Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VA TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. 3

1.1.1. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 3

1.1.2.Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 5

1.1.3.Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 6

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 9

1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất: 9

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: 10

1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 12

1.3.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 12

1.3.2.Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu: 14

1.4. Tổ chức kế toán giá thành sản phẩm: 18

1.4.1. Đối tượng, kỳ tính giá thành: 18

1.4.2. Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 19

1.4.3. Phương pháp kỹ thuật tính giá thành: 21

1.5. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành trong điều kiện áp dụng vi tính 24

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LẮP MÁY SÔNG ĐÀ 26

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCPCKLM Sông Đà 26

2.1.2 Những đặc điểm cơ bản của CTCPCKLM Sông Đà 27

2.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề và sản phẩm kinh doanh 27

2.1.2.2 Những công trình trọng điểm có sự tham gia của CTCPCKLM Sông Đà 28

2.1.2.3 Trình độ công nghệ và năng lực quản lý 29

2.1.3 Bộ máy quản lý của CTCPCKLM Sông Đà 30

2.1.4 Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ phận kế toán của công ty 32

2.1.4.1 Bộ máy kế toán của công ty 32

2.1.4.2 Quá trình vận dụng chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán 33

2.1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng 34

2.1.4.4 Quá trình ghi sổ kế toán và luân chuyển hóa đơn, chứng từ 35

2.1.4.5 Các phần hành kế toán cụ thể của công ty 35

2.1.4.6 Quá trình kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán 39

2.2 Quy trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà 41

2.2.1 Tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại CTCPCKLM Sông Đà (Someco) 41

2.2.1.1 Đặc điểm riêng hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành 41

2.2.1.2 Tầm quan trọng của công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành 42

2.2.2 Quy trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty 43

2.2.2.1 Lập dự toán và xác định giá thành dự toán của các công trình xây lắp 43

2.2.2.2 Xác định giá thành kế hoạch 47

2.2.2.3 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất 50

2.2.2.4 Tính giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình 71

2.2.2.5 Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình sau bàn giao 75

2.2.3 Quy trình lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo liên quan tới quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành 77

2.2.3.1 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ 77

2.2.3.2 Quá trình ghi sổ và in báo cáo về chi phí-giá thành 80

PHẦN 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÊ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CTCPCKLM SÔNG ĐÀ 83

3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà 83

3.1.1 Những ưu điểm của công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà 83

3.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 85

3.1.3 Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty Cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà 90

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại CTCPCKLM Sông Đà 91

3.2.1 Một số kiến nghị với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 91

3.2.2 Những kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành tại CTCPCKLM Sông Đà 96

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 104

DANH MỤC SƠ ĐỒ 105

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 106

 

 

 

 

