Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 8

1.1. Báo cáo tài chính và lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp 8

1.1.1. Báo cáo tài chính 8

1.1.2. Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính 9

1.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính 10

1.1.4. Một số quy định chung về Báo cáo tài chính doanh nghiệp 12

1.1.5. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm trong doanh nghiệp 16

1.1.5.1. Bảng cân đối kế toán 16

1.1.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 19

1.1.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 21

1.1.5.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính 23

1.2. Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp 25

1.2.1. Ý nghĩa của phân tích Báo cáo tài chính 25

1.2.1.1. Phân tích Báo cáo tài chính với nhà quản lý 25

1.2.1.2. Phân tích Báo cáo tài chính với các nhà đầu tư 26

1.2.1.3. Phân tích Báo cáo tài chính với người cho vay 26

1.2.1.4. Phân tích Báo cáo tài chính với những người hưởng lương trong doanh nghiệp 26

1.2.2. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính 27

1.2.2.1. Phương pháp đánh giá 27

1.2.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố 28

1.2.2.3. Các phương pháp khác 29

1.2.3. Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp 29

1.2.4. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích Báo cáo tài chính 30

1.2.4.1. Hệ thống Báo cáo tài chính 30

1.2.4.2. Cơ sở dữ liệu khác 31

1.2.5. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp 32

1.2.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 32

1.2.5.2. Phân tích cấu trúc tài chính và mức độ bảo đảm vốn kinh doanh 34

1.2.5.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 38

1.2.5.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 40

1.2.5.5. Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ 41

CHƯƠNG 2 44

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG 44

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 44

2.1.1. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 44

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 44

2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 45

2.1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 45

2.1.1.2.2. Vị thế của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng trên thị trường 45

2.1.1.2.3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 46

2.1.1.2.4. Đặc điểm về tình hình lao động 49

2.1.1.3. Mối quan hệ của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng với các bên liên quan 50

2.1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 51

2.1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 54

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 54

2.1.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 56

2.2. Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 60

2.2.1. Thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 60

2.2.1.1. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính 61

2.2.1.2. Thời hạn và nơi gửi Báo cáo tài chính 61

2.2.1.3. Quy trình lập Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 62

2.2.1.3.1. Bảng cân đối kế toán (phụ lục số 07) 62

2.2.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phụ lục số 08) 64

2.2.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phụ lục số 09) 66

2.2.1.3.4. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (phụ lục số 10) 67

