Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Huế

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các từ viết tắt iv

Danh mục các bảng biểu v

Danh mục các sơ đồ vii

Mục lục viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ, THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

 NHỎ VÀ VỪA 5

1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 5

1.1.1. Khái niệm về thuế 5

1.1.2. Đặc điểm của thuế 6

1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 8

1.1.4. Chính sách thuế và phân loại thuế 10

1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 11

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng 11

1.2.2. Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng 14

1.2.3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 15

1.3. QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA 18

1.3.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 18

1.3.2. Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 21

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 25

1.4.1. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế 25

1.4.2. Sự tuân thủ của doanh nghiệp về việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. 25

1.4.3. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế. 26

1.4.4. Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng 26

1.4.5. Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước 26

1.4.6. Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 27

1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 27

1.5.1. Một số nước trên Thế giới 27

1.5.2. Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong thời gian qua 30

1.5.3. Những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở các nước 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 -2011 33

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HUẾ

NĂM 2011 33

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33

2.1.2. Tình hình kinh tế thành phố Huế năm 2011 33

2.2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ 37

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 37

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 38

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ 39

2.2.4. Tình hình phân bổ cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Huế 40

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ 43

 

doc136 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếm 23.1% và năm 2011 là 24%). Và cũng thấy rằng thuế GTGT đã nộp trong giai đoạn 2009-2011 của các ngành đều tăng với ngành ăn uống tăng cao nhất là 196.9% và tiếp theo là ngành sản xuất với 162.7%. Bảng 2.4: Tình hình nộp thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2009-2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng thu DNNVV 12.537 17.637 29.293 5.100 140.7 11.656 166.1 Tr.đó: Thuế GTGT 7.456 10.541 18.694 3.085 141.4 8.153 177.3 Sản xuất 619 896 1.626 277 144.7 730 181.5 Ăn uống 1.096 1.718 3.254 622 156.7 1.536 189.4 Thương mại 1.931 2.435 4.487 504 126.1 2.052 184.3 Dịch vụ 1.372 1.813 3.477 441 132.1 1.664 191.8 Xây dựng 1.230 1.908 2.841 678 155.1 933 148.9 Vận tải 1.208 1.771 3.009 563 146.6 1.238 169.9 ( Nguồn: Báo cáo thống kê của Đội KK-KTT-TH- Chi cục thuế thành phố Huế) Có được điều này là do năm 2009, 2010 và 2011 là những năm thành phố Huế tổ chức sự kiện lễ hội Festival và đồng thời tình hình dịch cúm gia súc gia cầm giảm đáng kể so với các địa phương trong cả nước do vậy lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế tăng kéo theo doanh thu các ngành cũng tăng theo. 2.3.3. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế Bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ NNT là một trong những bộ phận đóng vai trò khá quan trọng trong công tác quản lý thuế. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với NNT, hướng dẫn NNT hiểu hơn và thực hiện quy trình đăng ký, kê khai và nộp thuế được dễ dàng hơn. Bảng 2.5: Kết quả công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT giai đoạn 2009-2011 Nội dung 2009 2010 2011 So sánh (11/09) (+/-) (%) - Số lượng các tài liệu, ấn phẩm đã phát cho NNT 1.021 1.120 1.243 222 121.7 - Hỗ trợ NNT qua các hình thức + Hướng dẫn tại cơ quan thuế 750 801 1.020 270 136 + Trả lời qua điện thoại 451 622 715 264 158.5 + Trả lời bằng văn bản 118 214 253 135 214.4 - Hỗ trợ thông qua hội nghị, hội thảo + Số cuộc 17 21 34 17 200 + Số DN tham dự 519 701 1.114 595 214.6 - Tổ chức các lớp tập huấn + Số lớp 5 7 19 14 380 + Số DN tham dự 394 702 1.165 771 295.7 (Nguồn: Đội TTHT – Chi cục thuế thành phố Huế) Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT ở Chi cục được thực hiện khá tốt thông qua việc giải đáp kịp thời và chính xác những vướng mắc của NNT về các chính sách thuế dưới các hình thức như hướng dẫn qua điện thoại hay trả lời NNT bằng các văn bản. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đã tăng việc tổ chức các buổi hội nghị (năm 2009 là 17 cuộc, năm 2010 là 21 cuộc và năm 2011 là 34 cuộc), tập huấn, phát hành các tài liệu ấn phẩm để phổ biến chính sách thuế đến người nộp thuế. 2.3.4. Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng Bảng 2.6: Tình hình hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp giai đoạn 2009-2011 Năm Số DN (dn) Số tiền đề nghị hoàn (trđ) Kết quả kiểm tra trước hoàn sau Thuế GTGT được hoàn Thuế GTGT không được hoàn Năm 2009 6 1.850 1.400 450 Năm 2010 8 2.150 1.450 700 Năm 2011 9 6.300 5.700 600 Cộng: 23 10.300 8.550 1.750 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Huế) Thực hiện quy định về hoàn thuế GTGT, sau khi tiếp nhận hồ sơ Chi cục trưởng chỉ đạo các Đội thuế có liên quan đẩy nhanh thời gian kiểm tra hoàn thuế, chuyển hồ sơ về Cục Thuế kịp thời, tạo điều kiện giảm bớt khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo chặt chẽ hồ sơ và thực hiện đúng theo quy trình. Việc hoàn thuế tập trung chủ yếu ở các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các DN đề nghị hoàn thuế lần đầu, theo qui định của Luật thuế GTGT thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn sau. Trong 3 năm tổng số DN đề nghị hoàn thuế trên địa bàn là 23, với số thuế đề nghị hoàn là 10.300 triệu đồng. Trong đó, số thuế được hoàn là 8.550 triệu đồng, tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất. Tổng số thuế không được hoàn là 1.750 triệu đồng, chiếm 16,7% tổng số thuế đề nghị hoàn. Qua kiểm tra, số thuế không được hoàn là do các DN vi phạm về kê khai thuế ,vi phạm về hóa đơn chứng từ như kê khai hóa đơn đầu vào không hợp lệ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hóa đơn không ghi đầy đủ các chỉ tiêu bắt buộc.. 2.3.5. Công tác kiểm tra thuế GTGT 2.3.5.1. Công tác kiểm tra thuế GTGT tại cơ quan thuế Công tác kiểm tra thuế hiện nay tại Chi cục thuế thành phố đang thực hiện theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế tại Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Theo bảng 2.7 ta thấy rằng tổng số hồ sơ thuế GTGT kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tăng qua các năm từ năm 2009 