Luận văn Hoàn thiện chính sách Marketing mix đối với dịch vụ megavnn tại viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế

Ta thấy quy trình cung cấp dịch vụ Megavnn khá tốt khi khách hàng có thể

thực hiện đăng ký dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong quy trình này

chưa quy định rõ thời gian thực hiện và tính bị xử phạt. Thời gian tới, viễn thông

VNPT TTH cần quy định rõ thời gian lắp đặt từ khi nhận được yêu cầu của khách

hàng. Nếu chưa có điều kiện lắp đặt thì phải gọi điện giải thích với khách hàng. Bộ

phận nào thực hiện chưa tốt thì phải đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể như: trừ

lương, kỉ luật Thời gian quy định này cũng phải thông báo rõ ràng cho khách

hàng, nếu khách hàng chờ quá thời gian quy định dẫn đến phàn nàn, thì viễn thông

VNPT TTH cũng nên đưa ra các khoản bồi thường hợp lý để làm hài lòng khách

hàng cũng như đảm bảo quy trình đăng ký lắp đặt dịch vụ.

Bên cạnh đó, viễn thông VNPT TTH cần nâng cao hiệu hình thức đăng kí

qua web công ty, nội dung mẫu đơn đăng ký ngắn gọn đơn giản (họ và tên, địa chỉ,

số điện thoại liên lạc), sau khi tiếp nhận nội dung này đội ngũ bán hàng sẽ trực tiếp

liên hệ với khách hàng để giới thiệu và thực hiện quá trình đăng ký dịch vụ. Phòng

mạng và dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm kĩ thuật cho web đăng ký trực tuyến hoạt

