Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá

 Hiện nay Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá không có một máy thi công nào mà tất cả đều thuê, cả bộ phận điều khiển máy cũng thuê trọn gói.Việc thuê toàn bộ chi phí máy thi công như vậy cũng có mặt trái của nó, chi phí thuê máy sẽ rất tốn kém, ảnh hưởng đến tổng chi phí của toàn bộ công trình. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí sử dụng máy, ở mỗi xí nghiệp nên tiến hành mua, lắp đặt một số máy thi công thường xuyên sử dụng, đồng thời tiến hành tuyển thêm nhân công trực tiếp điều khiển các loại máy đó, việc giảm chi phí được bao nhiêu sẽ có tác dụng tốt bấy nhiêu, đây là vấn đề thiết thực của toàn công ty.

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm.Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành XDCB mà kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau: - Đối với các sản phẩm được sản xuất liên tục, cung cấp cho những đối tượng khác nhau liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như gạch, ngói…thì kỳ tính giá thành là một tháng. - Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài, công viếc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành. - Đối với CT, HMCT lớn, thời gian thi công dài thì chỉ khi nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó. - Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thành toán thì DNXL tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao. - Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp… thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể được xác định là hàng quý. 5.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo từng khoản mục. Để tính được giá thành sản phẩm, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể kế toán có thể áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn Giá thực tế KLXL hoàn thanh bàn giao = CP thực tế dở dang đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ - CP thực tế dở dang cuối kỳ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng.Khi đó, đối tương tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.Theo phương pháp này CPSX thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì CPSX tập hợp được cũng chính là giá trị thực tế của đơn đặt hàng đó Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các yêu cầu sau: Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.Vạch ra một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. 5.5. TK kế toán sử dụng Để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán sử dụng TK 154, TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, hoặc các giai đoạn công việc của công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng hoàn thành. 5.6.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Được khái quát theo sơ đồ phụ lục 7 (trang 8 phần Phụ lục) Phần II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá. I. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá 1. Giới thiệu chung Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ Tên quốc tế: CONSTRUCTION TRADE AND CULTURE SERVICES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CTS Trụ sở chính: số 128C Đại La - phường Đồng Tâm - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Đăng ký kinh doanh số: 0103012519 Số tài khoản: Tại ngân hàng công thương II Hai Bà Trưng Hà nội:110021210011 Tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long: 1300311005247 Mã số thuế: 0100111874 Các chi nhánh: có 3 chi nhánh: Chi nhánh 1: Tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên Chi nhánh 2: Tại thành phố Hải Phòng Chi nhánh 3: Chi nhánh miền Trung tại thành phố Vinh - Nghệ An 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân là từ đội công trình trực thuộc Uỷ ban phát thanh và truyền hình Việt Nam, đến 21/2/1986 nâng cấp thành Công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa theo quyết định số 54/QĐ - UBPTTH của chủ nhiệm Uỷ ban phát thanh và truyền hình Việt Nam và đến năm 1987 chuyển về Bộ Văn hoá – Thông tin. Theo quyết định số 301/ QĐ ngày 25/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin và thông báo số 60 ngày 14/3/1993 của văn phòng Chính Phủ: Công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa Bộ Văn hoá – Thông tin là doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại theo Nghị định 388/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Theo Quyết định số 8383/QĐ-BVHTT ngày 08/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin về việc phê duyệt phương án cổ phần và chuyển công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa thành công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá. Ngày 02/06/2006 Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103012519 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. 3. Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Về xây dựng cơ bản: - Xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các các công trình xây dựng, công nghiệp, công trình văn hoá thông tin và các nghành nghề khác, tu bổ, phục chế các di tích. - Xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn. - Trang trí nội thất, ngoại thất, tạo cảnh quan kiến trúc, lắp đặt điện nước thiết bị công trình. - Xử lý, cấp nước sạch sinh hoạt và xử lý nước thải. - Lập dự án, tư vấn, giám sát, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội, ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dựng và công nghiệp. - Sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật tư, vật liệu xây dựng. Về Thương mại, dịch vụ: Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá phục vụ nền kinh tế quốc dân. Xúc tiến chuyển giao công nghệ, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Tư vấn khai thác các nguồn vốn cho các dự án đầu tư. Kinh doanh cho thuê văn phòng. Tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao và du lịch theo qui định của pháp luật. 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức: Công ty cổ phẩn CTS tổ chức quản lý theo mô hình công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp có: - Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quýêt định cao nhất của công ty cổ phần. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có quỳên nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. - Ban kiểm soát: Là người thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành của công ty. - Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành cao nhất, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhịêm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Sơ đồ tổ chức bộ máy (Phụ lục 8 trang 9 phần phụ lục) 4. Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty một số năm gần đây: Năm 2007 là năm có rất nhiều khó khăn và thách thức của năm đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hôi cổ đông thường niên lần thứ nhất, với sự đồng thuận trong hội đồng quản trị, Ban giám đốc, sức mạnh đoàn kết nội bộ và sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty nhằm đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh đã tháo gỡ được một phần những khó khăn đó. Sau đây là một số kết quả SXKD công ty đã đạt được trong năm qua: Doanh thu từ SXKD năm 2006 và năm 2007: Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 DT xây lắp 8.765.985.000 27.936.075.800 2 DT dịch vụ 1.784.678.500 5.315.182.000 3 Thanh lý dụng cụ 6.875.000 28.751.000 4 Thu từ hoạt động tài chính 70.690.000 228.007.000 5 Thu khấu hao nội bộ 8.095.000 22.500.000 6 Tổng LN sau thuế 5.876.000.000 15.126.458.000 Sản xuất kinh doanh năm 2007 đã đạt được một số hiệu quả đáng kể, các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Xây dựng sửa chữa vượt 16 tỷ đồng, dịch vụ vượt 1 tỷ đồng, sản lượng chuyển sang 2008 là 21,2 tỷ đồng có cơ sở đảm bảo SXKD. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ nhất (12/4/2007) công ty đã tập trung các nguồn lực để tạm giải quyết khoản nợ tồn đọng Ngân hàng công thương II Hai Bà Trưng trước tháng 6/2003 để lại là 5,4 tỷ đồng. Đây là khó khăn lớn nhất của công ty mà Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty phải tập trung giải quyết đến tháng 11/2007 mới xong.Tình hình SXKD của công ty đã dần đi vào ổn định và tốc độ tăng trưởng duy trì tăng 30% trong 3 năm liền. 5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính kế toán - Kế toán trưởng: Phụ trách toàn bộ công việc kế toán, phân công, lãnh đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại công ty, tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê của công ty. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và các quy định của cấp trên. - Kế toán tổng hợp: Làm tổng hợp, theo dõi tiêu thụ và thu nhập, kế toán thanh toán với người mua, các khoản phải thu, phải trả, các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước, đến kỳ hạch toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, tính giá thành và lập báo cáo tài chính. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và phụ cấp do các đội chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các đội, các phòng ban trong công ty, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Kế toán vật tư và TSCĐ: Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh tình hình biến động các loại vật tư và TSCĐ, đồng thời có nhiệm vụ tập hợp chi phái sản xuất, từ đó tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Ngoài ra dưới mỗi xưởng còn có một kế toán viên Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Phụ lục 9 trang 9 phần phụ lục) 6. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Hiện nay công ty đang áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán do Bộ Tài Chính ban hành - Hình thức kế toán sử dụng: Hình thức mà công ty sử dụng là là hình thức nhật ký chung (Phụ lục 8) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ) - Công ty đang thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai theo tháng. - Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28 % trên thu nhập chịu thuế. Cuối quý công ty lập các loại báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá. 1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá có đặc điểm: sản xuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất kéo dài. Do đó, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được Công ty xác định là từng công trình (hạng mục công trình) đồng thời tuân theo quy định hiện hành về phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong xây lắp, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp, theo phương pháp này các chi phí có liên quan trực tiếp tới công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình (hạng mục công trình) đó, đồng thời cũng để thuận tiện cho việc tính gía thành công trình. Kế toán căn cứ vào số liệu để định khoản và ghi vào sổ này là các chứng từ gốc phát sinh và được chi tiết theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết chi phí sản xuẩt được tập hợp theo từng tháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cả quý. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm dễ dàng theo từng công trình (hạng mục công trình). Trong bài viết này, công trình nhà làm việc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do công ty tiến hành thi công trong năm 2007 sẽ được chọn làm ví dụ minh hoạ cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty thực hiện cơ chế khoán gọn từng phần việc cụ thể, không khoán gọn toàn công trình. Do đó, tất cả các chứng từ khi phát sinh ở công trình, kế toán xí nghiệp phải lưu lại, có trách nhiệm phân loại chứng từ, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, định kỳ thực hiện việc tổng hợp, cộng số liệu vào các bảng tổng hợp của riêng công trình rồi gửi về phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, bảng biểu do kế toán các xí nghiệp gửi lên, sau đó vào sổ nhật ký chung, vào sổ Cái các tài khoản liên quan và sổ chi tiết các tài khoản. Khi xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất lên phiếu xuất kho rồi ký giao cho nhân viên vận chuyển hoặc đội xây dựng.Hàng tháng, từ các phiếu xuất kho như trên, kế toán công trình lập bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng rồi gửi về phòng kế toán của công ty. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ như: Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư, Hoá đơn mua hàng,….kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian rồi sau đó phản ánh vào sổ Cái các tài khoản phù hợp. Trong tháng 12 năm 2007 có các ngiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí NVLTT phục vụ công trình nhà làm việc liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam như sau: - Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 10 tháng 12 năm 2007 (phụ lục 11– trang 11), kế toán ghi: Nợ TK 621(CT nhà làm việc) 33.250.000đ Có TK 152 33.250.000đ - Trường hợp vật tư mua về không nhập kho mà chuyển thẳng đến công trình, căn cứ vào biên bản giao nhận vật tư ngày 15 tháng 12 năm 2007 (phụ lục 12 – trang 12), kế toán ghi: Nợ TK 621 (CT nhà làm việc): 10.500.000 đ Nợ TK 133: 1.050.000 đ Có TK 331: 11.550.000 đ - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công trình nhà làm việc sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau: Nợ TK 154 (CT nhà làm việc): 1.230.288.000 đ Có TK 621 (CT nhà làm việc): 1.230.288.000 đ 1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay, lực lượng lao động ở công ty gồm 2 loại: CNV chính trong danh sách (biên chế) và CNV chính ngoài danh sách (công nhân thuê ngoài).Bộ phận CNV chính trong danh sách gồm công nhân trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp (nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính).Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, đối với lao động gián tiếp sản xuất, Công ty trả lương khoán theo công việc của từng người (có quy chế trả lương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành của từng người). Đối với bộ phận CNV chính trong danh sách, Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể là: - 15 % BHXH tính theo lương cơ bản - 2 % BHYT tính theo lương cơ bản. - 2 % KPCĐ tính theo lương thực tế. Đối với bộ phận CNV chính ngoài danh sách, công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT theo tháng mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động.Còn riêng KPCĐ, công ty vẫn trích như CNVC trong danh sách. Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, các bảng chấm công của các đội sản xuất trong đơn vị. Tại các đội, căn cứ vào ngày công làm việc và năng suất lao động của từng người, chất lượng và hiệu quả công việc, cấp bậc hiện tại để tính lương cho từng cá nhân trong tháng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, bảng chấm công của các tổ, đội để tính toán chia lương cho từng người theo một trong hai cách: chia theo công hoặc chia theo hệ số, rồi sau đó tổng hợp lên bảng thanh toán tiền lương cho tổ, bộ phận.Dựa trên bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho các đội theo bảng trên, kế toán lương của công ty lập bảng trích và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho các công trình, phần này được tính vào chi phí kinh doanh. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho từng công trình và lấy đó làm cơ sở để hạch toán chi phí tiền lương cho từng công trình.Định kỳ hàng tháng, khi nhận được chứng từ do các đội chuyển lên phòng kế toán, dựa vào bảng thanh toán lương, kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo định khoản. - Căn cứ vào chứng từ biên bản nghiệm thu để xác định giá trị tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tổ Nề 1 (Phụ lục 16 trang 17 phần Phụ lục), kế toán ghi: Nợ TK 622 (CT nhà làm việc) 9.519.000 đ Có TK 334 9.519.000 đ - Khi thanh toán tiền lương cho công nhân thuê ngoài, kế toán ghi: Nợ TK 334 3.703.500 đ Có TK 111 3.703.500 đ - Căn cứ vào bảng trích và phân bổ BHXH tháng 12/2007 (Phụ lục 17 trang 17 phần phụ lục), kế toán ghi: Nợ TK 622 (CT nhà làm việc): 1.143.040 đ Có TK 338: 1.143.040 đ (- TK 3382 902.400 đ - TK 3383 120.320 đ - TK 3384 120.320 đ) - Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 (CT nhà làm việc) 316.359.700 đ Có TK 622 (CT nhà làm việc) 316.359.700 đ Sau khi lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán lương của các tổ trong công trình. Trên đó, kế toán đã tính toán các khoản trích BHXH, BHYT tính vào chi phí sản xuất trong tháng Kế toán tiền lương của công ty sau khi lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của toàn công ty trên cơ sở các bảng tổng hợp tiền lương của các công trình gửi lên, sẽ tiến hành nạp số liệu vào máy tính, lên sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 622, 334, 338… 1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Công ty sử dụng hình thức thuê máy kèm theo công nhân điều khiển và phục vụ máy cho các công trình. Khi có nhu cầu thuê máy phục vụ công trình, giám đốc xí nghiệp đứng ra ký hợp đồng với bên cho thuê, căn cứ vào đó kế toán xí nghiệp tiến hành tổng hợp số liệu, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ. Định kỳ, kế toán xí nghiệp gửi bảng tổng hợp chi phí thuê máy thi công về phòng kế toán của công ty để vào sổ sách liên quan.Khi công việc hoàn thành, máy thi công và chi phí thuê máy thi công được tính gọn vào một khoản trong hợp đồng thuê máy và tính riêng cho từng công trình.Kế toán đội thi công tập hợp các chứng từ gốc thuê thiết bị gồm: Hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng gửi lên phòng kế toán. Máy thi công thuê ngoài dùng cho công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó nên không phân bổ. - Khi thanh lý hợp đồng thuê ngoài máy thi công căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng (Phụ lục 21 – trang 22), kế toán ghi: Nợ TK 623 (CT nhà làm việc): 42.300.000 đ Nợ TK 133: 1.125.000 đ Có TK 111: 43.425.000 đ - Cuối kỳ, kết chuyển vào tài khoản 154 theo từng đối tượng: Nợ TK 154 43.425.000 đ Có TK 623(CT nhà làm việc) 43.425.000 đ Trên cơ sở các chứng từ dưới các công trình chuyển lên phòng kế toán của công ty, kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung và vào sổ cái các tài khoản liên quan. Từ sổ nhật ký chung, kế toán tiến hành vào sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 623. 1.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm ngoài 3 khoản mục trên.Các chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên xí nghiệp, ban chủ nhiệm công trình, chi phí nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng, tổ, đội. Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Các chứng từ gốc để hạch toán chi phí sản xuất chung là bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý đội, phiếu xuất kho vật tư CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, thiết bị văn phòng đội… căn cứ vào các chứng từ gốc này, kế toán tiến hành định khoản vào sổ Nhật ký chung. - Khi tính lương của bộ phận quản lý, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6271) 8.956.000 đ Có TK 334 7.480.000 đ Có TK 338 1.476.000 đ - Xuất vật liệu phục vụ công trình, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6272) 81.000.000đ Có TK 152 81.000.000 đ - Phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2007 Nợ TK 627 (6274) 2.476.000 đ Có TK 214 2.476.000 đ - Khi thanh toán tiền mua văn phòng phẩm, kế toán ghi : Nợ TK 627 (6277) 1.240.000 đ Nợ TK 133 124.000 đ Có TK 111 1.364.000 đ Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Phụ lục 25 trang 25) để khớp đúng số liệu trên sổ cái tài khoản 627. Dựa trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ các công trình mà đội tham gia thi công, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình theo chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 26) Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình A Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ Tổng chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công trình A = x Như vậy, theo tiêu thức phân bổ trên, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho công trình Nhà làm việc liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN tổ chức hữu nghị Việt Nam như sau: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho CT nhà l àm việc 877.586.490 3.098.180.500 316.359.700 = x 89.611.630 đ = Đồng thời kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 154 (CT nhà làm việc): 89.611.630 đ Có TK 627 (CT nhà làm việc): 89.611.630 đ 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Tại công ty, đối tượng tập hợp chi phí các công trình, chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì được tập hợp trực tiếp vào công trình đó trên các sổ sách kế toán.Giá trị công trình hoàn thành trong quý được xác định theo phương pháp tổng hợp chi phí phát sinh từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành ở sổ chi tiết các khoản mục chi phí để tính giá thành.Cuối quý, tập hợp chi phí sản xuất từng công trình, kế toán thực hiện bước kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung đã được phân bổ cho công trình đó. Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất công trình nhà làm việc liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN được thực hiện như sau: Nợ TK 154 (CT nhà làm việc) 1.759.288.120 Có TK 621 (CT nhà làm việc) 1.230.288.000 Có TK 622 (CT nhà làm việc) 316.359.700 Có TK 623 (CT nhà làm việc) 123.028.790 Có TK 627 (CT nhà làm việc) 89.611.630 Kế toán tổng hợp sau khi lấy số liệu để vào sổ Nhật ký chung thì tiến hành ghi vào sổ cái và sổ chi tiết TK 154 của toàn bộ công trình nhà làm việc (Phụ lục 28 trang 29 v à phụ lục 29 trang 30) Hàng quý, kế toán tổng hợp lấy số liệu trên sổ chi tiết từng công trình để lập sổ tổng hợp chi phí thi công toàn đơn vị. Qua sổ này công ty có thể theo dõi đánh giá toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đã bỏ ra. 3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá 3.1. Kiểm kê sản phẩm dở dang Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng, giá trị lớn, thời gian thi công lâu dài, vì vậy, hiện nay các công trình hay HMCT thường được thanh quyết toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Từ lý do trên đòi hỏi khi hạch toán tiêu thụ từng phần của một công trình lớn thì cần thiết phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng chưa được nghiệm thu và chưa được bên A chấp nhận thanh toán. Cuối mỗi quý, cán bộ thi công các công trình tiến hành kiểm kê các khối lượng thi công dở dang chưa được bên A chấp nhận thanh toán (có xác nhận của bên A- Chủ đầu tư, hoặc của phòng quản lý khối lượng của công ty).Sau đó, kế toán công trình sẽ lấy đơn giá dự toán nhân với khối lượng dở dang đã được kiểm kê, tính toán để tính ra giá trị dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho công trình. 3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang Do đặc thù của sản phẩm xây lắp là khối lượng lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài nên để phù hợp với yêu cầu quản lý, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo quý.Với các công trình chưa hoàn thành hay chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, phòng kỹ thuật xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình cụ thể, bằng cách lắp đơn giá dự toán phù hợp với từng công trình để tính ra chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức : Chi phí thực tế của khối lượng xây lắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33462.doc
Tài liệu liên quan