đến 2011, năm 2009 kiểm tra được 11.300 hồ sơ đến năm 2011 là 12.202 hồ sơ, nguyên nhân là do chủ trương của Chi cục là tăng cường kiểm tra, rà soát hồ sơ thuế của DN từ đó phát hiện và xử lý các vi phạm làm tăng nguồn thu cho NS. Tỉ lệ hồ sơ không được chấp nhận giảm qua các năm (năm 2009 là 20%, năm 2010 là 17% và đến năm 2011 là 15%) tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn cao, đồng thời số thuế thu được sau kiểm tra vẫn chưa phản ánh đúng thực tế mà một phần nguyên nhân là do số lượng hồ sơ cần kiểm tra nhiều nhưng số lượng cán bộ ít thêm vào đó là trình độ của cán bộ kiểm tra vẫn còn hạn chế và đây cũng chính là công tác cần hoàn thiện trong thời gian tới của Chi cục. Bảng 2.7: Kết quả công tác kiểm tra hồ sơ thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế giai đoạn 2009-2011 Đơn vị tính: hồ sơ Năm Tổng số hồ sơ đã kiểm tra Trong đó Tỷ lệ % hồ sơ không được chấp nhận/số hồ sơ đã kiểm tra Hồ sơ được chấp nhận Không được chấp nhận Số hồ sơ phải điều chỉnh Năm 2009 11.300 5.650 2.260 3.390 20 Năm 2010 11.750 7.402 1.998 2.350 17 Năm 2011 12.202 8.908 1.830 1.464 15 Tổng cộng 34.581 21.960 6.088 7.204 17.6 (Nguồn: Đội kiểm tra 1,3 – Chi cục thuế thành phố Huế) Trường hợp kiểm tra hồ sơ thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận thuế thì các cán bộ Kiểm tra sẽ yêu cầu DN giải trình, bổ sung, cung cấp thông tin tài liệu để chứng minh. Còn đối với những DN không bổ sung hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không đầy đủ thì cơ quan thuế sẽ tiến hành ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở DN. 2.3.5.2.Công tác kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở người nộp thuế Bảng 2.8: Tình hình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở DN giai đoạn 2009-2011 Năm Số DN kiểm tra (dn) Kết quả xử lý (trđ) KH TH TH/KH (%) Truy thu Phạt Tổng 2009 207 182 88 2.730 289 3.019 2010 250 225 90 4.050 424 4.474 2011 292 277 95 4.986 521 5.507 ( Nguồn: Chi cục thuế thành phố Huế ) Số liệu ở Bảng 2.8 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở DN qua các năm điều tăng nhưng lại không hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể năm 2009 thực hiện kế hoạch thấp nhất chỉ đạt 88% so với kế hoạch với tổng số tiền truy thu và phạt là 3.019 triệu đồng, năm 2010 và 2011 lần lượt đạt 90% và 95% tương ứng với số tiền truy thu và phạt là 4.474 và 5.507 triệu đồng. Nguyên nhân tình trạng này là do: - Chức năng nhiệm vụ của Đội kiểm tra thuế chưa được độc lập theo Luật quản lý thuế mà còn gắn với việc đôn đốc thực hiện dự toán thu, do đó có sự chi phối và ảnh hưởng lớn đến tính độc lập trong công tác kiểm tra. - Mặc dù đã có sự tăng cường cán bộ cho công tác kiểm tra qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu . Năm 2011 tỷ lệ cán bộ kiểm tra thuế chỉ chiếm 14,3% trên tổng số cán bộ và mỗi cán bộ kiểm tra được phân công đảm nhiệm phân tích hồ sơ khai thuế bình quân khoảng 60 DN (chưa kể các loại hồ sơ khác như hồ sơ khai thuế TNDN, TTĐB...). Ngoài nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế, còn phải kiểm tra thuế tại DN theo kế hoạch và kiểm tra hoàn thuế theo đề nghị của DN. Thực tế với yêu cầu khối lượng công việc lớn, do đó đã ảnh hưởng hiệu quả công tác kiểm tra. - Mặt khác trình độ cán bộ kiểm tra hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năng lực chuyên sâu về công tác kiểm tra , đặc biệt là thiếu kiến thức kế toán, vì vậy khả năng phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính của DN còn