động 24/24 giờ

pdf130 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách Marketing mix đối với dịch vụ megavnn tại viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung truyền đi từ bộ phận lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp (ban giám đốc) đến các bộ phận trực tuyến và chức năng. Các đơn vị chức năng chỉ tham mưu cho ban giám đốc, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Các đơn vị trực tuyến có tài khoản và con dấu riêng, người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế “Nguồn: Phòng tổ chức lao động-viễn thông VNPT TTH 2010” Chú thích: : Thông tin quản trị Ban giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức lao động Phòng tổng hợp hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng mạng và DV Phòng đầu tư – xây dựng Ban quản lý dự án đầu tư Trung tâm DV KH Trung tâm viễn thông nam sông Hương Trung tâm viễn thông bắc sông Hương Trung tâm MMC Trung tâm điều hàng thông tin Trung tâm viễn thông Huế Viễn thông thị xã Hương Thủy Viễn thông các huyệnĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ Viễn thông VNPT TTH là đơn vị trực thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, ngoài nhiệm vụ quản lý mạng viễn thông nội hạt và kinh doanh các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, Viễn thông VNPT TTH đảm nhận nhiệm vụ rất quan trọng đó là đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh TTH trong mọi tình huống khẩn cấp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, phục vụ an ninh quốc phòng và chống thiên tai. Viễn thông VNPT TTH có các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: + Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, mạng lưới Bưu chính Viễn Thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do tổng công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế xã hội của các ngành và nhân dân nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. + Thiết kế mạng thuê bao, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc. + Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông. + Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện nhiệm vụ do tổng công ty giao. 2.1.4. Tình hình lao động của viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế 2.1.4.1. Tình hình lao động của viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế qua 3 năm Lao động là yếu tố cơ bản nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng tốt, tận dụng hết khả năng lao động kĩ thuật của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng cung ứng dịch vụ, giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành dịch vụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp muốn làm ăn hiệu quả thì phải đào tạo nên một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, các nhà quản trị phải biết phân bố sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Qua số liệu qua 3 năm ta có thể thấy tổng số lao động tăng khá nhanh, mỗi năm tăng trên 10% (năm 2009 tăng 15,79%; năm 2010 tăng 11%). Điều này được giải thích do sự chia tách của bưu chính và viễn thông vào năm 2007. Khi hoạt động độc lập, viễn thông VNPT TTH đã không ngừng đầu tư và tăng số lượng lao động để mở rộng sản xuất cho ngành riêng độc lập của mình. Bên cạnh đó, sản phẩm kinh doanh của viễn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 thông là sản phẩm dịch vụ, nên việc tăng khả năng tiếp cận mở rộng mạng lưới đến khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng. Để làm được điều này thì Viễn thông VNPT TTH phải đảm bảo về số lượng, chất lượng nhân viên tiếp cận với khách hàng. - Xét theo trình độ: lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp qua 3 năm đều cao hơn lao động có trình độ sau đại học và đại học. Điều này cho thấy công ty đã biết tận dụng lao động có trình độ vừa phải vào những vị trí thích hợp, từ đó có thể giảm được quỹ lương cho công ty. - Xét theo giới tính: ta thấy qua 3 năm số lượng lao động nam gấp 2 đến 3 lần so với lao động nữ. Bới vì dịch vụ của công ty là dịch vụ viễn thông phù hợp với chuyên ngành của nam giới nên điều này là hợp lý. Qua 3 năm, số lượng nhân viên nữ tăng chậm chỉ thêm 3 nhân viên từ 2008 đến 2010 trong khi nam lại tăng 58 người tương ứng 23,02% trong năm 