docx112 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2.2.1.1 Quá trình lập dự toán công trình tại CTCPCKLM Sông Đà Những quy định chung về lập dự toán được hướng dần chi tiết trong các thông tư của Bộ Xây dựng. Ví dụ như Thông tư số 01/1999/TT – BXD ban hành ngày 16 tháng 1 năm 1999 hướng dẫn về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số thông tư hướng dẫn khác liên tục được ban hành khi có điều chỉnh giá nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương. Căn cứ vào những quy định trên và thiết kế chi tiết của từng công trình, hạng mục công trình cụ thể, phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập dự toán sao cho phù hợp nhất. Ví dụ: công trình Thủy điện Sêsan 3A là một công trình thủy điện loại vừa được khởi công xây dựng tại tỉnh Gia Lai từ năm 2003 với công suất thiết kế 108MW. Công ty CTCPCKLM Sông Đà là đơn vị có nhiệm vụ lắp đặt toàn bộ 17 000 tấn thiết bị cho toàn bộ nhà máy. Tới năm 2007, công trình đã hoàn thành, đi vào vận hành. Với khối lượng xây lắp rất lớn như vậy, việc lập dự toán chi tiết cho công trình và từng hạng mục nhỏ của công trình là hết sức quan trọng. Bảng 3: Dự toán chi phí lắp đặt các máy thi công tại công trình thủy điện Sêsan 3A (thi công tháng 1/2007, lập dự toán tháng 1/2003) Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Ký hiệu Cách tính Số tiền I 1 2 3 4 Chi phí trực tiếp Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí trực tiếp khác T VL NC M TT T = VL + NC + M + TT TT = 1,5% * (VL + NC + M) 258.317.500 250.000.000 3.000.000 1.500.000 3.817.500 II Chi phí chung C C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 183.405.425 Giá thành dự toán xây lắp Z Z = T + C 441.722.925 III Thu nhập chịu thuế tính trước TL T =(T+C)* Tỷ lệ quy định (5,5%) 24.294.760 Giá trị dự toán xây dựng trước thuế G G = T + C + TL 466.017.685 IV Thuế GTGT đầu ra GTGT GTGT = G * Thuế suất thuế GTGT (10%) 46.601.768 Gía trị dự toán xây dựng sau thuế GXD 512.619.453 Như vậy, theo dự toán lắp đặt máy phát công trình Thủy điện Sêsan 3A (thi công tháng 3/2007), chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của công ty sẽ có những căn cứ nhất định để theo dõi tình hình thi công cũng như tập hợp chi phí và tính giá thành Đây cũng chính là căn cứ quản lý của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khi lập dự toán vì thế cũng có một điểm khá đặc biệt, đó là phản ánh tính khoản mục “thu nhập chịu thuế trước” cho từng công trình hay hạng mục công trình. TL = (T + C) * Tỷ lệ quy định Tại hạng mục công trình này, TL = 24.294.760VNĐ. Khoản này dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản phải nộp, phải trả khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ của đơn vị. Thực tế đặt ra là, các hạng mục công trình, các công trình thực hiện trong thời gian dài nên Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, cũng như luôn phải đảm bảo các công ty thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, đây có thể xem là một khoản tiền trích trước của các công ty xây lắp. 2.2.2.1.3 Điều chỉnh dự toán khi có biến động tăng giá theo quy định của Bộ Xây dựng Các công trình xây lắp luôn chịu ảnh hưởng rất to lớn từ những biến động giá nguyên vật liệu và tiền lương vì thời gian thi công dài, số lượng nguyên vật liệu, nhân công sử dụng lại lớn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, giá một số nguyên vật liệu chính sử dụng trong xây lắp (xi măng, sắt thép, kim loại màu, giá xăng dầu…) luôn tăng nhanh. Lạm phát Việt Nam thời gian gần đây tăng nhanh làm cho Chính phủ phải điều chỉnh lương liên tục. Vì