Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự ở Công ty May xuất khẩu 3-2 Hoà Bình

MỤC LỤC

LỜINÓI ĐẦU.1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

I .KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

1.Các kháI niệm.3

1.1.Quảnlý.3

1.2.Tài nguyên nhân lực.3

1.3.Quản lý nhân sự.3

1.4.Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .4

2. Mục tiêu của quản lý nhân sự.6

3.Đặc trưng của quản lý nhân sự.7

II.CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ SỰ.7

III. MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ

1.Môi trường bên ngoài.8

2.Môi trường bên trong.9

 

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI

CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH

 

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH

1.Quá trình hình thành.10

2.Chức năng.10

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhân sự của Công ty.11

4.Cơ cấu về nguồn lực.15

5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.15

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH

 

1.Tình hình đội ngũ lao động.16

a.Quy mô và cơ cấu đội ngũ lao động.16

b.Về trình độ và giới tính của đội ngũ lao động.17

2.Công tác tuyển dụng nhân sự.19

3.Công tác dào tạo và phát triển nhân sự.20

4.Tiền lương và tiền thưởng.23

 

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QƯỦAN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH

 

I.ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG MẤY NĂM QUA

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẺ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH.30

III.KIẾN NGHỊ. 34

KẾT LUẬN .35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự ở Công ty May xuất khẩu 3-2 Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc: - Xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển sản xuất. Quản lý điều hành công tác xuất nhập khẩu. Quản lý điều hành Chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng theo quy định của Nhà nước và Công ty. Phụ trách phòng vật tư cơ giới, điều hành công tác sử dụng vật tư cơ giới. Tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, khai thác thị trường kinh doanh. * Phòng Tổ chức hành chính. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các vấn đề quản lý người lao động, thực hiện các chế độ chung của Nhà nước về lao động. Giải quyết các công việc về thủ tục hành chính, văn thư, quản lý con dấu, lưu trữ công văn, sao chụp tài liệu phục vụ hoạt động của Công ty theo quy định của Giám đốc. * Phòng Kế toán - tài vụ. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về toàn bộ nguồn vốn và tính hiệu quả kinh tế của việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Hướng dẫn theo dõi mọi hoạt động liên quan tới tài chính của Công ty, các số liệu thống kê, báo cáo định kỳ, hoạch toán nội bộ theo quy định của Công ty và Bộ tài chính, kiểm tra và kiểm soát các phương án kinh doanh đã duyệt và đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hoạch toán chính xác, lập quỹ dự phòng để kịp thời giải quyết các phát sinh bất lợi. * Phòng Kế hoạch sản xuất. Phòng kế hoạch sản xuất thuộc khối văn phòng Công ty, là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo kịp thời, tiết kiệm và đúng pháp luật trong các lĩnh vực: Kế hoạch, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, vật tư và trang thiết bị phục vụ sản xuất, cơ khí xây lắp, đầu tư xây dựng. * Phòng Kỹ thuật. Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo quản lý hoạt động kỹ thuật đối với từng mã hàng, công trình. Đề xuất các giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ thiết bị mới, hệ thống quản lý mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất. Đảm bảo hoạt động sản xuất của Công ty luôn luôn tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. * Phòng Vật tư cơ giới. Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các công việc: đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị đầy đủ, kịp thời, đúng thủ tục và chỉ định mức đã duyệt về nguyên phụ liệu, điện, nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiệu quả, liên tục và tiết kiệm. * Phòng Trung tâm cung ứng lao động quốc tế. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác xuất khẩu lao động các nghề khán hộ công và giúp việc gia đình, thợ cơ khí, xây dựng đi thị trường Đài Loan, Liên Bang Nga và các nước khác. *Đội xây lắp. Chịu trách nhiệm thi công các công trình dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật, trong quá trình thi công phải tuân thủ đúng quy định xây dựng do Nhà nước ban hành, phải chịu trách nhiệm về công việc mà đội nhận làm. * Văn phòng đại diện. Chịu sự quản lý của Ban Giám đốc, có nhiệm vụ khai thác công việc tại Hải Phòng, Hà Nội thực hiện các công việc đã ký kết theo đúng quy chế đề ra của Công ty. * Các phòng ban còn lại như Ban đời sống, trạm Y tế, Công đoàn, ban bảo vệ: Có chức năng nhiệm vụ riêng của mình nhưng chủ yếu tập trung thực hiện công tác an toàn lao động, giữ trật tự an ninh cho Công ty và thực hiện kế hoạch đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động. Đánh giá chung: Kiểu cơ cấu tổ chức quản lý này trong bản thân nó có nhiều ưu điểm bảo đảm một chế độ trách nhiệm các chức năng công tác do chuyên môn hoá, tận dụng được khả năng của các phòng ban trong công việc giúp Giám đốc bớt được một số việc, để tập trung năng lực vào những công việc chính. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi một số nhược điểm bộ máy làm việc còn chồng chéo. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty được vẽ như sau: 4. Cơ cấu về nguồn lực Công ty có diện tích mặt bằng 15.000m2 gồm 5 nhà xưởng được trang thiết bị đầy đủ ánh sáng, quạt máy giúp cho công nhân sản xuất an toàn, thuận lợi. Công ty có 3 nhà ăn tập thể, 3 dãy nhà để xe, 3 dãy nhà tập thể dành cho cán bộ công nhân viên ở xa. Hiện nay, Công ty có khá nhiều máy móc thiết bị bao gồm: 500 máy may công nghiệp phục vụ cho 10 chuyền may xuất khẩu và nội địa và các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chế tạo, gia công các sản phẩm trong ngành cơ khí, ôtô, thuỷ lợi, nông- lâm nghiệp, máy móc thiết bị phục vụ cho thi công các công trình xây dựng, cấp thoát nước và các công trình điện. Đây là các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất mới 100% nhập của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...Đây là một lợi thế lớn về máy móc thiết bị của Công ty. Về lao động, hiện nay toàn Công ty có 710 người phần lớn là người của tỉnh Hoà Bình được tuyển cho mấy năm gần đây theo chế độ hợp đồng dài hạn. Nhìn chung số lượng lao động của Công ty có tuổi nghề ít, tốt nghiệp tối thiểu là phổ thông cơ sở (hết lớp 9) đủ để đáp ứng được yêu cầu của Công ty nhưng phần lớn là học hết phổ thông trung học. Đây là lực lượng lao động trẻ, khoẻ, nhiệt tình làm việc, có khả năng nhanh chóng làm quen và đảm đương được các công việc có công nghệ hiện đại. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là Hàng may mặc, xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Âu và Đông Âu. Sự cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, Công ty đã không ngừng đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng đều, ổn định và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May xuất khẩu 3-2 Hoà Bình Theo báo cáo trong mấy năm gần đây từ khi tái thành lập đến nay những số liệu mà Công ty đưa ra cho ta thấy rằng Công ty đang phát triển và đi lên theo định hướng đúng đắn của một Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Xem xét một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Stt Chỉ tiêu Đvt Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 A B C 1 2 3 1 Giá trị sản xuất Tr.đ 5.418 11.270 12.500 2 Doanh thu công nghiệp Tr.đ 6.247 11.200 12.300 3 Kim ngạch XNK USD 1.200.000 1.700.000 2.000.000 4 Thu nhập bình quân ng/tháng 1000đ 350 400 500 5 Nộp ngân sách Tr.