2009 và tăng 42 người tương ứng 13,55% trong năm 2010. Lao động nữ được tập trung ở các cửa hàng đăng ký dịch vụ và bộ phận tiếp thị bán hàng kế toán, trong khi nam tập trung ở bộ phận kĩ thuật cung cứng lắp đặt trực tiếp cho KH; nên khi số lượng dịch vụ, khách hàng tăng lên thì yêu cầu về lắp đặt tăng cao tương đối so với bộ phận đăng ký, bán hàng dịch vụ. - Xét theo tính chất tham gia tổ chức chính trị: Do Viễn thông VNPT TTH là đơn vị trực thuộc tập đoàn công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên nên yêu cầu về số lượng và chất lượng đảng viên là tất yếu. Ta thấy năm 2008 số lượng Đảng viên là 191 tương ứng 52,91%. Qua các năm số lượng vẫn tăng lên, năm 2009 tăng 17 và năm 2010 tăng 10 Đảng viên. Tuy nhiên do mỗi năm tuyển thêm nhiều lao động nên tỉ lệ Đảng viên qua mỗi năm lại giảm xuống. Do đó trong thời gian tới, viễn thông nên chú trọng phát triển thêm nhiều những Đảng viên mới.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.1: Tình hình lao động của Viễn thông VNPT TTH qua 3 năm (2008-2010) Đơn vị tính: người “Nguồn: Phòng tổ chức lao động - viễn thông VNPT TTH 2008-2010” Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 361 100,00 418 100,00 464 100,00 57 15,79 46 11,00 1. Phân theo trình độ Sau đại học và đại học 138 38,23 167 39,95 195 42,03 29 21,01 28 16,77 Cao đẳng và trung cấp 223 61,77 251 60,05 269 57,97 28 43,96 18 18,19 2. Phân theo giới tính Nam 252 69,81 310 74,16 352 75,86 58 23,02 42 13,55 Nữ 109 30,19 108 25,84 112 24,14 -1 -0,92 4 3,70 3. Tham gia tổ chức chính trị Đảng viên 191 52,91 208 49,76 218 46,98 17 8,90 10 4,81 Không Đảng viên 170 47,09 210 50,24 246 53,02 40 23,53 36 17,14 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 2.1.4.2. Mối quan hệ giữa trình độ và giới tính của lao động viễn thông VNPT TTH Số lượng lao động nữ là 112 ít hơn nhiều so với lao động nam là 352, tuy nhiên tỉ lệ lao động nữ có trình độ sau đại học và đại học là 60,71% lớn hơn khá nhiều so với nam; trong khi đó tỉ lệ lao động nam có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 63,92% cao hơn nhiều so với nữ. Kết quả này cho thấy lao động nữ ở các bộ phận kế toán, khách hàng, tiếp thị, bán hàng có trình độ cao hơn so với nam đa phần ở bộ phận kĩ thuật, lắp đặt. Điều này khá hợp lý, khi một bộ phận lớn lao động nam ở bộ phận kĩ thuật, lắp đặt chỉ cần có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề là có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, lao động nữ có trình độ cao sẽ dẫn đến chiếm dụng một quỹ lương lớn. Do đó, trong thời gian tới phòng tổ chức lao động cần có phương pháp tuyển chọn lao động nữ có trình độ vừa phải (cao đẳng và trung cấp) vào các vị trí thích hợp để giảm được quỹ lương cho công ty. Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa trình độ và giới tính lao động năm 2010 Trình độ Nam Nữ Số lượng % Số lượng % Sau đại học và đại học 127 36,08 68 60,71 Cao đẳng và trung cấp 225 63,92 44 39,29 TỔNG 352 100,00 112 100,00 “Nguồn: Phòng tổ chức lao động” 2.1.4.3. Lao động thực hiện nhiệm vụ Marketing Công tác Marketing của viễn thông VNPT TTH trong thời gian qua chưa được hiện thực hóa thành các chính sách, chiến lược, mục tiêu. Một số yếu tố Marketing được thực hiện bởi phòng kế hoạch kinh doanh. Phòng kế hoạch kinh doanh gồm có 9 lao động: 7 lao động có trình độ đại học và 2 lao động có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên không có lao động nào có trình độ chuyên môn về Marketing. Phòng kế hoạch kinh doanh có các chức năng sau đây: + Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thẩm định: tháng, quí, năm. + Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch cung ứng vật tư và đề xuất biện pháp thực hiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 + Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu việc tạo uy tín cho sản phẩm dịch vụ, các chính sách bán hàng, chiến lược giá, tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường và đề xuất các phương án quảng cáo, tiếp thị, yểm trợ bán hàng. Thông qua phân tích trên có thể thấy viễn thông VNPT TTH chưa có bộ phận chuyên trách cũng như đội ngũ lao động chuyên về công tác Marketing. 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế 2.1.5.