vậy, việc điều chỉnh dự toán liên tục diễn ra. Ví dụ: công trình Thủy điện Sêsan 3A. Hạng mục “lắp đặt máy phát” được lập dự toán từ năm 2003 nhưng tới tận năm 2007 mới tiền hành thi công. Vì thế, phải trải qua nhiều lần điều chỉnh dự toán. Ba khoản mục phải điều chỉnh dự toán là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công. Khi điều chỉnh, chúng ta phải tiến hành xác định các hệ số điều chỉnh. KNVL = 1,5 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003) KNC = 2,14 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003) Kmáy = 1,35 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003) Chi phí mới sẽ được tính như sau: VL(mới) = VL(cũ) * KNVL NC(mới) = NC(cũ) * KNC M(mới) = M(cũ) * KM Khi đó, toàn bộ giá trị dự toán xây dựng trước, sau thuế, thuế giá trị gia tăng và thu nhập chịu thuế tính trước đều thay đổi. Điều này làm hoàn toàn hợp lý, vì nó đã phản ánh chính xác hơn giá trị hiện tại của công trình chuẩn bị thi công hay đang thi công. Tuy nhiên, chi phí và giá thành công trình vì vậy sẽ liên tục tăng cao. Đây là điều mà CTCPCKLM Sông Đà cũng như rất nhiều đơn vị xây lắp, các chủ đầu tư thực sự không muốn. Bảng 4: Dự toán chi phí lắp đặt máy phát tại công trình Thủy điện Sêsan 3A (Lập dự toán tháng 1/2003, thi công tháng 1/2007) Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Ký hiệu Cách tính Số tiền I 1 2 3 4 Chi phí trực tiếp Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí trực tiếp khác T VL NC M TT T = VL + NC + M + TT TT = 1,5% * (VL + NC + M) 389.196.675 375.000.000 6.420.000 2.025.000 5.751.675 II Chi phí chung C C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 276.329.639 Gía thành dự toán xây lắp Z Z = T + C 665.526.314 III Thu nhập chịu thuế tính trước TL T =(T+C)* Tỷ lệ quy định (5,5%) 36.603.947 Giá trị dự toán xây dựng trước thuế G G = T + C + TL 702.130.261 IV Thuế GTGT đầu ra GTGT GTGT = G * Thuế suất thuế GTGT (10%) 70.213.026 Gía trị dự toán xây dựng sau thuế GXD 772.343.287 Như vậy, giá thành dự toán xây lắp tăng thêm 223.803.389 đồng. Chủ đầu tư và công ty phải thỏa thuận điều chỉnh lại giá hợp đồng (nều hợp đồng có thể điều chỉnh) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thi công được công trình. Nếu hợp đồng không có điều khoản điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu thi công (chắc chắn sẽ lỗ vốn) hay từ bỏ công trình (sẽ bị phạt theo quy định hợp đồng). 2.2.2.2 Xác định giá thành kế hoạch 2.2.2.1 Quá trình lập giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công trình của công ty Khi chuẩn bị thi công một số công trình, một hạng mục công trình, theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp phải lập dự toán và xác định giá thành dự toán. Quá trình lập dự toán và xác định giá thành dự toán phải tuân thủ những quy định của Bộ Xây dựng bên cạnh những đặc điểm riêng có của từng công trình, hạng mục công trình và công ty. Vì vậy, giá thành dự toán đôi khi không phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời về chi phí, giá thành của công trình xây lắp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giá một số nguyên vật liệu liên tục tăng, lương công nhân viên tăng và thời gian thi công rất dài. Vì vậy, việc công ty phải xây dựng một hệ thống tính giá thành sát thực tế hơn nữa là rất quan trọng. Tại CTCPCKLM Sông Đà, giá thành kế hoạch của các công trình, hạng mục công trình do phòng Kinh tế - Kế hoạch thực hiện. Điều kiện để lập được giá thành kế hoạch xuất phát từ mỗi điều kiện cụ thể ở mỗi chi nhánh tham gia các công trình, hạng mục công trình. Đặc biệt, giá thành kế hoạch