Luận văn Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP

MỤC LỤC

 

 

Mở đầu 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản để hoạch định chiến lược kinh doanh 3

I. Chiến lược kinh doanh. 3

1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 3

2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh 4

3. Hệ thống chiến lược của doanh nghiệp. 5

3.1. Các cấp của chiến lược trong doanh nghiệp. 5

3.2. Các loại chiến lược trong doanh nghiệp. 6

II.Nghiên cứu môi trường. 8

1.Môi trường vĩ mô. 8

1.1 Các yếu tố kinh tế 9

1.2 Các yếu tố chính phủ và chính trị. 9

1.3 Những yếu tố xã hội. 9

1.4 Những yếu tố tự nhiên. 9

1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật. 9

2. Môi trường vi mô. 10

2.1 Đối thủ cạnh tranh. 10

2.2 Người mua. 12

2.3 Những nhà cung cấp. 12

2.4 Đối thủ tiềm ẩn. 12

3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường. 12

III.Phân tích nội bộ. 13

1.Marketing. 13

2. Sản xuất. 14

3.Tài chính kế toán. 14

4.Nghiên cứu và phát triển. 15

5.Hệ thống thông tin. 16

6. Ma trận nội bộ. 17

IV. Xác định sứ mạng và mục tiêu. 17

1.Xác định sứ mạng của tổ chức. 17

2.Xác định mục tiêu. 18

2.1 Khái niệm và phân loại mục tiêu. 18

2.2. Tiêu chuẩn của mục tiêu : 19

2.3. Những thành phần ảnh hưởng khi xác định mục tiêu: 19

V. Quy trình hoạch định một chiến lược tổng quát: 19

1. Giai đoạn nhập vào: 19

2. Giai đoạn kết hợp: 20

2.1 Ma trận SWOT: 20

2.2 Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động(SPACE) 22

2.3. Ma trận BCG 23

VI. Các mô hình chiến lược kinh doanh 25

1. Cấp công ty 25

1.1 Những chiến lược tăng trưởng tập trung 25

1.2 Những chiến lược phát triển hội nhập 27

1.3 Những chiến lược tăng trưởng đa dạng. 27

1.4 Những chiến lược suy giảm. 30

2. Cấp kinh doanh và bộ phận chức năng. 31

2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 31

2.2 Chiến lược cạnh tranh. 33

 

Chương II: Thực trạng công tác hoạch định và thực hiện chiến lược

kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 34

I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định

và tổ chức thức hiện chiến lược kinh doanh ở

Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 34

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 34

2. Đặc điểm chung về vận tải biển. 35

2.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải. 35

2.2. Chu kỳ sản xuất vận tải. 36

2.3. Vai trò của vận tải: 38

3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định

và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở

Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 38

3.1. Đặc điểm về đội tàu 38

3.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai thác. 40

3.3. Đặc điểm về lao động 40

3.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý công ty VINASHIP 41

II. Thực hiện công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược

kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 43

1.Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty. 43

1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 44

1.2 Phân tích thực trạng công ty VINASHIP. 48

1.3. Vận dụng ma trận SWOT để đề xuất một số phương án

chiến lược kinh doanh. 53

2. Chiến lược kinh doanh của công ty Vận tải biển III VINASHIP. 55

2.1 Chiến lược đa dạng hoá hình thức khai thác đội tàu. 55

2.2. Đẩy mạnh thị trường vận chuyển nội địa và mở rộng

thị trường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ. 57

3. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh 57

3.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng. 57

3.2- Một số chỉ tiêu về tài chính. 58

III- Đánh giá chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. 58

1- Những ưu điểm nổi bật. 59

2- Những hạn chế. 59

3- Vấn đề và cơ hội. 60

 

Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty VINASHIP. 62

I. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các bước của quá trình

hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty VINASHIP. 62

1. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường vận chuyển làm

cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. 62

1.1 Dự báo về nhu cầu vận tải. 62

1.2 Xác định nhu cầu tàu. 66

2. Xác lập các mục tiêu của chiến lược kinh doanh. 66

II.Hoàn thiện một số điều kiện để hoạch định và thực hiện

thành công chiến lược kinh doanh. 67

1. Kiến nghị với Nhà nước. 67

1.1.Chính sách ưu tiên vận tải theo khu vực. 68

1.2 Chính sách đầu tư, sử dụng công nghệ, phương tiện, thiết bị mới. 68

1.3 Chính sách đầu tư cho hệ thống thông tin, quản lí. 68

1.4 Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng. 68

1.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho vận tải biển. 69

1.6 Cơ chế chính sách để hội nhập vận tải biển. 70

1.7 Chính sách thuế và cước phí. 71

1.8 Chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 72

2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 72

2.1 Công tác tổ chức quản lí của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

chưa đồng bộ. 72

2.2 Việc phát triển đội tàu. 72

2.3 Áp dụng các hình thức phục vụ khách hàng tiên tiến. 73

2.4 Chính sách về Marketing. 74

3. Kiến nghị đối với công ty VINASHIP. 75

3.1 Ban giám đốc phải là người khởi xướng cho việc thực hiện

mô hình quản lý chiến lược đồng bộ của công ty. 75

3.2 Cần nắm được xu hướng contaner hoá để hoà nhập vào

thị trường vận tải khu vực và vận tải quốc tế. 75

 

Kết luận 76

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi có luật doanh nghiệp Nhà nước, công ty thành lập lại theo quyết định số 463/QĐ - TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trụ sở công ty đặt tại số 1- Hoàng Văn Thụ Quận Hồng Bàng-Thành phố Hải Phòng, có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là VINASHIP. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với các chức năng và nhiệm vụ sau: - Kinh doanh vận tải biển. - Đại lý Hàng hải. - Môi giới Hàng hải. - Đại lý vận tải hàng hoá và hàng khách. - Kinh doanh kho bãi. - Khai thác cầu cảng và xếp dỡ hàng hoá. Trải qua bao khó khăn, đến nay công ty đã được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xếp vào một trong những con chim đầu đàn của ngành vận tải biển. Năm 1999, công ty đã có 11 tàu đang được khai thác, tình trạng kỹ thuật từng tàu hiện tại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật khai thác tàu trên thế giới. Tổng số vốn lưu động đã tăng gấp 47 lần so với thời kỳ mới thành lập, vòng quay của vốn tăng 7 lần/ năm. Doanh thu toàn bộ mỗi năm đều tăng, năm 1996 doanh thu là 54,578 tỷ thì năm 1999 là 104,192 tỷ tăng gần gấp 2 lần( tăng 90%). Lợi nhuận năm 1996 là 374399507 đồng thì năm 1999 là 4300000000 đồng tăng gấp 11,5 lần so với năm 1996. Đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao nhờ thu nhập bình quân tăng từ 789.405 đồng năm 1996 lên tới 1.850.000 năm 1999, tăng 2,4 lần. Nhìn chung tình hình hoạt động của Công ty vận tải biển III-VINASHIP phát triển tốt, vững chắc. Công ty có nhiều mặt sản xuất kinh doanh vận tải bằng đường biển, liên doanh với nước ngoài, liên doanh trong nước, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, hiện đại hoá đội tàu, tổ chức quản lý nguồn nhân lực... Nhằm giữ vững, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống cán bộ công nhân và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. 2. Đặc điểm chung về vận tải biển. 2.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải. ã Đặc điểm lớn nhất của sản xuất vận tải là mang tính phục vụ. Vận tải là hoạt động phục vụ không chỉ trong phạm vi sản xuất: Vận chuyển nguyên nhiên vật liệu... mà còn trong khâu lưu thông phân phối, không có hoạt động vận tải thì hoạt động sản xuất xã hội không tồn tại được, hoạt động vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Vận tải là cơ sở sự ràng buộc sự phát triển của các ngành khác. ở đây dùng với sự phân bố tài nguyên, nhân lực và nhân tố quốc phòng, vận tải là một nhân tố quan trọng trong quy hoạch phân vùng kinh tế. ã Đặc điểm thứ 2 của vận tải là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu dùng: Chúng ta biết rằng trong hoạt động sản xuất vận tải không có đặc tính vật hoá vì kết quả của nó là sự di chuyển người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Hay nói cách khác hoạt động này gắn liền với sản xuất và tiêu thụ. ã Đặc tính tiếp theo của vận tải trong hoạt động vận tải trong hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ. Trong tất cả các hoạt động sản xuất chúng ta đều biết rằng có thể sản xuất để tiêu dùng ngay và sản xuất để dự trữ. Lượng dự trữ này nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào đặc tính của loại sản phẩm và từng ngành sản xuất. Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên không có sản xuất dự trữ. ã Đặc điểm thứ 4 của sản xuất vận tải là trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các lĩnh vực khác giữa sản xuất và tiêu thụ có hàng loạt các hoạt động khác nhau thuộc khâu lưu thông phân phối, các hoạt động tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa sản xuất và người tiêu dùng nhưng trong vận tải điều này không xảy ra. 2.2. Chu kỳ sản xuất vận tải. Chu kỳ sản xuất vận tải là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận tải. Những yếu tố này là: Phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ hàng hoá, điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng, sức lao động của con người. Ngoài ra còn có các hoạt động phụ trợ khác đó là: Chủ hàng, đại lý môi giới, xí nghiệp sửa chữa...sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vận tải. Nhìn chung chu kỳ sản xuất