Luận văn Hoàn thiện cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1

GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN

CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.1. GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG NỀN KTQD

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về giáo dục đào tạo

1.1.2. Vai trò của giáo dục đào tạo trong nền KTQD

1.1.3. Hệ thống giáo dục quốc dân

1.2. VAI TRÒ CỦA NSNN VỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.2.1. Khái niệm và bản chất của NSNN

1.2.2. Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo

1.2.3. Cơ cấu chi tiêu NSNN cho giáo dục đào tạo

1.3. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.3.1. Khái niệm cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo.

1.3.2. Nội dung cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo

Chương 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN

CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

2.2. ĐẦU TƯ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Về tỷ trọng NSNN chi cho giáo dục và đào tạo.

2.2.2. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo.

2.2.3. Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách.

2.2.4. Cơ chế NSNN hỗ trợ cho học sinh nghèo

2.3. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

2.3.1. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo

2.3.2. Cơ chế lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN

2.3.3. Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN.

2.3.4. Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

2.4.1. Ưu điểm

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.

Chương 3

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

3.2.1. Xây dựng và tiến tới áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong giáo dục thay thế cho phương pháp lập Ngân sách truyền thống.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo.

3.2.3. Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra.

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chấp hành và quyết toán NSNN

3.2.5. Lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và trình độ đào tạo.

3.2.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo.