2.2.2. Thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 69

2.2.2.1. Khái quát về phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty 69

2.2.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 71

2.2.2.3. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho Công ty 74

2.2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty 80

2.2.2.5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 88

CHƯƠNG 3 94

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG 94

3.1. Đánh giá thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 94

3.1.1. Đánh giá về ưu điểm 94

3.1.2. Về nhược điểm 95

3.2. Đánh giá công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 96

3.2.1. Về ưu điểm 96

3.2.2. Về nhược điểm 97

3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 99

3.4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 100

3.4.1. Về công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 100

3.4.2. Về công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 101

3.4.2.1. Về nguồn nhân lực thực hiện phân tích 101

3.4.2.2. Về quy trình phân tích phân tích 102

3.4.2.3. Về nội dung phân tích Báo cáo tài chính 102

3.4.2.3.1. Về phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 102

3.4.2.3.2. Về phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 103

3.4.2.3.3. Về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 104

3.4.2.3.4. Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ 106

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh hơn. Công ty có 7 chi nhánh hạch toán kế toán độc lập bao gồm: - Chi nhánh Vĩnh Phúc - Chi nhánh Thanh Hóa - Chi nhánh Yên Bái - Chi nhánh Miền Trung (Huế) - Chi nhánh Tuyên Quang - Chi nhánh Miền Nam (TP. Hồ Chí Minh) - Chi nhánh Hòa Bình Công ty có 5 Xí nghiệp trực thuộc, bao gồm: - XN Cơ điện I - XN Xây lắp - XN Cơ điện II - XN Xử lý hạ tầng - XN Bê tông đầm thép Công ty thành lập các ban chỉ huy công trường, bao gồm: - BCH CT thủy điện Hương Điền (Huế) - BCH CT Thủy điện Đồng Nai 3 - BCH CT Thủy điện Bình Điền (Huế) - BCH CT Thủy điện Sê San 4 - BCH CT Thủy điện Sông Tranh Công ty thành lập các Ban quản lý các dự án, bao gồm: BQL Dự án 102, BQL Dự án Văn Lâm, BQL Ván Dăm Yên Bái. Trung tâm thương mại xuất nhập khẩu là phòng kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại khác như xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua Phụ lục số 01. 2.1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng có chức năng tham mưu cho giám đốc tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán của Công ty, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực tài chính một cách hợp lý, đúng đắn và có những biện pháp huy động và quản lý các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng của mình, bộ phận kế toán được tổ chức một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở những nguyên tắc chung và phù hợp với đặc điểm về quản lý của Công ty. Những nguyên tắc tổ chức mà bộ phận kế toán áp dụng khi xây dựng bộ máy của mình đó là: - Bộ máy kế toán phù hợp với bộ máy quản lý của Công ty: theo nguyên tắc này bộ máy kế toán của Công ty chia làm hai cấp như sau: + Phòng Kế toán - Tài chính tại Công ty có nhiệm vụ thực hiện các công việc kế toán tại Công ty. + Bộ phận Kế toán - Tài chính tại các Chi nhánh: Thực hiện công việc kế toán tại Chi nhánh. Các bộ phận này có quan hệ với Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty qua hệ thống chỉ đạo dọc và chế độ báo cáo theo quy định trong quan hệ nội bộ. - Nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm: Theo nguyên tắc này bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức sao cho bao quát hết khối lượng công việc kế toán, không trùng lắp trên cơ sở phân công phân nhiệm rõ ràng hợp lý, đề cao trách nhiệm cá nhân trong công việc. - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Theo nguyên tắc này, việc phân công công việc không được chồng chéo, không được một người thì quá nghiều việc hoặc một người thì quá ít việc. Quán triệt những nguyên tắc trên, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình hỗn hợp, vừa tập trung vừa phân tán. Cụ thể mô hình bộ máy kế toán được thể hiện qua Phụ lục số 02. Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty hiện có 9 nhân viên, tất cả đều có trình độ từ cao đẳng và đại học (trong đó có 2 cao đẳng, 7 đại học), được bố trí phù hợp với các phần hành như sau: ● Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức, vận hành bộ máy kế toán của Công ty, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động tài chính, kế toán, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thu nộp cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo cho hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao nhất, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về tính hợp pháp, hợp lí của các chỉ tiêu trong Hệ thống báo cáo tài chính. ● Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ: - Kiểm tra theo dõi các khoản thu nộp với Tổng Công ty và giữa Công ty với các Công ty thành viên theo quy định hiện hành. - Đôn đốc các Công ty trực thuộc lập báo các tài chính theo đúng thời hạn. Thực hiện lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Công ty. - Thường xuyên rà soát, kiểm tra sổ sách kế toán để nắm bắt số liệu hạch toán và tình hình tài chính biến động, kịp thời báo cáo Kế toán trưởng Công ty khi cần xử lý. ● Kế toán nguyên vật liệu: gồm 1 người, có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh. ● Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: gồm 1 người, có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình thanh toán lương trên cơ sở bảng thanh toán lương do các xí nghiệp, BCH và BQL gửi lên. ● Kế toán công nợ: gồm 1 nguời, có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán các khoản phải thu, phải trả giữa Công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp. ● Kế toán tiêu thụ: gồm 1 người, có nhiệm vụ phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong Công ty. ● Kế toán tài sản cố định: gồm 1 người, có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh, về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ Công ty, thực hiện phân bổ khấu hao, tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, tham gia kiểm kê TSCĐ bất thường hay định kỳ ● Thủ quỹ: gồm 1 người, có nhiệm vụ theo dõi mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi, giữ gìn bảo quản tiền mặt. Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số dư trên sổ quỹ. Hàng ngày sau khi thu, chi tiền thủ quỹ phải ghi vào sổ quỹ, cuối ngày phải lập báo cáo quỹ nộp cho kế toán. ● Kế toán Tín dụng - Ngân hàng: gồm 1 người, có nhiệm vụ theo dõi, thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng; theo dõi các dự án vay vốn đầu tư tại các Ngân hàng trên. 2.1.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Do đặc điểm kinh doanh đa ngành nghề, đồng thời là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp được quy định trong Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 01/11/1995. Đồng thời, Công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng hệ thống tài khoản, sổ sách, biểu mẫu kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình dựa trên Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006. Cụ thể việc áp dụng chế độ kế toán toán tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng như sau: * Đặc điểm hệ thống sổ sách kế toán của Công ty Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh đa ngành nghề, Công ty áp dụng hình thức kế toán là Chứng từ ghi sổ và được ghi theo hàng ngày. Hình thức này phù hợp với Công ty có quy mô lớn, địa bàn trải rộng trong cả nước thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán trong toàn Công ty. Công ty đã thay thế toàn bộ kế toán thủ công bằng kế toán máy với phần mềm kế toán máy ANA của Công ty cổ phần Công nghệ và Dịch vụ ANA. Phần mềm kế toán máy được áp dụng từ năm 2004 vả được áp dụng cho toàn Công ty, kể cả các chi nhánh. Việc áp dụng phần mềm kế toán làm cho thông tin kế toán được đảm bảo chính xác hơn, cung cấp thông tin kịp thời, tiết kiệm thời gian và công sức kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ kế toán chi tiết. Quy trình ghi sổ theo Hình thức Chứng từ ghi sổ được trình bày ở Phụ lục số 03. Tuy vậy việc ghi sổ tại Công ty có khác với Quy định chung ở chỗ Chứng từ ghi sổ (mẫu tại Phụ lục số 05) có kết cấu kết hợp cả Chứng từ ghi sổ và Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được bố cục chi tiết cả tiền Việt Nam Đồng và Tiền Ngoại tệ. Còn Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ chỉ có chức năng liệt kê chứng từ, nội