Luận văn Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Công Thương Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại 4

1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng 4

1.1.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 5

1.1.2.3. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng 5

1.1.2.4. Căn cứ vào mục đích tín dụng 6

1.1.2.5. 1.1.2.5.Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng 6

1.2. Công tác chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 7

1.2.1. Phương pháp chấm điểm tín dụng 7

1.2.1.1.Khái niệm chấm điểm tín dụng 7

1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chấm điểm tín dụng 7

1.2.1.3. Một số mô hình chấm điểm tín dụng 10

1.2.2.Ứng dụng của mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín nhiệm khách hàng 17

1.2.2.1. Khái niệm xếp hạng tín nhiệm khách hàng 17

1.2.2.2. Ứng dụng của chấm điểm tín dụng khi xếp hạng tín nhiệm khách hàng 18

1.2.3.Vai trò của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 20

1.2.4.Các bước chấm điểm tín dụng 22

1.2.4.1.Phân loại khách hàng để tính điểm tín dụng 22

1.2.4.2. Các công cụ tính điểm tín dụng 23

1.2.4.3. Quy trình chấm điểm tín dụng 23

1.2.5.Đánh giá lại điểm tín dụng 26

1.2.6.Bảng các tiêu chí chấm điểm tín dụng 26

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng của Ngân hàng thương mại 29

1.3.1.Chất lượng thông tin về khách hàng 29

1.3.2. Cơ sở vật chất và pháp lý 29

1.3.3. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chấm điểm tín dụng 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31

2.1. Tổng quan về hoạt động của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 31

2.1.1. Khái quát về quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 31

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.1.1.2.Vị trí, nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 32

2.1.1.3. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 33

2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 34

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 37

2.2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 41

2.2.1. Hệ thống chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I -NHCTVN 41

2.2.2.Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT VN 44

2.2.3. Áp dụng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng là công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại- dịch vụ du lịch Hà Anh 64

2.2.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 70

2.2.4.1. Những thành tựu sau 3 năm triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng 70

2.2.4.2. Những hạn chế trong công tác chấm điểm tín dụng và nguyên nhân 73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 78

3.1. Chiến lược phát triển trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt trong thời gian tới 78

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng 79

3.2.1. Đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin 79

3.2.2.Hoàn thiện nội dung chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 82

3.2.2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính 82

3.2.2.2. Bổ sung và hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính 83

3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải tiến phương pháp chấm điểm xếp hạng 84

3.2.4. Sở giao dịch cần coi công tác chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình xem xét ra quyết định cấp tín dụng 85