được áp dụng các định mức dơn, đơn giá phù hợp do công ty đã quy định, phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã đưa ra. Thông thường, đầu kỳ (đầu năm và đầu quý), phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập giá thành kế hoạch cho từng công trình, hạng mục công trình sẽ thực hiện trong quý (năm đó). Như vậy, giá thành kế hoạch sát với thực tế hơn so với giá thành dự toán. Do vậy, doanh nghiệp dù chưa thi công công trình, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc vẫn có thể theo dõi, đánh giá tình hình chi phí, giá thành của từng công trình phù hợp với điều kiện vốn có. Bảng 5: Gía thành kế hoạch hạng mục công trình lắp đặt máy phát điện tại công trình Thủy điện Sêsan 3A Đơn vị : đồng TT Chỉ tiêu Ký hiệu Số tiền I 1 2 3 Chi phí trực tiếp T 409.500.000 Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công VL NC M 390.000.000 7.000.000 12.500.000 II Chi phí chung C 200.000.000 Giá thành kế hoạch Z 609.500.000 Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán => Mức hạ giá thành dự toán = 665.526.314 – 609.500.000 = 56.026.314 Trong khi lập giá thành kế hoạch của hạng mục trên, phòng Kinh tế - Kế hoạch có một số điều chỉnh hợp lý sau: - Do giá nguyên vật liệu năm 2007 có xu hướng tăng nhanh nên chi phí vật liệu tăng thêm so với dự toán. Bên cạnh đó, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cũng tăng do tiến lương tối thiểu có thể tăng, tiền ăn ca tăng (do giá cả lương thực, thực phẩm tăng) và tiền xăng dầu dùng cho máy thi công cũng tăng. - Chi phí chung cắt giảm vì đây là khoản đơn vị thi công có thể tiết kiệm được một số khoản phát sinh trong quá trình thi công. Đặc biệt là khi thi công tại công trình Thủy điện Sêsan 3A. Bởi vì, hạng mục này là một trong số những hạng mục thi công cuối cùng, cơ sở vật chất (điện, nước, đường giao thông, nhà phục vụ bộ phận quản lý công trường, nhà ở cho công nhân viên,..) đã khá hoàn thiện. Một số khoản mục chi phí có thể cắt giảm được. 2.2.2.2.2 Mổi quan hệ giữa giá thành kế hoạch dự toán và giá thành thực tế Dự toán luôn được lập từ khi có kế hoạch thi công một công trình hay hạng mục công trình. Đây có thể xem là quá trình công ty lên một kế hoạch chung nhất để chuẩn bị các điều kiện thi công sau này. Các cơ quan quản lý nhà nước từ đó có được cơ sở quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng cơ bản, tránh lãng phí, tham ô. Đặc biệt, dự toán có thể giúp cơ quan giám sát thuế giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty cũng như chủ đầu tư. Tuy nhiên, công ty phải lập giá thành kế hoạch chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình. Dự toán không thể phản ánh hết được những biến động của thị trường, nhất là trong thời gian dài, khi giá thành một số yếu tố đầu vào tăng cao (sắt, thép, xi măng, xăng dầu, tiền lương,…). Điều này sẽ làm cho công ty luôn sôi động, đối phó dù dự toán có được Bộ Xây dựng cho phép điều chỉnh. Vì vậy, việc lập giá thành kế hoạch là rất quan trọng. Dựa vào các định mức kinh tế - kỹ thuật (do Bộ Xây dựng và công ty quy định) theo từng kỳ kế toán (kỳ thực hiện thi công công trình), giá thành kế hoạch phản ánh tương đối chính xác giá thành của công trình sẽ thi công. Điều này là hết sức quan trọng vì nó sẽ trở thành cơ sở để Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc công ty và Ban Giám đốc các chi nhánh lên kế hoạch tổ chức thi công tiến độ, đảm bảo kỹ thuật,…Đó là kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch điều chuyển máy móc thiết bị cần dùng, kế hoạch nhân lực phục vụ công trình. Trên cơ sở giá thành kế hoạch, đội kế