gặp nhiều khó khăn, việc nắm bắt diễn biến thông tin của DN trong quá trình hoạt động SXKD còn hạn chế, vì vậy chất lượng công tác kiểm tra chưa cao. 2.3.6. Công tác quản lý nợ thuế Thực hiện theo quy trình số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thì công tác quản lý nợ thuế đã được triển khai tích cực, đã tiến hành rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã đi vào nề nếp. Bảng 2.9: Tình hình nợ thuế GTGT của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) (10/09) (11/10) 1. Số DN nợ thuế GTGT DN 125 142 170 113.6 119.7 2. Thuế GTGT phải thu Trđ 8.794 12.231 21.382 139.1 174.8 3. Thuế GTGT đã thu Trđ 7.456 10.541 17.822 141.4 169.1 4. Thuế GTGT nợ Trđ 1.338 1.690 3.560 126.3 226.1 ( Nguồn: Đội KK-KTT-TH- Chi cục thuế thành phố Huế) Bên cạnh đó, đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã tiến hành đối chiếu số nợ với các bộ phận liên quan để cập nhật đầy đủ các khoản nợ đồng thời có chương trình kế hoạch thu nợ cho mỗi cán bộ. Ngoài ra Chi cục còn phối hợp với Công An theo quy chế liên ngành để thực hiện thu nợ đọng cũng như tiến hành cưỡng chế các DN nợ thuế trên 90 ngày. Tuy vậy tính đến ngày 31/12/2011 tổng số thuế nợ đọng của các DN nhỏ và vừa là 3.560 triệu đồng chiếm 16.6% trên tổng số thu các DN nhỏ và vừa đây là một tỉ lệ cao. Số DN nợ thuế tăng qua các năm làm cho số nợ cũng tăng, cụ thể năm 2010 so với năm 2009 là 26.3% , năm 2011 so với 2010 là 126.1%. Đây là vấn đề cần xem xét trong công tác quản lý nợ thuế hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này là do DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ thuế nhưng đồng thời còn do nguyên nhân chủ quan trong công tác quản lý nợ thuế như Chi cục chưa thực sự tìm ra các giải pháp tốt nhất ứng với tình hình thực tế ở địa phương, cũng như chưa áp dụng quyết liệt các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. 2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ Ngoài việc tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT dựa trên những nguồn số liệu thứ cấp khách quan được thu thập tại Chi cục thuế thành phố Huế, cũng như các nguồn tài liệu khác của niên giám thống kê Thành phố, các giáo trình, báo chíchúng tôi tiến hành khảo sát các DN và CBCC thuế dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về các nội dung của công tác quản lý thuế GTGT. 2.4.1. Thiết kế bảng hỏi Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sự đánh giá của CBCC Chi cục thuế thành phố Huế và các DN hiện đang kinh doanh trên địa bàn thành phố. Để đánh giá công tác quản lý thuế GTGT hiện nay, luận văn đã sử dụng phiếu khảo sát CBCC thuế và các DN nhỏ và vừa trên địa bàn theo các tiêu chí: Sự phù hợp của công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế Sự hài lòng về công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế Sự phù hợp của công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế Sự hài lòng về công tác quản lý nợ thuế Sự hợp lý của các chính sách thuế hiện nay Đánh giá chung về sự phù hợp của công tác quản lý thuế GTGT Dựa trên các tiêu chí đó, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi gồm 23 câu hỏi chung cho cả các DN và CBCC thuế nhằm biết được sự đánh giá của các nhóm khảo sát. Trong đó, 22 câu hỏi liên quan đến đánh giá của các DN và CBCC thuế về các hoạt động của công tác quản lý thuế GTGT và 1 câu hỏi đánh giá chung về sự phù hợp của công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế. Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Khá đồng ý; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý. Những câu hỏi được sử dụng khảo sát là những câu hỏi đã được điều chỉnh sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với thực tế sau khi chúng tôi tiến hành khảo sát thử 15 DN và 15 CBCC thuế. 2.4.2. Thiết kế mẫu Chúng tôi tiến hành phát ra 150 phiếu đối với các DN trên địa bàn và 100 phiếu đối với cán bộ văn phòng chi cục thuế. Phiếu được gửi cho DN tại Bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ NNT. Đối với cán bộ chúng tôi trực tiếp phát phiếu khảo sát. Tuy nhiên tỷ lệ thu nhận chỉ đạt 83.3% với 125 phiếu phản hồi (hợp lệ) từ DN và 83% với 83 phiếu phản hồi (hợp lệ) từ cán bộ. Tổng số phiếu được đưa vào phân tích bằng công cụ SPSS là 208 phiếu. 2.4.3. Thông tin tổng hợp về mẫu khảo sát 2.4.3.1. Thông tin về cán bộ công chức thuế Nhóm tuổi Cán bộ trong Chi cục tương đối lớn tuổi, đa phần là trên 30 tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 36 đến 50 tuổi ( chiếm 60% ). Nhóm tuổi này thường là những người có kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên do tuổi tác nên cũng thiếu sự nhạy bén trước những thay đổi của chính sách nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng. Nhóm tuổi từ 22 đến 35 tuổi chiếm tỉ trọng nhỏ (10%), chủ yếu là các cán bộ trẻ mới được tuyển dụng các năm 2009 và 2010. Nhóm này sẽ là lực lượng nồng cốt của Chi cục trong tương lai bởi trẻ tuổi và ham học hỏi nên sẽ đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành thuế. Trong toàn thể cán bộ của Chi cục thuế thì có 13 người từ 50 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 15,7% chủ yếu làm công tác văn phòng. Hiện tại thì đây là những cán bộ rất giàu nhiệt huyết, am hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ và đóng góp rất nhiều công sức cho công tác quản lý thuế của Chi cục. Giới tính Trong tổng số 83 cán bộ phản hồi phỏng vấn thì nam chiếm 51,8% với 40 người và nữ là 40 người chiếm 48,2%. Trình độ học vấn Cán bộ có bằng đại học là 40 người chiếm 48,2% , cao đẳng là 10 người chiếm 12%, trung cấp là 30 người chiếm 36,1% và sau đại học chiếm 3.7% với 3 người. Bộ phận công tác Chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ của văn phòng Chi cục với 100 phiếu, tuy nhiên có 17 phiếu không phản hồi hoặc có phản hồi nhưng không hợp lệ. Trong 83 phiếu hợp lệ bao gồm: 30 cán bộ ở bộ phận kiểm tra, 5 cán bộ ở bộ phận Tuyên truyền - hỗ trợ NNT, 15 cán bộ ở bộ phận Kê khai - kế toán thuế & Tin học, 7 cán bộ ở bộ phận Quản lý thu nợ & cưỡng chế nợ. Những bộ phận này là những bộ phận chức năng có tác động lớn đến công tác quản lý thuế và còn lại 26 cán bộ ở các bộ phận khác. Bảng 2.10: Thông tin mẫu khảo sát về CBCC thuế STT Nhóm Số phiếu % 1 2 3 4 5 Tuổi Từ 22-35 tuổi Từ 36-50 tuổi Trên 50 tuổi Giới tính Nữ Nam Trình độ học vấn Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Bộ phận công tác Kiểm tra Tuyên truyền – Hỗ trợ KK- KTT-TH QLN-CCNT Khác Số năm công tác Dưới 5 năm 5 năm - 10 năm 10 năm - 15 năm Trên 15 năm TỔNG 10 60 13 40 43 30 10 40 3 30 5 15 7 26 10 20 40 13 83 12.0 72.3 15.7 48.2 51.8 36.1 12.0 48.2 3.7 36.1 6.1 18.1 8.4 31.3 12.0 24.1 48.2 15.7 100 Số năm công tác Đa số cán bộ ở Chi cục đã công tác ở đây khá lâu, với 13 CB công tác trên 15 năm, 40 cán bộ công tác từ 10 đến 15 năm, 20 cán bộ công tác từ 5 đến 10 năm và công tác dưới 5 năm có 10 cán bộ. Nhìn chung số năm công tác cũng ảnh hưởng khá lớn đến chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong việc giải quyết các sự vụ, sự việc