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của viễn thông VNPT TTH Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết doanh nghiệp đang sản xuất thuận lợi hay khó khăn. Qua bảng số liệu, ta có thể đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông VNPT TTH như sau: Tổng doanh thu qua 3 năm không ngừng tăng lên. Năm 2009 tăng 35.164 triệu đồng tương ứng với 15,2%, năm 2010 tăng 32.774 triệu đồng tương ứng với 12,3%. Điều này được giải thích do viễn thông tỉnh đã không ngừng mở rộng kinh doanh các DV mới như Educare, Vn tracking, IPTV và thuê bao của các DV truyền thống cũng được gia tăng. Doanh thu tăng cũng giúp cho lợi nhuận sau thuế của Viễn thông VNPT TTH tăng lên không ngừng qua 3 năm, năm 2009 tăng 57,95% và đến năm 2010 tăng 61,07% tương ứng với 12965,25 triệu đồng. Đây là một thành công rất tốt của viễn thông trong quá trình kinh doanh của mình. Điều này do doanh thu qua các năm tăng nhanh hơn so với các khoản chi phí khác như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý. Tuy nhiên qua kết quả hoạt động kinh doanh, viễn thông cũng cần phải chú ý đến hoạt động tài chính khi hoạt động này có sự biến động lớn và không ổn định qua các năm. Trong khi lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2010 tăng 24,6% so với 2009, thì năm 2009 lại bị giảm 31,07% so vơi năm 2008. Điều này thể hiện yếu điểm của viễn thông trong hoạt động tài chính, tuy nhiên sự biến động lớn này cũng một phần do tình hình thị trường TTH nói riêng và thị trường thế giới những năm qua có biến động suy thoái, không ổn định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông VNPT TTH qua 3 năm (2008-2010) Đơn vị tính: triệu đồng “ Nguồn: Phòng kế toán tài chính - viễn thông VNPT TTH 2008-2010” 2008 2009 2010 2009/2008 2010/1009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tổng doanh thu 231342 100,00 266506 100,00 299280 100,00 35164 15,20 32774 12,30 2. Các khoản giảm trừ 9993 4,32 10580 3,97 10295 3,44 587 5,87 -285 -2,69 3. Doanh thu thuần (1-2) 221349 95,68 255926 96,03 288985 96,56 34577 15,62 33059 12,92 4. Giá vốn hàng bán 179298 77,50 198586 74,51 206940 69,15 19288 10,76 8354 4,21 5. Lãi gộp 42051 18,18 57340 21,52 82045 27,41 15289 36,36 24705 43,09 6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5297 2,29 3651 1,37 4549 1,52 -1646 -31,07 898 24,60 7. CP bán hàng và CP quản lý 28894 12,49 33713 12,65 43575 14,56 4819 16,68 9862 29,25 8. Lợi nhuận hoạt động SXKD (5+6-7) 18454 7,98 27278 10,24 43019 14,37 8824 47,82 15741 57,71 9. Lợi nhuận khác 213 0,09 1028 0,39 2574 0,86 815 382,63 1546 150,39 10. Lợi nhuận trước thuế (8+9) 18667 8,07 28306 10,62 45593 15,23 9639 51,64 17287 61,07 11. Thuế thu nhập doanh nghiệp 5226,76 2,26 7076,5 2,66 11398,25 3,81 1849,74 35,39 4321,75 61,07 12. Lợi nhuận sau thuế 13440,24 5,81 21229,5 7,97 34194,75 11,43 7789,26 57,95 12965,25 61,07 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 2.1.5.2. Doanh thu từ dịch vụ Internet Bảng 2.4 cho ta thấy dịch vụ Megavnn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng doanh thu từ dịch vụ Internet và tốc độ tăng trưởng cũng rất nhanh: năm 2009 tăng đến 49,89% so với năm 2008, năm 2010 tăng 27,32% so với năm 2009. Tuy nhiên tỉ trọng qua các năm lại giảm dần: nếu trong năm 2008 dịch vụ Megavnn chiếm đến 95,37% thì đến năm 2010 giảm còn 91,38%. Điều này được giải thích do sự phát triển của các dịch vụ Internet khác: nếu như doanh thu từ các dịch vụ Internet khác năm 2009 tăng 51,48% so với năm 2008 thì năm 2010 tăng trưởng lên đến 134,53%. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ này do sự xuất hiện của dịch vụ cáp quang FTTH vào năm 2010 và sự phát triển của dịch vụ Web-Hosting. Như vậy, theo thời gian vai trò của dịch vụ Megavnn cũng giảm dần trong cơ cấu tổng doanh thu từ dịch vụ Internet do sự lớn mạnh của nhiều dịch vụ Internet khác. Tuy nhiên trong nhiều năm tới, thì dịch vụ Megavnn vẫn có vai trò hết sức quan trọng khi Internet dần trở thành nhu cầu phổ biến của người dân Thừa Thiên Huế và tỉ lệ doanh thu dịch vụ Megavnn hiện tại vẫn chiếm trên 90% trong tổng doanh thu từ dịch vụ Internet. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Bảng 2.4: Doanh thu từ dịch vụ Internet qua 3 năm (2008-2010) Đơn vị tính: triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 23372 100 35032 100 44601 100 11660 49,89 9569 27,32 1. Doanh thu từ dịch vụ Megavnn 22290 95,37 33393 95,32 40757 91,38 11103 49,81 7364 22,05 2. Doanh thu từ các dịch vụ Internet khác ( Dịch vụ cáp quang FTTH/ Dịch vụ Leased Line/ Mạng riêng ảo VPN/ Thiết kế Web - Hosting) 1082 4,63 1639 4,68 3844 8,62 557 51,48 2205 134,53 “Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh - viễn thông VNPT TTH 2008-2010” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 2.2. Thị trường internet Việt Nam Việt Nam hiện đang có 6 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ Internet là VNPT, Viettel, FPT Telecom, Công ty cổ phần NetNam, Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) và EVN Telecom. Tính đến thời điểm này, thị trường Internet đã lập được thế chân kiềng bao gồm VDC, Viettel và FPT Telecom (nguồn: báo điện tử Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh vẫn nghiêng về VNPT khi VNPT đang chiếm tới khoảng 70% thị phần Internet băng thông rộng. Dù vậy, nhiều tín hiệu cho thấy áp lực cạnh tranh đang trở nên sôi động đáng kể khi các nhà cung cấp dịch vụ đồng loạt tăng cường mở rộng thị trường, xiết chặt lại chiến lược kinh doanh. 2.2.1. Lợi thế cạnh tranh của VNPT Theo Trung tâm Internet Việt Nam, đến hết tháng 12/2010, Việt Nam có hơn 23 triệu người sử dụng Internet, chiếm 27,51% dân số. Trong số này có xấp xỉ 3,2 triệu thuê bao băng rộng, tăng gần 40% so với cùng thời điểm năm 2009. Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 10.8820 Mbps, tổng băng thông kênh kết nối trong nước đạt 13.5197 Mbps. VNPT vẫn đang có lợi thế lớn trên thị trường Việt Nam khi đang dẫn dắt thị trường với khoảng 70% thị phần cả về con số thuê bao (2,5 triệu thuê bao) và băng thông quốc tế. Nếu xét về con số tuyệt đối này, có thể thấy rằng VNPT không có đối thủ bởi khoảng cách so với các nhà cung cấp khác đang quá xa. Đây cũng là doanh nghiệp gần như độc chiếm các giải thưởng dành cho nhà cung cấp dịch vụ Internet. Trong những năm qua, VNPT đã đầu tư mạnh mẽ cho mạng băng thông rộng. Điều giúp VNPT có lợi thế với mạng lưới rộng tới các huyện, thị ở nông thôn, cũng như hệ thống cáp nhanh chóng có mặt tại những khu đô thị mới tại thành phố nên đã thu hút được nhiều thuê bao ở các địa bàn này. Hệ quả là khách hàng sử dụng mạng của VNPT nhiều khi không còn có sự lựa chọn thứ 2. 2.2.2. Tiềm tàng dấu hiệu bứt phá của các đối thủ cạnh tranh Mặc dù, Viettel và FPT Telecom là các doanh nghiệp có thâm niên khai thác dịch vụ Internet chẳng kém VNPT và có thể coi đối thủ cạnh tranh đáng kể trên thị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 trường ADSL nhưng cán cân vẫn đang nghiêng về phía VNPT. Nhiều dự báo còn cho rằng với thế mạnh là mạng lưới rộng khắp đã và đang được đầu tư mạnh nên VNPT vẫn giữ được đà phát triển thuê bao ADSL đang là thế mạnh của VNPT trong một vài năm tới. Trên thực tế, thị phần của nhà cung cấp thứ 2 trên thị trường là Viettel mới chỉ đạt con số khiêm tốn 12%, tương đương với khoảng 350.000 thuê bao. So với Viettel, con số này của FPT Telecom có sự chênh lệch không đáng kể là 8%. Bảng 2.5: Thị phần Internet Việt Nam năm 2010 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet Thị phần chiếm lĩnh (%) VNPT 70 Viettel 12 FPT Telecom 8 Các nhà cung cấp dịch vụ internet khác (EVN, Netnam, SPT) 10 “Nguồn: báo điện tử ” Ngay từ khi bắt đầu triển khai ADSL, FPT Telecom chỉ tập trung cung cấp dịch vụ ở những đô thị lớn với tham vọng khai thác tối đa các khách hàng thực sự có nhu cầu sử dụng Internet băng thông rộng và tối đa hoá lợi nhuận. Đến nay, ADSL của FPT vẫn thường được coi là dịch vụ đặc biệt với gói cước tốc độ cao. Từ cuối năm đầu năm 2010 đến nay, doanh nghiệp này liên tục mở rộng địa bàn cung cấp dịch vụ ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Được biết, trong kế hoạch năm 2011, FPT Telecom sẽ phát triển hạ tầng tới 18 đến 20 tỉnh thành mới, đưa số lượng địa bàn cung cấp dịch vụ lên con số 40-42. Ngay trong tháng 2 vừa qua, FPT Telecom đã mở thêm 7 chi nhánh mới tại cả 2 miền Bắc và Nam. Mặc dù ADSL của Viettel đã phủ tới các huyện trên cả nước nhưng từ cuối năm 2010, doanh nghiệp này đã xiết chặt lại