toán chi nhánh và phòng Kế toán công ty giám sát thực hiện quá trình tập hợp chi phí và giám sát việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong khi thi công. Khi công ty thực hiện xong công trình và tính được giá thành thực tế, chúng ta sẽ có một cơ sở để so sánh xem đội ngũ thi công đã hoàn thành tốt công trình chưa, có tiết kiệm một số chi phí không. Điều này là hết sức quan trọng, phản ánh được quá trình thực hiện các kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra ở đầu kỳ. 2.2.2.3 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2.3.1 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình Công ty tổ chức hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành tại các chi nhánh của công ty. Chi nhánh trực tiếp theo dõi quá trình thi công tại từng công trình, hạng mục công trình và tổng hợp các số liệu có được. Công ty cuối kỳ tập hợp toàn bộ số liệu chi phí – giá thành từ các chi nhánh để lên báo cáo chi phí – giá thành chung cho toàn công ty. Vì vậy, nhiệm vụ hạch toán chi tiết được tiến hành trực tiếp ngay tại các công trình đang thi công. Tại các chi nhánh, các tài khoản kế toán cũng được mở như phòng Kế toán của công ty. Tuy là hạch toán phụ thuộc nhưng các chi nhánh cũng được hạch toán chi phí – giá thành độc lập như một doanh nghiệp bình thường. Ví dụ: các hạng mục công trình của công trình Thủy điện Sêsan 3A (Gia Lai) do chi nhánh TP HCM của công ty thực hiện. Vì vậy, đội kế toán chi nhánh TP HCM mở sổ, sử dụng các tài khoản kế toán tập hợp số liệu liên tục từ công trình. 2.2.2.3.1.1 Quá trình tập hợp chi phí của hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhà máy Thủy điện Sêsan 3A” * Quy trình hạch toán nguyên vật liệu Hạng mục công trình này được chi nhánh TP.HCM của công ty hạch toán. Công tác kế toán thực hiện trên phần mềm kế toán Sông Đà Accounting. Xuất kho máy phát nguyên chiếc dùng cho lắp đặt. Máy phát được người bán bàn giao tại kho chân công trình, khi sử dụng chuyển trực tiếp ra chân công trình nên không tốn chi phí vận chuyển. Khi xuất kho vật tư dung cho công trình thì luôn luôn phải có phiếu xuất kho.Còn đối với các loại nguyên vật liệu nhà cung cấp mang tới trực tiếp chân công trình thì thì sẽ không có phiếu xuất kho mà thay vào đó là phiếu nhận hang. Kế toán công ty tại chi nhánh đó sẽ có nhiệu vụ lập đầy đủ các hóa đơn có lien quan và tổ chức ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phat sinh tại hạng mục công trình đó. Tổng CT Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM Bảng 6: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 3 tháng 1 năm 2007 Nợ TK 621(6211): 320.000.000 Có TK 152: 320.000.000 Họ tên người nhận hàng: Lê Văn Hùng. Địa chỉ: Chi nhánh TP.HCM – CTCPCKLM Sông Đà Lý do xuất kho: dùng để lắp đặt máy phát cho công trình thuỷ điện Sêsan 3A Xuất kho tại: chi nhánh TP.HCM. Địa điểm: Gia Lai STT Tên, nhãn hiệu Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực tính A B C D 1 2 3 4 1 Máy phát nguyên chiếc, nhãn hiệu MITSHUBISHI MP Cái 1 1 320.000.000 320.000.000 Tổng số tiền: ba trăm hai mươi triệu Người lập phiếu Nguyễn Văn Nam Người nhận hàng Lê Văn Hùng Thủ kho Huỳnh Văn Trung Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Giám đốc Cao Ngọc Anh - Các loại nguyên vật liệu mua tại chân công trình, dùng bao nhiêu thì nhà cung cấp chuyển tới bấy nhiêu, Vì vậy, các nguyên vật liệu này không qua kho nên không có thủ tục nhập, xuất kho. Tổng CT Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM Bảng 7: BẢNG KÊ MUA HÀNG Họ và tên người mua: Lê Văn Hùng Chi nhánh : TP. Hồ Chí Minh Nợ TK 