Luận văn Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho công ty tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2013 - 2020

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH. 3

1.1.Cơ sở lý thuyết về chiến lƣợc. 4

1.1.1.Những quan điểm về chiến lược. . 4

1.1.2.Định nghĩa về chiến lược. . 5

1.1.3.Mục đích và vai trò của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại

và phát triển của Doanh nghiệp. 5

1.2.Hoạch định chiến lƣợc. . 6

1.2.1.Khái niệm của hoạch định chiến lược kinh doanh:. 6

1.2.2.Vai trò của hoạch định chiến lược: . 7

1.3.Quy trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh (còn gọi là lập kế

hoạch chiến lƣợc, xây dựng chiến lƣợc). . 8

1.4.Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lƣợc . 11

1.4.1.Phân tích môi trường vĩ mô . 12

1.4.1.1.Phân tích môi trường kinh tế. 13

1.4.1.2.Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chính phủ và chính

trị. . 14

1.4.1.3.Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội. 15

1.4.1.4.Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. 15

1.4.1.5.Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ. . 16

1.4.2.Phân tích môi trường ngành. 17

1.4.2.1.Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có . 17

1.4.2.2.Phân tích áp lực của khách hàng. 18

1.4.2.3.Phân tích áp lực của nhà cung ứng. 19

pdf125 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho công ty tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2013 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới các biến số kinh tế vĩ mô cũng như mức chênh lệch của các Ngân hàng thương mại trong khu vực, độ sâu tài chính được cải thiện. Mặc dù đã có thay đổi căn bản trong việc điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa nhưng việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một số hạn chế. Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước mới dừng ở chỗ phát tín hiệu về chủ trương điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhưng khả năng tác động, kiểm soát lãi suất thị trường còn yếu. Khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, lãi suất giao dịch trên thị trường mở thì chưa tác động tức thời đối với lãi suất thị trường. Mối liên hệ giữa các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng qua đêm chưa chặt chẽ, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường. Cơ chế trần - sàn chưa phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường, biên độ dao động lãi suất còn tương đối hẹp trong điều kiện mức độ phát triển còn thấp của thị trường tiền tệ và hiệu quả điều tiết còn hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự đóng vai trò là lãi suất chủ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 54 đạo, điều tiết lãi suất thị trường. Tại một số thời điểm, lãi suất thị trường mở biến động vượt khỏi khung lãi suất và đôi khi biến động không cùng chiều với lãi suất thị trường. Lượng tiền cung ứng cho mục tiêu tín dụng do Chính phủ khống chế hàng năm và nhằm mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, cho nên tác dụng của lãi suất tái cấp vốn trong điều hành lãi suất thị trường bị hạn chế. Thị trường nội tệ liên ngân hàng chưa được củng cố theo hướng tập trung các thông tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường. Ngân hàng Nhà nước khó có thể thực hiện một cách hiệu quả vai trò là người cho vay cuối cùng và kiểm soát lãi suất thị trường. Ngân hàng Nhà nước cũng chưa xác định được lãi suất bình quân giao dịch trên thị trường liên ngân hàng để làm lãi suất định hướng trong điều hành và kiểm soát lãi suất thị trường. Lãi suất ngân hàng và lãi suất tín phiếu, trái phiếu kho bạc chưa có sự thống nhất theo mục tiêu chung của chính sách tài chính - tiền tệ. Lãi suất trái phiếu kho bạc do Bộ Tài chính chỉ đạo thường thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cùng kỳ hạn đã không thu hút được các thành viên tham gia. Vì thế, lãi suất trúng thầu trái phiếu kho bạc chưa phản ánh đúng lãi suất thị trường, chưa là lãi suất chuẩn cho các trung gian tài chính ấn định lãi suất kinh doanh của mình như thông lệ thị trường tài chính - tiền tệ. Việc tăng lãi suất là cơ hội cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì đương nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay không, vào những dự án nào để có thể hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với những người đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường. Nhu cầu vốn lớn nhưng khả năng đáp ứng hạn chế. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để giải quyết vấn đề này, chỉ còn cách nâng lãi suất để huy động vốn. Nâng lãi suất huy động vốn thì buộc phải tăng lãi suất cho vay nhiều Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 55 hơn để bảo đảm có lãi. Vòng nghịch lý này đã tồn tại lâu nay và hiện vẫn chưa giải quyết được. Tóm lại: Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là nguy cơ cho sự phát triển của Công ty PTSC Marine, vì định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư đóng mới và mua mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất để bổ sung cho các thiết bị cũ hiện không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, như: mua và đóng mới tàu dịch vụ,... với số tiền đầu tư lớn lên đến hàng trăm triệu USD và một phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng. Khi đồng USD bắt đầu thời kỳ xuống giá vào năm 2002, việc duy trì một biên độ tỷ giá hẹp đã giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có hàng dệt may và hàng điện tử. Đồng VND khi đó được định giá thấp so với USD khiến hàng hóa của Việt Nam rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ so với hàng hóa từ các nước khác như Thái Lan, Malaysia và Philippines. Một phần nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ ở mức bình quân 7% kể từ năm 2000 tới nay. Sau đó, xu hướng mất giá của VND theo USD đã làm gia tăng áp lực lạm phát ở Việt Nam, do giá nhiên liệu và các hàng hóa khác tăng cao. Thêm vào đó, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam cũng bắt đầu có một số ảnh hưởng bất lợi. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cam kết và thực hiện được việc duy trì, giữ ổn định tỷ giá USD/VND trong khoảng +/-1%. Bước sang những tháng đầu năm 2013, tỷ giá tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ ổn định, tuy nhiên đến tháng 6/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% để phù hợp với cung - cầu của thị trường. Việc giữ ổn định tỷ giá trong thời gian qua đã hỗ trợ các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu yên tâm hoạt động. Tuy nhiên, giữ ổn định tỷ giá trong thowfigian dài cũng chứa đựng nhiều rủi ro, sẽ tích tụ thêm khó khăn cho tương lai khi khu vực xuất khẩu bị thiệt hại vượt quá điểm cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc neo giữ tỷ giá đối với nền kinh tế. Một nguy cơ tiềm ẩn nữa là dòng tiền đầu cơ hưởng chênh lệch lãi suất có thể đảo chiều khi xảy ra kịch bản tồi tệ nhất - tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế với ba trọng tâm vượt khỏi tầm kiểm soát của gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát gia tăng trở lại. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 56 Tóm lại: Việc tỷ giá hối đoái ổn định và tăng không đáng kể dưới chính sách điều hành quyết liệt và mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua đã hỗ trợ Công ty PTSC Marine yên tâm thực hiện kế hoạch hoạt động mà không sợ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Chỉ số giá chứng khoán là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế bởi nó thể hiện tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Chỉ số giá chứng khoán được coi là nhiệt kế để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội. Thông thường, nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số này tăng và ngược lại. Tuy nhiên, giá chứng khoán nói riêng, hay giá của thị trường nói chung, đều là kết quả được tổng hợp từ hàng loạt yếu tố như: các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố của môi trường đầu tư... nhất là yếu tố tâm lý của người đầu tư. Nhiều khi, các dấu hiệu tăng trưởng của nền kinh tế mới chỉ thấp thoáng ở xa, mức lạc quan của nhà đầu tư đã có thể rất cao và họ đua nhau đi mua chứng khoán, đẩy giá lên cao. Ngược lại, có thể tình hình chưa đến nỗi tồi tệ, nhưng mọi người đã hoảng hốt bán ra ồ ạt làm giá chứng khoán giảm mạnh. Với các nước phát triển, có nền kinh tế thị trường minh bạch, thị trường chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên, do thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới chỉ là thị trường non trẻ, đang trên đường hoàn thiện nên những ảnh hưởng có nó là không đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3.1.4. Phân tích ảnh hƣởng của tỷ lệ thất nghiệp, việc làm. Đối với mọi quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp được xem là một chỉ tiêu đo lường sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, người dân có việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm, góp phần tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), phản ánh khả năng phát triển của đất nước, hoạt động của các doanh nghiệp được phát triển. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp cao, ít việc làm, phản ánh tình trạng khó khăn của đất nước, hoạt động của các doanh nghiệp bị khó khăn. Năm 2007, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 4,9%, số người thất nghiệp giữ ở con số 189,9 triệu người (chiếm khoảng 6% số người trong độ tuổi lao động), tăng không đáng kể so với các năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 chiếm 25% lực lượng lao động toàn cầu, tăng gần gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp ở những Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 57 người cao tuổi hơn. Dự báo trong năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng ở mức 6,1%. Tuy nhiên tại Việt Nam trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp đã liên tục giảm xuống (năm 1998 là 6,9%, năm 1999 còn 6,7%, năm 2000 còn 6,4%, năm 2001 còn 6,3%, năm 2002 còn 6%, năm 2003 còn 5,8%, năm 2004 còn 5,6%, năm 2005 còn 5,3%, năm 2006 còn 4,8%, năm 2007 còn 4,6%). Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đứng thứ 39 trong tổng số 75 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh. Bảng 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam qua các năm 2010-2013 Năm 2010 2011 2012 2013(dự kiến) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,29 3,60 3,21 2 (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê các năm 2010 - 2013) Thất nghiệp giảm rất có ý nghĩa, bởi trong ba yếu tố đầu vào thì vốn phải đi vay, phải trả cả vốn và lãi (thậm chí còn là lãi kép, tức là lãi suất tính bằng ngoại tệ và tỷ giá VND/ngoại tệ tăng), thiết bị - công nghệ còn phải đi mua, mà không phải lúc nào cũng mua được công nghệ nguồn (thậm chí còn mua phải thiết bị - công nghệ cũ, lạc hậu), trong khi lao động là nội lực hiện có số lượng khá dồi dào (thậm chí đến mức dư thừa). Thất nghiệp giảm còn có ý nghĩa là việc làm tăng, cũng có ý nghĩa thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán gia tăng, làm gia tăng tiêu thụ - một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp cao chẳng những làm cho thu nhập thấp, sức mua và khả năng thanh toán hạn chế mà quan trọng hơn là còn gây ra các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu lao động dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng. Theo báo cáo kết quả điều tra, trong lực lượng lao động từ độ tuổi 15 trở lên: khu vực thành thị 94,6% có việc làm và 5,4% thất nghiệp; khu vực nông thôn có 98,9% có việc làm và 1,1% thất nghiệp. Riêng đối với Công ty PTSC Marine, đây không phải là cơ hội để tuyển dụng nguồn nhân lực cho Công ty, vì đặc trưng của ngành Dầu khí là cần những lao động có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo với chuyên môn đặc thù, tuy nhiên phần lớn những lao động thất nghiệp lại là những người không có nghiệp vụ chuyên môn hoặc lao động có tay nghề thấp, vì thế hiện nay Công ty vẫn ở trong tình trạng thiếu lao động nhưng vẫn không tìm được người phù hợp. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 58 Tóm lại: Tỷ lệ thất nghiệp chưa tác động nhiều đến Công ty trong việc lựa chọn các ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng để làm việc tại Công ty cũng như cung cấp lao động cho khách hàng. 2.3.1.5. Phân tích ảnh hƣởng của đầu tƣ nƣớc ngoài Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Nhiều ngành công nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhờ đóng góp phần lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như cơ khí, thép, công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày, rượu bia - nước giải khát, thuốc lá, giấy, nhựa). Kết thúc năm 2012, chúng ta có một bức tranh toàn cảnh về đầu tư nước ngoài như sau: Trong năm 2012, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,046 tỷ USD, bằng 91,33 % so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) đạt 73,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 60,33 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,76% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung khu vực ĐTNN xuất siêu 13,07 tỷ USD. Tình hình cấp GCNĐT: Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 15 tháng 12 năm 2012, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011. Theo lĩnh vực đầu tƣ: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 59 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 483,25 triệu USD, chiếm 3,7%. Tiếp theo là lĩnh vực thông tin và truyền thông với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 411,25 triệu USD. Theo đối tác đầu tƣ: Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng năm 2012; Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Samoa đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 907,8 triệu USD, chiếm7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 788 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo địa bàn đầu tƣ: Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,53 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 1,116 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Ninh với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1,115 tỷ USD; 1,111 tỷ USD và 1,105 tỷ USD. Xét theo vùng thì vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,55 tỷ USD, chiếm 42,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 4,69 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít vốn FDI nhất, trong 12 tháng chỉ chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư của cả nước. Một số dự án lớn: được cấp phép trong 12 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 60 USD của Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang và dự án của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Bắc Ninh với số vốn là 830 triệu USD; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD Bảng 2.5: Tổng vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam qua các năm 2010 - 2013 Năm 2010 2011 2012 2013 (dự kiến) Tổng vốn đăng ký đầu tƣ FDI (tỷ USD) 19 14,7 12,7 16 (Nguồn: Trang web Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Qua bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng dần lên qua các năm. Riêng trong năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục 19 tỷ USD. Con số ấn tượng này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang có những đánh giá rất tích cực về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút ĐTNN giữa các nước trong khu vực đang diễn ra hết sức gay gắt thì những kết quả đạt được trên đây là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động ĐTNN năm 2010 vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là: Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng cao nhưng kết quả thu hút vốn ĐTNN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta cũng như với nhu cầu huy động vốn nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ các dự án có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn đã có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thấp. Vốn giải ngân thực hiện các dự án có tốc độ tăng chậm so với vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới. Trong 9 tháng đầu năm 2013 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chín tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực lọc hoá dầu với số tiền đầu tư lến đến cả tỷ USD, có thể kể đến các dự án có phần vốn đầu tư lớn của nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí như: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 9 tỷ USD với công suất 200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam được liên doanh giữa các bên, trong đó PetroVietnam góp 25% vốn, Công ty dầu khí quốc tế Kuwait 35%, Công ty Idemitsu Nhật Bản 35%, Công ty hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 61 Nhờ những khoản đầu tư mạnh từ các Công ty nước ngoài vào các lĩnh vực trong ngành dầu khí đã tạo cơ hội cho các ngành cung cấp dịch vụ dầu khí như dịch vụ vận chuyển tàu biển, dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, dự án xây lắp công trình biển, sà lan nhà ở, suất ăn dầu khí... Đây chính là cơ hội lớn cho Công ty PTSC Marine giới thiệu và marketing để cung cấp các dịch vụ có chất lượng của mình cho khách hàng. Tóm lại: Việc tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam chính là cơ hội cho Công ty PTSC Marine để phát triển mạnh các loại hình dịch vụ của mình. 2.3.2. Phân tích ảnh hƣởng của các sự kiện chính trị Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thời gian vừa qua sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn và nổi bật nhất đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí nói riêng chính là sự kiện vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau gần 11 năm nỗ lực đàm phán xin gia nhập tổ chức này. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đã được thế giới biết đến, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng được đẩy mạnh hơn Nhưng theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi - Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Còn theo nghiên cứu của TS Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cao cấp, quan hệ giữa Chính phủ với khu vực kinh tế tư nhân đã có thay đổi tích cực, bằng chứng là Chính phủ thừa nhận kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Liên quan đến hải quan - lĩnh vực được doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cho biết đã có sự cải thiện đáng kể nhờ sức ép của WTO. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 62 Đối với ngành Dầu khí, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội để thu hút các công ty dầu khí lớn của nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, cũng như tạo điều kiện cho các công ty Dầu khí trong nước đầu tư ra nước ngoài. Riêng đối với Công ty PTSC Marine, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Khi nền kinh tế hội nhập sẽ tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện hơn thương hiệu của mình để có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác, đồng thời có khả năng mở rộng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ của Công ty ra các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan Tuy nhiên thách thức đối với Công ty cũng không nhỏ vì các lĩnh vực tàu dịch vụ dầu khí, dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất mà Công ty được giao đến nay vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam và đòi hỏi kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm lâu năm cũng như độ tin cậy cao, đặc biệt là sức ép lớn về vốn đầu tư và chất lượng nhân lực cao cho lĩnh vực này. Do đó đã tạo ra một rào cản và khó khăn ngày càng lớn cho Công ty trong quá trình duy trì và mở rộng thị phần, đặc biệt khi trong điều kiện các rào cản thương mại dần được gỡ bỏ theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, Công ty không những phải đối mặt với các nguy cơ cạnh tranh trực tiếp của các Công ty dịch vụ dầu khí sừng sỏ của nước ngoài có ưu thế vượt trội hơn hẳn mà còn phải đối mặt với cả các công ty trong nước, trong ngành nếu như những công ty này cũng có cơ chế có thể đóng mới hoặc mua tàu dịch vụ mới để tham gia chia thị trường với Công ty. Ngoài ra, nước ta còn có một lợi thế lớn đó là có hệ thống chính trị ổn định vững chắc, có hình thái xã hội tiến bộ do nhân dân lựa chọn, do đó là cơ sở vững chắc củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Tóm lại: Việc Việt Nam gia nhập WTO cùng một hệ thống chính trị ổn định vững chắc vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với sự hoạch định chiến lược phát triển của Công ty PTSC Marine. 2.3.3. Phân tích ảnh hƣởng của điều kiện văn hóa - xã hội Hiện nay nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam phát triển rất mạnh không những ở khu vực thành thị mà ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Người dân Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí giai đoạn 2013-2020 Luận văn thạc sỹ Trang 63 Việt Nam có nhu cầu di chuyển bằng phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) là chủ yếu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho ngành Dầu khí tăng cường cung cấp các sản phẩm dầu khí của mình đến với người dân, đặc biệt khi các dự án lọc hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà máy lọc dầu Long Sơn (Bà Rịa –Vũng Tàu), nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức đi vào hoạt động, Việt Nam có thể tự cung cấp xăng cho thị trường nội địa, hạn chế nhập khẩu. Nhu cầu sử dụng gas trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân Việt Nam đang tăng mạnh vì gas (PLG) là một trong những nguồn nguyên liệu sạch có giá thành rẻ trong thị trường nhiên liệu hiện nay. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn sử dụng gas như một giải pháp tối ưu cho các hoạt động cần dùng năng lượng nhiệt. Khi đó, các thiết bị bổ trợ có điều kiện phát triển mạnh mẽ, và như một phản ứng dây chuyền, khâu hạ nguồn phát triển sẽ kích thích các khâu thượng nguồn và trung nguồn phát triển theo tương ứng: điều này có nghĩa là các hoạt động tìm kiếm, thăm dò các mỏ dầu, khí sẽ được đẩy mạnh và các ngành dịch vụ liên quan như dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất, dịch vụ tàu sẽ phát triển theo. Trình độ dân trí của Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới vẫn còn thấp, tuy nhiên trong thời gian gần đây đang từng bước tăng lên rõ rệt. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnh lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trong những việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273130_6874_1951336.pdf
Tài liệu liên quan