chiến lược kinh doanh Internet bằng cách tập trung kinh doanh dịch vụ tại các địa bàn tiềm năng với việc tăng tốc băng thông để phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền băng thông đó. Cuối tháng 2 vừa qua, Tập đoàn Công nghệ CMC đã công bố việc trở thành cổ đông chiến lược của Công ty NetNam với việc nắm giữ 43,8% cổ phần của ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 NetNam. Mục tiêu cụ thể đến năm 2012 của NetNam qua sự hợp tác chiến lược này là NetNam sẽ đứng trong nhóm 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet, đứng đầu trong một số mảng thị trường chuyên biệt, và là một nhà cung cấp đặc sắc về sản phẩm và dịch vụ. Những tín hiệu mới này cho thấy thị trường cung cấp dịch vụ Internet đang trở nên sôi động đáng kể. Và hơn ai hết, khách hàng chính là những người sẽ được hưởng lợi thế từ việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cũng như cạnh tranh tất yếu về các gói cước giữa các doanh nghiệp ngay trong năm 2011 này. Như vậy, VNPT vẫn đang nắm lợi thế cạnh tranh trên lĩnh vực internet. Tuy nhiên với sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều nhà mạng khác, việc nắm giữ thị phần hiện tại và mở rộng thị phần mới của VNPT thời gian vừa qua là hết sức khó khăn. Trong thời gian tới, khi các đối thủ cạnh tranh mở rộng mạng lưới phủ sóng, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho nhu cầu internet của mình. Nhiệm vụ hiện tại của VNPT là phải làm sao thỏa mãn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Để thực hiện được điều này thì VNPT cần phải nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra những chính sách Marketing phù hợp với khách hàng, và tốt hơn những đối thủ cạnh tranh khác. 2.3. Giới thiệu dịch vụ Megavnn Megavnn là dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao, dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp. Với ưu điểm nổi bật là kết nối Internet tốc độ cao, có nhiều gói cước linh hoạt, dịch vụ Megavnn đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao và đa dạng của KH. Ra đời năm 2003, Megavnn là dịch vụ Internet ADSL đầu tiên tại Việt nam góp phần giải bài toán khó về tốc độ đường truyền lúc bấy giờ. Sau 7 năm không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Megavnn đã trở thành một trong những gói cước Internet được tin dùng và phổ biến nhất Việt Nam. Liên tục trong 3 năm 2007, 2008 và 2009, Megavnn đã vinh dự nhận được giải thưởng sản phẩm công nghệ thông tin truyền thông ưu chuộng nhất tại Việt nam do tạp chí PCWORLD bình chọn. 2.3.1. Đối tượng khách hàng Hiện tại, dịch vụ Megavnn của Viễn thông VNPT TTH đang có nhiều gói ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 cước với tốc độ kết nối khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng KH: + Đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Có thể lựa chọn gói cước Mega Basic, Mega Easy, Mega Family. Các gói cước này sẽ mang lại cho khách hàng cơ hội tiếp cận và sử dụng Internet với chi phí rẻ, tốc độ truy cập ổn định. + Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp: Có thể lựa chọn gói cước Mega Family, Mega Maxi. Các gói cước này sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu trao đổi thông tin lớn, giao thương của doanh nghiệp kết nối thường xuyên trong nước và toàn cầu. + Đối với điểm Internet công cộng: Có thể lựa chọn gói cước Mega Maxi, Mega Pro. Đây là giải pháp hiệu quả cho việc kinh doanh dịch vụ Internet tại các điểm Cafe Internet, Internet cộng cộng, điểm chơi Game online. + Khách hàng tiềm năng: đối với khách hàng chưa có thu nhập (học sinh, sinh viên), và khách hàng đang có thu nhập thấp thì gói cước Mega Basic, và Mega Easy với hình thức tính cước theo lưu lượng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu internet với cước phí phải chăng. 