đ 229 400 500 Nguồn trích: Phòng Kế hoạch sản xuất Nhìn chung, các chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong năm 2001 đều tăng so với năm trước, điều đó cho thấy rằng chiều hướng phát triển của Công ty đang đi lên. Năm 2000 là năm Công ty có sự phát triển nhanh so với năm 1999 như vậy làm cho thu nhập của Cán bộ công nhân viên dần dần được nâng cao. Công ty hàng năm đã nộp vào ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Điều này đã khẳng định hướng phát triển đa ngành, đa nghề ở Công ty bước đầu gặp nhiều thuận lợi. Từ khi Công ty tái thành lập, mặc dù còn rất nhiều khó khăn song với sự quan tâm thường xuyên của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở công nghiệp, Sở LĐTB & XH và các Sở ban hành trong tỉnh. Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một ổn định và phát triển doanh thu, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày được nâng cao, các quyền lợi và chế độ của người lao động được đảm bảo, các nghĩa vụ tham gia ngân sách thực hiện tốt, quan hệ bạn hàng, thị trường ngày được mở rộng. II. thực trạng công tác quản lý nhân sự tại Công ty May khẩu 3-2 Hoà Bình 1. Tình hình về đội ngũ lao động trong Công ty a. Quy mô và cơ cấu đội ngũ lao động Tình hình chung về số lượng lao động trong toàn Công ty. Đơn vị tính: Người Năm 2000 2001 2002 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lao động 500 600 710 Hợp đồng dài hạn 300 60 450 75 550 77,5 Hợp đồng ngắn hạn 200 40 150 25 160 22,5 Nguồn trích: Phòng Tổ chức- Hành chính b. Về độ tuổi và giới tính của đội ngũ lao động * Độ tuổi Năm Nhóm tuổi 2000 2001 2002 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 18 – 28 200 40 255 42,5 370 52,1 29 –39 210 42 250 41,7 250 35,2 40 – 49 60 12 70 11,7 70 9,9 50> 30 6 25 4,1 20 2,8 Tổng 500 100 600 100 710 100 Nguồn trích: Phòng Tổ chức - Hành chính Số liệu trong bảng cho thấy, xét theo độ tuổi, đội ngũ lao động của Công ty như sau: + Nhóm tuổi từ 18 - 28 tuổi: Là những công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động của Công ty (năm 2000 = 40%, năm 2001 = 42,5%, năm 2002 = 52,1%), do có độ tuổi khá trẻ nên họ có sức khoẻ dồi dào, một số lớn chưa vướng bận gia đình, say mê công việc, nhiệt tình, ham học hỏi, nắm bắt nhanh các dây chuyền của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, họ có trình độ tay nghề thấp, tính kiên trì, bền bỉ và những kinh nghiệm ứng xử cần thiết trước các vấn đề khó khăn phát sinh trong lao động còn bị hạn chế. + Nhóm tuổi từ 29 - 39 tuổi: Số lao động này chiếm khá lớn và có vị trí quan trọng trong Công ty (năm 2000 = 42%, năm 2001 = 41,7%, năm 2002 = 35,2%), số này có kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao, chuyên môn nghiệp vụ khá, họ luôn hoàn thành tốt công việc được giao. + Nhóm tuổi từ 40 - 49 và trên 50 tuổi: Số này chiếm tỷ lệ ít, là những người có uy tín, kinh nghiệm, có trình độ hiện nay họ đang nắm giữ các cương vị chủ chốt của Công ty: từ Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phó các phòng ban, quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất... Đây là lực lượng góp phần quyết định vào thành công của Công ty. Tuy nhiên, so với quy mô đang phát triển và mở rộng, cùng với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của Công ty thì lực lượng này quá ít, vì những lý do khác nhau (đến tuổi về hưu, không có điều kiện phát triển, thu nhập ít...) một số người vẫn tiếp tục rời bỏ Công ty, tạo thêm những chỗ trống trong đội ngũ này, đây cũng là vấn đề khó khăn Công ty đang cần phải giải quyết. * Giới tính Đội ngũ lao động của Công ty phân theo giới tính. Năm Giới tính 2000 2001 2002 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 200 40 210 35 250 35,2 Nữ 300 60 390 65 460 64,8 Tổng số 500 100 600 100 710 100 Nguồn trích: Phòng Tổ chức - Hành chính Số liệu trong bảng cho ta thấy, lao động nữ nhiều hơn nam do yêu cầu của công việc, sản xuất hàng may mặc đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo, điều này sẵn có trong tố chất của người phụ nữ. Lao động nữ nhiều trong Công ty làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm khác trong quản lý nhân sự như: Giải quyết các vấn đề sinh đẻ, nghỉ chăm sóc con ốm... 2. Công tác tuyển dụng nhân sự Như trên đã nêu, trong mấy năm trở lại đây, do mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty có nhu cầu khá lớn về lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất. Nên vấn đề tuyển dụng công nhân sản xuất được Công ty rất chú trọng và tiến hành thường xuyên, liên tục làm nhiều đợt. Đối tượng tuyển dụng của Công ty nhằm chủ yếu vào con em công nhân lao động địa phương sở tại và các vùng lân cận, có điều kiện ưu tiên nhất định đối với con em gia đình thương binh liệt sĩ và có công với cách mạng. Các đối tượng này cần đạt được những tiêu chuẩn sau : Văn hoá tốt nghiệp phổ thông trung học, sức khoẻ tốt không mắc bệnh truyền nhiễm . Tư cách đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, khả năng làm việc ban đầu biết sử dụng và làm việc trên máy may công nghiệp. Phòng tổ chức hành chính được giao đảm nhận việc tổ chức tuyển dụng lao động. Thông thường trước một đợt tuyển dụng công ty thông báo nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng một cách công khai, rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyển dụng qua giới thiệu từ những cán bộ công nhân viên đang làm tại công ty, qua số sinh viên đang thực tập tại công ty... Trưởng phòng tổ chức sẽ chủ trì việc tuyển dụng việc tuyển chọn như sau: Nộp hồ sơ đăng ký, phỏng vấn sơ bộ, xem xét đơn xin việc, trắc nghiệm, phỏng vấn xâu kỹ, tra cứu hồ sơ, quyết định tuyển chọn, khám sức khoẻ, bố trí sử dụng. Sau khi nhân viên mới được tuyển chọn họ được phân công vào các phòng ban cần tuyển để thử việc, thời gian thư việc từ 2-3 tháng, các trưởng phòng bố người theo dõi công việc của các nhân viên thử việc, sau đó đưa ra nhận xét. Đây là cơ sở để Công ty đưa ra quyết định đối với nhân viên thử việc. Nếu nhân viên thử việc được đánh giá là đạt yêu cầu so với những tiêu chuẩn do Công ty đề ra đối với công việc mà các ứng viên đang làm họ sẽ được nhận chính thức và ký hợp đồng dài hạn. Sơ đồ quá trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty được vẽ như sau: Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong Người được tuyển mộ nộp đơn Những người không được tuyển Phỏng vấn sơ bộ Xem xét đơn xin việc Trắc nghiệm Phỏng vấn sâu kỹ Tra cứu hồ sơ Quyết định tuyển chọn Khám sức khoẻ Bố trí sử dụng Việc tuyển dụng lao động như vậy trong mấy năm vừa qua không chỉ đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của Công ty, góp phần giải quyết nhu cầu về công ăn việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp trong tỉnh thực hiện các chính sách ổn và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình. 3.Công tác đào tạo nhân sự. Như trên đã nêu, đội ngũ lao động của Công ty hiện nay phát triển khá mạnh về số lượng và chất lượng cùng với quy mô tăng thêm sản xuất. Bộ phận cán bộ quản lý tuy đã có thích ứng với nhu cầu của thời cuộc nhưng vẫn chưa đủ kiến thức để hoàn thành tốt các công việc mới, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin với những công nghệ mới đang tác động mạnh đến cung cách quản lý, kỹ năng lao động và tác phong, nếp nghĩ của mọi người trong Công ty. Bộ phận công nhân sản xuất với tình hình vừa tuyển chọn vừa đào tạo gấp rút đã tạo nên một đội ngũ thợ mà phần lớn có trình độ bậc thợ chỉ ở mức độ khởi điểm, chỉ đủ đáp ứng yêu cầu tối thiểu của sản xuất. Vì vậy, đào tạo là một phần rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển nhằm hoàn thiện đội ngũ lao động của một Doanh nghiệp và là phương pháp tốt nhất giúp Doanh nghiệp làm mạnh thêm đội ngũ lao động của mình. Nhận thấy được khá rõ vấn