3.2.5. Sở cần tổ chức nhận hồ sơ và phân tích khách hàng theo hướng chuyên môn hoá 86

3.2.6.Tờ trình kết quả chấm điểm tín dụng phải đầy đủ 87

3.2.7.Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng 87

3.3. Một số kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước 89

3.3.1. Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 89

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 91

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,3% trong tổng dư nợ, giảm 29 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 91,6% kế hoạch được giao. - Dư nợ ngắn hạn đạt 896 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,2% trong tổng dư nợ, giảm 92 tỷ đồng so với năm 2005. - Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.881 tỷ đồng, chiếm trọng 67,8% trong tổng dư nợ, tăng 81 tỷ đồng so với năm 2005. - Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75%, tăng nhẹ so với năm 2005. Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 695 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ, không tăng so với năm 2005. Nhận xét: Hoạt động cho vay bằng VND chiếm 1 tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng trong tổng dư nợ của SGD. Trong đó, SGD chủ yếu cho vay trung và dài hạn. Các khách hàng chủ yếu của Sở là các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm tới 75%), tuy nhiên dư nợ cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh đã được cải thiện đáng kể qua 3 năm, từ 483 tỷ năm 2004 đến 695 tỷ năm 2006. Một trong những thành tựu của Sở trong thời gian qua là đa dạng hoá đối tượng đi vay để giảm rủi ro. Công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng...nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Bên cạnh đó chiến lược đa dạng hoá cũng hướng tới việc mở rộng các lĩnh vực và ngành SXKD.Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông… trong đó dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp đạt 1230 tỷ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, các khoản vay của Sở Giao Dịch đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, trong năm 2006 Sở giao dịch I được NHCT Việt Nam chọn làm ngân hàng đầu mối giải ngân dự án Vệ tinh VINASAT của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, với số tiền 164 triệu USD. Trong đó, NHCT Việt Nam tham gia 86 triệu USD, dự án đã ký hợp đồng tín dụng, việc giải ngân được thực hiện trong năm 2007. Trong năm 2006, do tích cực làm tốt công tác tiếp thị, Sở giao dịch I đã có thêm 200 khách hàng vay mới, với dư nợ tăng lên trên 100 tỷ đồng. Ngoài duy trì quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn, Sở giao dịch I luôn chú trọng đầu tư đối với các DNV&N, cho vay tiêu dùng, là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an toàn hơn, mà còn phát triển được các loại hình dịch vụ, góp phần làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cho vay đối với các DNV&N chưa đạt được tốc độ tăng trưởng là do: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu ít lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Trong khi cơ chế cho vay của ngân hàng yêu cầu DN phải có hệ số tự tài trợ trên 15% để đảm bảo an toàn vốn, do vậy Sở giao dịch I rất khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay đối với thành phần này. Chất lượng tín dụng: Nhờ làm tốt thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay và ứng dụng có hiệu quả hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nợ quá hạn năm 2004 là 9.5 tỷ đến năm 2006 chỉ có 1 tỷ 470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Thu hồi nợ tồn đọng: Việc giải quyết thu hồi nợ đọng (đã hạch toán ngoại bảng) trong năm qua gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các khoản nợ đều phát sinh từ nhiều năm trước, các đơn vị có nợ đọng hoạt động cầm chừng, nguồn thu rất ít; có đơn vị đã cam kết trả nợ nhưng không thực hiện, Sở giao dịch I luôn tích cực bám sát, đôn đốc và đã thu hồi được 1 tỷ 200 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ đọng cả năm chưa đạt kế hoạch Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giao. Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam Đơn vị: tỷ đồng 2004 2005 2006 Chỉ tiêu VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số Dư nợ cho vay và đầu tư 2.916 709 3.625 3.041 899 3.940 3.618 880 4.499 Trong đó: Cho vay 1.706 708 2.414 1.889 899 2.788 1.906 870 2.776 Phân theo thời hạn Ngắn hạn 568 347 915 675 987 653 242 895 Trung và dài hạn 1.138 361 1.499 1.214 1.801 1.253 628 1.881 Phân theo TPKT KTQD 1.931 2.066 2.081 KTNQD 483 722 695 Phân theo ngành SXKD Công nghiệp 749 343 1.092 994 236 1.230 Tiêu dùng 49 49 38 38 Thương nghiệp 321 255 576 435 528 963 Dịch vụ 458 76 534 316 38 54 Ngành khác 129 34 163 106 97 203 Chất lượng tín dụng Dư nợ trong hạn 1.707 707,4 2.404,4 1886,4 894,4 2.780,8 2.774,5 Dư nợ quá hạn 8,4 1,2 9,6 2,6 4,6 7,2 1,5 Trong đó: KTQD 6 1 7 1,4 3,5 4,9 KTNQD 2,4 0,2 2,6 1,2 1,1 2,3 Chỉ tiêu hiệu