phát sinh hàng ngày ở cơ quan thuế. 2.4.3.2. Thông tin về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Huế Loại hình Phần lớn DN được khảo sát thuộc loại hình DNTN chiếm 56% vơi 70 DN đây là loại hình kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thành phố Huế, công ty TNHH có 40 chiếm 32%, công ty CP là 10 chiếm 8% và cuối cùng là Hợp tác xã chiếm 4% với 5 đơn vị. Ngành nghề kinh doanh Các DN trên địa bàn kinh doanh khá đa dạng ngành nghề từ sản xuất, thương mại, dịch vụ và nhiều ngành nghề khác như xây dựng, vận tải... Mỗi ngành nghề có từng đặc thù riêng nên đòi hỏi các DN phải có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn tốt để có thể đảm bảo công tác kê khai và quyết toán thuế một cách tốt nhất. Trong số 125 doanh nghiệp khảo sát có 25 DN thuộc ngành sản xuất, 55 DN thuộc ngành thương mại, 30 DN thuộc ngành dịch vụ và 15 DN thuộc ngành khác. Quy mô vốn Các DN kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế là những DN nhỏ và vừa, nguồn vốn phần lớn dưới 3 tỷ đồng. Cụ thể trong 125 DN khảo sát thì DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 40%, 56% DN với quy mô vốn từ 1 đến 3 tỷ đồng và số DN có nguồn vốn trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ chiếm 4 %. Quy mô vốn của DN cũng là một trong những nhân tố quyết định đến năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó cũng ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của các DN. Sử dụng phần mềm kế toán Trong tổng số 125 DN có phản hồi hợp lệ thì chỉ có 25 DN sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kê khai thuế chiếm 20%. Còn 100 DN không sử dụng phần mềm kế toán chiếm 80%. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc các DN chấp hành quy định về kê khai, nộp thuế và kế toán thuế GTGT. Bảng 2.11: Thông tin mẫu khảo sát về các DN nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Huế STT Nhóm Số phiếu % 1 2 3 4 Loại hình Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã Ngành nghề Sản xuất Thương mại Dịch vụ Khác Quy mô vốn Dưới 1 tỷ đồng Từ 1 đến 3 tỷ đồng Trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng Sử dụng phần mềm kế toán Có sử dụng Không sử dụng TỔNG 10 40 70 5 25 55 30 15 50 70 5 25 100 125 8 32 56 4 20 44 24 12 40 56 4 20 80 100 2.4.4. Kết quả khảo sát 2.4.4.1. Đánh giá chung của doanh nghiệp và cán bộ công chức thuế về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với DNNVV tại Chi cục thuế thành phố Huế 2.4.4.1.1. Về công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế Bảng 2.12 phản ánh kết quả kiểm định, ý kiến đánh giá của hai đối tượng khảo sát là DN và CBCC thuế về: 1. mẫu biểu tờ khai thuế GTGT thì theo kết quả xử lý cho thấy giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) = 0.000 nhỏ hơn α = 0,05 có nghĩa là ý kiến đánh giá về nội dung này có sự khác biệt giữa DN và CBCC thuế, đồng thời ý kiến đánh giá của CBCC thuế và DN có giá trị Mean lần lượt là 4,11 và 3,64 trên 3,5 điểm là kết quả cao; 2. Thủ tục đăng ký thuế; thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT và việc kê khai thuế GTGT theo phần mềm HTKK (hỗ trợ kê khai) có giá trị Sig.(2-tailed) lần lượt là 0,200; 0,166 và 0,244 đều lớn hơn α = 0,05. Kết quả này cho thấy DN và CBCC thuế có đánh giá tương đồng về các nội dung trên và những nội dung này điều được đánh giá cao với tất cả giá trị Mean đều lớn hơn 3.5 điểm . Điều này phù hợp với thực tế bởi vì Thủ tục đăng ký thuế; việc kê khai thuế GTGT bằng phần mềm HTKK rất đơn giản và dễ thực hiện; còn thời gian nộp tờ TK thuế GTGT rất phù hợp ( ngày 20 của tháng tiếp theo), tất các các yếu tố này giúp DN tiếp kiệm được thời gian cũng như chi phí kê khai thuế và CBCC thuế cũng thuận lợi hơn trong việc rà soát, kiểm tra việc khai thuế của DN. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số ít DN chưa có bộ máy kế toán tốt, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được việc kê khai theo phần mềm HTKK nên gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn cho công tác này do vậy đây cũng là vấn đề mà CQT cần khắc phục trong thời gian tới. 2.4.4.1.2. Về công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế Kiểm định ý kiến đánh giá của hai đối tượng khảo sát DN và CBCC thuế về nhóm công tác tuyên truyền- hỗ trợ người nộp thuế thì kết quả tại Bảng 2.12 cho thấy giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) về tinh thần, thái độ, văn hóa ứng xử của CB tuyên truyền; Thông tin từ Website ngành thuế lần lượt 0,207 và 0,432 đều lớn hơn α = 0,05 cho thấy ý kiến đánh giá của CBCC thuế và DN là như nhau, còn giá trị trung bình của 2 nội dung này đều ở mức khá tốt trên 3,15 điểm. Nội dung về kỷ năng giải quyết của CB tuyên truyền, tập huấn đối thoại cung cấp tài liệu và trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ DN có sự khác biệt trong đánh giá giữa DN và CBCC thuế với giá trị Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn α = 0,05. Các giá trị Mean của các nội dung này phần lớn đều lớn hơn 3 điểm, tuy nhiên gía trị Mean về trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp chỉ đạt 2.88 điểm cho thấy DN chưa đồng ý về trang thiết bị hỗ trợ của Chi cục thuế, mặc dù Mean đối với CBCC thuế là 3,49 điểm. Điều này đặt ra cần phải tăng cường hơn nữa các trang thiết bị phục vụ doanh nghiệp trong thời gian tới. 2.4.4.1.3. Về công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế Theo bảng 2.12 thì trong nhóm nhân tố này cũng nhận được sự đánh giá khác nhau về các nội dụng. Với Sig.(2-tailed) của thời gian và cơ cấu các cuộc kiểm tra và năng lực cán bộ kiểm tra lần lượt là 0,242 và 0,393 nên có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong đánh giá về các nội dung này từ phía DN và CBCC thuế. Giá trị Mean của các nội dung này được đánh giá từ cả DN và CBCC thuế đều cao trên 3,7 điểm chứng tỏ cả hai đối tượng khảo sát đều đánh giá các nội dung này là phù hợp. Các giá trị Sig.(2-tailed) còn lại đối với nội dung thủ tục hồ sơ hoàn thuế; thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế; phân tích hồ sơ, lựa chon doanh nghiệp kiểm tra và việc đề xuất xử lý vi phạm của cán bộ kiểm tra đều nhỏ hơn α = 0,05 cho thấy sự đánh giá khác nhau giữa DN và CBCC thuế. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi các CBCC thuế đánh giá việc lập kế hoạch kiểm tra và xử phạt các DN vi phạm pháp luật về thuế là đúng theo Luật quản lý thuế và Quy trình 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 về công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trong khi đó thì một số DN lại có ý kiến rằng việc lập kế hoạch kiểm tra DN một phần còn do ý kiến chủ quan của các CB kiểm tra, chỉ lựa chọn những DN lớn để tiến hành kiểm tra, trong khi có những DN nhỏ thì từ khi thành lập đến nay đã hơn 5 năm nhưng vẫn chưa được kiểm tra lần nào. 2.4.4.1.4. Về công tác quản lý nợ thuế Số liệu ở Bảng 2.12 cho thấy nội dung khảo sát ý kiến đánh giá về sự phối hợp giữa đội QLN-CCNT và các bộ phận liên quan; xử phạt nợ thuế có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 tức