2.3.2. Lợi ích mang lại cho khách hàng Truy nhập Internet tốc độ cao với chi phí thấp, đưa Internet thành dịch vụ phổ biến với người dùng. Khách hàng vừa kết nối Internet vừa sử dụng Fax / điện thoại bình thường. Dễ dùng, không còn phải quay số, không qua mạng điện thoại công cộng nên không phải trả cước điện thoại nội hạt. Giá cước được tính theo dung lượng sử dụng nên tránh được tình trạng vẫn phải trả cước khi quên ngắt kết nối. Cung cấp các gói cước với tốc độ kết nối đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau. Tốc độ kết nối cao, ổn định nên khách hàng có thể sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây khi dùng modem quay số rất khó thực hiện như xem phim, nghe nhạc trực tuyến, hội thảo video qua mạng, tải file kích thước lớn. Khi đăng ký Megavnn, khách hàng được cấp địa chỉ E-Mail miễn phí. 2.3.3. Các ứng dụng chính của Megavnn Kết nối mạng LAN/WAN ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 Gọi điện thoại qua Internet Giáo dục và đào tạo từ xa: khách hàng có thể tham dự các khóa học từ xa được tổ chức bởi các trường đại học tên tuổi trên thế giới hoặc truy cập vào các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn Khách hàng có thể truy cập những website thiết kế với chất lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động Khách hàng có thể nghe và xem trực tuyến các bài hát, bản tin, phim ảnh từ khắp mọi nơi trên thế giới, cho phép tải và đưa dữ liệu lên mạng nhanh hơn. Hội thảo video qua mạng: Kết hợp với webcam, Megavnn sẽ giúp khách hàng đàm thoại với bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh qua Internet với âm thanh và hình ảnh chất lượng cao Chơi Multiplayer game trên Internet với người khác trên khắp thế giới: Megavnn cho phép các game mạng chạy nhanh, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn. 2.3.4. Lợi thế cạnh tranh của dịch vụ Megavnn Là dịch vụ internet ADSL tốc độ cao đầu tiên tại thị trường Thừa Thiên Huế: cung cấp trên địa bàn TTH từ năm 2003 (lợi thế người dẫn đầu) Chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại thị trường TTH Có mạng lưới phủ sóng rộng ở tất cả các huyện (nhiều khách hàng không có sự lựa chọn nào khác ngoài dịch vụ Megavnn của viễn thông VNPT TTH) Đường truyền ổn định hơn so với các dịch vụ internet ADSL của các đối thủ cạnh tranh Đơn vị cung cấp phân bố đều ở huyện: mỗi huyện đều có một trung tâm viễn thông, và các trạm viễn thông phân bố đều ở các xã phường. 2.4. Đặc điểm khách hàng 2.4.1. Khách hàng mục tiêu a/ Phân đoạn thị trường theo tiêu thức giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp + Giới tính: Bảng 2.6 cho thấy trong 137 khách hàng được phỏng vấn, chỉ có 33 khách hàng là nữ (chiếm 24,09%), trong khi số nam lại lên đến 104 khách hàng (chiếm 75,91%). Như vậy, số khách hàng nam có số lượng vượt trội gấp hơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 3 lần so với khách hàng là nữ. Điều này có thể hiểu được, khi lĩnh vực internet có kết hợp của một số yếu tố kỹ thuật mà đây lại là thế mạnh của phái nam. Do đó, các chính sách Marketing trong thời gian tới nên tập trung hướng đến khách hàng có giới tính nam. + Độ tuổi: Ta thấy khách hàng sử dụng dịch vụ Megavnn dưới 22 tuổi ở mức vừa phải với 32 khách hàng (chiếm 23,36%). KH ở trên 55 tuổi có số lượng rất ít chỉ chiếm 4,38%, như vậy gần nghĩ hưu và ở ngoài độ tuổi làm việc có ít nhu cầu sử dụng dịch vụ internet. Đa số khách hàng tập trung ở độ tuổi từ 22 đến 55 tuổi, trong đó từ 22-35 tuổi có 51 khách hàng (chiếm 37,23%), 36-55 tuổi có 48 khách hàng (chiếm 35,04%). Điều này được giải thích do khách hàng trong độ tuổi từ 22-55 cần có nhu cầu internet nhiều hơn để phục vụ giải trí, công việc bản thân; đặc biệt họ có thu nhập từ lao động của bản thân và có quyền tự quyết đối với nguồn thu nhập chính đáng này. Bảng 2.6: Giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp của KH Tần số % Giới tính Nam 104 75,91 Nữ 33 24,09 Độ tuổi Dưới 22 tuổi 32 23,36 22 - 35 tuổi 51 37,23 36 - 55 tuổi 48 35,04 Trên 55 tuổi 6 4,38 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 35 25,55 Công nhân, nhân viên 31 22,63 Kinh doanh, buôn bán 12 8,76 Công chức, viên chức 32 23,36 Chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý 6 4,38 Khác 21 15,33 TỔNG 137 100,00 “Nguồn: Kết quả điều tra - Phiếu phỏng vấn” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 + Nghề nghiệp: trong 137 khách hàng được phỏng vấn, ta thấy có 3 đối tượng khách hàng có số lượng cao tương đối đồng đều nhau; đó là học sinh, sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_chinh_sach_marketing_mix_doi_voi_dich_vu_megavnn_tai_vien_thong_vnpt_thua_thien_hue_6367.pdf
Tài liệu liên quan