quả Tổng doanh số cho vay 3.898 1.742 5.640 3.196 1.997 5.193 6.960 Tổng doanh số thu nợ 3.769 1.811 5.580 3.012 1.807 4.819 6.971 Dư nợ bình quân 2.472 2.780 (Nguồn: Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam) 2.2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 2.2.1. Hệ thống chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I -NHCTVN Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCT Việt Nam là một qui trình đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của một KH đối với ngân hàng cho vay như khả năng trả gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng KH và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của KH tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH. NHCT VN xếp các DN thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Trong đó hạng AA+ là loại tối ưu và có mức rủi ro thấp nhất và C là loại rất yếu kém tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất. Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro AA+ Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các KH có chất lượng tín dụng tốt nhất. Tình hình tài chính lành mạnh. Năng lực tài chính lành mạnh. Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định. Triển vọng phát triển lâu dài Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền của Nhà nước. Đạo đức tín dụng cao. Thấp nhất AA Loại ưu Tình hình tài chính lành mạnh Khả năng sinh lời tốt Hoạt động hiệu quả và ổn định. Quản trị tốt. Triển vọng phát triển lâu dài. Đạo đức tín dụng tốt. Rủi ro ở mức thấp nhưng về dài hạn cao hơn KH loại AA+ AA- Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định. Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như KH loại AA. Quản trị tốt. Triển vọng phát triển tốt. Đạo đức tín dụng tốt. Rủi ro ở mức tương đối thấp. BB+ Loại khá Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn. Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh. Mức độ rủi ro trung bình. BB Loại trung bình khá Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh tốt nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung. Mức độ rủi ro trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn KH loại BB+. BB- Loại trung bình Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo hướng xấu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Rủi ro ở mức cao do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động của KH không được cải thiện. CC+ Loại dưới trung bình Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh có nhiều biến động. Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm gần đây và hiện tại đang phải vật lộn để duy trì khả năng sinh lời. Năng lực quản lý kém. Rủi ro ở mức cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận được; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, NH có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn. CC Loại xa dưới trung bình. Hiệu quả hoạt động thấp Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn ( dưới 90 ngày) Năng lực quản lý kém Rủi ro ở mức rất cao, khả năng trả nợ NH kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn. CC- Loại yếu kém Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có trỉển vọng phục hồi. Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. Năng lực quản lý kém. Rủi ro ở mức rất cao, NH sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay. C Loại rất yếu kém Các KH này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém. Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn vay. (Nguồn: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam) 2.2.2.Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT VN Qui trình chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I bao gồm 12 bước cơ bản sau: Bước 1: Thu thập thông tin, lập hồ sơ về khách hàng Thu thập thông tin là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình chấm điểm tín dụng. Thông tin có chính xác, trung thực và kịp thời thì điểm số tín dụng mới đáng tin cậy và tác động tích cực đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong bước này, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc nhằm mục đích tổng hợp thông tin về khách hàng và dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh. Thông tin này có thể được khai thác từ hồ sơ do KH cung cấp, các giấy tờ pháp lý (biên bản thuế) hoặc từ các báo cáo tài chính (thông tin sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn nếu là báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập). Ngoài ra, để tăng tính khách quan của thông tin do khách hàng cung cấp, CBCĐTD có thể phỏng vấn trực tiếp và đi thăm thực địa của KH. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng là các nguồn thông tin khách quan về khách hàng. Hiện nay, CBCĐTD còn có thể khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN. Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có tính đặc thù riêng vì vậy CBCĐTD cần phân biệt ngành nghề của khách hàng để có những tiêu chí đánh giá thích hợp. Có 4 loại biểu điểm khác nhau được NHCT Việt Nam áp dụng đối với từng ngành kinh doanh cụ thể. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm chăn nuôi; trồng trọt cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; trồng rừng; khai thác lâm sản; đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; làm muối. Ngành thương mại, dịch vụ bao gồm các hoạt động kinh doanh trên cảng sông, cảng biển; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch; hoạt động kinh doanh siêu thị, đại lý phân phối, bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, kinh doanh thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện trử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện, khí đốt; in ấn, xuất bản sách, báo chí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; dịch vụ tư vấn, môi giới; thiết kế thời trang, gia công may mặc; bưu chính viễn thông; vận tải đường bộ, đường song, đường biển, đường sắt, đường hàng không; dịch vụ vệ sinh, môi trường, văn phòng… Ngành xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau: hạ tầng giao thông, công nghiệp; hạ tầng đô thị và nhà ở; xây lắp (xây dựng cơ bản). Ngành công nghiệp bao gồm các lĩnh vực chế biến các loại nông lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát; sản xuất thuốc lá; dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựnh, hóa chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác; sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải; sản xuất điện, khí đốt; khai thác khoáng sản; khai thác than, vật liệu xây dựn, dầu khí. Bước 3: Đánh giá và cho điểm qui mô doanh nghiệp Qui mô doanh nghiệp cũng là một tiêu chí được ngân hàng quan tâm xem xét khi đánh giá năng lực trả nợ của DN. Những doanh nghiệp có lợi thế về qui mô, có thể tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại khả năng sinh lời cao hơn do đó được đảm bảo hơn về khả năng trả nợ. Tại Sở Giao Dịch I- NHCT Việt Nam, CBCĐTD cho điểm qui mô của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Doanh thu thuần: là doanh thu hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giá vốn hàng bán, khuyến mại, giảm giá. Việc đánh giá doanh thu thuần để xác định hiệu quả trong hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh thu thuần là chỉ tiêu cơ bản để đo lường khả năng tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn được hình thành phục vụ cho quá trình hoạt động của DN. Đây là chỉ tiêu để đánh giá nguồn tài trợ cho doanh nghiệp. Theo tiêu chí này, doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn và ổn định sẽ có qui mô và tiềm lực tài chính mạnh hơn. Lao động: Là số lao động thực tế mà DN sử dụng tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Số lượng lao động của doanh nghiệp cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh qui mô của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn thường có số lượng lao động trên 1000 người. Giá trị nộp ngân sách nhà nước: phần giá trị lấy theo số thực nộp vào NSNN theo số phát sinh trong kì bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo qui định của Nhà nước trong năm báo cáo. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng được coi là một trong những tiêu chí đánh giá qui mô doanh nghiệp. Cán bộ chấm điểm tín dụng căn cứ vào hồ sơ khách hàng và tiến hành chấm điểm theo hướng dẫn ở bảng 2.4. Bảng 2.4: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp STT Tiêu chí Trị số Điểm 1 Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên Từ 40 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng Từ 30 tỷ đến dưới 40 tỷ đồng Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ đồng Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng Dưới 10 tỷ đồng 30 25 20 15 10 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên Từ 1000 đến dưới 1500 người Từ 500 đến dưới 1000 người Từ 100 đến dưới 500 người Từ 50 đến dưới 100 người Dưới 50 người 15 12 9 6 3 1 3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên Từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng Từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng Dưới 5 tỷ đồng 40 30 20 10 5 2 4 Nộp NSNN Từ 10 tỷ đồng trở lên Tỷ 7 tỷ đến 10 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến 7 tỷ đồng Từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng Dưới 1 tỷ đồng 15 12 9 6 3 1 (Nguồn: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam) Dựa trên cơ sở chấm điểm qui mô như bảng, các doanh nghiệp được xếp vào loại hình doanh nghiệp qui mô lớn, vừa và nhỏ như sau Bảng 2.5: Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp Điểm Qui mô Từ 70 đến 100 điểm Lớn Từ 30 đến 69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ Bước 4: Đánh giá và cho điểm các chỉ số tài chính Trên cơ sở xác định qui mô và ngành nghề/ lĩnh vực hoạt động của DN, CBCĐTD sẽ tiến hành chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. NHCT Việt Nam áp dụng 11 chỉ số thuộc 4 nhóm sau: Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán, nhóm các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động, nhóm các chỉ số phản ánh cơ cấu vốn và nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Yếu tố quyết định trả nợ của DN là tính thanh khoản của các tài sản mà DN nắm giữ. Hai tỷ số thông dụng để đánh giá khả năng thanh khoản của tài sản trong mối quan hệ với các khoản nợ của DN là hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện hành) (Current Ratio) và hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio). Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn= ------------------------- (Current Ratio) Nợ ngắn hạn Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, chỉ tiêu Current Ratio phải lớn hơn 1; nếu nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Tài sản ngắn hạn- Hàng Tồn kho Hệ số thanh toán nhanh= --------------------------------------------- (Quick Ratio) Nợ ngắn hạn Hai hệ số trên phản ánh khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của DN trong đó hệ số thanh toán ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm so với nợ ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính vì hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản ngắn hạn và thường chịu lỗ nếu doanh nghiệp muốn bán nhanh. Một DN có hệ số thanh toán thấp sẽ thiếu tính thanh khoản theo nghĩa DN không thể giảm tài sản lưu động để chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nó phải phụ thuộc vào sự thay thế giữa thu nhập từ hoạt động kinh doanh và nguồn thay thế từ bên ngoài. Do đó, rủi ro thanh khoản của DN là cao. Nhóm chỉ tiêu hoạt động Nhóm chỉ tiêu hoạt động đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung các chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa từng nhóm tài sản nhất định (hàng tồn kho, phải thu, tổng tài sản) với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu, giá vốn, lợi nhuận). Có ba chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho= ------------------------------ (Inventory turnover) Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng giải phóng và chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho của DN. So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể là do doanh nghiệp đã dự trữ quá ít, điều này có thể là không tốt vì doanh nghiệp sẽ không đủ hàng hoá cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc sẽ mất khách hàng vì hàng dự trữ không có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp cũng sẽ là không tốt, vì có thể doanh nghiệp dự trữ quá mức và bị tồn kho nguyên vật liệu hay hàng hoá mà không thể giải phóng được. Khoản phải thu bình quân Kì thu tiền bình quân= ----------------------------------------------- (Collection Period) Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu do bán chịu, phản ánh thời hạn tín dụng thương mại bình quân mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng. Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản = --------------------------- (Asset Turnover) Tổng tài sản bình quân Hệ số vòng quay tài sản cho biết số doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản. Hệ số này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Khi đem so sánh với chỉ tiêu ngành, nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu này càng cao, càng có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn Nợ phải trả Tỷ số nợ = ------------------- Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của Doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ. Tỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào vốn vay càng lớn. Các NH thường ưa thích DN có tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản thấp vì cho rằng như vậy DN có khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, trên giác độ DN, việc tài trợ cho tài sản phần lớn bằng vốn chủ sở hữu lại phản ánh một chính sách vốn chưa linh hoạt. Mặt khác, các cán bộ tín dụng cần lưu ý rằng khả năng trả nợ của một DN bắt nguồn chủ yếu từ khả năng sinh lời của DN đó. Việc đánh giá tỷ số nợ cần đặt trong mối quan hệ so sánh với số bình quân ngành. Nếu tỷ số này của doanh nghiệp quá cao so với mức bình quân, ngân hàng cần thận trọng hơn khi ra quyết định cấp tín dụng. Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu; Chỉ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn tự có của DN. Chỉ tiêu này càng thấp, mức độ rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. Chỉ tiêu thu nhập Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh thu; Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế hay phản ánh tỷ trọng của thu nhập trước thuế trong doanh thu. Chỉ số này cao phản ánh khả năng sinh lời lớn. Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản; Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ số này được so sánh với trung bình ngành để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, nó cũng được so sánh với chi phí vốn, nếu chỉ tiêu này lớn hơn chi phí vốn phản ánh doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và ngược lại. Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu; Chỉ tiêu này phản ánh sự hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu. NH có thể so sánh tỷ số này của DN với trái phiếu chính phủ; nếu lớn hơn tỷ lệ lãi bình quân trên thị trường thì DN hoạt động có hiệu quả, nếu bằng tỷ lệ lãi bình quân trên thị trường chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ở mức có thể chấp nhận được, nếu nhỏ hơn tỷ lệ lãi bình quân phản ánh doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả thấp. Bước 5: Chấm điểm và đánh giá các tiêu chí phi tài chính Các chỉ tiêu tài chính chưa thể phản ánh đầy đủ khả năng trả nợ của KH nên các CBCĐTD còn phải kết hợp đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính để tổng hợp kết quả và xếp hạng khách hàng. Đánh giá lưu chuyển tiền tệ Việc đánh giá lưu chuyển tiền tệ của Sở Giao Dịch dựa chủ yếu vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ do khách hàng cung cấp. Qua báo cáo này, CBCĐTD tính toán các hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả gốc và xem xét sự vận động của luồng tiền trong quá khứ và hiện tại để dự báo nhu cầu tiền mặt cũng như trạng thái dôi dư tiền mặt của doanh nghiệp trong tương lai. Việc phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp không chỉ có ích trong qui trình chấm điểm mà còn là cơ sở cho CBTD quyết định thời hạn và thời gian giải ngân của món vay khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng của ngân hàng. Đánh giá năng lực và kinh nghiệm quản lý Việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm quản lý dựa chủ yếu vào số năm công tác của người đứng đầu doanh nghiệp và những thành tựu hay thất bại của đội ngũ quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, Sở Giao Dịch còn đưa thêm chỉ tiêu đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là cơ sở để xem xét tính trung thực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ quản lý. Đánh giá uy tín giao dịch với Ngân hàng Đây là tiêu chí quan trọng khi cho điểm tín dụng đối với khách hàng. Uy tín giao dịch phản ánh đạo đức của khách hàng khi xin cấp tín dụng. Đối với những khách hàng đã có tiền sử chậm trả lãi vay hoặc đã được gia hạn nợ nhiều lần, CBTD sẽ đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Đánh giá môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo ra thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu tại thời điểm khách hàng xin cấp tín dụng, môi trường kinh doanh xuất hiện những yếu tố bất lợi, CBCĐTD cần đưa ra những đánh giá phù hợp về khả năng trả nợ của khách hàng. Bảng 2.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 6 1 Hệ số khả năng trả lãi > 4 lần > 3 lần >2 lần > 1lần < 1lần hoặc âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc >2 lần >1.5 lần > 1 lần < 1 lần Âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ Tăng nhanh Tăng Ổn định Giảm Âm 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động > Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần < Lợi nhuận thuần Gần điểm hoà vốn Âm 5 Tiền và các khoản tương đương tiền/ VCSH >2.0 >1.5 >1.0 >0.5 Gần bằng 0 (Nguồn: Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam) Bảng 2.6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 6 1 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc chuyên trách) trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/ dự án xin cấp tín dụng. > 20 năm > 10 năm > 5 năm > 1 năm Không có kinh nghiệm 2 Môi trường kiểm soát nội bộ Được xây dựng, ghi chép và kiểm tra thường xuyên. Đã được thiết lập một cách chính thống. Tồn tại nhưng chưa chính thống và chưa được xây dựng bằng văn bản qui phạm cụ thế. Có hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ. Có những bằng chứng về sự thất bại của hệ thống kiểm soát nội bộ. 3 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệm (Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc chuyên trách) trong hoạt động điều hành. > 10 năm > 5 năm > 2 năm > 1 năm Mới được bổ nhiệm 4 Thành tựu và thất bại của đội ngũ điều hành doanh nghiệp Đã có thành tựu cụ thể trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/ dự án xin cấp tín dụng. Đang xây dựng uy tín hoặc có tiềm năng thành công trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/ dự án xin cấp tín dụng. Rất ít hoặc không có kinh nghiệm hay th ành tựu. Rõ ràng có thất bại trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/ dự án xin cấp tín dụng. Rõ ràng có thất bại không chỉ trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/ dự án xin cấp tín dụng mà còn thất bại trong công tác quản lý nói chung. (Nguồn: Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam) STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 6 1 Trả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Công Thương Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan