Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1

Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp xây dựng

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp xây dựng.

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu.

1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm công cụ dụng cụ.

1.1.2. Vị trí, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

1.1.3. Phân loại.

1.1.3.1. Phân loại nguyên vật liệu.

1.1.3.2. Phân loại công cụ dụng cụ.

1.1.4. Đánh giá vật liệu và công cụ dụng cụ.

1.1.4.1. Giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho.

1.1.4.2. Giá thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho.

1.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

1.2.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng.

1.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

1.2.2.1. Phương pháp thẻ song song.

1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

1.2.2.3. Phương pháp sổ số dư:

1.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1.3.1.Hạch toán tình hình tăng nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.

1.3.1.1. Kế toán tăng nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

1.3.1.2. Kế toán tăng nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

1.3.2. Kế toán tình hình biến động giảm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

1.3.2.1. Kế toán tính hình biến động giảm nguyên vật liệu.

1.3.2.2. Kế toán tình hình biến động giảm công cụ, dụng cụ.

1.4.Kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1.4.1. Khái niệm.

1.4.2. Phương pháp kế toán.

1.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

1.5.1.Khái niệm và công thức tính.

1.5.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

1.6. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

1.6.1. Hình thức kế toán: Nhật ký chung

1.6.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

1.6.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

1.6.3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

1.6.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

1.6.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

1.6.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính

1.6.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

 

 

 

 

 

 

Chương 2

Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.1. Tổng quan chung về công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông.

2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.1.4.1. Đặc điểm của bộ máy kế toán

2.1.4.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

2.1.4.3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại kho

2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Phòng kế toán công ty

2.3. Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng kiến trúc Phương Đông

2.3.1. Đặc điểm, phân loại, tính giá nguyên, vật liệu và tài khoản sử dụng

2.3.2. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu

2.3.3. Kế toán tổng hợp giảm nguyên, vật liệu

 

 

 

 

 

Chương 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG

3.1 NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG

3.1.1. Ưu điểm

3.1.2. Hạn chế

3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG

 