3.2.7. Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

KẾT LUẬN

MỤC LỤC

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu hút học sinh đến trường thì nhu cầu về quy mô trường lớp cũng ngày một tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển giáo dục một cách công bằng thì cần phải có các quy định về việc quy hoạch mạng lưới trường lớp trong cả nước. Có như vậy mới đảm bảo được điều kiện học tập của mỗi người dân là như nhau. Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mạng lưới trường lớp không chỉ được mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng. Cơ sở trường lớp khang trang, sạch sẽ và có kiến trúc hiện đại sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút học sinh đến trường. Để làm được điều này đòi hỏi phải có các khoản chi đầu tư lớn cho ngành giáo dục trong thời gian tới và phải đảm bảo được tỷ trọng hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong cơ cấu chi tiêu của ngành. Chi thường xuyên Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi phục vụ cho hoạt động của giáo dục đào tạo như chi lương, phụ cấp, chi cho giảng dạy, học tập, chi hành chính, quản lý… Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên cũng ngày một tăng. Hơn thế, lương của đội ngũ giáo viên cũng là vấn đề rất được Chính phủ quan tâm. Trong những năm qua, lương của công chức nói chung và lương của đội ngũ giáo viên nói riêng liên tục được cải thiện. Việc tăng lương sẽ góp phần tăng thu nhập cho đội ngũ giáo viên và là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, với chính sách ưu đãi đối với giáo viên về tiền lương thì các khoản chi lương sẽ ngày một tăng và sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngành giáo dục. Chi hoạt động bao gồm các khoản chi như: bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cải tiến và in mới SGK, mua sắm đồ dùng, dụng cụ giảng dạy, bảo dưỡng và tu bổ mạng lưới trường lớp. Năm 2006, chi thường xuyên được bố trí tăng 10,5% đối với giáo dục đào tạo địa phương và tăng khoảng 11,5% so với năm 2005 đối với khối các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ để tạo ra những thay đổi có tính đột phá, nên ở đa số các tỉnh, cơ cấu chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (nhóm 1) vẫn chiếm khoảng 85%-90% và chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý (nhóm 2) chỉ khoảng 10%-15% chi thường xuyên. Chi CTMT Quốc gia: Kinh phí CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm bố trí tăng dần hàng năm, từ 600 tỷ đồng năm 2001 lên 2970 tỷ đồng năm 2006 (tăng 67,8% so với năm 2005). Trong đó, năm 2006, kinh phí CTMT Quốc gia được bố trí theo các dự án như sau: (1) Dự án xóa mù chữ, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện phổ cập giáo dục THCS: 150 tỷ đồng (tăng 173%). (2) Dự án đổi mới chương trình, nội dung SGK : 1.120,5 tỷ đồng (tăng 40%). (3) Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường : 78 tỷ đồng (tăng 4%). (4) Dự án bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các trường sư phạm : 275 tỷ đồng (tăng 129%). (5) Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc khó khăn : 330 tỷ đồng (tăng 120%). (6) Dự án tăng cường CSVC trường học : 516,5 tỷ (tăng 125%). (7) Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề : 500 tỷ đồng (tăng 47%) Bảng 2.5: Chi ngân sách TW cho CTMT quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng Số TT Các Dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Củng cố và phát huy kết quả PCGD Tiểu học và XMC, thực hiện PCGD THCS 15 35 40 50 55 150 2 Đổi mới chương trình, nội dung SGK 257,7 380 520 800 1.120,5 3 Đào tạo cán bộ Tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạy dạy ngoại ngữ trong hệ thống GDQD 10 50 65 75 78 4 Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các trường sư phạm 125 135 100 100 120 275 5 Hỗ trợ GD miền núi vùng dân tộc và vùng có nhiều khó khăn 130 130,5 105 120 150 330 6 Tăng cường CSVC các trường học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, xây dựng một số trường ĐH, THCN trọng điểm 240 259,5 165 195 230 516,5 7 Tăng cường năng lực đào tạo nghề 90 110 130 200 340 500 Tổng 600 937,7 970 1.250 1.770 2.970 Nguồn: Bộ Tài chính. Kinh phí CTMT Quốc gia hỗ trợ từ ngân sách TW đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng CSVC trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ. Thực hiện CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo đã phát huy được tác dụng huy động các nguồn tài chính của nước ngoài và các tổ chức quốc tế vào thực hiện các chương trình thông qua hình thức vay nợ và nhận viện trợ. Tính từ năm 2001 đến tháng 5/2005, WB đã tài trợ cho Dự án phát triển giáo dục tiểu học 88,5 tỷ đồng ; ADB đã tài trợ cho Dự án phát triển giáo dục THCS 548,7 tỷ đồng. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo sắp xếp theo cấp bậc học, trình độ đào tạo. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo theo cấp học và trình độ đào tạo đã chú trọng ưu tiên hơn cho giáo dục phổ cập nhằm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân, tạo điều kiện cho mọi người dân có được trình độ học vấn cơ bản để có thể tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc tự học; từ đó tạo ra một phong trào học tập thường xuyên trong mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Cơ cấu chi ngân sách cho các cấp bậc học đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng chi cho giáo dục và giảm chi cho đào tạo, thể hiện quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục ở những vùng khó khăn. Điều đó cũng phù hợp với quá trình xã hội hóa diễn ra trong lĩnh vực đào tạo nhanh hơn trong lĩnh vực giáo dục. Năm 1998, cơ cấu chi NSNN cho khối giáo dục là 73,3% và cho khối đào tạo là 26,7%. Năm 2004, chi NSNN cho khối giáo dục đã tăng lên chiếm 