6212: 10.000.000 Nợ TK 3213: 15.000.000 Nợ TK 133 : 2.500.000 Có TK 112: 27.500.000 ĐV: đồng STT Tên sản phẩm Địa chỉ mua Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (cả VAT) Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Sắt cuộn 5 Chi nhánh Gia Lai, Công ty gang thép Thái Nguyên Tấn 2 5.500.000 11.000.000 2 Xi măng Chi nhánh Gia Lai, Công ty Xi măng Bỉm Sơn Tấn 25 660.000 16.500.000 Cộng 27.500.000 Tổng số tiền: hai mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng Ghi chú: Giá bao gồm cả thuế GTGT Ngày 04 tháng 01 năm 2007 Người mua Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Giám đốc Cao Ngọc Anh * Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Công ty sử dụng cả nhân công của công ty và thuê lao động thời vụ. Tuy nhiên, khi hạch toán chi phí lao động trực tiếp, vẫn sử dụng một bảng chấm công dùng chung khi hạch toán tại hạng mục công trình này.Bởi vì số lượng công nhân xây lắp 1 hạng mục công trình không phải là lớn nên bảng chấm công tiến hành thực hiện cho cả công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân vận hành máy và công nhân sản xuất chung.Như vậy sẽ thuận tiện hơn và tiết kiệm được chi phí của lao động quản lý Tổng CT Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM Bảng 8: BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2007 STT Họ tên Ngày trong tháng Giờ làm thêm 1 2 3 … 10 11 … 20 … 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Trần Văn An Lê Đình Bình Nguyễn Văn Cường Phùng Thế Dũng Đinh Văn Giang Trần Trung Thành Lê Văn Trường Hoàng Đình Vui Vũ Xuân Yến × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × × Cộng 9 9 9 9 9 9 9 0 Ngày 31 tháng 1 năm 2007 Người chấm công Lê Văn Hùng Giám đốc chi nhánh Nguyễn Đình Thưởng Ghi chú: 2 nhân công Hoàng Đình Vui và Vũ Xuân Yến là công nhân vận hành máy móc, được chấm công cùng với công nhân lao động trực tiếp Cuối tháng, chi nhánh công ty tại TP.HCM tổ chức tập hợp số liệu lao động, tiền lương để thanh toán cho công nhân viên và lao động thuê ngoài. Để lên được bảng lương phải căn cứ vào các chứng từ, văn bản được lập từ trước đó như hợp đồng lao động, bảng chấm công, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành Bảng 9: Tổng CT Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 1 năm 2007 Đơn vị: đồng STT Họ tên Tiền lương Các khoản khấu trừ Tổng tiền được lĩnh BHXH BHYT KPCĐ 1 2 3 4 Trần Văn An Lê Đình Bình Nguyễn Văn Cường Phùng Thế Dũng 1.500.000 1.500.000 1.000.000 1.000.000 90.000 90.000 60.000 60.000 15.000 15.000 10.000 10.000 0 0 0 0 1.395.000 1.395.000 930.000 930.000 5.000.000 300.000 50.000 4.650.000 Ngày 04 tháng 01 năm 2007 Người mua Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Giám đốc Cao Ngọc Anh Bảng 10: Tổng CT Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THUÊ NGOÀI Họ và tên người mua: Lê Văn Hùng Chi nhánh: TP.HCM – CTCPCKLM Sông Đà Thuê công nhân san lấp mặt bằng tại công trình thuỷ điện Sê San 3A, từ ngày 1/1/2007 tới 31/1/2007 STT Họ tên Địa chỉ ND công việc KL đã thực hiện (m2) Đơn giá (đồng/m3) Thành tiền Khấu trừ Còn lại 1 2 3 Đinh Văn Giang Trần Trung Thành Lê Văn Trường Gia Lai Gia Lai Gia Lai San lấp mặt bằng San lấp mặt bằng San lấp mặt bằng 155 150 160 5.200 5.200 5.200 806.000 780.000 832.000 0 0 0 806.000 780.000 832.000 Tổng 465 2.418.000 2.418.000 Để nghị chi nhánh TP.HCM cho thanh toán số tiền: .418.000 đồng Số tiền (viết bằng chữ): hai triệu bốn trăm mười tám ngàn đồng Ngày 31 tháng 1 năm 2007 Người đề nghị thanh toán Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Người duyệt Cao Ngọc Anh * Tập hợp chi phí