dung hay diễn giải. Việc kết hợp Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với Chứng từ ghi sổ làm cho việc hạch toán trở nên đơn giản hơn, giúp nhiều trong công tác đối chiếu kiểm tra, so sánh số liệu. Sổ sách kế toán tại Công ty: Hiện tại, hệ thống sổ sách tại Công ty sử dụng bao gồm: Sổ kế toán chi tiết (thẻ, sổ chi tiết), Sổ kế toán tổng hợp (sổ cái và sổ tổng hợp khác). Các sổ chi tiết được chi tiết cho từng xí nghiệp, từng loại sản phẩm, nguyên vật liệu. Khi có nhu cầu, phần mềm kế toán sẽ tự động in ra các sổ chi tiết và sổ cái (sổ tổng hợp lên tài khoản 3 chữ số) Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng: Hệ thống chứng từ mà Công ty đang sử dụng tuân theo biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: Tại Công ty Công ty quản lý toàn bộ việc thu chi, thanh toán của các xí nghiệp, ban chỉ huy công trường, ban quản lý các dự án, khối văn phòng Công ty, trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu, do vậy chứng từ sử dụng tại Công ty là rất nhiều, từ chứng từ về tiền, về TSCĐ, về lao động tiền lương, về hàng tồn kho, về bán hàng,… Tuy nhiên, một số chứng từ mẫu biểu áp dụng tại Công ty có khác đôi chút so với quy định, đó là cột số tiền thì chi tiết thành tiền Việt Nam Đồng và tiền ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ. Chẳng hạn, với phiếu nhập kho, mục “ Đơn giá” và “Thành tiền” được chi tiết theo đơn vị tiền tệ là VNĐ và USD, và thêm cột “Tỷ giá” (xem mẫu tại Phụ lục số 06). Việc chi tiết này nhằm đảm bảo việc ghi sổ chính xác cả về lượng và tiền, tỷ giá ghi nhận trong trường hợp doanh nghiệp đi nhập NVL, hàng hóa từ các quốc gia khác. Tại xí nghiệp Mọi chứng từ thanh toán tại các xí nghiệp đều được chuyển về phòng Kế toán – Tài chính hạch toán tập trung. Nên chứng từ sử dụng chủ yếu tại xí nghiệp là chứng từ về lao động như bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng thanh toán tiền lương; chứng từ về hàng tồn kho như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm nghiệm, Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa. Tại công trường Cũng như xí nghiệp, thì mọi chứng từ thanh toán đều được tập hợp rồi chuyển về phòng Kế toán – Tài chính hạch toán tập trung. Chứng từ sử dụng chủ yếu là: Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng, phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho, Lệnh điều chuyển tài sản, Biên bản bàn giao, nhận tài sản,.. * Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty Với đặc điểm kinh doanh đa ngành nghề của mình, Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán trong danh mục hệ thống tài khoản theo Quyết định số 1141/TC-QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, các Thông tư hướng dẫn liên quan và mới đây nhất là Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Chế độ kế toán doanh nghiệp”. Danh mục tài khoản của Công ty được chi tiết qua Phụ lục số 11: Hệ thống tài khoản kế toán. Các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết cấp 1 tuân theo quy định của Bộ Tài chính. Các tài khoản chi tiết cấp 2, 3, 4 được mở theo từng loại sản phẩm và theo yêu cầu quản lý của Công ty. Các tài khoản cấp 4 được mở chi tiết đến 6 chữ số. Các tài khoản chi tiết dùng để theo dõi từng chủng loại tài sản, doanh thu, chi phí, kinh phí cấp cho các đơn vị cấp dưới, hay để theo dõi các nghiệp vụ cụ thể và chi tiết hơn. * Hệ thống báo cáo áp dụng tại Công ty Cũng như hệ thống sổ sách và tài khoản kế toán, Công ty tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính và của Tổng Công ty về việc lập và gửi các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Báo cáo tài chính mà Công ty tiến hành lập là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập hàng quý và theo năm. Với báo cáo năm thì được kiểm toán bới Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn A&C rồi mới được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài các báo cáo trên, để phục vụ cho công tác quản lý nội bộ thì Công ty tiến hành lập thêm các báo cáo nội bộ khác như: Báo cáo chi phí SXKD theo yếu tố, Báo cáo tình hình thu nhập của công nhân viên, Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả,… * Quy trình ghi sổ bằng kế toán máy Phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng là Phần mềm kế toán của Công ty cổ phần Công nghệ dịch vụ ANA. Mỗi nhân viên phần hành được phân quyền sử dụng riêng cho từng phần hành và chỉ được nhập, đọc, in các dữ liệu liên quan đến phần hành của mình. Kế toán trưởng là người có quyền cao nhất được chiết xuất mọi dữ liệu từ phần mềm kế toán. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập chứng từ. Việc ghi sổ sẽ được thực hiện ngay sau đó, quá trình này gọi là nhập liệu. Máy tính sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết và tổng hợp. Cuối kỳ, khi các bút toán điều chỉnh được thực hiện xong, kế toán yêu cầu in sổ, báo cáo, thì phần mềm sẽ tự động chiết xuất ra kết quả. Quy trình ghi sổ theo phần mềm kế toán được thể hiện qua Phụ lục số 04: Trình tự ghi sổ theo phần mềm ANA. Phần mềm ANA về cơ bản là đáp ứng tốt các yêu cầu hạch toán kế toán, quản lý của doanh nghiệp. Tuy vậy, một số phần hành như phần hành TSCĐ, CCDC, lương và các khoản trích theo lương, kế toán vẫn phải tính riêng trên bảng tính Excel rồi định kỳ mới nhập liệu vào phần mềm. Cụ thể là đối với phần hành TSCĐ, phần mềm kế toán chỉ cho áp dụng duy nhất một phương pháp tính và trích khấu hao TSCĐ là theo phương pháp đường thẳng. Mà hiện tại Công ty không chỉ áp dụng phương pháp tính khấu hao này mà còn áp dụng thêm các phương pháp khác như theo số năm sử dụng còn lại, và theo phương án vay vốn ngân hàng. Việc tính và trích khấu hao cho những tài sản này phải được thực hiện riêng trên Excel. Định kỳ, hàng tháng kế toán mới nhập số khấu hao của tài sản đó vào phần mềm. Để phần mềm tự động tính chi phí, giá vốn cho sản phẩm mà sử dụng tài sản đó. 2.2. Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng 2.2.1. Thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng là đơn vị thực hiện hạch toán độc lập. Vì vậy, công tác hạch toán kế toán của Công ty phải tuân thủ các quy định cụ thể của Bộ Tài chính về những vấn đề có liên quan. Công tác lập báo cáo tài chính cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi nên việc lập Báo cáo tài chính cũng phải tuân theo các yêu cầu của Tổng Công ty để phục vụ việc hợp nhất báo cáo tài chính. Trong quá trình thực hiện công tác kế toán, Công ty luôn tuân thủ các quy định được ban hành, phù hợp với chuẩn mực. Các mẫu biểu sử dụng tại Công ty được tuân theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006 bao gồm: - Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản lý tại Công ty và Tổng Công ty, Công ty có lập thêm hệ thống báo cáo nội bộ, nhằm làm chi tiết hơn các chỉ tiêu được trình bày trên Báo cáo tài chính. Các đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng như các chi nhánh cũng được áp dụng phần mềm kế toán như Công ty. Tại các chi nhánh, kế toán trưởng các chi nhánh chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo gửi lên Công ty. Các báo cáo mà các chi nhánh phải lập và gửi lên là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (chi tiết báo cáo doanh thu và báo cáo chi phí), và các báo cáo tổng hợp khác. Theo quy định của Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi cũng như của Bộ Tài chính, Báo cáo tài chính của Công ty phải được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập rồi mới được gửi đến các cơ quan chức năng. Năm 2006, hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty do Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn A&C kiểm toán. 2.2.1.1. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính Kế toán tổng hợp có trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính trên số liệu phần mềm kế toán và số liệu do kế toán viên các phần hành cung cấp. Sau khi kế toán trưởng duyệt, các Báo cáo tài chính được trình lên Giám đốc Công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này để trình lên Hội đồng quản trị thông qua và được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông. 2.2.1.2. Thời hạn và nơi gửi Báo cáo tài chính Công ty tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Tài chính về thời hạn nộp Báo cáo tài chính. Cụ thể là: Đối với Báo cáo tài chính quý thì Công ty nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với báo cáo năm thì Công ty nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm, tức là vào 31/03 hàng năm. Khi kết thúc niên độ kế toán, tức là vào 31/12, kế toán các phần hành có trách nhiệm trong 15 đến 25 ngày phải hoàn thành mọi công việc liên quan đến phần hành kế toán của mình. Đến 31/01 năm sau, là hạn cuối cùng để các chi nhánh gửi Báo cáo tài chính lên Công ty. Sau đó, trong vòng 7 ngày, kế toán tổng hợp có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính rồi được kiểm tra lại bởi kế toán trưởng, và báo cáo với Giám đốc. Báo cáo tài chính của toàn Công ty sẽ được kiểm toán sau đó, và Báo cáo tài chính đã được kiểm toán mới được trình lên Đại hội đồng cổ đông và được gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trước 31/03 năm sau. Nơi nộp báo cáo: Ngoài việc nộp báo cáo theo quy định, Công ty còn nộp báo cáo đã được kiểm toán của mình đến các Ngân hàng mà Công ty có quan hệ vay vốn. Nơi gửi báo cáo năm 2006 của Công ty là: Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính Chi cục Tài chính doanh nghiệp – Sở Tài chính Hà Nội Cục Thống kê Thành phố Hà Nội Cục Thuế Thành phố Hà Nội Ngân hàng Công thương Khu vực Đống Đa – Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Đống Đa – Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Linh Đàm - Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Thanh Trì - Hà Nội 2.2.1.3. Quy trình lập Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Trong phần mềm kế toán của Công ty cổ phần Công nghệ dịch vụ ANA thì phần hành kế toán tổng hợp chưa đáp ứng được so với nhu cầu quản lý. Các mẫu biểu được tự động in ra từ phần mềm chưa được cập nhật theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính cũng như báo cáo nội bộ, việc này được thực hiện trên bảng tính Excel sau khi tổng hợp số liệu từ bảng cân đối phát sinh, và số liệu từ các kế toán viên các phần hành thông qua mạng nội bộ và Báo cáo tài chính của các chi nhánh gửi lên. Từ bộ số liệu thu được, kế toán tổng hợp lên Báo cáo tài chính và các báo cáo khác. Căn cứ để lập Báo cáo tài chính là hệ thống sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh, Báo cáo tài chính của các chi nhánh hạch toán độc lập cùng hệ thống Báo cáo tài chính niên độ kế toán trước. 2.2.1.3.1. Bảng cân đối kế toán (phụ lục số 07) Để lập Bảng cân đối kế toán kế toán tổng hợp dựa trên những chính sách kế toán mà Công ty đang áp dụng cũng như các nguyên tắc được quy định tại các Chuẩn mực kế toán có liên quan. Các phương pháp ảnh hưởng đến chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo tài chính bao gồm: + Kỳ kế toán năm: Niên độ kế toán mà Công ty áp dụng để hạch toán là trùng với năm dương lịch, tức là bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ) + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Công ty áp dụng nguyên tắc là: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá đích danh Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và theo giá trị còn lại Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: Đường thẳng, theo số năm sử dụng còn lại và theo phương án vay vốn ngân hàng. Phương pháp khấu hao áp dụng tại Công ty phù hợp với quy định trong Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/12/2003 về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thời gian sử dụng hữu ích của các nhóm tài sản được quy định như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc: 10 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 năm - Máy móc thiết bị : 5 năm - TSCĐ hữu hình khác: 3 năm - Phương tiện vận tải truyền dẫn : 6 năm + Đối với các khoản dự phòng: Công ty đã tiến hành trích lập một phần dự phòng phải thu khó đòi. Qua đây có thể thấy, các phương pháp kế toán mà Công ty áp dụng là phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty. Là một Công ty kinh doanh đa ngành nghề, nên hàng tồn kho, vật tư của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại, do vậy Công ty sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên là hoàn toàn phù hợp. Công ty mới chuyển đổi sang Công ty cổ phần từ 01/12/2005, việc trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi là hợp lý, vì Công ty hiện có nhiểu khoản nợ đọng từ Công ty cũ chưa được thanh toán. Những khoản nợ không có khả năng thu hồi sau khi được xử lý, sẽ vẫn được theo dõi trên TK ngoài Bảng cân đối kế toán. - Căn cứ lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty: Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở số dư các TK loại 1, 2, 3, 4 và loại 0 trên các sổ kế toán chi tiết, và sổ kế toán tổng hợp, Bảng cân đối kế