đề này, do đó Ban lãnh đạo Công ty hàng năm thường xuyên gửi cán bộ công nhân viên chức của mình đi học tập cử các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đi tham quan tập huấn để học tập kinh nghiệm quản lý hoặc kỹ thuật mới trong dây chuyền may, cơ khí, xây lắp. Mặt khác, Công ty còn mở các lớp đào tạo ngay tại các đơn vị thành viên bằng cách mời các Giáo viên thuộc các ngành may, cơ khí, xây lắp trực tiếp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cán bộ công nhân viên của các đơn vị thành viên, làm cho các đơn vị thành viên có đủ tiềm năng để cạnh tranh được với những Công ty khác trong cùng lĩnh vực. Tình hình đào tạo nhân lực trong 3 năm gần đây. Đơn vị tính: Người Năm Bậc 2000 2001 2002 Trên Đại học, Đại học 2 2 5 Cao đẳng 20 20 20 Trung học chuyên nghiệp 35 35 35 Cộng 57 57 60 Nguồn trích: Phòng Tổ chức Hành chính Theo bảng trên ta thấy Công ty cần có một đội ngũ lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ kế hoạch phát triển đa ngành, đa nghề của Công ty. Trước mắt Công ty tập trung đào tạo lại các nhân viên vi tính và sinh viên mới tốt nghiệp để phục vụ cho kế hoạch xuất khẩu lao động. Nguồn vốn đào tạo lấy từ nguồn vốn đào tạo và nguồn vốn đầu tư cho xuất khẩu lao động. Tiến tới tuyển dụng đào tạo công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ chuyên môn. Nguồn vốn đào tạo chủ yếu trích từ quỹ phát triển sản xuất và lập kế hoạch xin vốn đào tạo của Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các chương trình trên và sau đại học, chương trình Trung, Cao cấp Chính trị, quản lý kinh tế, hành chính, tổ chức... sẽ được lập kế hoạch, luân phiên gửi đi học tập ở các trường chính quy của Nhà nước. Trong 3 năm gần đây, tổng số công nhân viên của Công ty ngày một thay đổi cả chất và trình độ. Xem xét bảng sau: Tổng hợp chất lượng cán bộ quản lý và Công nhân kỹ thuật 3 năm gần đây. Bậc lao động Năm Trên Đại học Tỷ lệ % Đại học và Cao đẳng Tỷ lệ % Trung học Chuyên nghiệp Tỷ lệ % Công nhân kỹ thuật Tỷ lệ % Tổng số lao động Năm 2000 7 1,4 30 6,0 50 10,0 413 82,6 500 Năm 2001 9 1,5 50 8,3 85 14,2 456 76,0 600 Năm 2002 14 2.0 70 9,7 120 17,0 506 71,3 710 Nguồn trích: Phòng Tổ chức - Hành chính - So sánh về số lượng lao động và tỷ lệ phần trăm lao động năm 2000 với năm 2001, ta dễ dàng nhận thấy một số điểm sau: + Về số lượng: Các bậc lao động như trên Đại học, Đại học và Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật năm 2001 đều tăng lên so với năm 2000, kéo theo tổng số lao động trong toàn Công ty năm 2001 tăng lên là 100 lao động. Điều này nói lên rằng, Công ty đã nhận ra được tầm quan trọng của đội ngũ lao động trong sự nghiệp phát triển của Công ty, Công ty ngày càng chú trọng vào phát triển đội ngũ lao động của mình cũng như chăm lo đến đời sống của công nhân viên trong toàn Công ty. Vì vậy, số lượng cán bộ công nhân viên thuộc diện Trung học chuyên nghiệp ngày càng được quan tâm và đã được cho đi đào tạo tại các trường Đại học hoặc họ được đào tạo ngay tại Công ty từ đó làm cho trình độ của họ ngày càng cao, lực lượng lao động và Đại học của Công ty được nâng lên. + Về tỷ lệ phần trăm: Năm 2001, tổng số công nhân viên tăng lên 100 lao động so với năm 2000, nhưng so với công nhân viên trong toàn Công ty là 600 người lao động thì nó chiếm khoảng 16,7 %. Vì vậy, sự thay đổi tỷ lệ phần trăm giữa năm 2000 và năm 2001 là không đáng kể. - So sánh về số lượng lao động và tỷ lệ phần trăm lao động giữa năm 2001 và năm 2002, ta thấy: + Về số lượng lao động: Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên tăng lên là 110 người lao động, sự tăng lên này đã phản ánh được sự phát triển của Công ty. Số lượng lao động trên Đại học từ 9 người năm 2001 lên 14 người năm 2002, có được con số này là do Công ty gửi đi đào tạo tại các trường Đại học và một số là do Công ty tuyển dụng từ Công ty khác, sau khi được nhận về hoặc được đào tạo số lượng này được bổ nhiệm