79,12% và khối đào tạo giảm xuống chỉ còn chiếm 20,88% tổng chi NSNN cho giáo dục. Bảng 2.6: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo theo cấp học, trình độ đào tạo. Đơn vị: %/Tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Chỉ tiêu Năm 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Chi giáo dục 73,30 75,86 76,01 77,68 78,90 79,12 - Mầm non 5,40 6,71 6,97 6,79 7,20 7,25 - Tiểu học 35,27 32,17 32,71 31,61 32,20 32,60 - THCS 19,38 20,44 20,32 21,32 22,00 22,90 - THPT 8,33 10,02 11,02 10,57 10,20 11,40 - Giáo dục khác 4,92 6,52 4,99 7,39 7,30 4,97 Chi đào tạo 26,70 24,14 23,99 22,32 21,10 20,88 - Dạy nghề 3,79 3,06 3,30 3,24 3,30 3,34 - TCCN 4,80 3,54 3,23 2,86 2,50 2,53 - ĐH & CĐ 12,43 9,27 9,58 9,71 9,70 9,85 - Sau Đại học 0,82 0,45 0,48 0,46 0,42 0,43 - Đào tạo khác 4,86 7,82 7,40 6,05 5,18 4,73 Tổng chi 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Tài chính. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục tiểu học có xu hướng giảm do sau khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 thì số học sinh tiểu học giảm khoảng nửa triệu học sinh mỗi năm. Tỷ trọng chi NSNN cho THCS và THPT có xu hướng tăng là phù hợp với yêu cầu ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục THCS và THPT. Tỷ trọng chi NSNN cho dạy nghề có xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu nền KTQD theo hướng CNH-HĐH, đặc biệt là yêu cầu đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. Tỷ trọng chi NSNN cho đào tạo đại học và cao đẳng, sau đại học có xu hướng giảm là phù hợp với khả năng huy động cao hơn các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư cho các bậc học này trong quá trình thực hiện XHH giáo dục. Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư. Có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh và trong một tỉnh về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học trong tổng số dân. Do vậy, công thức cấp kinh phí dựa trên số dân có xu hướng không cung cấp một mức kinh phí bằng nhau trên một học sinh, do thiếu những yếu tố điều chỉnh để bù đắp đầy đủ nhưng biển thiên đó. Hiện nay, quy định về Định mức phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo năm 2007 được ban hành trong Quyết định 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, NSNN đã tập trung hỗ trợ cho giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn với các nội dung sau: - Đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo hướng chuẩn hóa về trường lớp (đủ nhà học, KTX, nhà ăn tập thể, nhà đa năng...) - Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp. - Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (trước đây gọi là trường bán trú dân nuôi). Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. - Xây dựng và triển khai đề án dạy nghề trong trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. - Tăng cường đầu tư CSVC trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục đào tạo còn nhiều thiếu thốn như Điện Biên, Đắc Nông, Hậu Giang. Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho phát triển giáo dục ngày càng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Ngân sách TW bảo đảm nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề do địa phương quản lý. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương do HĐND tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật, trình độ, năng lực quản lý ngân sách của từng cấp và kế hoạch chung của địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 1998, tổng số chi Ngân sách Địa phương cho giáo dục là 73,40% thì đến năm 2005 đã tăng lên đến 80,37% tổng chi NSNN cho giáo dục. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006, có 31 tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho cả ba cấp ngân sách ở địa phương (tỉnh, huyện, xã), 30 tỉnh phân cấp ngân sách (tỉnh, huyện) và chỉ có 3 tỉnh thực hiện quản lý ngân sách tỉnh. Bảng 2.7: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách giai đoạn 1998 - 2005. Đơn vị tính: %/tổng chi NSNN Cấp ngân sách Năm 1998 2000 2002 2003 2005 NSTW 26,6 17,13 14,65 13,76 19,63 NSĐP 73,4 82,87 85,35 86,24 80,37 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Tài chính Hình 2.1: Chi NSNN cho giáo dục theo cấp ngân sách giai đoạn 1998-2005 Nguồn: Bộ Tài chính Cơ chế NSNN hỗ trợ cho học sinh nghèo Cơ chế NSNN hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục được thể hiện thông qua chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường công lập. Về học bổng - Học bổng khuyến khích học tập được cấp trên cơ sở kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên học tập đạt kết quả tốt. Đối tượng được hưởng học bổng khuyến khích học tập là học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung – dài hạn trong nước, có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ mức khá trở lên. Trên cơ sở mức học bổng khuyến khích toàn phần 120.000đồng/tháng đối với sinh viên đại học, cao đẳng và 110.000đồng/tháng đối với học sinh TCCN, dạy nghề, tùy theo kết quả học tập và rèn luyện theo phân loại hiện hành thì sinh viên các trường đại học, cao đẳng sẽ được hưởng các mức học bổng là 120.000đồng/tháng, 180.000đồng/tháng và 240.000 đồng/tháng đối với các kết quả học tập tương ứng là loại khá, loại giỏi và loại xuất sắc. Đối với học sinh TCCN, dạy nghề thì các con số này là 110.000đồng/tháng, 165.000đồng/tháng và 220.000đồng/tháng. - Học bổng chính sách áp dụng đối với các sinh viên hệ cử tuyển dành cho vùng cao và vùng sâu do Nhà nước cấp kinh phí đào tạo, học sinh các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh phổ thông các trường dân tộc nội trú, học sinh là người tàn tật đang học tại các trường dạy nghề TW dành cho thương binh và người tàn tật do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Mức học bổng