toán cuối niên độ trước, Bảng cân đối phát sinh các TK và Bảng cân đối kế toán của các chi nhánh gửi lên, bảng cân đối phát sinh, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết do các chi nhánh gửi kèm. - Quy trình lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty: Về việc kiểm tra số liệu khi lên Bảng cân đối kế toán: Cuối mỗi niên độ kế toán, các kế toán viên các phần hành tiến hành kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu của các TK chi tiết, TK tổng hợp do mình phụ trách, tiến hành tổng hợp số liệu và điều chỉnh (nếu cần thiết) và khóa sổ. Đối với các Báo cáo do các chi nhánh gửi lên, kế toán tổng hợp kiểm tra sự chính xác các số liệu của Bảng cân đối kế toán do các chi nhánh gửi lên bằng cách kiểm tra ngược lại Bảng cân đối phát sinh, sau đó đối chiếu tiếp với sổ cái và sổ chi tiết, các bảng tổng hợp, và đối chiếu với cả kế toán thanh toán về các khoản tạm ứng, thanh toán hộ cho các chi nhánh hay các khoản cấp vốn kinh doanh cho các đơn vị cấp dưới. Quy trình lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty: Phần mềm kế toán sẽ tự động chiết xuất ra Bảng cân đối phát sinh, Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối phát sinh, sổ cái và sổ chi tiết TK các chi nhánh gửi lên, kế toán tổng hợp lên Bảng cân đối phát sinh toàn Công ty. Từ đây, kế toán tổng hợp mới lên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu được trình bày sẵn. Trên Bảng cân đối kế toán chỉ có các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết nếu cần thiết sẽ được trình bày trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Tóm lại, công tác lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng tuân theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc loại trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ được thực hiện chính xác nhờ sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Việc lập Bảng cân đối kế toán đã đáp ứng đúng các nguyên tắc đề ra, nhưng Công ty vẫn chưa tính và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, do vậy nguyên tắc thận trọng có thể bị ảnh hưởng. 2.2.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phụ lục số 08) Do đặc điểm kinh doanh của Công ty nên các chỉ tiêu cấu thành Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng có đặc điểm riêng. Hoạt động kinh doanh của Công ty rất đa dạng gồm xây dựng công trình thủy điện, sản xuất, thương mại và thiết kế tư vấn. Do vậy, việc tập hợp, theo dõi doanh thu, chi phí trực tiếp liên quan rất phức tạp nhưng được phân công cụ thể. Sau đây là một số đặc điểm của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và sự phân công trong công tác kế toán của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng: - Doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán: Kế toán tổng hợp phụ trách. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ được chi tiết theo các xí nghiệp và theo các công trình thủy điện mà Công ty đang thi công bao gồm: - Doanh thu bán hàng XNCĐ 1 - Doanh thu bán hàng phòng KHĐT - Doanh thu bán hàng XNCĐ 2 - Doanh thu bán hàng Ban CNC - Doanh thu bán hàng XNCĐ 3 - Doanh thu bán hàng CT Pleikrông + XNXL - Doanh thu bán hàng XNCĐ 4 - Doanh thu bán hàng TTCGCN & XLMT - Doanh thu bán hàng TTTM - Doanh thu bán hàng công trường Sê San 4 - Doanh thu bán hàng VPCT - Doanh thu bán hàng XNXL - Doanh thu bán hàng công trường Bình Điền + Các khoản giảm trừ doanh thu: trong các năm gần đây đều bằng 0. + Giá vốn háng bán: Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn hàng bán, giá thành sản xuất sản phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ tư vấn đã cung cấp trong kỳ báo cáo. + Doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính, thu nhập khác, chi phí khác: Kế toán tổng hợp phụ trách. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoanrt tiền lãi gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, và cũng được chi tiết theo các xí nghiệp và theo các công trình thủy điện đang thi công. Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng, và chi phí thuê tài sản cố định thuê tài chính. + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán các phần hành phụ trách. Đây là phần chi phí liên quan đến việc bán hàng, quản lý doanh nghiệp. + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc347.doc
Tài liệu liên quan