vận tải bao gồm các giai đoạn sau: + Các hoạt động chuẩn bị. + Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng. + Xếp hàng. + Lập đoàn tàu. + Vận chuyển. + Nhận phương tiện tại nơi đến. + Giải phóng đoàn tàu. + Dỡ hàng. + Chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp. ã Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình vận tải bao gồm các công việc sau: Chuẩn bị hàng để vận chuyển và ký hợp đồng để vận chuyển. Việc chuẩn bị hàng để vận chuyển chủ yếu là việc đóng gói và xác nhận nơi nhận đúng và chính xác. Ngoài việc chuẩn bị hàng hoá còn một loạt công việc có tính pháp lý chuẩn bị cho quá trình vận chuyển là việc ký kết hợp đồng vận chuyển. ã Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng: Sau khi thống nhất về thể thức vận chuyển và chuẩn bị hàng hoá là việc đưa phương tiện đến nơi nhận hàng hoặc đưa hàng hoá tới nơi bố trí phương tiện nhận hàng(tại ga, cảng). Tuỳ theo nội dung của các loại hợp đồng nêu trên mà có thể có phương án khác nhau hoặc đưa phương tiện tới nơi nhận hàng hoặc đưa hàng hoá tới ga, cảng nơi bố trí phương tiện nhận hàng. ã Xếp hàng: Sau khi bố trí phương tiện vận chuyển đến lấy hàng thì bắt đầu giai đoạn xếp hàng. Việc xếp hàng phụ thuộc hàng loạt các yếu tố như: Độ lớn, hình dạng, kích thước, cách thức đóng gói, đặc tính lý hoá của hàng hoá cũng như đặc tính của phương tiện và cuối cùng là sơ đồ xếp hàng và phương tiện. Trong vận tải biển kế hoạch bố trí hàng hoá trên tàu là rất quan trọng, khi mà đối tượng hàng hoá trên tàu có thể có hàng chục vạn tấn. Không có kế hoạch này có thể dẫn tới tình trạng phải dỡ hàng cả tàu để tìm một chủ hàng. ã Lập đoàn tàu: Lập đoàn tàu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Bảo đảm an toàn đoàn tàu đi lại bằng cách phân bố lực hãm đồng đều cho các thành phần của đoàn tàu. - Giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất. - Tận dụng sức kéo, đẩy của đầu máy. ã Vận chuyển: Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải là giai đoạn dịch chuyển đưa hàng từ nơi phát hàng đến nơi nhận hàng. Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ ga cảng đến cảng cuối cùng và có thể bị gián đoạn bởi các thời gian dừng đỗ dọc đường. ã Đón nhận phương tiện từ nơi đến: Trước tiên khi tiến hành giữ hàng hoá tại nơi đến cần phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện và tình hình của hàng hoá. ã Giải phóng đoàn tàu: Cũng như lập đoàn tàu, không phải tất cả các phương tiện vận tải đều phải trải qua giai đoạn tháo dỡ đội hình đoàn tàu. Những phương tiện nào có lập đoàn tàu mới có giai đoạn này. Giải phóng đoàn tàu là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu và đưa phương tiện vào nơi dỡ hàng. ãDỡ hàng là công việc về nguyên tắc được gắn liền với xếp hàng. ã Chạy rỗng đến nơi nhận hàng: Nếu như sau khi dỡ hàng quá trình vận chuyển hàng hoá là kết thúc thì đối với phương tiện vận tải, chu kỳ hoạt động chưa kết thúc, chu kỳ này bắt đầu từ việc chuẩn bị nhận hàng và sẽ kết thúc bằng việc chạy rỗng đến nơi nhận hàng mới. 2.3. Vai trò của vận tải: Vận tải là ngành kinh tế ảnh hưởng đến hàng loạt mặt sản xuất vật chất đó là: Khuynh hướng định vị có thể đưa vào hoặc là thiên hướng vươn tới thị trường tiêu dùng hoặc thị trường nguyên vật liệu. Sự phát triển của vận tải được biểu hiện bằng việc tăng mật độ mạng lưới đường vận tải, nâng cao tính đều đặn của những thao tác vận tải và giảm chi phí của chúng điều này làm dễ dàng cho sự gần lại nhau giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng vận tải làm chắc chắn cho xí nghiệp công nghiệp hoạt động khi mà nó đảm bảo cung cấp nhịp nhàng nguyên vật liệu trong suốt cả năm. Sự bảo đảm này càng lớn nếu như toàn bộ hệ thống vận tải của đất nước càng phát triển tốt hơn. Khi tồn tại khả năng lựa chọn phương tiện vận tải thì triển vọng hoạt động nhịp nhàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng được tăng lên. ở mức ý nghĩa nhỏ hơn vận tải ảnh hưởng quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất ở khu vực đã cho phụ thuộc vào vận tải khi vận tải là cổ họng hẹp trong sự phát triển của ngành sản xuất đó chẳng hạn việc khai thác nguyên liệu tự nhiên ở khu vực vận