Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho trung tâm văn hóa – thông tin – thể thao thành phố Nam Định

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .4

1.1. Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược .4

1.1.1. Khái niệm về chiến lược .4

1.1.2. Mục đích của chiến lược.5

1.1.3. Vai trò của chiến lược.5

1.1.4. Các yêu cầu của chiến lược .7

1.1.5. Các cấp độ chiến lược .7

1.2. Quản trị chiến lược .9

1.2.1. Khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược.9

1.2.2. Quá trình quản trị chiến lược .10

1.2.3. Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược.11

1.3.1. Khái niệm hoạch định chiến lược .12

1.3.2. Vai trò, mục đích của hoạch định chiến lược .12

1.3.3. Nội dung và trình tự để hoạch định chiến lược.12

1.3.4. Hình thành chiến lược .27

1.3.5. Xác định các giải pháp nguồn lực để thực hiện các phương án chiến

lược .30

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 .31

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRUNG TÂM VĂN HÓA -

THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH.32

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VĂN HÓA - THÔNG

TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH.32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm .32

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm .36

2.1.3. Cơ cấu, tổ chức hoạt động của Trung tâm .38

pdf119 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho trung tâm văn hóa – thông tin – thể thao thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự đổi mới, cơ sở vật được tăng cường, một số công trình văn hóa quy mô lớn, hình thức kiến trúc đẹp được xây dựng như sân vận động Thiên Trường, Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, phong trào văn hóa - thể thao có bước phát triển về quy mô, mang lưới, loại hình, số lượng và trình độ. 2.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội Quá trình toàn cầu hoá về kinh tế có nguy cơ dẫn đến xung đột với việc bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hoá trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời cũng xuất hiện khả năng gắn chặt quá trình kinh tế với quá trình văn hoá. Kinh tế không thể phát triển bền vững nếu không đặt rõ vấn đề văn hoá trong mỗi hoạt động kinh tế. Trong các năm gần đây kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, yếu tố kinh tế này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu hưởng thụ, nhất là trong xã hội Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 45 Việt Nam sự lớn mạnh của nền kinh tế cùng các chính sách đổi mới khi gia nhập tổ chức WTO tạo ra các cơ hội, đối với việc đáp ứng nhu cầu giao lưu, thi đấu với các nước nhằm từng bước được mở rộng cùng với quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế làm cho các ngành trong đó ngành Văn hóa, thể thao và du lịch càng tạo điều kiện lớn mạnh, với sự lớn mạnh của ngành song song với sự phát triển của xã hội cùng với nhu cầu về đáp ứng giao lưu văn hoá - thể thao các vùng miền... Đáp ứng nhu cầu đó là 1 số lượng lớn có nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quen hoạt động, vận động hợp lý suốt đời và thiết thực của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tuy nhiên các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm các yếu tố như: lãi suất ngân hàng tăng cao, giai đoạn chu kỳ kinh tế,chính sách tài chính và tiền tệ ....của nước ta hiện nay cũng không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu hưởng thụ. Các yếu tố xã hội như dân số, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân cư, tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, quan điểm, thị hiếu, trình độ dân trí, rất có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân, các yếu tố này đa số đều thuận lợi và ngày nay quan điểm, thị hiếu, trình độ và dân trí đã được nâng cao ta thấy rất rõ xu hướng của các thành phố, thành thị và các tỉnh đã đồng đều hơn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 46 Bảng 2.1: Thống kê tăng trưởng GDP của Việt Nam trong các năm gần đây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng sản phẩm quốc nội (tính theo tỷ USD, làm tròn) 39 45 52 60 70 89 91 101 GDP/đầu người (tính theo USD) 492 561 642 730 843 1052 1064 1168 Tỉ lệ tăng giảm GDP (tăng giảm % so với năm trước) 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,7 (Nguồn Tổng cục thống kê) • Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định: Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, tuy diện tích không lớn: 1671,6 km2, chiếm khoảng 0,5% diện tích toàn quốc, đứng thứ 51 trong 64 tỉnh, thành phố và có dân số đông : 1.975.181 người, chiếm khoảng 2,47% dân số cả nước, đứng thứ 3 trong khu vực, đứng thứ 8 trong 64 tỉnh và thành phố. Trong đó dân số nam:956.969 người, chiếm 48,45% dân số toàn tỉnh, dân số nữ: 1.018.212 người, chiếm 51,55%. mật độ dân số trung bình: 1.197 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số đông nhất cả nước. Dân số của tỉnh phân bố không đều. Khu vực thành thị có 317.409 người chiếm 16,07%, khu vực nông thôn: 1.657.772 người, chiếm 83,93%. Trong những năm gần đây, do thực hiện chiến lược phát triển dân số nên tỷ xuất tăng tự nhiên dân số của tỉnh bình quân ở mức dưới 1,0% thuộc loại thấp so với các tỉnh trong khu vực và ngày càng giảm. Với nhịp điệu tăng dân số như trên mỗi năm tỉnh Nam Định có thêm 170.000 đến 180.000 người Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 47 bổ sung cho lực lượng lao động xã hội. Đa số lực lượng lao động cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Nam Định những năm gần đây cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh như trên phản ánh xu hướng phát triển công nghiệp hoá của tỉnh. Năm 2011: Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP cả năm ước đạt 11.750 tỷ đồng, tăng 12,3%. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 959,5 ngàn tấn. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản cả năm ước đạt 4.588 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 12.290 tỷ đồng, tăng 22%, trong đó công nghiệp Trung ương 1.545 tỷ đồng, tăng 12,9%; công nghiệp địa phương 9.750 tỷ đồng, tăng 23,4%. Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 325 triệu USD, tăng 27,4%, thu ngân sách cả năm ước đạt 1.700 tỷ đồng, đạt 128% dự toán và tăng 27% so với cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, y tế tiếp tục phát triển, giáo dục đào tạo tiếp tục đạt thành tích cao nhất cả nước. . Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung còn là một nước nghèo, thu nhập của người dân Nam Định bình quân thấp. Một số loại thị trường mới hình thành, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm. Những kết quả và hoạt động đạt được trong lĩnh vực văn hoá còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh nhưng chưa đều, chất lượng chưa cao chưa đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 48 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thành phố Nam Định: Thành phố Nam Định hình thành từ hương Tức Mạc – quê hương, nơi phát tích của triều đại phong kiến Nhà Trần và vị Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với việc năm 1262 Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đổi tên hương Tức mạc thành phủ Thiên Trường và xây dựng các cung điện để các Thái Thượng Hoàng về trông coi việc nước. Ngày 17 tháng 10 năm 1921, toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định. Sau giải phóng ( 1/7/1954 ) cho đến những năm 1980, thành phố Nam Định là đô thị lớn thứ 3 miền Bắc sau Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Nam Định là thành phố công nghiệp giàu truyền thống cách mạng, văn hiến. Năm 1978, thành phố Nam Định được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trải qua nhiều lần sát nhập chia tách tỉnh, thành phố Nam Định luôn được xác định là Trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ thuật của tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Nam Hà và nay là tỉnh Nam Định. Nằm trung tâm khu vực phía phía Nam đồng bằng sông Hồng ( gồm 4 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình ) có tuyến đường sắt Bắc – Nam , quốc lộ 10, quốc lộ 21 và sông Hồng, sông Đào chảy qua, thành phố nam Định có vị trí thuận lợi và tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Ngày 24 tháng 9 năm 1998 thành phố Nam Định được Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 183/1998/QĐ-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II. Trải qua chăng đường phấn đấu phát triển, sau 12 năm kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II, thành phố Nam Định đã đạt các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh . Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 49 Hiện nay, thành phố Nam Định có 361.000 dân (gồm 261.000 dân thường trú, 90.000 dân quy đổi), 20 phường nội thành, 5 xã ngoại thành, diện tích tự nhiên 46,32 km2 trong đó diện tích khu vực nội thành 18,62 km2. mật độ dân số trung bình: 7.793 người/km2 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh; kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và xuống cấp, Song với chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng, các cấp các ngành và nhân dân toàn thành phố nên tình hình kinh tế - xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Trong 5 năm 2007-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Nam Định tăng trưởng ổn định, trừ giai đoạn suy thoái kinh tế chung của cả nước năm 2008, bình quân đạt 12,9%/năm; tổng giá trị tăng thêm GDP chiếm bình quân 25,5%/năm so với toàn tỉnh. tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt bình quân 54,5%/năm so toàn tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đạt 59,8%/năm so toàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm bình quân 54%/năm giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,74%/năm; năm 2011 đạt 6.562 tỷ đồng, chiếm 54,8% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp tỉnh ( Hòa Xá 286 ha đã lấp đầy 100%, Mỹ Trung 151 ha lấp đầy 30% ) và 1 cụm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 50 Công nghiệp An Xá thành phố quản lý ( giai đoạn 1 diện tích 53 ha lấp đầy 100%, giai đoạn 2 diện tíc 13 ha đã có 8 dự án đăng ký ) thu hút tổng cộng 185 doanh nghiệp với hơn 54.000 lao động đang làm việc. Hệ thống thương mại dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại, đặc biệt từ 2010-2011 với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân. Các khách sạn nhà hàngđã được nâng cấp, cải tạo và mở rộng; văn minh thương mại, nếp sông đô thị có nhiều tiến bộ. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn 5 năm đạt 1.294 triệu USD chiếm 95% xuất khẩu của tỉnh, tăng bình quân 19% / năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 năm 3.646,3 tỷ đồng; bình quân chiếm 59% / năm so toàn tỉnh. Giáo dục đào tạo tiếp tục đạt thành tích cao trong toàn tỉnh. Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, y tế tiếp tục phát triển. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của thành phố là: Tập trung phấn đấu đưa nền kinh tế của thành phố tăng trưởng với mức hợp lý, hiệu quả và bền vững. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh giảm nghèo. Củng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự - an toàn xã hội. Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 của thành phố là: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng từ 12% trở lên. Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 22%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 11% trở lên. Giá trị xuất khẩu đạt từ 300 đến 350 triệu USD. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 15%. Thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn dự kiến 1.900 tỷ đồng. Giảm tỷ lệ sinh trong năm từ 0,15%o đến 0,2%o (phần nghìn). Tạo việc làm cho khoảng 30 ngàn lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 49%. Phấn đấu có trên 80% trở lên học sinh tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 51 THCS vào lớp 10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 7% theo tiêu chí hiện hành. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15%. Cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho trên 90% dân số ở nông thôn. Thành phố Nam Định với sự ổn định chính trị - xã hội vững chắc , đây chính là kết quả của hơn 20 năm đổi mới và vị thế mới của thành phố được xác định tại Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị và Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thành phố thành Trung tâm phía Nam vùng đồng bằng Sông Hồng đã tạo nhiều cơ hội mới thuận lợi mới rất quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố nói chung và chiến lược phát triển sự nghiệp văn hóa – thông tin - thể thao thành phố Nam Định nói riêng. 2.3.1.2 Môi trường chính trị và pháp lý Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá - thể thao, đã xác định vị trí và vai trò quan trọng của văn hoá - thể thao vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Những năm vừa qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện định hướng cho việc xây dựng và phát triển văn hoá, quan trọng nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) những năm sắp tới và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Gần đây, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về việc triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong Đảng, trong xã hội; Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Những chủ trương, đường lối của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 52 vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta. Từ mấy chục năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã hình thành một đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ quản lý đông đảo, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, giàu năng lực sáng tạo, là một vốn quý. Nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, có thể phát huy mạnh mẽ nguồn nhân lực quan trọng này đi vào nền “kinh tế tri thức”, “tri thức phục vụ phát triển”, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Đối với thể thao thì chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường trángVận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao) và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 53 Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới, “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam), góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tóm lại : Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực Văn hóa – Thông tin - Thể thao về các quan điểm chủ trương đường lối chỉ đạo, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong hoạt động văn hóa, thể thao....Nhưng song song với điều này tạo ra hành lang pháp lý và môi trường đặc điểm từng vùng miền, đảm bảo an sinh xã hội chính phủ vẫn tạo điều kiện chung cho ngành văn hóa - thể thao thông qua các Nghị quyết, luật, thông tư, nghị định, pháp lệnh tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao phù hợp với tình hình mới; nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao. 2.3.1.3 Môi trường công nghệ Các yếu tố công nghệ có tầm quan trọng rất đặc biệt trong sự phát triển của sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao trong Trung tâm. Các hệ thống trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thể dục, thể thao ngày nay được áp dụng khoa học công nghệ rất nhiều và trong quá trình sản xuất tạo ra các tính năng sử dụng mới của trang thiết bị nhằm để đáp ứng nhu cầu nâng cao hoạt động và thành tích. Xu hướng ứng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 54 dụng khoa học, công nghệ thông tin, tự động hóa phương pháp vận động và đo lường thể chất trong hoạt động thể dục, thể thao ngày càng phát triển và được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao thành tích thể thao. Hoạt động giao lưu quốc tế trong đào tạo nhân tài, hợp tác trao đổi kỹ thuật và công nghệ thể thao cũng được khuyến khích, đẩy mạnh. Do ý đồ của một số cường quốc muốn áp đặt những giá trị văn hoá, phi thể thao cho các dân tộc khác dựa trên sức mạnh của công nghệ thông tin, nên nguy cơ về sự đồng nhất hoá các hệ giá trị văn hoá - thể thao đang đe doạ, làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng hóa của các hoạt động văn hoá - thể thao; dẫn đến việc truyền bá lối sống bạo lực, phi luân, vô chính phủ, đề cao dục vọng và chủ nghĩa cá nhân đặt chúng ta trước những thách thức không thể xem thường. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn như: Đàn Oócgan thay cho cả ban nhạc, máy bắn bóng, hệ thống thu phát trong biểu diễn nghệ thuật. như vậy việc sử dụng, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế là một điều hết sức cần thiết đối với Trung tâm. 2.3.1.4 Môi trường địa lý, tự nhiên Như vậy: theo các yếu tố đã phân tích ở trên thì các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao gặp rất nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Những cơ hội: Việt Nam có một lịch sử lâu đời với những trang sử chói lọi trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước, giành độc lập dân tộc, tạo được sự ngưỡng mộ, khâm phục trong lòng nhân dân thế giới. Sự thành công trong công cuộc đổi mới và những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và sự ổn định chính trị của đất nước đang tạo lập được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam lại có nền văn hoá đa dạng, phong phú, nhân văn; mỗi loại tài sản văn hoá đều tiềm ẩn những giá trị cao, cả về mặt văn hoá và tiềm năng kinh tế, vẫn giữ được bản sắc độc đáo của văn hoá Việt Nam, có sức hấp dẫn lớn Tất cả những yếu tố đó tạo nên tiềm năng và lợi thế to lớn trong việc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 55 xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Ngành thể dục, thể thao nước ta là một trong số các ngành sớm triển khai chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, bước đầu ngành thể thao đã huy động được một phần không nhỏ nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp và xã hội đầu tư phát triển thể dục thể thao, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ quản lý ngành, huấn luyện viên, trọng tài và vận động viên; Thể dục, thể thao cơ bản đã hòa nhập với xu thế chung của phong trào thể thao thế giới, thể hiện ở các hoạt động: cải tiến hệ thống thi đấu quốc gia phù hợp với hệ thống giải thể thao quốc tế; bước đầu có sự kết hợp của Nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể dục, thể thao trong quản lý, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục, thể thao đã được cải thiện nhiều cả về số lượng và chất lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, công nghệ và y học thể thao có bước chuyển biến đột phá. Nền kinh tế nước ta trong các năm gần đây phát triển mạnh, GDP hàng năm đều tăng cao trong khu vực; sự quan tâm đầu tư và phát triển mạnh, người dân có thu nhập ổn định và sự đồng hoá các vùng miền thì đồng đều. Quan điểm, chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng được quan tâm chú trọng; có phương hướng chỉ đạo đặc biệt vừa vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển văn hoá, thể thao của nước ta. Những thách thức: Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, sự nghiệp văn hoá - thể thao nước nhà có nhiều thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới gay gắt. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 56 Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, văn hoá nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức, các nguồn lực và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng, các phong cách mới có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình văn hoá, văn nghệ nước nhà, nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách . Cơ chế thị trường, một mặt huy động được sự tham gia của các thành phần kinh tế vào sản xuất, phổ biến các sản phẩm văn hoá, kích thích một số ngành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá xuất hiện, mở ra khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, tạo tiền đề cho việc phát triển “công nghiệp văn hoá” ở nước ta; mặt khác, nảy sinh khuynh hướng thương mại hoá các hoạt động văn hoá. Sản phẩm văn hoá độc hại không những có chiều hướng gia tăng do nhập lậu từ nước ngoài, mà còn được sản xuất ngay trong nước; lối sống chạy theo đồng tiền ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người, đặc biệt là lớp trẻ, tác động xấu đến truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngành thể dục thể thao nước ta thì sự quan tâm chỉ đạo công tác phát triển thể dục, thể thao còn hạn chế; chưa ý thức được việc đầu tư phát triển thể dục, thể thao là một trong những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực và góp phần bảo đảm an sinh xã hội; thể chế về quản lý hoạt động thể dục, thể thao ở nước ta còn thiếu đồng bộ; chưa chú trọng xây dựng chính sách phát triển dài hạn, trung hạn, thiếu chiến lược phát triển ngành, ít các chương trình, dự án quy mô quốc gia; đầu tư phát triển thể dục, thể thao thiếu tính hệ thống và chưa phù hợp với quy mô, mức độ phát triển thể dục, thể thao Việt Nam, nhất là trong thời gian từ năm 2008 đến nay có phần giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đối với nước ta. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngô Anh Đức Lớp Cao học QTKD 2011-2013 57 2.3.2 Phân tích môi trường vi mô 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung và thành phố Nam Định nói riêng, ngoài Trung tâm Văn hóa – Thông tin - Thể thao thành phố Nam Định còn có hệ thống trung tâm văn hóa , nhà văn hóa đóng trên địa bàn thành phố hiện nay là: a, Nhà văn hoá 3-2 tỉnh do Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch tỉnh quản lý: là đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật tại chỗ và chỉ đạo hưởng dẫn các hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272654_6122_1951734.pdf
Tài liệu liên quan