máy thi công: Công ty CPCKLM Sông Đà, công trình đưcọ thực hiện thi công theo phương thức thi công hỗn hợp, vừa có thủ công, vừa kết hợp bằng máy. - Tập hợp tiền lương cho công nhân vận hành máy Bảng 11: Tổng Công ty Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 1 năm 2007 Đơn vị: đồng STT Họ tên Tiền lương Các khoản phải trừ Tổng tiền được lĩnh BHXH BHYT KPCĐ 1 2 Hoàng Đình Vui Vũ Xuân Yến 3.200.000 2.500.000 160.000 150.000 32.000 25.000 0 0 3.008.000 2.325.000 Cộng 5.700.000 310.000 57.000 5.333.000 Ngày 31 tháng 1 năm 2007 Người lập biểu Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Người duyệt Cao Ngọc Anh - Công ty thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp và cuối tháng theo hóa đơn thanh toán tiền điện và tiền nước của nhà cung cấp. Tổng Công ty Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM Bảng 12: BẢNG KÊ MUA HÀNG Họ và tên người mua: Lê Văn Hùng Chi nhánh : TP. Hồ Chí Minh - CTCPCKLM Sông Đà Nợ TK 6232: 3.425.000 Nợ TK 6237: 967.000 Nợ TK 133 : 439.200 Có TK 111: 4.831.200 ĐV: đồng STT Tên SP Địa chỉ mua ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Xăng A92 Công ty TNHH xăng dầu Gia Lai Lít 3.425 11.000 3.767.500 2 Tiền điện Công ty điện lực Gia Lai KW 967 1.100 1.063.700 Cộng 4.831.200 Tổng số tiền: bốn triệu tám trăm ba mươi mốt ngàn hai trăm đồng Ghi chú: Gía bao gồm cả thuế GTGT Ngày 30 tháng 1 năm 2007 Người mua Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Giám đốc Cao Ngọc Anh - Phần mềm kế toán tự động kết chuyển khấu hao máy móc dùng cho hoạt động thi công sang tài khoản 6234 “chi phí khấu hao máy thi công” của hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhà máy thuỷ điện Sêsan 3A”. Nợ TK 6234: 4.700.000 * Qúa trình tập hợp chi phí sản xuất chung - Trả lương cho nhân viên quản lý đội xây dựng Bảng 13: Tổng Công ty Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 1 năm 2007 Đơn vị: đồng STT Họ tên Tiền lương Các khoản phải trừ Tổng tiền được lĩnh BHXH BHYT KPCĐ 1 2 Phùng Văn Nguyên Đinh Xuân Thủy 4.000.000 4.000.000 240.000 240.000 40.000 40.000 0 0 3.720.000 3.720.000 Cộng 8.000.000 480.000 80.000 7.440.000 Ngày 31 tháng 1 năm 2007 Người lập biểu Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Người duyệt Cao Ngọc Anh - Trích nộp KPCĐ, BHXH, BHYT (19%) Tổng Công ty Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM Bảng 14: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 1 năm 2007 (Hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhà máy thuỷ điện Sêsan 3A”) TT Tài khoản TK 334 Tổng Lương Khoản khác Cộng có TK334 KPCĐ BHXH BHYT 1 2 3 TK 622 TK 623 TK 627 5.000.000 5.700.000 8.000.000 0 0 0 5.000.000 5.700.000 8.000.000 50.000 57.000 80.000 750.000 855.000 1.200.000 150.000 171.000 240.000 5.950.000 6.783.000 9.520.000 Tổng 18.700.000 18.700.000 Ngày 31 tháng 1năm 2007 Người lập bảng Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, điện dùng cho hoạt động của bộ phận quản lý sản xuất được thực hiện ngay tại công trình đó.Quá trình mua hang diễn ra theo các bước tuần tư nhau.Thứ nhất,ban quản lý dự án phải lên kế hoạch các loai nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng phục vụ cho công tác thi côngvà trình lên ban giám đốc công ty.Thứ hai,nếu được duyệt chi mua thì sẽ tiến hành mua ngay đối với những mặt hang có chi phí thấp và phải tiến hành đấu thầu mua hang với những lô hang có chi phí lớn.Khi tiến hành mua thì phải lưu lại toàn bộ các hóa đơn thanh toán tiền hang và hóa đơn thuế GTGt làm căn cứ vào sổ nhật ký chung Bảng 15: Tổng Công ty Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM BẢNG KÊ MUA HÀNG Họ và tên người mua: Lê Văn Hùng Chi nhánh : TP. Hồ Chí Minh - CTCPCKLM Sông Đà Nợ TK 6272: 11.612.000 Nợ TK 6273: 18.780.000 Nợ TK 6277: 43.875.000 Nợ TK 6278: 25.000.000 Nợ TK 133 : 439.200 Có TK 111: 109.193.700 ĐV: đồng STT Tên sản phẩm Địa chỉ mua Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (cả VAT) Thành tiền A B C D 1 2 3 1 2 3 4 Thiết bị VPP Bàn, ghế, giường ngủ Điện Chi phí khác CT TNHH VPP Gia Lai CT TNHH VPP Gia Lai CT điện lực Gia Lai Thùng Bộ KW 1 30 43.875 11.612.000 626.000 1.000 11.612.000 18.780.000 43.875.000 25.000.000 Cộng 99.267.000 Tổng số tiền: chín mươi chín triệu hai trăm sáu mươi bảy đồng Ghi chú: Gía có thuế GTGT Ngày 31 tháng 1 năm 2007 Người mua Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Giám đốc Cao Ngọc Anh - Khấu hao TSCĐ được phần mềm kế toán tự động kết chuyển số tiền là: Nợ TK 6274: 21.875.000 -Trong quá trình tập hợp chi phí thì luôn luôn phải có các hóa đơn, chứng từ kèm theo làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán đó.Sau quá trình lập,lưu trữ các hóa đơn và chứng từ đó thì kế toán tiến hành vào sổ nhật ký chung.Sổ nhật ký chung được mở cho từng hạng mục công trình và có những nguyên tắc vào sổ cơ bản như sau: +Cập nhất đầy đủ các chứng từ liên tục theo ngày tháng, chứng từ nào phát sinh trước thì phải ghi trước +Không phân loại chứng từ theo các tiêu chí khác nhau mà chỉ phân loại theo mốc thời gian ghi trên chứng từ đó +Nhật ký chung được lập cho từng hạng mục công trình đang thi công,cuối kỳ kế toán hay khi công trình đã hoàn tất tiến hành khóa sổ Bảng 16: Tổng Công ty Sông Đà CTCPCKLM Sông Đà Chi nhánh TP.HCM SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 1 năm 2007 (Dùng cho hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhà máy thuỷ điện Sêsan 3A”) NT ghi sổ Số chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SH tài khoản đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có A B C D E F 1 2 1 XK 3/1 Xuất kho máy phát 621 6211 133 152 111 320.000.000 32.000 330.000.000 22.000.000 2 PM 4/1 Mua sắt, thép, xi măng 621 6212 6213 133 112 10.000.000 15.000.000 2.500.000 27.500.000 3 TL 31/1 Tính lương công nhân viên 622 6221 334 5.000.000 5.000.000 4 TL 31/1 Tính lương lao động thuê ngoài 622 6222 111 2.380.000 2.380.000 5 TL 31/1 Trả lương công nhân vận hành máy 623 6231 334 5.700.000 5.700.000 6 PM 30/1 Thanh toán tiền xăng, điện phục vụ thi công 623 6232 6237 133 111 3.425.000 967.000 439.200 4.831.200 7 TSCĐ 31/1 Tính khấu hao TSCĐ 623 6234 214 4.700.000 4.700.000 8 TL 31/1 Trả lương nhân viên quản lý đội xây dựng 627 62711 334 8.000.000 8.000.000 9 TL 31/1 Tính các khoản phải nộp nhà nước 627 62712 338 3.553.000 3.553.000 10 PM 30/1 Trả tiền mua NVL, CCDC sản xuất, điện và thanh toán một số khoản khác 6272 6273 6277 6278 133 111 11.612.000 18.780.000 43.875.000 25.000.000 9.926.700 109.193.700 11 TSCĐ 31/1 Tính KH TSCĐ 6274 214 21.875.000 21.875.000 Tổng Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Lê Văn Hùng Kế toán trưởng Lê Đức Trọng Giám đốc Cao Ngọc Anh Phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển và in ra các sổ cái tài khoản phát sinh. Trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhà máy thuỷ điện Sêsan 3A” một số sổ cái cần quan tâm là sổ cái tài khoản 621, 622, 623, 627. Khi công việc xây lắp hạng mục công trình được hoàn thành, các sổ cái này sẽ tự động được in ra phù hợp. Sổ nhật ký chung mở chi tiết cho từng hạng mục công trình nhưng theo dõi toàn bộ các chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà.docx
Tài liệu liên quan