tải khó khăn sẽ bị hạn chế bởi khả năng vận chuyển thậm chí khi tồn tại cả những việc lắp đặt những thiết bị khai thác hiện đại có năng suất cao. 3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 3.1. Đặc điểm về đội tàu: Để hiểu rõ và giải quyết các vấn đề kinh tế của Công ty VINASHIP trước hết chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm, tính chất, tính trạng và các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của đội tàu công ty bởi vì đội tàu của công ty là tư liệu sản xuất chính của Công ty VINASHIP . Từ năm 1996->1999, đội tàu khai thác của công ty đã tăng lên qua bảng sau: Bảng 2.1: Số lượng tàu của công ty từ 1996->1999: Năm 1996 1997 1998 1999 Số lượng tàu. 6 10 10 11 (Nguồn: Công ty vận tải biển III-VINASHIP) Bảng 2.2: Đặc điểm kỹ thuật của tàu. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tên tàu Hà giang Hưng Yên Hà Tây Nam Định Ninh Bình HùngVương 01 HùngVương 02 HùngVương 03 Tân trào Bạch Long Vĩ Thắng lợi Nơi SX Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nga Nhật Nhật Năm Sx 1984 1984 1986 1986 1985 1981 1981 1984 1976 1986 1981 Trọng tải(tấn) 11849 11849 8294 8294 8294 4747 4071 5932 4303 2118 8294 Tốcđộ(hải lý/h) 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 (Nguồn: Công ty vận tải biển III - VINASHIP) Đội tàu của công ty đang khai thác phát triển theo xu hướng tăng trọng tải tàu, tăng tốc độ, đóng những tàu chuyên môn hoá hẹp, chế tạo và ứng dụng những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành và công tác buồng máy. Tàu của công ty có độ tuổi trung bình là 16 tuổi, đa số tàu của công ty được sản xuất ở Nhật, hầu hết đội tàu của công ty đều có tình hình kỹ thuật hiện đại. Tàu của công ty là loại tàu có boong dùng để vận chuyển các loại hàng bao kiện dời như: Xi măng, clanke, than, phân bón, gạo... đảm bảo chất lượng vận chuyển tốt, thuận lợi cho công tác xếp dỡ và yêu cầu khai thác. Khả năng vận chuyển của tàu là quy mô khối lượng hàng hoá vận chuyển hoặc là quy mô công tác vận chuyển mà tàu thực hiện trong những điều kiện khai thác cụ thể mà những điều kiện này giới hạn việc lợi dụng trọng tải và tốc độ kỹ thuật tàu. - Trọng tải toàn bộ tàu được đo bằng khồi lượng biểu thị sức tải lớn nhất của tàu khi đầy hàng, nhiên liệu dầu nhờn và vật liệu khác. Nhìn chung tốc độ tàu của công ty có trọng tải tương đối lớn so với các loại tàu đang được khai thác và sử dụng ở Việt Nam hiện nay. - Tốc độ của tàu biển là 1 trong 2 thông số kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất của con tàu đưa vào khai thác. Tốc độ tàu biển của đội tàu công ty là 14-17 hải lý/h. Tốc độ tàu nhanh làm giảm thời gian khai thác trong 1 chuyến đi và làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng chuyến đi cho từng tàu trong năm. Nhìn chung đội tàu công ty đang đưa vào khai thác và sử dụng có tình trạng kỹ thuật tương đối tốt, có một cơ cấu hợp lý về trọng tải, tốc độ phù hợp với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển, phù hợp với nguồn hàng, tuyến đường vận chuyển mà công ty đang khai thác. 3.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai thác. Tư liệu sản xuất của công ty là đội tàu thì đối tượng sản xuất của công ty là nguồn hàng và tuyến đường vận chuyển. Hàng hoá của công ty vận chuyển thuộc loại hàng hoá vụn: Than, xi măng, gạo, phân... các loại hàng này thường vận chuyển một lần với khối lượng lớn và thường là cả tàu, yêu cầu bảo quản các loại hàng này cao, loại hàng trên không chỉ ra được khả năng tách biệt các lô hàng hoá trong quá trình xếp dỡ và như vậy cho phép sử dụng các thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục. Bên cạnh hàng vụn là mặt hàng vận chuyển chính thì công ty vận chuyển bách hoá là các hàng có khả năng tách biệt các đơn vị hàng hoá trong quá trình xếp dỡ không kể hàng hoá trong bao. Hàng bách hoá cho phép sử dụng các chu kỳ xếp dỡ có chu kỳ hoạt động. Bên cạnh nguồn hàng thì tuyến đường vận chuyển của công ty do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân tuyến chủ yếu là vận chuyển nội địa và tuyến nước ngoài thì vận chuyển tuyến Đông Nam á. Công ty có tuyến đường vận chuyển ngắn, chưa có tuyến vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Mỹ những thị trường rộng lớn. 3.3. Đặc điểm về lao động: Lao động của con người là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định dù kỹ thuật hiện đại và hoàn hảo đến đâu thì yếu tố lao động vẫn giữ vai trò chủ đạo. Với doanh nghiệp vận tải nói chung và với công ty VINASHIP nói riêng thì khối lượng công việc không hoàn toàn quy định số lượng lao động. Công ty đã bố trí số thuyền viên phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của từng tàu, công ty đã căn cứ vào điều lệ chức trách của các thuyền viên trên tàu biển Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải ký ngày5/2/1994 theo quyết định số 174/ QĐ-TCCB. Thuyền viên trên tàu gồm: Cán bộ thuỷ thủ và nhân viên làm việc trên tàu. Cán bộ gồm có thuyền trưởng và máy trưởng, đại phó, phó 1, phó 2, phó 3, máy 1, máy 2, máy 3, điện trưởng ngoài thuyền trưởng và máy trưởng các cán bộ khác còn được gọi là sỹ quan trên tàu. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 1999 là 1570 trong đó: - Thuyền viên: 1200 - Nhân viên gián tiếp: + Nhân viên hành chính: 150 người + Nhân viên kỹ thuật: 220 người. - Nếu căn cứ theo trình độ học vấn thì số người có trình độ đại học là 706 người (chiếm gần 45%) trong tổng số công nhân viên, số còn lại có trình độ cao đẳng và trung cấp. - Nếu căn cứ theo độ tuổi và giới tính thì công ty có trên 95% là nam giới, có độ tuổi trung bình là 35-40 tuổi. Những con số đó nói lên công ty vận tải biển VINASHIP có một lực lượng lao động tương đối trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật đang độ tuổi sung sức trong sáng tạo và điều này thể hiện qua số lượng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật tăng lên trong những năm qua. Năm 1996 có 41 sáng kiến, năm 1997 có 45 sáng kiến cải tiến nhằm tiết kiệm cho công ty hàng tỷ đồng. Tổng số tiền thưởng cho 1 sáng kiến là 15 triệu đồng. Năm 1999 có trên 50 sáng kiến cải tiến mức kỹ thuật về khai thác đội tàu trong đó có sáng kiến cải tiến trạng thái của hệ thống lực và tổ hợp máy-vỏ- chong chóng làm thay đổi chế độ làm việc của động cơ, làm tăng tần số quay làm cho tàu sử dụng hết công suất của động cơ chính và cuối cùng là tăng tốc độ của tàu. Cũng năm 1999 vừa qua, công ty có trên 90% công nhân viên đạt lao động giỏi, 5 người được cấp bằng sáng tạo, 21 người đạt danh hiệu lao động đặc biệt giỏi. 3.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý công ty VINASHIP: Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công ty VINASHIP mô hình tổ chức được xây dựng hoàn chỉnh với một bộ máy phù hợp nhất: Cơ cấu tổ chức quản lý được mô tả qua sơ đồ sau: P. Tổ chức hành chính Giám đốc P.Tài chính kế toán P. Kinh doanh P. Vật tư P. Kĩ thuật P. Pháp chế Đội sửa chữa Phó giám đốc (Sơ đồ tổ chức quản lý công ty VINASHIP). ã Bộ phận chỉ huy: Ban giám đốc. - Giám đốc chỉ huy chung: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan cấp trên và chính quyền địa phương về nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công quản lý một số lĩnh vức hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ và được ký một số văn bản hợp đồng kinh tế khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, pháp chế Hàng hải, vật tư, đội sửa chữa. ã Các phòng chức năng: - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ chính sách và các quy định về hành chính của Nhà nước và các quy định của cấp trên trực tiếp. Nghiên cứu xây dựng bộ máy, tổ chức sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở xếp lại lao động hợp lý đảm bảo không ngừng tăng năng suất lao động. Nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ công nhân trong công ty nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý, hướng dẫn đôn đốc, lập và thực hiện kế hoạch lao động và tiền lương, an toàn lao động và chế độ khen thưởng, kỷ luật, nghiên cứu chế độ của Nhà nước. Tổng hợp và thông báo chương trình công tác hàng tháng, hàng tuần của giám đốc, có biện pháp chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. - Phòng tài chính kế toán: Là phòng giúp việc cho giám đốc công ty quản lý về hành chính, thống kê kế toán, giá cả và hạch toán kế toán của công ty theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và cấp trên. Cụ thể là: Lập kế hoạch tài chính và biện pháp sử dụng nguồn vốn và quỹ để kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Thường xuyên tổ chức kiểm tra các hoạt động tài chính kế toán, đảm bảo sổ sách chứng từ và chấp hành các chế độ thể lệ về tài chính kế toán của Nhà nước, kịp thời phát hiện ngăn chặn hành vi biểu hiện tham ô lãng phí và vi phạm chế độ chính sách pháp luật tài chính kế toán đề xuất với giám đốc những biện pháp cụ thể ngăn ngừa và xử lý kịp thời. - Phòng kinh doanh: Giúp giám đốc chuẩn bi xây dựng các văn bản kế hoạch hàng tháng, quý, năm dài hạn trên mọi hoạt động của công ty để báo cáo lên trên cũng như việc thực hiện triển khai các kế hoạch báo cáo tổng hợp. Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ thăm dò nguồn hàng vận chuyển của công ty. - Phòng vật tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về vật tư sử dụng dựa trên kế hoạch hàng tháng, quý, năm. - Phòng kỹ thuật : Nghiên cứu, tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước vào hoạt động khai thác tàu. - Phòng pháp chế : Nghiên cứu về pháp chế để đảm bảo cho tàu được an toàn khai thác. - Đội sửa chữa. II. Thực hiện công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 1.Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty. Công ty vận tải biển III-VINASHIP khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình cũng áp dụng các bước chủ yếu trong qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 1.1.1 Môi trường vĩ mô. a/ Các yếu tố kinh tế. Nền kinh tế nước ta trước đây do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên kém phát triển, đồng thời kéo dài cơ chế quản lí bao cấp nên nền kinh tế nước ta bị tụt hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn mới hiện nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới về kinh tế xã hội do đại hội Đảng lần VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và phát triển trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là những giải pháp tích cực từ cuối năm 1988 đã đưa tới những thành tựu bước đầu quan trọng. Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm và tiêu dùng, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển về kinh tế đối ngoại. Nền kinh tế ổn định và phát triển không ngừng theo đánh giá bước đầu nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu đáng kể. Sản lượng lương thực đạt đến mức 28 triệu tấn/ năm. Trong đó sản lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng. Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu lương thực. Từ năm 1991-1995 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 13,5%, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, dầu khí, dệt may...có bước phát triển cao, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế giành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển. Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Do đó các nhân tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GNP,GDP, tỉ lệ lạm phát... nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải của công ty. Chẳng hạn: lạm phát ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí khai thác tầu. Trong những năm 60 do lạm phát tương đối ổn định nên chi phí khai thác tầu tương đối ổn định. Trong những năm 70 ở giai đoạn đầu chi phí khai thác tầu tăng nhanh từ 200-300% do giá mua nguyên vật liệu tăng. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng cao trong khi đó lạm phát được kìm hãm và giảm xuống thấp, chi phí khai thác tầu tương đối ổn định dẫn tới giá thành vận chuyển giảm làm tăng lợi nhuận cho công ty. b./Các yếu tố về chính trị, luật pháp. Thể chế chính trị của nước ta tương đối ổn định. Quan điểm của Đảng ta về đối nội là xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" về đối ngoại chúng ta khẳng định rõ muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở hoà bình hợp tác đôi bên đều có lợi. Trong xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế có quan hệ thương mại và ngoại giao với hơn 160 nước, là thành viên chính thức hoặc quan sát viên của nhiều tổ chức quốc tế...tất cả những điều đó đang đặt ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. c/ Các yếu tố về kĩ thuật, công nghệ. Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ đội tàu vận tải trên thế giới và Việt Nam phát triển theo xu hướng sau: tăng trọng tải, tăng tốc độ, đóng những tàu chuyên môn hoá hẹp, chế tạo và ứng dụng những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành và công tác buồng máy. * Xu hướng tăng trọng tải: Xu hướng này phát triển trên cơ sở tăng khối lượng hàng hoá cần vận chuyển, tăng khoảng cách vận chuyển, nâng cao năng suất xếp dỡ ở các cảng...Quá trình trẻ hoá đội tàu xảy ra cúng với sự tăng trọng tải tàu trong đội tàu biển thế giới. Tăng trọng tải tàu có thể dẫn tới hiệu quả kinh tế sau đây: Tăng khả năng vận chuyển của tàu và giảm giá thành xếp dỡ hàng hoá và giảm giá thành vận chuyển hàng hoá. * Xu hướng tăng tốc độ: Rút ngắn thời gian chạy và rút ngắn thời gian hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Quá trình tăng tốc độ của tàu thể hiện rõ nét ở tàu chợ và tàu chuyên môn hoá. * Xu hướng chuyên môn hoá đội tàu: Đây là một xu hướng nổi bật nhất của ngành vận tải biển. Việc phân chia đội tàu thành các nhóm hàng khô, hàng lỏng được coi là giai đoạn đầu tiên của viẹc chuyên môn hóa đội tàu. Hiện nay chuyên môn hoá đội tàu được thể hiện ở việc đóng mới những con tàu chuyên môn hoá hẹp thuận lợi để vận chuyển một loại hàng hoá nhất định như container, khí hoá lỏng... Việc xuất hiện những tàu chuyên môn hoá hẹp làm tăng chất lượng bảo quản hàng hoá và tiện lợi cho công tác cơ giới hoá xếp dỡ. Tuy nhiên, cùng với việc chuyên môn hoá đội tàu vận tải biển của thế giới vẫn xuất hiện những tàu tổng hợp, nhiều chức năng thuận lợi vận chuyển với nhiều loại hàng và trên nhiều phương pháp khác nhau. * Xu hướng tự động hoá trong công tác lái tàu và trong công tác ở buồng máy: Trên cơ sở sử dụng những máy móc hiện đại như máy tính điện tử. d/ Các yếu tố về tự nhiên. Việt Nam nằm trong khu vực trung tâm châu á, là cửa ngõ của Đông Nam á, là nơi giao lưu mua bán của Châu á và cả thế giới. Hệ thống giao lưu đường biển của Việt Nam tương đối phát triển. Tài nguyên thiên nhiên được phân bố rải rác ở các vùng khác nhau trên thế giới: dầu lửa tập trung ở Trung Cận Đông, ở Trung á, ở Bắc Mĩ, than ở Đông Âu; sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mĩ, Đông Nam á...ở nước ta cũng vậy: than tập trung ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa miền Nam, lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long, khoáng sản thì nằm rải rác ở các vùng khác nhau. Khi qui hoạch các cơ sở sản xuất, người ta đã cố gắng xây dựng nhà máy ở gần nguồn tài nguyên thiên nhiên xong không bao giờ có một địa điểm lí tưởng tập trung hết nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất. Vì vậy phát sinh nhu cầu vận chuyển trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, ngay cả việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng đòi hỏi tương tự. Sự phân bố nhu cầu không đồng đều về mặt thời gian và không gian đã tạo ra biến động nhu cầu vận chuyển biến động này là trở ngại lớn trong việc tổ chức hoạt động vận tải. Vận tải với tư cách là một ngành sản xuất ảnh hưởng rất lớn của sự thay đổi tính chất chu kì của điều kiện tự nhiên. ở Việt Nam, hàng năm quí III chịu ảnh hưởng của bão lũ nên hoạt động vận tải giảm xuống, ngược lại quí II và quí IV vừa có điều kiện thời tiết tốt lại là thời kì các ngành sản xuất khác có cường độ sản xuất cao, có nhu cầu vận chuyển lớn nên thời kì này có khối lượng vận chuyển cao. e/ Các yếu tố văn hóa xã hội. Trong đời sống văn hoá xã hội, nhu cầu tham gia du lịch giải trí cùng các sinh hoạt văn hoá có tính truyền thống lịch sử ngày càng tăng theo phát triển của nền văn minh. Nhu cầu này kéo theo nhu cầu vận chuyển. Xét về nguồn gốc thì nguyên nhân sinh ra nhu cầu vận chuyển về phương diện này chính là sự phân bổ các cơ sở văn hoá. Sự phát triển của các thượng tầng kiến trúc có. 1.1.2 Môi trường ngành. Hiện nay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 7 đơn vị thành viên là : VOSCO,VITRANSTRAT,VINASHIP , Xí nghiệp liên hợp vậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP.DOC
Tài liệu liên quan