vào vị trí đúng với khả năng của họ trong Công ty như: Giám đốc, Phó Giám đốc, các Trưởng phòng có vị trí quan trọng trong Công ty, Số lượng Đại học, Cao đẳng, Trung học và Công nhân kỹ thuật tăng lên đáng kể, đây cũng là một cố gắng rất lớn của những người làm công tác nhân sự trong Công ty. + Về tỷ lệ phần trăm lao động: Ta thấy bậc trên Đại học, Đại học và Cao đẳng tăng lên tăng lên, điều này cho ta thấy sự lãnh đạo trong Công ty ngày càng trở lên chặt chẽ hơn và sự hoàn thành công việc sẽ đạt hiệu quả hơn dẫn đến đạt mục tiêu chung của Công ty. 4. Tiền lương và tiền thưởng Để đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho CBCNV Công ty đã áp dụng những hình thức trả lương sau: Tiền lương được xác định trên cơ sở năng suất lao động và ngày giờ công của người lao động. Người lao động phải hoàn thành định mức lao động tối thiểu đã xây dựng và phê duyệt, đủ ngày giờ công theo chế độ (26 ngày/tháng, 8 giờ/ngày), chỉ tính tiền làm thêm giờ khi người lao động đã hoàn thành định mức được giao và yêu cầu hoàn thành công việc ngoài định mức giao. + Lương khoán sản phẩm: Lương khoán sản phẩm được xác định trên thực tế năng suất lao động và thể hiện nhật trình công việc của từng cá nhân... Lk = Tổng số sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) x đơn giá + Lương khoán cố định: Được tính cho đủ số ngày trong tháng: Lương cố định Lk = x số công thực tế làm việc Số ngày trong tháng + Lương thời gian: Chỉ được tính cho các ngày lễ, tết và những công việc được khoán thời gian (áp dụng đối với người lao động tại Công ty từ 1 năm trở lên) nghỉ phép năm (đối với người hợp đồng dài hạn). + Lương khuyến khích sản xuất: Đối tượng được hưởng là: - Những lao động có thời hạn làm việc tại Công ty từ 1 tháng trở lên. - Không vi phạm nội quy (quy định) của Công ty. - Có ngày công từ 26 ngày trở lên. - Hoàn thành vượt mức kế hoạch, định mức lao động được giao trong tháng, ngày. - Tham gia đầy đủ những ngày làm thêm giờ theo yêu cầu. - Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động, có tinh thần hỗ trợ và tích cực xây dựng tổ, đội và đơn vị. - Đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm được giao, có tinh thần bảo quản và sử dụng thiết bị đúng quy định. Mức lương khuyến khích có 4 loại: A, B, C, D Loại A: 180.000 đ Loại B: 150.000 đ Loại C: 100.000 đ Loại D: 80.000 đ Trên cơ sở hoàn thành đúng công việc được giao, Ban Giám đốc bình xét và phân bổ chỉ tiêu cho các bộ phận nhưng không vượt quá các chỉ tiêu sau: Loại A: 35% tổng số lao động trong tổ, đội, phòng ban Loại B: 30% tổng số lao động trong tổ, đội, phòng ban Loại C: 20% tổng số lao động trong tổ, đội, phòng ban Loại D: 10% tổng số lao động trong tổ, đội, phòng ban Nguồn kinh phí: Do các đơn vị tính từ đơn giá được giao từ 20 - 25% kể khuyến khích sản xuất, phần còn lại phân bổ theo các chi phí sản xuất đúng quy định. Ngoài tiền lương, tiền thưởng Công ty còn bổ sung tích cực bằng các khoản tiền trợ cấp và phúc lợi khác chẳng hạn: + Khi có yêu cầu công nhân phải làm tăng ca để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất, thì thu nhập trong ca làm thêm được tính bằng 1,5 - 2 lần thu nhập của ca trước đó. + Vào các dịp lễ, tết công ty đều có quà thưởng cho người lao động với mức thưởng từ 100.000đ đến 300.00đ/người. + Những cán bộ công nhân ở xa Công ty có nhu cầu ở tập thể, sẽ được bố trí chỗ 4 người/phòng. + Công ty chú ý thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ xã hội như nghỉ phép, nghỉ đóng bảo hiểm xã hội, đảm bảo an toàn lao động. Với số lượng lao động khá đông đảo, tuổi trẻ và ưa năng động Công ty đã cố gắng tìm ra những hình thức đãi ngộ và động viên tinh thần phong phú, sinh động sao cho vừa góp phần làm sống động phong trào lao động sản xuất, vừa đảm bảo quan hệ cân bằng cần thiết nhu cầu nghỉ ngơi và sinh hoạt với điều kiện và yêu cầu làm việc. Từ đó tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động với nhau cũng như giữa người lao động đối với Công ty. Tổ chức liên tục các hoạt động văn hoá, văn nghệ, câu lạc bộ thể thao của Công ty hoặc kết hợp, giao lưu với các doanh nghiệp khác và các tổ chức khác trong ngành hoặc trong huyện, tỉnh. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho người lao động. Tổ chức cho cán bộ công nhân đi nghỉ mát, du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh... Trong đó, Công ty đặc biệt lưu ý khuyến khích tăng cường các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công... hướng cho các hoạt động này vào nề nếp và có nội dung cụ thể, thiết thực, gắn với phong trào thi đua lao động, rèn luyện tay nghề, nâng cao chuyên môn của công nhân viên chức và một loạt các phong trào quan trọng khác: ổn định dân số và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội. chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty May xuất khẩu 3-2 Hoà Bình I . đánh giá quá trình phát triển của công ty trong mấy năm qua * Thuận lợi: - Doanh nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Chủ quản và sự giúp đỡ có hiệu quả của các Ban ngành trong tỉnh. - Chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm đã thực sự phát huy được hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, khoẻ gắn bó với Doanh nghiệp, luôn đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và Ban Giám đốc. - Hàng hoá sản xuất luôn đảm bảo chất lượng, tiến bộ đã tạo ra niềm tin với nhiều đối tác trong nước và ngoài nước. Từ đó mở ra những thuận lợi cơ bản về khách hàng và về thị trường. * Khó khăn: - Doanh nghiệp mới được khôi phục sau hơn 4 năm, ngành nghề mới, công việc chưa ổn định. Vốn lưu động để sản xuất kinh doanh quá ít ỏi, Doanh nghiệp phải tự xoay sở tạo nguồn vốn để duy trì và phát triển sản xuất. - Đội ngũ công nhân tay nghề còn thấp, năng suất lao động chưa cao, đội ngũ cán bộ còn hạn chế nhất là nghề may. - Khó khăn cơ bản bao trùm lên các khó khăn là Doanh nghiệp đóng trên địa bàn miền núi, xa các trung tâm chính trị, văn hoá - xã hội, xa các trung tâm thương mại, các hải cảng, cửa khẩu làm tăng chi phí sản xuất, sức thu hút giảm. * Thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Là Doanh nghiệp Nhà nước với nhiệm vụ chính là: sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn. Nhiệm vụ cơ bản mà lãnh đạo quan tâm là đảm bảo việc làm đầy đủ cho Cán bộ công nhân viên - lao động, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và chính sách của Nhà nước. Ngay từ đầu năm, lãnh đạo Công ty đã củng cố và sắp xếp lại tổ chức để phù hợp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mở Đại hội công nhân viên chức, ký kết thoả ước lao động, củng cố và thành lập các hội đồng, tổ chức phát động các phong trào thi đua, tổ chức để mọi tập thể cá nhân trong toàn Công ty đăng ký thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Từ đó đã xây dựng trong toàn thể Cán bộ công nhân viên - lao động một phong trào thi đua sâu rộng và đều khắp, từ các phòng ban nghiệp vụ, các Xí nghiệp thành viên đến các tổ đội sản xuất đã giấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Với tinh thần đoàn kết hăng say, nhiệt tình lao động sáng tạo của Cán bộ công nhân viên - lao động trong toàn Công ty đang thường xuyên nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, đồng tâm cộng lực xây dựng Công ty. Lãnh đạo Công ty đã thường xuyên cùng các phòng ban nghiệp vụ tìm đối tác, ký kết hợp đồng kinh tế tạo đủ việc làm cho công nhân, điển hình trong chỉ đạo sản xuất, kinh doanh ngành may xuất khẩu. Trong những năm qua nhất là năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 lãnh đạo Công ty đã thường xuyên chỉ đạo, bám xưởng nắm bắt kịp thời những nhu cầu cụ thể, cần thiết trong dây chuyền sản xuất kinh doanh, tổ chức thiết kế bố trí những phương án tối ưu tạo ra hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100366.doc
Tài liệu liên quan