có sự khác nhau giữa DN và CBCC thuế. Tuy giá trị trung bình Mean của cả hai đối tượng khảo sát đều ở mức khá cao, trên 3,16 điểm nhưng vẫn có những ý kiến không tốt về hai nội dung này từ các DN. Ý kiến của một số DN tỏ ra không hài lòng với vấn đề chứng từ nộp thuế tại ngân hàng bởi sự phối kết hợp giữa ngân hàng và Chi cục thuế chưa tốt nên chứng từ nộp tiền thường được Chi cục cập nhật rất chậm, do đó nhiều DN đã nộp thuế rồi nhưng vẫn nhận được thông báo nợ thuế từ Đội QLN-CCNT của Chi cục gửi về gây nhiều phiền toái cho DN. Tương tự đối với việc xử phạt nợ thuế hiện nay, nhiều DN không đồng tình với mức xử phạt 0,05%/ ngày đối với các khoản nợ thuế như hiện nay họ cho rằng mức xử phạt này là hơi cao đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn có nhiều biến động thì việc nợ tiền thuế là điều không thể tránh khỏi. Quy trình quản lý nợ thuế lại nhận được sự đánh khá tốt từ cả hai đối tượng khảo sát với Sig.(2-tailed) là 0,312 và giá trị trung bình Mean của DN và CBCC thuế lần lượt là 3,41 và 3,51. 2.4.4.1.5. Về thủ tục, chính sách thuế Nhóm nhân tố này gồm bốn nội dung, trong đó chỉ có nội dung các loại thuế suất thuế GTGT đối với các mặt hàng chịu thuế hiện nay là nhận được sự đánh giá như nhau giữa DN và CBCC thuế với giá trị Sig.(2-tailed) là 0,272 lớn hơn α = 0,05 và giá trị trung bình Mean lớn hơn 3,5 chứng tỏ cả hai đối tượng khảo sát đều cho rằng việc quy định các loại thuế suất thuế GTGT như hiện nay là phù hợp, nhiệm vụ và trách nhiệm của DN và CBCC thuế là áp dụng đúng các loại thuế suất cho các mặt hàng chịu thuế. Các nội dung thủ tục thành lập DN, nội dung luật thuế GTGT và chính sách thuế GTGT thay đổi nhận các giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn α = 0,05. Sự khác biệt trong đánh giá là hoàn toàn hợp lý. Số liệu phân tích cho thấy giá trị trung bình Mean của CBCC thuế về các nội dung trên đều lớn hơn 3,1 tức ở mức khá cao. Có thể điều này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình nên các CBCC thuế đánh giá các nội dung này như hiện nay là đã hợp lý trong khi đó, các DN là đối tượng thực hiện và chịu ảnh hưởng lớn bởi sự tác động của các nội dung này nên có thể phản ánh khách quan hơn. Chính sách thuế GTGT thay đổi được các DN đánh giá không tốt, với giá trị trung bình Mean là 2,76. Các DN phản ánh chính sách thay đổi thường xuyên ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi các DN không kịp cập nhật được sự thay đổi và ngay cả khi cập nhật được thì cũng cần nhiều thời gian để thực hiện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện những thay đổi đó thì DN cũng gặp phải khá nhiều khó khăn với những biến động từ phía thị trường. Bảng 2.12: Đánh giá chung của DN và CBCC về công tác quản lý thuế GTGT Nhân tố Các biến phân tích Đối tượng Mean Sig. (2-tailed) Công tác Đăng ký Kê khai Nộp thuế 1. Thủ tục đăng ký thuế DN 3,54 0,200 CBCC 3,75 2. Mẫu biểu tờ khai thuế GTGT DN 3,64 0,000 CBCC 4,11 3. Thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT DN 3,55 0,166 CBCC 3,67 4. Việc kê khai thuế GTGT theo phần mềm HTKK DN 3,50 0,244 CBCC 3,60 Công tác Tuyên truyền Hỗ trợ Người nộp Thuế 1. Tinh thần, thái độ, văn hóa ứng xử của CB tuyên truyền DN 3,62 0,207 CBCC 3,72 2. Kỷ năng giải quyết công việc của cán bộ Tuyên truyền DN 3,06 0,000 CBCC 3,55 3. Công tác tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu của đội Tuyên truyền DN 3,38 0,012 CBCC 3,58 4. Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua_tren_dia_ban_t.doc
Tài liệu liên quan