chính sách được áp dụng thống nhất là 120.000đồng/tháng. Ngoài ra, nếu học sinh thuộc các đối tượng chính sách mà có kết quả học tập đạt loại khá, giỏi trở lên thì sẽ được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập từ kinh phí chi cho học bổng với các mức bằng 30%, 80% và 120% mức HBKK toàn phần nếu đạt loại khá,giỏi và xuất sắc. Về trợ cấp xã hội Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung – dài hạn trong nước thuộc các diện: học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao; học sinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995; là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế. Mức hưởng trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/ tháng. Ngoài ra, đối với những học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội mà có kết quả học tập và rèn luyện từ khá trở lên thì được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập lấy từ kinh phí chi cho học bổng. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo Phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo thực chất là việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp Chính quyền Nhà nước, các Bộ, Sở, ban ngành ở TW và địa phương, các cơ sở giáo dục trong quản lý NSNN cho giáo dục. Nội dung phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý NSNN cho giáo dục bao gồm: (i) Ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quản lý NSNN cho giáo dục; (ii) Bảo đảm nguồn kinh phí và thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN cho giáo dục; (iii) Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN cho giáo dục. Phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo là tất yếu khách quan xuất phát từ cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ và theo ngành. Phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội và năng lực quản lý của mỗi cấp. Xu hướng phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục hiện nay là tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và tăng cường quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ chế này phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các địa phương và các cơ sở giáo dục trong phân bổ, sử dụng nguồn NSNN. Hiện nay, phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6-6-2003 của Chính phủ. Theo đó: Các Bộ, Ngành, các cơ quan TW quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, với đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác. UBND địa phương, các cơ quan tài chính địa phương quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đối với một số trường đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng khác tại địa bàn Hình 2.2: Sơ đồ phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam Các trường trực thuộc Các cơ sở trực thuộc BỘ TÀI CHÍNH UBND Tỉnh Sở Tài chính UBND Huyện Phòng Tài chính UBND Xã Ban Ngân sách xã Bộ ngành khác Các trường trực thuộc Bộ GD & ĐT Sở ngành khác Các cơ sở trực thuộc Sở GD & ĐT Trung tâm GDTX huyện Trung tâm dạy nghề huyện Phòng GD & ĐT Các trường THCS, Tiểu học Trường mầm non thuộc xã Cơ chế lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN Quy trình lập dự toán chi tiết và phân bổ nguồn NSNN cho giáo dục đào tạo Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo - Hàng năm, căn cứ vào các Chỉ thị của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục có văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng dự toán thu, chi ngân sách trên cơ sở các nhiệm vụ chuyên môn được giao của từng đơn vị và tình hình ước thực hiện kế hoạch năm trước. Dự toán chi từ nguồn NSNN được xây dựng trên cơ sở tổng nhu cầu chi trong năm kế hoạch của đơn vị trừ đi số chi từ các nguồn viện trợ và thu khác được để lại cho đơn vị sử dụng. Thời gian xây dựng dự toán vào tháng 7, tháng 8 của năm trước. - Căn cứ vào tổng mức chi Ngân sách được Chính phủ và Bộ Tài chính giao, Bộ Giáo dục tiến hành phân bổ cho các đơn vị dự toán trực thuộc chi tiết đến mục chi của Mục lục NSNN. Căn cứ để phân bổ dựa trên các nhiệm vụ chuyên môn được giao và tình hình thực tế của từng đơn vị. - Bộ Giáo dục gửi dự kiến phân bổ NSNN theo mục lục NSNN cho các đơn vị dự toán để rà soát và điều chỉnh. Sau khi các đơn vị rà soát điều chỉnh đã thống nhất ý kiến với Bộ Giáo dục thì Bộ Giáo dục sẽ giao chính thức cho các đơn vị HCSN thuộc Bộ Giáo dục. Đối với khối địa phương - Sau khi nhận được Thông tư Ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập Kế hoạch phân bổ Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh ra Nghị quyết, quy định cụ thể về các nhiệm vụ chi cho giáo dục và định mức phân bổ. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành định mức và kế hoạch phân bổ. Căn cứ vào quyết định và hướng dẫn của UBND tỉnh, Phòng Giáo dục huyện lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trường phổ thông (thuộc khối THCS và Tiểu học) thuộc phạm vi quản lý, gửi Phòng Tài chính huyện, báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định và báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính, đồng gửi Sở Giáo dục. Trong khi Sở giáo dục cũng lập kế hoạch phân bổ Ngân sách cho các trường THPT, trường Cao đẳng trên địa bàn và tổng hợp kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục trên toàn tỉnh và gửi Sở Tài chính. - Trên cơ sở báo cáo của các huyện và của Sở Giáo dục, Sở Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục trên địa bàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh và trình HĐND tỉnh. HĐND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính. - Sau khi kế hoạch phân bổ ngân sách chung của tỉnh được Quốc hội phê duyệt và thông qua, Bộ Tài chính giao kế hoạch phân bổ ngân sách chung cho tỉnh. UBND tỉnh giao kế hoạch phân bổ ngân sách cho Sở Tài chính. Căn cứ vào kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục được giao, Sở Tài chính phân bổ ngân sách cho các trường thuộc phân cấp quản lý của tỉnh và giao ngân sách cho UBND huyện. Được sự ủy quyền của UBND huyện, Phòng Tài chính huyện phân bổ ngân sách cho các trường Tiểu học, THCS trực thuộc. Căn cứ lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo Kế hoạch phân bổ ngân sách giáo dục đào tạo bao gồm kế hoạch ngân sách chi đầu tư và kế hoạch ngân sách chi thường xuyên. Kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên. Kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo được xây dựng chủ yếu dựa trên định mức phân bổ ngân sách do Chính phủ quy định. Chính vì vậy, phân tích thực trạng lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên cũng chính là phân tích tình hình sử dụng định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo. Định mức phân bổ ngân sách là một mức chi ngân sách cho một hoặc các đối tượng, nội dung chi nhằm đạt được một số nhiệm vụ, mục tiêu nhất định theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu hiện hành. Các định mức phân bổ ngân sách được dùng để xác định các khoản phân bổ ngân sách ở cả TW và các cấp địa phương. Các định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để: Lập các dự toán NSNN. Phân bổ NSNN cho các Bộ, cơ quan TW và các địa phương sau khi được Chính phủ giao. Điều hành và quản lý NSNN. Giám sát tình hình thực hiện, sử dụng NSNN. Chính vì vậy, định mức phân bổ ngân sách giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên. Các định mức này được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trong Thông tư Ngân sách hàng năm và được áp dụng cho các mục chi thường xuyên trong giáo dục. Giai đoạn 1997-2003, phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục cho các địa phương áp dụng định mức phân bổ ngân sách theo dân số và phân biệt theo 5 vùng. Phân bổ dự toán chi sự nghiệp đào tạo cho các địa phương và các cơ sở đào tạo ở TW áp dụng thống nhất định mức phân bổ ngân sách theo đầu học sinh và được phân biệt theo ngành học. Giai đoạn 2004-2006, phân bổ dự toán NSNN chi cho sự nghiệp GD&ĐT thực hiện theo Quyết định 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2007, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg. Theo đó: Phân bổ dự toán chi sự nghiệp đào tạo TW (bao gồm cả đào tạo nghề) được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo được giao ổn định và hàng năm trong thời kỳ ổn định được tăng tỷ lệ theo các nhóm ngành đào tạo do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở TW có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách đào tạo cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm khớp đúng về tổng mức, phù hợp với đặc điểm thực tế và nguồn thu của các đơn vị trực thuộc, bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng quy định của pháp luật. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được xác định là định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi. Bảng 2.8: Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Đơn vị: đồng/ người dân/ năm Vùng Định mức phân bổ Đô thị 565.400 Đồng bằng 664.000 Miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 817.200 Vùng cao – hải đảo 1.144.000 Nguồn: Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg. Định mức phân bổ nêu trên bao gồm: + Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục. + Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú và chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục thực hiện theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị,… + Trên cơ sở định mức nêu trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). Đối với tỉnh, thánh phố trực thuộc TW có các xã, thôn thuộc Chương trình 135 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2006-2010 được phân bổ thêm 70.000 đồng/người dân xã, thôn 135 trong độ tuổi đến trường từ 1-18 tuổi/năm để thực hiện chế độ không thu tiền SGK, giấy vở học sinh,… đối với học sinh xã, thôn 135. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là định mức phân bổ theo tiêu chí dân số, có hệ số ưu tiên theo vùng. Bảng 2.9: Định mức phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Đô thị 21.330 Đồng bằng 23.710 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 31.000 Vùng cao – hải đảo 42.700 Nguồn: Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện,… của địa phương. Định mức phân bổ thêm kinh phí cho các trường đại học mang tính chất khu vực được áp dụng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật NSNN; có thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh ở các địa phương khác, được Ngân sách TW phân bổ thêm cho ngân sách địa phương mức bằng 30% mức dự toán chi năm 2006 UBND cấp tỉnh đã giao cho trường đại học. Kế hoạch phân bổ ngân sách chi đầu tư. Hàng năm, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng thống nhất với Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các địa phương ( trong đó có kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản ngành giáo dục đào tạo). UBND các tỉnh, thành phố thông qua HĐND tỉnh, thành phố để quyết định việc phân bổ cụ thể kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án. Việc phân bổ chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan TW cho các công trình, dự án và việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc chung là : Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN; bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển. Bảng 2.10: Xác định hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục theo vùng. Chỉ tiêu Vùng Đô thị Đồng bằng Núi thấp, vùng sâu Núi cao, hải đảo 1. Yếu tố làm giảm mức chi phí NSNN bảo đảm so với chi phí đơn vị bình quân chung của cả nước (-) - Tỷ lệ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22917.doc
Tài liệu liên quan