bao gồm bốn nhóm KNDH cơ bản: Nhóm KN hiểu HS; nhóm KN thiết kế kế hoạch dạy học; nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch ; nhóm KN tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học. Trong mỗi nhóm bao gồm nhiều KNDH bộ phận, trong đó chúng tôi tập trung xây dựng công phu các KNDH bộ phận trong nhóm KN tổ chức thực hện kế hoạch dạy học. Trên cơ sở hệ thống KNDH, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống cấu trúc của KNDH môn Toán bao gồm 7 KN. Đi sâu tìm hiểu về mục tiêu, đặc điểm chương trình và các PPDH môn Toán ở tiểu học. Đặc điểm nội dung chương trình môn Toán ở TH đáng chú ý, trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 có hai kiểu bài cơ bản: “ Kiểu bài hình thành kiến thức mới” và “ Kiểu bài thực hành, luyện tập, ôn tập”, với mỗi kiểu bài có cấu trúc và PPDH khác nhau. Đây chính là một trong những cơ sở để chúng tôi xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV trong chương 3. Chỉ rõ quá trình hình thành KNDH môn Toán cho SV bao gồm ba bước cơ bản: Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động. Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu. Bước 3: Luyện tập để tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện Và quá trình luyện tập diễn ra qua 4 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1: Giai đoạn học lí thuyết ở truờng sư phạm. Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hành, kiến tập sư phạm. Giai đoạn 3: Giai đoạn tập giảng ở trường sư phạm. Giai đoạn 4: Giai đoạn thực tập sư phạm Chương 2 THỰC TRẠNG KNDH MÔN TOÁN 2.1 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.1.1. Mục đích khảo sát. Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVTH về các KNDH môn Toán cũng như thực trạng sử dụng KNDH môn Toán của GVTH, đồng thời tìm hiểu thực trạng rèn luyện KNDH của SV nhằm xác định rõ những khó khăn, vướng mắc mà SV còn gặp ở một số KNDH nhất định trong quá trình rèn luyện. Từ đó, xây dựng được cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng quy trình hình thành một số KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH. 2.1.2. Đối tượng khảo sát. - GVTH đang trực tiếp đứng lớp dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 ở một số trường TH thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Số lượng GV tham gia khảo sát 180 GV. - CBQL giáo dục TH là chuyên viên phụ trách TH phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường TH thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Số lượng CBQL tham gia khảo sát 30 CBQL. - SV năm thứ 4 (khoá 44) ngành GDTH trường Đại Học Vinh. Thời điểm khảo sát, khi SV kết thúc đợt thực tập sư phạm ở trường TH. Số lượng SV tham gia khảo khát 60 SV. 2.1.3. Nội dung khảo sát. - Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH. - Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán - Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH. - Thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH. 2.1.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng. - Điều tra bằng Ankét. - Dự giờ các tiết dạy học môn Toán trên cả hai đối tượng là GVTH và SV nhằm đánh giá chính xác hơn về các vấn đề nêu trên. 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ. 2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH. Kết quả điều tra nhận thức của GVTH về KNDH được thể hiện ở Bảng 1 và Bảng 2. * Bảng1: Nhận thức của GVTH về các KNDH cần có ở tiểu học TT Các KNDH ở TH Tần số ý kiến 1 KN phân tích nội dung chương trình môn học. 165 (91,6%) 2 KN xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể. 159 (88,3%) 3 KN dạy học phù hợp với đối tượng HS. 150 (83,3%) 4 KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS. 149 (82,7%) 5 KN sử dụng và phối hợp các PPDH. 134 (74,4%) 6 KN thiết kế các hoạt đông học tập cho HS. 133 (73,8%) 7 KN kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. 121 (67,2%) 8 KN giao tiếp với HS. 121 (67,2%) 9 KN sử dụng đồ dùng dạy học. 119 (66,1%) 10 KN trình bày bảng. 115 (63,8%) 11 KN xử lí các tình huống sư phạm. 114 (63,3%) 12 KN phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động dạy học. 110 (61,1%) 13 KN dẫn dắt vấn đề. 68 (37,7%) 14 KN tự học, tự bồi dưỡng. 62 (34,4%) 15 KN tổ chức trò chơi học tập cho HS. 39 (21,6%) 16 KN thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử. 35 (19,4%) Kết quả ở bảng 1 cho thấy: - Hầu hết các GVTH (91,6%) được hỏi đều cho rằng để thực hiện hoạt động dạy học ở TH người GV đòi hỏi cần phải có KN phân tích nội dung chương trình môn học. - Cơ bản ý kiến của GV (88,3%) cũng cho rằng người GVTH cần có KN xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể. - Có 83,3% số ý kiến cho rằng cần phải có KN dạy học phù hợp với đối tượng HS. - Có 82,7% số ý kiến cho rằng người GVTH cần phải có KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS. - Có 74,4% số ý kiến cho rằng cần phải có KN sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học. - Có 73,8% số GV cho rằng cần phải có KN thiết kế các hoạt động học tập cho HS. - Có 67,2% số GV cho rằng cần có KN kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. - Cũng có 67,2% số ý kiến cho rằng cần có KN giao tiếp với HS - Có 66,1% số GV cho rằng cần có KN sử dụng đồ dùng dạy học. - Có 63,8% số GV cho rằng cần có KN trình bày bảng. - Có 63,3% số ý kiến GV cho rằng người GVTH cần có KN xử lí các tình huống sư phạm. - Có 61,1% số GV cho rằng cần có KN phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động dạy học - Có 37,7% số ý kiến cho rằng cần có KN dẫn dắt vấn đề - Có 34,4% số GV cho rằng cần có KN tự học, tự bồi dưỡng. - Có 21,6% số GV cho rằng cần có KN tổ chức trò chơi học tập cho HS. - Chỉ có 19,4% số ý kiến cho rằng cần có KN thiết kế bài giảng theo giáo án điện tử. Như vậy có thể thấy, cơ bản các GVTH đã nhận thức được tương đối đâỳ đủ về các KNDH cần có để thực hiện tốt hoạt động dạy học của mình. * Bảng 2: Nhận thức của GVTH về KNDH cơ bản và quan trọng nhất. TT KNDH cơ bản và quan trọng nhất Tấn số ý kiến 1 KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS. 97 (53,9%) 2 KN xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể. 45 (25%) 3 KN sử dụng và phối hợp các PPDH. 21 (11,7%) 4 KN dẫn dắt vấn đề. 9 (5%) 5 KN thiết kế các hoạt động học tập cho HS. 5 (2,8%) 6 KN phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động học tập . 3 (1,6%) Kết quả ở bảng 2 cho thấy: - Đa số GV (53,9%) đều cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất là KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS. - 25% số ý kiến lại cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất là KN xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể. - 11,7% số ý kiến cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất là KN sử dụng và phối hợp các PPDH. - 9% số ý kiến cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất là KN dẫn dắt vấn đề. - 2,7% số ý kiến cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất là KN thiết kế các hoạt động học tập cho HS. - Chỉ có 1,6% số ý kiến cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất là KN phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động học tập. Mỗi ý kiến đều có lí do nhất định của nó, do vậy không thể kết luận ý kiến của đại đa số GV là đúng và càng không thể kết luận ý kiến của thiểu số là sai. Vấn đề ở đây là cần đưa ra được những lập luận để khẳng định và bảo vệ cho lựa chọn của mình. Chúng tôi, nhất trí với 53,8% ý kiến của GV mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát. 2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán Kết quả điều tra thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán được thể hiện ở Bảng 3 và Bảng 4 * Bảng 3: Nhận thức của GVTH về các KNDH môn Toán TT Các KNDH môn Toán ở TH Tần số ý kiến 1 KN lựa chọn và sử dụng hợp lí các PPDH môn Toán. 172 (95,5%) 2 KN thiết kế các hoạt động học tập cho HS . 161(89,4%) 3 KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS . 156(86,6%) 4 KN xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể trong chương trình môn Toán ở TH . 154(85,5%) 5 KN tổ chức các hình thức học tập khác nhau trong giờ học Toán. 149(82,7%) 6 KN ra đề kiểm tra,đề thi môn Toán. 132(73,3%) 7 KN sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán 117(65%) 8 KN xử lí tình huống sư phạm. 105(58,3%) 9 KN dẫn dắt HS hình thành tri thức mới. 95(52,7%) 10 KN tổ chức cho HS tiến hành thực, hành, luyện tập, ôn tập. 95(52,7%) 11 KN tự bồi dưỡng nấng cao chuyên môn nghiệp vụ môn Toán. 64(35,5%) 12 KN trình bày bảng trong tiết Toán 45(25%) 13 KN sử dụng các thuật ngữ Toán học chính xác 25(13,8%) Kết quả ở bảng 3 cho thấy: - Hầu hết các GV được hỏi (95,5%) đều cho rằng để dạy tốt môn Toán ở tiểu học cần có KN lựa chọn và sử dụng hợp lí các PPDH môn Toán. - Cũng có 89,4% ý kiến GV cho rằng cần có KN thiết kế các hoạt động học tập cho HS . - Có 86,6% GV cho rằng để dạy tốt môn Toán ở TH cần có KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS. - Có 85,5% số ý kiến cho rằng cần có KN xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể trong chương trình môn Toán ở tiểu học. - Có 82,7% số ý kiến cho rằng cần có KN tổ chức các hình thức học tập khác nhau trong giờ học Toán. - Có 73,3% GV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHình thành KN dạy học môn Toán cho SV ngành GDTH.doc