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc90 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ dụng cụ: Nợ TK 611 (611.1) Nợ TK 133 (133.1) Có TK 111, 112, ... * Phản ánh các khoản chiết khấu, giảm giá và giá trị hàng mua bị trả lại: BT1: Phản ánh chiết khấu thanh toán Nợ TK 331: nếu trừ vào khoản nợ phải trả Nợ TK 111, 112: số tiền được người bán trả lại Có TK 515 BT2: Phản ánh chiết khấu thương mại, gảim giá hàng mua, hàng bị trả lại Nợ TK 111, 112, 331, ... Có TK 611: giá chưa thuế Có TK 133: thuế GTGT đầu vào tương ứng * Cuối kỳ kiểm kê xác định giá trị của hàng tồn kho và ghi vào biên bản xử lý: Nợ TK 152, 153, 151 Nợ TK 138 (138.1): thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý Nợ TK 138, 334: số thiếu cá nhân phải bồi thường Nợ TK 632: số thiếu trong định mức Có TK 611 (611.1- chi tiết vật liệu): giá trị vật liệu chưa sử dụng cuối kỳ và thiếu trong kỳ Giá trị vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng phát sinh Nợ TK 611 trừ (-)số phát sinh Có TK 611 (bao gồm số tiền cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, giảm giá hàng mua, ...) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng: Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 642) Có TK 611 ( 611.1 - chi tiết vật liệu) Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ có giá trị lớn, liên quan đến nhiều năm tài chính thì cần phân bổ dần. Trị giá xuất dùng trong kỳ được ghi cụ thể như sau: Nợ TK 627, 641, 642: nếu giá trị xuất dùg nhỏ Nợ TK 242: nếu giá trị xuát dùng lớn Có TK 611 (611.1- chi tiết từng loại) Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đầu kỳ, trong kỳ, cuối kỳ hạch toán tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác là trong giá thực tế bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ (thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). TK 611 TK 151,152,153 TK 151,152,153 NVL, CCDC tån ®Çu kú ch­a sö dông Gi¸ trÞ vËt liÖu, c«ng cô, dông cô tån cuèi kú TK 411 NhËn vèn gãp liªn doanh, cÊp ph¸t Gi¶m gi¸ hµng mua bÞ tr¶ l¹i TK 412 TK 138,334,632 §¸nh gi¸ t¨ng Gi¸ trÞ bÞ mÊt m¸t, thiÕu hôt TK 111,112,331,… TK 621,627,641,642 Gi¸ trÞ vËt liÖu, dông cô xuÊt dïng nhá TK 242 Gi¸ trÞ vËt t­ mua vµo trong kú Ph©n bæ dÇn ThuÕ GTGT ®­îc khÊu trõ TK 133.1 Gi¸ trÞ xuÊt dïng lín TK 111,112,331 1.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.5.1.Khái niệm và công thức tính. - Khái niệm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. - Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng: . Trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh . Thời điểm trích lập và hoàn nhập: Cuối kỳ kế toán năm. .Doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định mức trích lập dự phòng (riêng trích lập dự phòng bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng). - Đối tượng lập dự phòng bao gồm: NVL, CCDC dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. - Nguyên vật liệu sản xuất hàng hoá mà hàng hoá này không bị giảm giá thì không trích lập dự phòng cho nguyên vật liệu này. Phương pháp lập dự phòng: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa == Lượng vật tư hàng hóa thức tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính xx Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán \- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính ­). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thu trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 1.5.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán - Tài khoản sử dụng: TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Dùng để theo dõi tình hình trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Kết cấu: Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn Phương pháp hạch toán: Xử lý dự phòng: Vào giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán năm khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK: 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì phải trích lập thêm phần chênh lệch và ghi tăng giá vốn hàng bán (Thông tư 228/2009/TT-BTC) Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán (Thông tư 228/2009/TT-BTC) Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán 1.6. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Tuỳ theo đặc điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu về trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà sử dụng hình thức kế toán cho phù hợp. Trong các doanh nghiệp thương mại thường sử dụng một trong các hình thức kế toán chủ yếu sau: 1.6.1. Hình thức kế toán: Nhật ký chung Để phát huy công dụng của máy tính vào công tác kế toán, nhiều công ty cũng như các doanh nghiệp, đơn vị đã áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là một hình thức khá đơn giản mà vẫn đảm bảo cung cấp các thông tin kế toán cần thiết. * Nguyên tắc đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật Ký Chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật Ký Chung trong kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gồm có: - Sổ Nhật Ký Chung. - Sổ Nhật Ký Đặc Biệt hay sổ nhật ký chuyên dùng (Sổ Nhật Ký mua hàng, nhật ký bán hàng..) - Sổ Cái: Sổ cái TK 152,TK 153 ........ - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan như: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết công cụ dụng cụ, Sổ chi tiết thanh toán với người bán ... -Thẻ kho - Các biên bản kiểm nghiệm, Các phiếu đề xuất vật tư..... * Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Trình tự hình thức kế toán Nhật Ký Chung được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chøng tõ kÕ to¸n (H§,PNK,PXK,PC)… Sæ chi tiÕt NVL,Sæ chi tiÕt CCDC,Sæ chi tiÕt thanh to¸n víi ng­¬× b¸n ,thÎ kho Sæ nhËt ký ®Æc biÖt(NhËt ký mua hµng,nhËt ký b¸n hµng) Sæ NhËt ký chung B¶ng tæng hîp NhËp-xuÊt-tån NVL,CCDC Sæ C¸I TK 152,TK153 B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chú: Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng §èi chiÕu kiÓm tra 1.6.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái * Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan như: .Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết công cụ dụng cụ, Sổ chi tiết thanh toán với người bán ... .Thẻ kho .... Trình tự hình thức kế toán Nhật Ký - Sổ Cái được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán NhậT ký - Sổ cái Chøng tõ kÕ to¸n (H§GTGT,PNK,PXKPC….) B¶ng tæng hîp kÕ to¸n chøng tõ cïng lo¹i NhËt ký sæ c¸i B¸o c¸o tµi chÝnh Sæ quü Sæ chi tiÕt NVL,Sæ chi tiÕt CCDC,Sæ chi tiÕt thanh to¸n víi ng­¬× b¸n ,thÎ kho B¶ng tæng hîp NhËp-xuÊt-tån NVL,CCDC Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 1.6.3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ Cái TK 152,TK 153 - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan như: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết công cụ dụng cụ, Sổ chi tiết thanh toán với người bán, thẻ kho ... 1.6.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chứng từ ghi sổ. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Trình tự hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chøng tõ kÕ to¸n (PNK,PXK,PC….) Chøng tõ ghi sæ B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Sæ quü Sæ chi tiÕt NVL,Sæ chi tiÕt CCDC,Sæ chi tiÕt thanh to¸n víi ng­¬× b¸n ,thÎ kho Sæ ®¨ng ký chøng tõ ghi sæ B¶ng tæng hîp NhËp-xuÊt-tån NVL,CCDC Sæ C¸i TK 152, TK 153 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ * Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (NKCT) - Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép . - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 5, số 7, số 10 Bảng kê số 3, số 4 Sổ Cái TK 152, TK 153 - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan như: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết công cụ dụng cụ, Sổ chi tiết thanh toán với người bán ... -Thẻ kho - Bảng tổng hợp N - X – T ......... * Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ, hoặc bản kê sổ chi tiết có liên quan. - Cuối tháng khóa sổ cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ thẻ kế toán chi tiết bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi vào Sổ Cái Trình tự hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.10 Trình tự ghi sổ kế toán Chøng tõ gèc (PNK,PXK,b¶ng ph©n bæ sè 2….) theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ Sæ chi tiÕt NVL,Sæ chi tiÕt CCDC,Sæ chi tiÕt thanh to¸n víi ng­¬× b¸n ,thÎ kho B¶ng tæng hîp NhËp-xuÊt-tån NVL,CCDC B¶ng kª sè 3,4 NhËt ký chøng tõ sè 1,2,5,7,10 Sæ C¸I TK 152,TK 153 B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.6.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 1.6.5.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mền kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 1.6.5.2. trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái...) và các sổ, thể kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.11 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - B¸o c¸o tµi chÝnh - B¸o c¸o kÕ to¸n qu¶n trÞ PhÇn mÒm kÕ to¸n B¶ng tæng hîp chøng tõ kÕ to¸n cïng lo¹i M¸y vi tÝnh Chøng tõ kÕ to¸n (H§GTGT,PNK, PXK,PC….) -Sæ tæng hîp (B¶ng tæng hîp N_X_T NVL,CCDC) - Sæ chi tiÕt NVL,CCDC Ghi chó: NhËp sè liÖu hµng ngµy In Sæ, b¸o c¸o cuèi th¸ng, cuèi n¨m §èi chiÕu, kiÓm tra Chương 2 Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông 2.1. Tổng quan chung về công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông Do nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường ngày càng cao, ngày 09/07/2007 nhóm thành viên đã quyết định thành lập Công ty. Nhóm thành viên đã quyết định lấy tên Công ty là: Công ty CP Xây Dựng Kiến Trúc Phương Đông và được Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0802000498 – Cty CP XD Kiến Trúc Phương Đông được bổ nhiệm làm Giám đốc. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG Tên giao dịch : ORIENT CONSTRUCTION – ARCHITECTURE JOINT STOCK COMPANY Trụ sở: Tầng 2 Siêu thị 1 E Cát Linh - Phường Quốc Tử Giám - Đống Đa - HN Mã số thuế : 0102358531. Là Công ty cổ phần nên Công Ty CP Xây Dựng Kiến Trúc Phương Đông đã hạch toán được với tổng số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Nguồn vốn này do 4 thành viên sáng lập góp theo tỷ lệ 3 - 3 - 2 - 2. Tuy mới đi vào hoạt động được chưa đầy 3 năm nhưng với đội ngũ cán bộ CNV ưu tú, ham học hỏi nâng cao trình độ là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng không ngừng của Công ty đem lại hiệu quả hoạt động cao với doanh thu hàng tháng là 3 tỷ đồng/ Các dự án đã thực hiện như: Tư vấn thiết kế tòa nhà văn phòng 08 tầng – Linh Lang – Hà Nội. Thiết kế và xây dựng biệt thự BT10: xây dựng trong khuôn viên khu đất 90m2, số 128/3/21 Đinh Tiên Hoàng, phường 1 quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Dự án Thủy Tiên Resort được xây dựng tại khu vực Núi lớn, số 84 Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu Dự án trên khu đất có diện tích 3589m2. Trong đó có 03 tầng khai thác dịch vụ và 14 tầng bố trí căn hộ lưu trú. Dự án có vị trí tuyệt vời về nghỉ dưỡng, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển sẽ là một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến đây. Đặc biệt khu vực này có rừng nguyên sinh, ít có gió chướng rất phù hợp về nghỉ dưỡng. 2.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông. Thiết kế kiến trúc công trình. Thi công trang trí nội thất và lắp đặt thiết bị cho các công trình dân dụng, công trình công cộng, thi công nội thất chuyên ngành các công trình văn hóa - thông tin, thể thao khách sạn Thực hiện các dịch vụ cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành điều hòa không khí, điện lạnh, thiết bị phòng chống cháy nổ, thang maý Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, đầu tư phát triển,… Ứng dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến vào hoạt động sản xuất, dịch vụ. 2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý ở công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Vì thế sự giám sát và mối quan hệ của các phòng ban lãnh đạo và bộ phận rất khác, điều đó tạo điều kiện rất tốt để lãnh đạo nắm bắt và quản lý công ty. Ta có thể khái quát mô hình quản lý theo sơ đồ. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty BAN GIÁM ĐỐC Các đội thi công Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật – vật tư – thiết bị Phòng kế hoạch Ban giám đốc: Chủ tịch hội đồng quản trị (1 người): Điều hành công việc của công ty. Ký duyệt các giấy tờ quan trọng, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty và là đại diện pháp nhân trước pháp luật. Giám đốc (1người): Do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, hoặc cách chức. Giám đốc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm trước nhiệm trước hội đồng quản trị và trước các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc(2 người): gồm phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh; là những người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật những công việc được phân công Các phòng ban: Phòng kế hoạch: lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công, chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của công ty, giao khoán cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế. Phòng kỹ thuật vật tư, thiết bị: Chỉ đạo các đơn vị trong công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng. Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các tổ đội sản xuất theo quy định của công ty, của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng, tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật. Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng quý các đơn vị, lập kế hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ. Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn công ty. Phòng tài chính kế toán: tham mưu về tài chính công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội sản xuất. Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm về công tác nhân sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị văn phòng phẩm, tiếp nhận, vận chuyển công văn, đóng dấu theo quy định của công ty. Các đội thi công Thực hiện tổ chức thi công theo yêu cầu của giám đốc giao Thanh toán hợp đồng khoán cho công ty Thông tin các phiếu nhập, xuất kho lên phòng kế toán. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông Hiện nay các công trình của công ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chế đấu thấu. Khi nhận được thông báo mời thầu, công ty tiến hành lập dự toán công trình để tham gia dự thầu. Nếu thắng thầu, công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư khi trúng thầu công ty lập dự án, ký kết hợp đồng với bên chủ đầu tư. Và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án bảo đảm các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Căn cứ vào giá trị dự toán, công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi công có thẻ là cả công trình hoặc khoản mục công trình. Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư. Quy trình hoạt động của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2 Sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông Dự thầu Tiếp nhận hợp đồng Lên kế hoạch Thi công Nghiệm thu và bàn giao Quyết toán và thẩm định kết quả Thanh lý hợp đồng 2.1.4.1. Đặc điểm của bộ máy kế toán Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, do đó Công ty tổ chức hạch toán theo đúng chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành, đồng thời vận dụng cho thực tiễn của ngành xây dựng cơ bản. Do tổ chức theo kiểu phân cấp gồm các đội xây dựng công trình trực thuộc nên bộ máy kế toán bao gồm: kế toán tại Công ty và kế toán thống kê tại các đội công trình, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập trung giải quyết tại phòng kế toán của Công ty. Tại công ty bộ máy kế toán gồm 4 nhân viên, mỗi nhân viên đảm nhận một hoặc một số phần hành được giao. Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán của công ty cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành Kế toán ngân hàng, TSCĐ Kiêm Thủ Quỹ Kế toán quỹ, công nợ và kế toán tiền lương Quan hệ chỉ đạo 2.1.4.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng (1 người): Đồng thời là trưởng phòng kế toán Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính kế toán về công tác tài chính - kế toán của toàn công ty. Giúp giám đốc công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Tổ chức bộ máy kế toán, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong công ty. Phổ biến hướng dẫn thực hiện và cụ thể hoá kịp thơì các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán nhà nước. Tổ chức việc tạo nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn. Hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán. Chỉ đạo về mặt tài chính việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tổ chức kiểm tra kế toán Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế. Chỉ đạo lập kế hoạch tài chính tín dụng. Xem xét các yêu cầu xin cấp phát tiền của các cá nhân và đơn vị. Tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Tài chính. Tổ chức bảo quản hồ sơ - tài liệu liên quan đến chuyên môn mình phụ trách. Làm thay nhiệm vụ kế toán viên khi họ vắng mặt. Kế toán ngân hàng, TSCĐ kiêm thủ quỹ (1 người): Làm nhiệm vụ phần hành kế toán sau: Kế toán TSCĐ Lập sổ TSCĐ của công ty Theo dõi TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng. Theo dõi tăng giảm các loại tài sản hiện có Quản lý các công cụ dụng cụ đã xuất dùng hoăc dự trữ tại kho. Theo dõi thanh lý TSCĐ, Kiểm tra quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ, tái đầu tư, lập hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán ngân hàng Theo dõi tình hình biến động tiền gửi tại các ngân hàng và tiền mặt tồn quỹ tại công ty. Theo dõi tiền vay và tiền gửi ngân hàng Theo dõi thanh toán với ngân sách - thanh toán nội bộ, thanh toán với cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng. Theo dõi công tác thu vốn các công trình, quyết toán chi phí v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công cổ phần xây dựng kiến trúc Phương Đông.doc
Tài liệu liên quan